CEO Apple Tim Cook. Ảnh: Bloomberg.
Trong bản tin Power On trên Bloomberg, nhà phân tích Mark Gurman cho biết Apple đang triển khai chiến lược thâm nhập thị trường nhà thông minh, trong bối cảnh dự án xe điện thất bại và Vision Pro chưa chứng minh thành công.
Hiện nay, các sản phẩm nhà thông minh của Apple cho kết quả trái chiều. Trong khi loa HomePod và Apple TV vẫn có lượng khách hàng nhất định, 2 thiết bị đều không quá vượt trội so với đối thủ.
"Công ty đang đặt mục tiêu chinh phục thị trường nhà thông minh với chiến lược đầy quyết liệt: đưa màn hình và phần mềm Apple đến khắp nhà, nhằm mang đến trải nghiệm toàn diện", Gurman viết.
Apple được cho đã thành lập đội ngũ Hệ sinh thái Nhà (Home Ecosystem), gồm một số kỹ sư chuyển từ bộ phận phát triển xe điện (đã bị giải thể). Kế hoạch được xây dựng bởi 3 thành phần chính: trí tuệ nhân tạo (AI), màn hình và phần mềm.
Phần đầu tiên của chiến lược gồm Apple Intelligence, dùng để tăng cường trải nghiệm tự động hóa. Dựa trên tin đồn, AI sẽ điều khiển chính xác từng ứng dụng, thiết bị và nội dung đa phương tiện.
Phần thứ hai liên quan đến màn hình thông minh. Apple được cho đang nghiên cứu màn hình đa năng giống iPad giá rẻ từ đầu năm.
Với sản phẩm này, thành viên gia đình có thể dùng để xem phim trên Apple TV, gọi FaceTime, duyệt web, truy cập một số ứng dụng như Lịch (Calendar) và Ghi chú (Notes).
![]() |
Apple TV 4K. Ảnh: The Verge. |
Hồi tháng 7, tin đồn cho biết Apple đang phát triển robot để bàn tích hợp màn hình. Thiết bị này dùng AI để nhận diện đối phương, hành động và lời nói của họ.
Robot để bàn sẽ tập trung giám sát an ninh gia đình, hỗ trợ gọi điện và phát nội dung giải trí nhờ hệ thống âm thanh chất lượng cao. Giá bán thiết bị có thể rơi vào 1.000 USD.
Phần cuối của chiến lược, Apple đang phát triển hệ điều hành nhà thông minh mang tên homeOS. Dựa trên tin đồn, phần mềm được xây dựng dựa trên tvOS, hệ điều hành của set-top-box Apple TV. Thời gian gần đây, Apple đã thiết kế lại ứng dụng Nhà (Home) với nhiều cải tiến.
Theo Gurman, phần cứng nhà thông minh có thể là ưu tiên lớn nhất của Apple trong 2 năm tới. So với đối thủ như Google hay Amazon, Táo khuyết đang "hụt hơi" do quá tập trung phát triển sản phẩm cao cấp, phục vụ hệ sinh thái khép kín.
"Đó không phải chiến lược hiệu quả trong lĩnh vực nhà thông minh bởi người dùng muốn thiết bị hoạt động với nhiều sản phẩm khác", cây viết của Bloombergnhấn mạnh.
Để thành công, sản phẩm Apple cần hỗ trợ càng nhiều phụ kiện càng tốt. Công ty đã tham gia phát triển giao thức nhà thông minh Matter, cho phép thiết bị từ nhiều nhà sản xuất đồng bộ với nhau.
![]() |
Loa thông minh HomePod mini. Ảnh: Digital Trends. |
Tất nhiên, thành công trên thị trường nhà thông minh không phải nhiệm vụ dễ dàng, khi sản phẩm gia đình của Apple từ trước đến nay đa phần không hiệu quả.
Thiết bị đầu tiên là loa iPod Hi-Fi, giá bán 350 USD nhưng không có nhiều tính năng đột phá. Sản phẩm bị ngừng sản xuất khoảng 18 tháng sau khi trình làng năm 2006.
Đến 2018, Apple ra mắt HomePod đời đầu, giá cao và không có nhiều yếu tố khác biệt. Sản phẩm nhanh chóng bị ngừng bán, dù phiên bản giá rẻ HomePod mini (100 USD, ra mắt năm 2020) thành công hơn.
Với Apple TV, dòng thiết bị sở hữu lượng người dùng trung thành, nhưng tính năng không quá vượt trội so với các lựa chọn giá rẻ.
Đáng chú ý khi đối thủ của Apple cũng đang chật vật. Dòng sản phẩm Amazon Echo không còn được quảng bá mạnh, trong khi một số phần cứng như robot Astro không thu hút nhiều chú ý.
Theo Gurman, đó là cơ hội cho Apple với những thiết bị phần cứng như màn hình thông minh và robot để bàn.
Những câu chuyện bên trong Apple
Văn hóa bí mật luôn là một điểm đặc biệt của Apple. Cuộc đời Steve Jobs, Tim Cook và quá trình sáng tạo những sản phẩm quan trọng như iPhone thường chỉ được tiết lộ qua những trang sách, nơi các tác giả dành nhiều năm để mang tới những câu chuyện hấp dẫn
" alt=""/>Apple tìm cơ hội mới“Việc ViGPT lọt top bảng xếp hạng VMLU chỉ sau 9 tháng nghiên cứu là thành quả vô cùng ấn tượng, khẳng định năng lực của đội ngũ VinBigdata cũng như hiệu quả trong hướng triển khai sản phẩm”, TS. Nguyễn Kim Anh - Giám đốc sản phẩm VinBigdata chia sẻ.
Hiện tại, VinBigdata đã hoàn thiện ViGPT phiên bản cộng đồng và sẵn sàng cung cấp cho các tổ chức phi lợi nhuận. Phiên bản cộng đồng tập trung vào các tính năng tra cứu thông tin, sáng tạo nội dung về những chủ đề đặc trưng của Việt Nam.
Theo kế hoạch, VinBigdata sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc phát triển các mô hình GenAI với số lượng tham số nhiều hơn (3 tỷ và 11 tỷ) để phục vụ các bài toán phức tạp cho doanh nghiệp.
Tháo gỡ nút thắt trong chiến lược ứng dụng AI cho doanh nghiệp
“Nếu như trước đây, nhiều doanh nghiệp còn e ngại việc tích hợp AI trong các nhiệm vụ chính sẽ tốn kém và còn ‘máy móc’, thì những công cụ GenAI với mô hình tối ưu như ViGPT có thể trở thành chìa khoá tháo gỡ nút thắt trong chiến lược ứng dụng AI”, TS. Nguyễn Kim Anh khẳng định.
Theo báo cáo của McKinsey (2023), bốn chức năng chính trong doanh nghiệp: Bán hàng và Marketing, Nghiên cứu và Phát triển, Chăm sóc khách hàng, Vận hành là những chức năng sẽ nhận được nhiều lợi ích nhất từ việc ứng dụng GenAI. Cụ thể, công nghệ giúp doanh nghiệp tự động hóa các tác vụ đòi hỏi phán đoán, suy luận và hỗ trợ ra quyết định lên tới 70%, tiết kiệm chi phí và thời gian, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh lên 10%.
Đặc điểm nổi bật của mô hình GenAI là khả năng tổng hợp và tư vấn thông tin dựa trên nhu cầu của người dùng. Ví dụ, khi được cung cấp một tài liệu về chính sách bán hàng hoặc chăm sóc khách hàng lên tới hàng nghìn trang, ViGPT sẽ đóng vai trò như một tư vấn viên chuyên nghiệp, tiếp nhận và trả lời các câu hỏi của khách hàng một cách linh hoạt, tự nhiên, đồng thời cung cấp những thông tin phù hợp với nhu cầu thực tế, thay vì những câu trả lời khuôn mẫu, cứng nhắc.
“Bên cạnh đó, việc làm chủ hoàn toàn một mô hình GenAI mà không cần phụ thuộc vào đơn vị cung cấp từ nước ngoài cũng đảm bảo tính an toàn, bảo mật dữ liệu, yếu tố gây trở ngại cho chiến lược áp dụng AI của nhiều đơn vị xưa nay”, TS. Kim Anh nhấn mạnh thêm.
Tính đến hiện tại, VinBigdata đang hợp tác với hàng loạt đơn vị thuộc nhiều lĩnh vực như khu vực công, ngân hàng, bảo hiểm, hàng không… nhằm tích hợp ViGPT trong hoạt động kinh doanh và vận hành.
Nổi bật trong số đó là dự án triển khai thử nghiệm cùng Trung tâm Thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) để cung cấp trợ lý ảo hỗ trợ dịch vụ công, hỗ trợ những thông tin liên quan đến văn bản pháp luật, chính sách, quy định về các thủ tục hành chính trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.
Ngoài phiên bản cộng đồng đã hoàn thiện, phiên bản doanh nghiệp của ViGPT - “ChatGPT phiên bản Việt” sở hữu hệ tri thức ngành sâu rộng được tích hợp trong nền tảng trí tuệ nhân tạo đa nhận thức VinBase 2.0, với các giải pháp ViChat (trợ lý ảo kênh văn bản), ViVoice (trợ lý ảo kênh tổng đài) và trợ lý ảo ViVi thế hệ mới, làm thay đổi thói quen vận hành và nâng tầm hiệu quả kinh doanh. Tìm hiểu thêm về ViGPT tại đây: https://vinbigdata.com/news/vinbigdata-ra-mat-chatgpt-phien-ban-viet-dau-tien-danh-cho-nguoi-dung-cuoi |
Phương Cúc
" alt=""/>GenAI ‘made in Vietnam’ giúp doanh nghiệp chuyển đổi số toàn diện