LG Innotek là đơn vị cung cấp module camera kép cho những chiếc smartphone camera kép đầu tiên ra đời vào năm 2011. Bạn có biết chiếc smartphone camera kép đầu tiên có nguồn gốc từ hãng nào không? Đó chính là chiếc Optimus 3D của LG. Bởi smartphone này chụp được những bức ảnh dưới dạng 3D nên camera cần thêm một ống kính thứ hai để tạo nên độ sâu trường ảnh. Cùng ý tưởng với LG, HTC cho ra đời chiếc Evo 3D với thiết kế camera kép ở mặt sau. Mặc dù không liên quan đến 3D nhưng bạn có thể vẫn nhớ tới thiết kế camera kép ấn tượng ở mặt sau của chiếc điện thoại này.
LG V10 thậm chí còn trang bị thiết kế camera kép cho camera selfie. Sản phẩm thế hệ tiếp theo, LG V20, đã chuyển ống kính kép từ mặt trước ra mặt sau và có lẽ thiết kế này sẽ là tương lai của nhiều dòng sản phẩm ra đời sau này. Mặc dù HTC One (M8) đã có công phổ biến khái niệm camera kép nhưng Apple với chiếc iPhone 7 Plus mới là nguyên nhân dẫn đến một cuộc chạy đua về camera kép trên thị trường di động trong năm nay. Theo công ty nghiên cứu thị trường Counterpoint, sẽ có khoảng 300 triệu thiết bị ra đời năm 2017 sở hữu thiết kế camera kép. Con số này tương đương với mức tăng 400% so với năm trước.
" alt=""/>Smartphone camera kép sẽ là mốt của năm 2017Bộ Y tế vừa ra quyết định 5748 phê duyệt kế hoạch ứng dụng CNTT năm 2018 của Bộ. Theo đó, đối với ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan Bộ, Bộ Y tế đặt mục tiêu trong năm tới sẽ nâng cấp Hệ thống quản lý văn bản điện tử và điều hành, Hệ thống thư điện tử, Cổng thông tin điện tử của Bộ, trang/cổng thông tin của các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ hoạt động ổn định, hiệu quả, an ninh bảo mật trên môi trường điện tử.
Cùng với đó, có 50% đơn vị thuộc/trực thuộc Bộ Y tế xây dựng hệ thống thông tin tích hợp phục vụ công tác quản lý, điều hành và chuyên môn chủ yếu của đơn vị; 80% đơn vị thuộc va trực thuộc Bộ Y tế triển khai hồ sơ cán bộ công chức, viên chức trên môi trường mạng.
Về xây dựng, hoàn thiện các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, các mục tiêu trong năm 2018 của kế hoạch ứng dụng CNTT của Bộ Y tế bao gồm: có 100% bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế có hệ thống thông tin quản lý bệnh viện (HIS), trong đó có 95% bệnh viện tích hợp hệ thống quản lý xét nghiệm (LIS) với hệ thống HIS; có 50% bệnh vệnh trực thuộc Bộ Y tế tích hợp hệ thống thông tin lưu trữ và truyền hình ảnh y học (RIS-PACS); có 20% bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế triển khai Bệnh án điện tử; Hoàn thành triển khai phần mềm quản lý hoạt động Trạm y tế xã tại 26 xã mô hình điểm của Bộ Y tế; Hoàn thành phần mềm Hồ sơ sức khỏe điiện tử; Triển khai phần mềm hệ thống thông tin thống kê y tế điện tử tại 8 tỉnh, thành phố.
Đối với ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp, bên cạnh mục tiêu đảm bảo 20% thủ tục hành chính của Bộ Y tế được trực tuyến hóa mức độ 3 trở lên, trong đó có ít nhất 15% đạt mức độ 4, năm 2018, ngành Y tế cũng hướng đến các mục tiêu kết nối Hải quan một cửa quốc gia theo đúng kế hoạch của Chính phủ và có 85% bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế có hệ thống xếp hàng điện tử.
Trong bản kế hoạch mới phê duyệt, Bộ Y tế cũng xác định rõ các mục tiêu về phát triển nhân lực và hạ tầng kỹ thuật sẽ được hiện thực hóa trong năm tới, đó là: 100% các đơn vi thuộc và trực thuộc Bộ Y tế có cán bộ chuyên trách CNTT được tham gia đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật về kiến thức CNTT và an toàn thông tin; hoàn thành xây dựng trục tích hợp dữ liệu Bộ Y tế; đồng thời triển khai nâng cấp Trung tâm tích hợp dữ liệu Bộ Y tế theo kế hoạch của dự án đã được phê duyệt.
Để đạt được các mục tiêu đề ra, trong Kế hoạch ứng dụng CNTT trong năm 2018 mới được phê duyệt, Bộ Y tế cũng đưa ra các nhóm nội dung, giải pháp sẽ được các cơ quan, đơn vị trong Bộ tập trung triển khai thời gian tới. Trong đó, 3 nhóm giải pháp chính gồm có: giải pháp pháp về môi trường chính sách; giải pháp tài chính và giải pháp triển khai.
" alt=""/>Năm 2018, 85% bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế có hệ thống xếp hàng điện tử