Một năm qua, người đẹp tập Yoga và đang dần chuyển sang ăn chay. Mỗi khi tập Yoga, Phương Anh Đào cảm nhận trọn vẹn chuyển động và hơi thở của mình. Cô lấy lại sự cân bằng tinh thần, bình yên trong tâm hồn.
Diễn viên tâm sự: "Nhờ yoga, tôi học được những bài học lớn về cuộc sống. Tôi hiện không còn nhiều cố chấp như trước, cởi mở hơn, tôn trọng mọi thứ và trân trọng những người đến với mình. Tôi không chạy đua hay gồng mình để chứng tỏ bản thân nữa; sống vui và tận hưởng công việc mình đang làm. Tôi tin sự an lạc là thứ quý giá nhất trong cuộc sống".
Sau biến cố sức khỏe, Phương Anh Đào thấy mình đã sẵn sàng trở lại công việc. Diễn viên nói: "Năm nay, tôi sẽ "chơi tới" với điện ảnh. Tôi không ngại thử thách để làm mới hình ảnh của bản thân. Ngoài ra, tôi cũng có những dự án ngoài diễn xuất".
Cụ thể, Phương Anh Đào sẽ trở lại trong sê-ri Tứ đại mỹ nhâncủa Bảo Nhân và Nam Cito; và một phim của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên. "Chắc chắn cả hai dự án là bài toán khó mà tôi rất háo hức giới thiệu cho khán giả", người đẹp cho hay.
Phương Anh Đào (tên đầy đủ là Đào Phương Anh Đào), sinh năm 1992 ở Bạc Liêu. Cô từng đóng các phim chiếu mạng như Chiến dịch chống ế, Kim chi cà pháotrước khi đóng loạt phim điện ảnh như Nhắm mắt thấy mùa hè, Em gái mưa, Bằng chứng vô hìnhvà Chàng vợ của anh. Ngoài ra, diễn viên đắt lời mời đóng MV. Cô được quan tâm khi xuất hiện trong MV của Đen, Dương Triệu Vũ,... Thậm chí vì quá yêu mến nữ diễn viên, một số fan còn đặt cho cô nicknam ''nàng thơ'' của Đen Vâu.
Phương Anh Đào trong MV 'Bài này chill phết' của Đen
Gia Bảo
5 mỹ nhân 9x của màn ảnh Việt đối đầu trong 'Vũ trụ mỹ nhân'
Ninh Dương Lan Ngọc, Kaity Nguyễn, Diễm My 9X, Jun Vũ và Phương Anh Đào là 5 cái tên hứa hẹn tạo nên nhiều bất ngờ cho Vũ trụ mỹ nhân trong lần đầu hợp tác.
Vốn sống kín tiếng, nam ca sĩ từ khi phát hiện bệnh đều tự âm thầm điều trị. Theo On, chỉ gia đình và vài người thân của anh biết tin nhưng được yêu cầu giữ kín. "Anh ấy qua đời từ cuối tháng 2 nhưng không muốn khán giả biết. Anh muốn khi hậu sự hoàn tất người nhà hãy thông báo để mọi người tưởng niệm anh là đủ", nghệ sĩ Ông Lập Bằng - bạn thân của Diệp Thắng Khâm cho biết.
Diệp Thắng Khâm bước chân vào làng giải trí từ năm 2003 với vai trò ca hát. Giai đoạn đầu sự nghiệp, anh tham gia các cuộc thi âm nhạc và trở thành quán quân trong chương trình Bảng xếp hạng giọng hát mới của thế kỷ 21.
Diệp Thắng Khâm qua đời khi nhiều dự định còn dang dở.
Trong sự nghiệp, Diệp Thắng Khâm phát hành 20 album. Anh có nhiều bài hát được yêu thích như Chân tâm khó kiếm, Một đời vì em, Một lời khó nói hết, Bản tình ca sinh mệnh, Yêu là ở bên nhau, Chờ em trở lại trong mơ. Những năm gần đây, anh còn làm MC dẫn dắt một số chương trình truyền hình. Anh dự định lập quỹ phúc lợi cộng đồng giúp đỡ trẻ em mắc ung thư tủy xương.
Diệp Thắng Khâm trong lần cuối xuất hiện trên sóng truyền hình:
Thúy Ngọc
Nhảy sông cứu bạn trai, người mẫu Đàm Viện qua đời ở tuổi 20
Người mẫu Đàm Viện ra đi tuổi 20 khi bị chết đuối sau khi nhảy xuống sông cứu bạn trai cũ.
Trường ĐH KHXH&NV đã triển khai dạy qua website môn học từ lâu, sử dụng nhiều tính năng của công nghệ hiện đại.
“Tuy nhiên, chủ yếu là các thầy cô trẻ tham gia. Lúc đó, tôi thật sự không hào hứng với những chương trình mới này”.
Theo cô Mỹ Dung, những rào cản gặp phải, phần do tuổi tác, phần do quan niệm. Quan niệm dạy đại học thì quan trọng nhất là cung cấp cho sinh viên những quan điểm mới, những phương pháp tiếp cận tiên tiến và tinh thần phản biện… bằng hình thức tương tác trực tiếp.
Sinh viên nghỉ học, trường tập huấn giảng viên dạy trực tuyến, còn GS Lâm Thị Mỹ Dung “đã vô cùng lo lắng vì luôn nghĩ mình đã lớn tuổi. Liệu có đủ khả năng đáp ứng hình thức dạy mới này? Liệu dạy thế này có đảm bảo chất lượng?”.
Nhưng tình thế buộc mỗi người cô, mỗi người thầy phải tìm cách thích ứng, làm hết sức vì sinh viên, không thể để sinh viên của mình không được lên lớp. Thế giới và Việt Nam cũng có nhiều chương trình dạy trực tuyến. “Bởi vậy, tôi đã thay đổi quan điểm và sẵn sàng tham gia cách dạy mới này”, cô Mỹ Dung chia sẻ.
GS Lâm Thị Mỹ Dung cùng các giảng viên U60, U70 đã nhận được sự trợ giúp từ trường và các giảng viên trẻ. “Người trẻ có thể chỉ cần một giờ để học, người lớn tuổi như tôi sẽ mất nhiều thời gian hơn. Để khắc phục, chỉ có học và hỏi là cách nhanh nhất”.
Cô thường thiết kế các chủ đề bài tập khiến sinh viên phải sử dụng cả kiến thức thu được từ bài giảng và cả đọc tài liệu bắt buộc; thiết kế bài giảng sinh động hơn bằng video, phim ngắn… Cô “chat” với sinh viên, vừa để kiểm tra sự tích cực của người học vừa lồng ghép các quan điểm khác nhau về vấn đề đang lên lớp.
Bên cạnh phần mềm của trường, cô chủ động học sử dụng các tính năng của Google Meet, Google class room... để đa dạng hóa cách tương tác. Cô tận dụng các kênh khác như email, Facebook để nhắc nhở và cung cấp thông tin cho sinh viên.
Càng học và càng dạy, GS Lâm Thị Mỹ Dung càng khám phá ra nhiều ưu điểm của phương thức online. Sinh viên tích cực và chủ động hơn, học được nhiều kỹ năng và thoải mái đưa ra ý kiến của mình. Các em làm bài tập sau mỗi bài học; quá trình nộp bài, chấm bài thuận tiện; điểm được tích hợp ngay nên sinh viên kịp thời kiểm tra điểm và nhận xét của giảng viên.
Cô Mỹ Dung đánh giá, việc kiểm tra online khá chính xác và khách quan, tất nhiên phụ thuộc vào cách tương tác, kiểm tra thái độ sinh viên khi lên lớp.
Khi chấm bài, cô luôn sửa lỗi và nhắc nhở sinh viên dùng tính năng phản hồi. Những vi phạm đặc biệt về không trích nguồn hay sao chép đều được cảnh báo rõ ràng.
“Đưa bài tập và chấm bài tập thế này thường xuyên hơn và minh bạch hơn so với cách kiểm tra truyền thống”, GS khẳng định.
Dẫu vậy, như bao người, “cô trò mong dịch qua mau để gặp nhau trên lớp, để đi bảo tàng…”. GS Lâm Thị Mỹ Dung chia sẻ và cho rằng, dạy-học lý tưởng nhất là kết hợp giữa hai hình thức trực tiếp và trực tuyến với tỷ lệ 70/30%.
“Văn bản 988 là cơ sở quan trọng”
Những ngày đầu tháng 3 vừa qua, 22 giờ đêm, hàng chục giảng viên của Trường ĐH KHXH&NV vẫn ngồi trước màn hình máy tính ở nhà, đóng vai sinh viên. Họ tham gia vào một buổi học trực tuyến, thử nghiệm hệ thống platform phần mềm tích hợp. Cùng học với cô Mỹ Dung, các giảng viên khác, còn có cả thầy hiệu trưởng và phó hiệu trưởng.
Thời gian khó khăn ban đầu trôi qua với nhiều “trường phái”. Nhưng, dù hứng thú dạy hay chỉ coi đây là giải pháp tình thế, các thầy cô đã dần dà làm chủ công nghệ dạy online.
Tính đến đầu tháng 4/2020, sau hơn 3 tuần triển khai, trường có khoảng 300 giảng viên tham gia dạy trực tuyến ở gần 800 lớp môn học; khoảng 40.000 lượt sinh viên học tập hàng tuần. Đến nay, số lớp môn học và lượt người học đạt khoảng 90% so với đăng ký vào đầu học kỳ.
Trường ĐH KHXH&NV tập huấn về dạy-học trực tuyến
GS.TS Hoàng Anh Tuấn, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV cho hay, khi các trường bắt đầu triển khai đào tạo trực tuyến một cách quy mô từ ngày 9/3, các văn bản hướng dẫn về tổ chức thực hiện và công nhận kết quả còn chưa đồng bộ, nên một số đơn vị gặp khó khăn nhất định.
“Tuy nhiên, các văn bản 795 (ngày 13/3) và 988 (ngày 23/3) của Bộ GD-ĐT đã kịp thời hỗ trợ cho các đơn vị đào tạo”, thầy Tuấn nhận định.
Trên cơ sở đó, ngày 27/3/2020, Giám đốc ĐHQG Hà Nội đã ban hành văn bản 944, hướng dẫn chi tiết hoạt động dạy-học và kiểm tra đánh giá trực tuyến trong các đơn vị đào tạo thuộc ĐHQGHN.
Trong 3 tuần đầu, thầy - trò phản hồi rất tích cực về kết quả dạy-học trực tuyến, mặc dù chưa hết những khó khăn. “Khó khăn chủ yếu nằm ở hạ tầng cơ sở (băng thông, đường mạng…) và yêu cầu tiến độ.
Dù vậy, việc dạy và học trực tuyến đã căn bản đi vào ổn định”, GS Hoàng Anh Tuấn khẳng định.
Đáng lưu ý, việc chấm bài sẽ được đơn giản hóa, thay vì gửi dồn bài tập qua email, gây khó khăn cho giảng viên, sinh viên giờ đây sẽ nộp bài tập lên hệ thống. Hệ thống tự động tích hợp và phân loại bài tập theo lớp cho giảng viên, giảng viên chấm trực tiếp, nhận xét trên giao diện hệ thống và gửi điểm số, trả bài tập về cho sinh viên.
Không chỉ vậy, nền tảng còn góp phần thay đổi hình thức kiểm tra trong dạy-học. Kết cấu bao gồm điểm chuyên cần (10%), kiểm tra giữa kỳ (30%) và kiểm tra cuối kỳ (70%) vẫn sẽ được giữ nguyên, nhưng điểm giữa kỳ và cuối kỳ sẽ được xét dựa trên rất nhiều bài tập, dự án… mà giảng viên giao cho sinh viên. Việc đánh giá trở thành một quá trình liên tục, chứ không phải chỉ nằm ở vài bài kiểm tra trong một vài giờ đồng hồ.
Tính đến ngày 3/4, theo Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT, trong 240 cơ sở đào tạo đã báo cáo, có 98 cơ sở đã triển khai giảng dạy trực tuyến trong đó có 18 cơ sở giảng dạy kết hợp cả trực tiếp và trực tuyến (blended) trong thời gian báo dịch; 116 cơ sở chưa tổ chức đào tạo trực tuyến (trong đó 40 cơ sở đã đào tạo trực tiếp, 76 cơ sở chưa đào tạo theo bất kỳ hình thức nào); 26 cơ sở đào tạo thuộc lực lượng an ninh quốc phòng (không tổ chức đào tạo trực tuyến).
Huyền Linh
Những "giảng đường online" giữa mùa dịch
Khi cuộc sống đang “đảo lộn” vì dịch bệnh Covid-19 thì những giảng đường online đang sáng đèn mỗi tối lúc này mang yếu tố thích ứng. Về lâu dài, nó đánh dấu sự chuyển động của giáo dục.
Ông Vũ Đức Tuấn, Hiệu trưởng Trường TCCN đa ngành Sóc Sơn chia sẻ thực tế khó khăn của hệ thống ngành giáo dục chuyên nghiệp.
(Ảnh: Thanh Hùng).
Lãnh đạo nhiều trường bày tỏ lo lắng và thốt lên “việc đào tạo trung cấp chuyên nghiệp đã gần đi đến ngõ cụt” trước những thay đổi về mặt chủ trương trong thời gian tới. Bởi ngoài việc giáo dục chuyên nghiệp sẽ chuyển sang Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quản lý thay vì Bộ GD- ĐT, là tới năm 2021, bệnh viện ngừng tiếp nhận nhân lực trình độ trung cấp. Thông tư liên tịch số 26 tháng 10/2015 của liên bộ Y tế, Nội vụ quy định từ 1/1/2021, viên chức ngành y phải có trình độ từ cao đẳng trở lên. Từ năm 2025, chức danh cán bộ hệ trung cấp trong toàn bộ ngành y sẽ bị hủy bỏ. Do đó, trước mắt đến năm 2018, các trường trung cấp y dược sẽ phải dừng tuyển sinh một số mã ngành.
Ông Vũ Đức Tuấn, Hiệu trưởng Trường TCCN đa ngành Sóc Sơn bộc bạch: “Đại học, cao đẳng giờ như thế nào rồi chúng ta cũng biết, điều kiện trung cấp thì càng khó khăn từ nguồn tài chính, nhân lực và đặc biệt là công tác tuyển sinh.
Trường thầy Tuấn, năm đầu trường tuyển được 500 học viên nhưng tụt giảm số lượng qua từng năm. Hệ hai năm dù trường đã cố “khai thác” các hướng nhưng đến nay dồn tất cả các loại hình đào tạo cũng chỉ tuyển được rất ít. Ông Tuấn xác định những năm tới sẽ chỉ còn hệ 3 năm là chủ yếu bởi hệ hai năm khó đến lượt vì các trường CĐ đã “vớt” hết.
Chưa tạo được niềm tin cho người học
Ông Phạm Văn Đại, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho rằng trước hết các trường cần ổn định tư tưởng, hết sức bình tĩnh nghĩ cách làm sao tồn tại và phát triển. Như vậy dù chuyển cơ quan quản lý cũng sẽ không ảnh hưởng nhiều.
“Các trường lo lắng về sự chuyển đổi cơ quan quản lý nhưng tôi nghĩ có chủ quản ngành nào thì các trường vẫn được hoàn toàn tự chủ về tài chính, về chương trình học thuật,...”
Theo ông Đại, để phát triển, mỗi trường cần xác định một ngành mũi nhọn và cố gắng tìm cách hợp tác với nhau. Có thể, nhiều trường mỗi trường một ngành, nhưng nên hợp tác lại để có một số ngành đặc biệt hay tạo thành một vài trường mạnh, mỗi trường lại tập trung đầu tư cho một khoa.
Ông Hoàng Ngọc Vinh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD-ĐT) cho rằng thách thức lớn nhất mà hiện các trường trung cấp chuyên nghiệp phải đối mặt chính là sự thiếu lòng tin của người dân vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Bởi thực tế các trường vẫn còn rất nhiều nguồn tuyển với khoảng 250.000 học sinh tốt nghiệp THCS không học THPT, không đi học nghề và THPT không học ĐH, CĐ.
Tuy nhiên, để tận dụng được nguồn này, không còn cách nào khác các trường phải tìm đến các trường THCS, THPT để “làm quen” với học sinh. Bởi các trường phổ thông không thể đủ giáo viên để làm giúp khâu hướng nghiệp. “Các trường cũng cần thay đổi cấu trúc chương trình. Các môn chung như giáo dục quốc phòng để sau và dạy trước các môn thực hành, kỹ năng để học sinh có hứng thú học, qua đó giữ chân các em”, ông Vinh đưa lời khuyên.
评论专区