Giá trị giải độc đắc Powerball chạm mốc lịch sử 1,9 tỷ USD sau 40 lần quay số không có người trúng giải. Ảnh: AP.
Những ngày qua, nước Mỹ lên cơn sốt với giải xổ số Powerball khi giá trị giải độc đắc chạm mốc lịch sử hơn 2 tỷ USD. Vậy tỷ lệ trúng giải độc đắc là bao nhiêu, và liệu có thể sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để dự đoán con số giành chiến thắng hay không?
Theo Donald Ylvisaker, Giáo sư ngành thống kê tại Đại học California, Los Angeles, xác suất để chọn ra một người thắng giải độc đắc Powerball là 1:292.201.338. Nghĩa là cứ trong 292 triệu vé số được phát hành, chỉ có duy nhất một vé có cơ hội thắng. Đây là một tỷ lệ rất nhỏ. Do đó, không có công nghệ trí tuệ nhân tạo nào có thể đoán trước số trúng thưởng độc đắc. “Không hề tồn tại bất cứ thiết bị nào như vậy”, ông khẳng định.
Theo giáo sư Donald Ylvisaker, xổ số Powerball hoạt động dựa trên một bộ quay số ngẫu nhiên. Bộ máy này đã được nâng cấp, sử dụng thuật toán phức tạp hơn rất nhiều so với trước đây. Các công ty xổ số hiện nay sử dụng rất nhiều thiết bị chọn số ngẫu nhiên khác nhau để chọn ra con số chiến thắng cuối cùng.
![]() |
Xác suất trở thành người chiến thắng được dự đoán cực thấp với tỷ lệ 1/292,2 triệu. Ảnh: Reuters. |
Mỗi kỳ quay số, Powerball sẽ chọn ra 5 quả bóng màu trắng được đánh số 1-69 và một quả bóng Powerball màu đỏ được đánh số 1-26. Powerball yêu cầu người chơi chọn 5 số trong nhóm 69 số và chọn thêm một con số may mắn trong nhóm 26 số. Nếu một người có được cả 6 số, giải độc đắc sẽ có chủ.
Do đó, AI dường như không thể có đủ dữ liệu để phân tích và dự đoán chính xác giải độc đắc. Dù tìm ra được quy luật của một lượt quay, AI cũng không thể dự đoán đúng chu kỳ của các lượt quay còn lại. “Có hằng hà sa số những chuỗi số, chuỗi kết hợp khác nhau và chúng sẽ nhân lên hàng triệu lần nữa để tạo ra những con số mới”, Ylvisaker nói.
Vì thế, có thể có đến hàng nghìn tỷ tổ hợp lựa chọn khác nhau cho một tấm vé số độc đắc. “Tôi không nghĩ có người nào sẽ thu thập được lượng thông tin khổng lồ như thế”, ông khẳng định. Theo ông, AI và công nghệ máy học thường đưa ra kết quả dựa trên dữ liệu nhưng vì cách thức hoạt động của xổ số là không thể đoán trước được nên sẽ không có thiết bị nào tìm ra được quy luật.
“Viễn cảnh tồi tệ nhất đối với những giải số số là có người đoán trước được kết quả. Do đó, các công ty sẽ đặt ra tầng tầng lớp lớp xác suất ngẫu nhiên mà không ai có thể đoán trước”, Ylvisaker cho biết.
Nhưng với những trò cá cược khác, AI lại đóng một vai trò quan trọng trong quy trình hoạt động của chúng. Trong đó, sòng bạc chính là nơi áp dụng các thuật toán thông minh và AI đầu tiên, Kaushik Bar, Giám đốc tại AI Startup, cho biết.
Nhiều nhà cái đã ứng dụng công nghệ này kết hợp với lượng dữ liệu khách hàng khổng lồ để duy trì lợi nhuận của họ trên những ván bài may rủi. Những công ty cá cược trực tuyến còn sử dụng dữ liệu từ người chơi để nắm bắt sở thích của họ đối với các nền tảng cá độ và tần suất tương tác, tham gia vào các ván cược của họ.
![]() |
Tỷ lệ trúng số khó gấp 25 lần so với cơ hội trở thành tổng thống Mỹ. Ảnh: 10TV. |
Cụ thể, một số sòng bạc ở Macau đã sử dụng hệ thống theo dõi và AI tinh vi để phân tích hành vi của người chơi tại các bàn cá cược, sau đó xác định tỷ lệ rủi ro và khả năng thua của họ. Những dữ liệu này sau đó sẽ giúp xác định khách hàng tới chơi có khả năng đặt cược và thua lớn hay không. Từ đó, các sòng bạc có thể đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm giữ chân người chơi một cách có chủ đích.
Xuất hiện tại Mỹ lần đầu vào năm 1988 với tên gọi Lotto America, chương trình xổ số có mức trả thưởng kỷ lục nhất trong lịch sử được đổi tên thành Powerball vào ngày 19/4/1992.
Là cuộc chơi xổ số mang tính quốc tế nên Powerball thu hút không chỉ người Mỹ bản địa mà cả những người di cư đang mong chờ vào một phép màu nhằm thay đổi cuộc sống.
Các đợt quay số Powerball được phát sóng trực tiếp vào thứ hai, thứ tư và thứ bảy lúc 22h59 (giờ địa phương) từ phòng quay xổ số ở thành phố Tallahassee. Vé có giá 2 USD và được bán ở 45 tiểu bang của Mỹ, cũng như Washington, D.C., Puerto Rico và Quần đảo Virgin thuộc Mỹ.
(Theo Zing)
" alt=""/>AI có thể đoán trước vé số độc đắc 2 tỷ USD khôngTheo Ban Phát triển các chương trình môn học (Bộ GD-ĐT), chương trình môn Hoá học cấp THPT giúp học sinh phát triển các năng lực thành phần của năng lực tìm hiểu tự nhiên, gắn với chuyên môn về hóa học như: năng lực nhận thức kiến thức hóa học; năng lực tìm tòi, khám phá kiến thức hóa học; năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn. Từ đó biết ứng xử với tự nhiên một cách đúng đắn, khoa học và có khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Bớt những tính toán theo kiểu “toán học hoá”
Chương trình môn Hoá học đảm bảo tính khoa học, kế thừa và phát triển các nội dung giáo dục của môn Khoa học tự nhiên ở THCS theo cấu trúc đồng tâm kết hợp cấu trúc tuyến tính nhằm mở rộng và nâng cao kiến thức, kỹ năng cho học sinh.
Ở cấp THCS, thông qua môn Khoa học tự nhiên, học sinh mới làm quen với một số kiến thức Hoá học cơ bản ở mức độ định tính, mô tả trực quan, chưa hiểu rõ cơ sở của cấu tạo chất và bản chất của quá trình biến đổi hoá học.
Chương trình Hoá học lớp 10 sẽ trang bị cho học sinh các kiến thức cơ sở chung về cấu tạo chất và quá trình biến đổi hoá học, là cơ sở lý thuyết chủ đạo để giải thích được bản chất, nghiên cứu được quy luật ở các nội dung hoá học vô cơ ở lớp 11 và hoá học hữu cơ ở lớp 12.
Điểm mới quan trọng nhất trong chương trình là định hướng tăng cường bản chất hoá học của đối tượng; giảm bớt và hạn chế các nội dung phải ghi nhớ máy móc cũng như phải tính toán theo kiểu “toán học hoá”, ít đi vào bản chất hoá học và thực tiễn.
Để phát triển phẩm chất và năng lực của người học, chương trình chú trọng trang bị các khái niệm công cụ và phương pháp sử dụng công cụ. Đặc biệt là giúp học sinh có kỹ năng thực hành thí nghiệm, kỹ năng vận dụng các tri thức hoá học vào việc tìm hiểu và giải quyết ở mức độ nhất định một số vấn đề của thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống.
Chương trình vận dụng các phương pháp giáo dục tích cực hóa hoạt động của người học, nhằm khơi gợi hứng thú, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, tăng cường các hoạt động trải nghiệm, rèn luyện kỹ năng cho học sinh.
3 mạch nội dung cốt lõi
Chương trình sẽ gồm 3 mạch nội dung cốt lõi: Kiến thức cơ sở hóa học chung; kiến thức Hóa học vô cơ và kiến thức Hóa học hữu cơ.
Trục phát triển chính của chương trình là hệ thống các chủ đề và chuyên đề về kiến thức cơ sở hóa học chung về cấu tạo chất và quá trình biến đổi hoá học.
Các kiến thức về cấu tạo của nguyên tử, liên kết hóa học, năng lượng hóa học, tốc độ phản ứng hóa học, cân bằng hóa học, phản ứng oxi – hóa khử và dòng điện, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là cơ sở lý thuyết chủ đạo để học sinh giải thích được bản chất, nghiên cứu được quy luật hoá học ở các nội dung hoá học vô cơ và hoá học hữu cơ.
Bên cạnh nội dung giáo dục cốt lõi (70 tiết/lớp/năm), trong mỗi năm học, những học sinh có thiên hướng khoa học tự nhiên và công nghệ được chọn học một số chuyên đề (35 tiết/lớp/năm). Mục tiêu của các chuyên đề này nhằm thực hiện yêu cầu phân hoá sâu, mở rộng nâng cao kiến thức, tăng cường kỹ năng thực hành, luyện tập và vận dụng kiến thức giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp cho học sinh.
Các phương pháp giáo dục chủ yếu được lựa chọn theo các định hướng:
– Định hướng hoạt động: Các hoạt động học tập của học sinh dựa trên các hoạt động trải nghiệm, vận dụng, gắn kết với thực tiễn và định hướng giải quyết các vấn đề thực tiễn nhằm nâng cao sự hứng thú của học sinh, góp phần hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh mà môn học đảm nhiệm.
– Định hướng dạy học tích cực: Tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và phù hợp với sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho người học; coi trọng thực hành, trải nghiệm trong các nội dung dạy học đặc biệt khi nghiên cứu về các chất vô cơ, hữu cơ có nhiều ứng dụng trong thực tiễn thông qua các dự án học tập.
– Kết hợp giáo dục STEM trong dạy học nhằm phát triển cho học sinh khả năng tích hợp các kiến thức kỹ năng của các môn học Toán - Kỹ thuật - Công nghệ và Hoá học vào việc nghiên cứu giải quyết một số tình huống thực tiễn.
– Sử dụng các bài tập hoá học đòi hỏi tư duy phản biện, sáng tạo (bài tập mở, có nhiều cách giải,...), các bài tập có nội dung gắn với thực tiễn, tăng cường bản chất hoá học, giảm các bài tập nặng về tính toán toán học.
– Đa dạng hoá các hình thức học tập, sử dụng công nghệ thông tin và các thiết bị dạy học một cách phù hợp, hiệu quả trong dạy học hoá học.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng. |
Chương trình môn Hóa học sẽ đặc biệt quan tâm đến đánh giá năng lực nhận thức kiến thức hoá học thông qua các câu hỏi (nói, viết), bài tập,... thông qua việc trình bày, so sánh, hệ thống hoá kiến thức hay vận dụng kiến thức hoá học để giải thích, chứng minh, giải quyết vấn đề.
Việc đánh giá năng lực tìm tòi, khám phá kiến thức hoá học áp dụng các phương pháp như: Quan sát (sử dụng các công cụ hỗ trợ như bảng kiểm quan sát theo các tiêu chí đã xác định, quan sát quá trình thực hiện tiến trình tìm tòi, khám phá, quá trình thực hành thí nghiệm của học sinh,...); Sử dụng các câu hỏi, bài kiểm tra nhằm đánh giá hiểu biết của người học về kỹ năng thí nghiệm, khả năng suy luận để rút ra hệ quả, đưa ra phương án kiểm nghiệm, xử lý các dữ liệu đã cho để rút ra kết luận, khả năng thiết kế thí nghiệm hoặc nghiên cứu để thực hiện một nhiệm vụ học tập được giao và có thể đề xuất các thiết bị, kỹ thuật thích hợp; Sử dụng báo cáo thực hành để đánh giá toàn diện quá trình thực hành (ví dụ quá trình thực nghiệm để kiểm tra một giả thuyết) của học sinh.
Việc đánh giá năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào thực tiễn được thực hiện qua yêu cầu người học trình bày vấn đề thực tiễn cần giải quyết. Trong đó học sinh phải sử dụng được ngôn ngữ hoá học, các bảng biểu, mô hình,... để mô tả, giải thích hiện tượng hoá học trong vấn đề đang xem xét; sử dụng các câu hỏi đòi hỏi người học vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề, đặc biệt các vấn đề thực tiễn.
Nội dung chương trình được thiết kế theo hệ thống chủ đề
Khác với chương trình hiện hành, nội dung chương trình môn Hóa học cấp THPT lần này không thiết kế theo bài/tiết, sắp xếp xen kẽ giữa các mạch nội dung mà theo hệ thống chủ đề, nghiên cứu các kiến thức cơ sở hóa học chung làm nền tảng, làm cơ sở lý thuyết chủ đạo để nghiên cứu kiến thức hóa học vô cơ và hóa học hữu cơ. Tuy nhiên, hệ thống kiến thức về cơ bản không thay đổi. Do đó, giáo viên chỉ cần nghiên cứu kỹ chương trình là có thể thực hiện được.
Điểm mới về sử dụng thuật ngữ trong chương trình môn Hóa học lần này là sử dụng thuật ngữ theo khuyến nghị của IUPAC có tham khảo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5529:2010 và 5530: 2010 của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng), phù hợp với thực tiễn Việt Nam, từng bước đáp ứng yêu cầu thống nhất và hội nhập.
Để thực hiện tốt chương trình môn Hóa học cấp THPT, các trường cần có phòng học bộ môn với các thiết bị dạy học tối thiểu đầy đủ, tạo điều kiện cho học sinh thực hiện các thí nghiệm và hoạt động trải nghiệm, tìm tòi, khám phá khi học.
Tuy nhiên, tùy vào điều kiện cụ thể của từng trường, có thể chuẩn bị một số thiết bị dạy học tối thiểu về dụng cụ và hóa chất, các đồ dùng trực quan như: hệ thống sơ đồ, biểu bảng, các tư liệu điện tử có thể thay thế được thí nghiệm như sử dụng video thí nghiệm, thí nghiệm mô phỏng, thí nghiệm ảo,... với sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật như máy tính, đèn chiếu, máy chiếu và Internet.
Trên đây là những nét tóm lược về chương trình môn Hoá học. Dự thảo chương trình môn học này sẽ được Bộ GD-ĐT giới thiệu trong tháng 1 để nhận các ý kiến đóng góp.
Thanh Hùng
Chương trình môn Ngữ văn được xây dựng theo hướng mở, không quy định chi tiết về nội dung dạy học và các văn bản cụ thể mà chỉ quy định những yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói và nghe cho mỗi lớp.
" alt=""/>Chương trình môn Hóa học có gì mới?Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới, sau khi công bố chương trình các môn học, Bộ sẽ lấy ý kiến góp ý rộng rãi của các tầng lớp xã hội trong 60 ngày. Sau đó, Ban soạn thảo sẽ tiếp tục hoàn thiện dựa trên những ý kiến đóng góp.
Trước đó, hồi cuối tháng 7/2017, Ban Chỉ đạo đổi mới chương trình SGK (Bộ GD-ĐT) đã thông qua Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể làm cơ sở để triển khai chương trình môn học và biên soạn SGK.
Chương trình môn học là văn bản xác định vị trí, vai trò môn học trong thực hiện mục tiêu GDPT, mục tiêu và yêu cầu cần đạt, nội dung giáo dục cốt lõi của môn học mỗi lớp hoặc cấp học đối với tất cả học sinh trên phạm vi toàn quốc, định hướng kế hoạch dạy học môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục của môn học.
Ban Giáo dục
Dưới đây là Dự thảo môn Địa lí chương trình giáo dục phổ thông mới.
" alt=""/>Dự thảo môn Khoa học tự nhiên chương trình giáo dục phổ thông mới