Cách đây một năm, chị hai của Ngọc muốn mua trả góp một căn chung cư nhỏ ở ngoại ô. Họ vay ngân hàng một số tiền lớn và chạy vạy vay thêm họ hàng, người quen. Ngọc có hỏi mượn giúp chị 50 triệu và bảo rằng chị hứa nửa năm sẽ trả. Tôi vì muốn làm người yêu vui, vừa muốn lấy lòng nhà vợ nên vui vẻ cho mượn không lấy lãi. Lúc tôi mang tiền đi anh chị ấy cám ơn rối rít và nói chắc như đinh đóng cột sẽ gửi lại số tiền ấy sau 5,6 tháng.
6 tháng, 8 tháng, rồi một năm trôi qua, tôi không thấy anh chị hai đả động gì đến chuyện trả tiền. Tôi có nhắc khéo Ngọc nhờ cô ấy đánh tiếng với chị mình thì Ngọc bảo có nhắc rồi nhưng chị ấy đang kẹt chưa có mà trả.
Sắp tới em trai tôi vào đại học, tôi đã hứa sẽ mua cho em một chiếc xe máy. Dạo này kinh tế khá bất ổn do dịch bệnh Covid, thu nhập tôi cũng bị ảnh hưởng, tôi không muốn phải rút khoản tiết kiệm phòng rủi ro để mua xe. Vì vậy, tôi muốn lấy lại số tiền 50 triệu mà chị vợ tương lai đã mượn quá thời gian hứa hoàn trả.
Tôi chủ động gọi điện cho chị ấy, trình bày ý muốn chị gửi lại tiền. Thật bất ngờ, chị ta không những không trả mà còn trách tôi quá quắt, đang dịch bệnh, anh chị kiếm tiền khó khăn, tôi lại đòi tiền lúc này, thật không đáng mặt đàn ông. Chị ta còn bù lu bù loa lên với Ngọc và cả bố mẹ là tôi gọi điện đòi tiền bằng được.
Giờ cả nhà Ngọc nhìn tôi với một ánh mắt khác, cho rằng tôi ki bo. Ngọc cũng trách móc tôi vì gọi điện thẳng cho chị hai mà không thông qua cô ấy, cố tình muốn làm khó chị cô ấy.
Tôi cứ ngỡ Ngọc chỉ giận vặt. Ai ngờ hôm trước tôi nhắc đến chuyện chọn ngày cho hai gia đình chính thức gặp gỡ nhau nói chuyện, bàn lễ dạm ngõ, thì Ngọc gạt phắt đi, bảo giờ hình ảnh tôi trong mắt mọi người không còn đẹp đẽ nữa rồi, gặp gỡ tầm này chỉ thêm căng thẳng, cô ấy muốn có thêm thời gian.
Có ai cho vay tiền mà giờ thành ra mang tội như tôi không? Mong mọi người cho tôi lời khuyên rằng tôi đã sai ở chỗ nào? Bản thân tôi thấy việc cho vay tiền rồi đòi lại khi đã quá hạn là chuyện bình thường, kể cả là người thân của người yêu hay người thân của chính tôi, tôi cũng sẽ làm vậy.
Lương tháng 20 triệu, tôi vẫn bị bạn gái chê bất tài
Mỗi tháng tôi được 20 triệu tiền lương, lo được cho người yêu ăn uống, mua sắm đơn giản nhưng cô ấy vẫn nói lời chia tay và chê tôi bất tài.
" alt="Tâm sự của chàng trai cho chị vợ tương lai vay tiền" />Tâm sự của chàng trai cho chị vợ tương lai vay tiền
Phụ huynh mua cho con những chiếc lồng đèn đủ màu sắc, kích cỡ. Mỗi chiếc lồng đèn có giá từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn tuỳ loại.
Những chiếc lồng đèn đa dạng, đủ loại từ truyền thống đến hiện đại.
Những chiếc lồng đèn tạo nên tuổi thơ của nhiều bạn nhỏ.
Những bà mẹ dắt con ra phố lồng đèn để lưu giữ kỷ niệm tuổi thơ của con.
Nhiều phụ huynh đến phố lồng đèn cho con tham quan sớm vì sợ đến ngày tết Trung thu lượng khách đổ về đây sẽ đông đúc, chật chội hơn. "Tranh thủ sau giờ làm tôi đưa con đi chơi, dắt ra phố lồng đèn cho con biết. Con mình thích cái nào mình mua cho cái đó, tránh việc mua về nhà mà con không thích lại mua cái khác tốn kém". Chị Nguyễn Thị Minh cho biết.
Nhiều bạn nữ cũng tranh thủ ra phố lồng đèn để chụp ảnh.
Những chiếc đèn rực rỡ màu sắc luôn tạo ra những bức ảnh lung linh, bắt mắt.
Trung thu đến sớm với nhiều em nhỏ.
Một tiểu thương nơi đây cho biết, những chiếc lồng đèn truyền thống vẫn được bán chạy hơn so với lồng đèn điện tử.
Tuy vậy, dịch bệnh cũng khiến nhiều tiểu thương lo lắng vì số lượng bán ra đang ít hơn mọi năm. Nhiều người đến chụp ảnh nhiều hơn là mua hàng.
Người dân chen chân đi chơi ở phố lồng đèn Lương Nhữ Học, quận 5, TP.HCM tối 23/9.
Ngôi chùa gỗ lim gần 400 tuổi, được coi là bảo vật vô giá ở Thái Bình
Ngôi chùa gần 400 tuổi, làm từ khối lượng gỗ lim lớn. Thời gian xây chỉ khoảng 2 năm nhưng để quyên góp và vận chuyển đủ gỗ về đây phải mất đến 19 năm.
" alt="Nghìn người vui chơi trung thu ở phố lồng đèn Sài Gòn" />Nghìn người vui chơi trung thu ở phố lồng đèn Sài Gòn
Bánh xèo đậm vị cho người ăn kiêng keto cho ngày se lạnh
Cách làm
Bạn trộn đều các nguyên liệu vỏ bánh với nhau thành hỗn hợp không quá đặc hay không quá loãng là được.
Nếu đặc quá thì thêm nước, loãng quá thêm chút bột (bạn tự điều chỉnh lại theo cảm quan). Bạn có thể trộn thêm ít bia để vỏ bánh được giòn hơn.
Sau đó, bạn dùng chảo chống dính để đổ bột bánh xèo vào chảo và nhanh tay láng đều, cố gắng cán bánh thật mỏng. Bạn thấy chỗ nào thiếu bột thì thêm vào, cho ít giá sống lên mặt bánh, đậy vung 30 giây. Cuối cùng và cho ít tôm và thịt đã xào lên lớp bột bánh.
Lưu ý: Lúc đầu, bạn chưa cần cho dầu ăn. Khi nào bánh gần chín mới đổ chút dầu ăn dưới bánh để bánh giòn, sau đó gập bánh lại là xong. Bánh xèo ăn kèm rau sống và nước mắm chua ngọt, pha theo công thức mắm keto.
Người hướng dẫn: Tô Hưng Giang
Cách làm món gỏi bưởi trộn thịt gà, ăn vừa ngon lại không lo béo
Bưởi thường được xem như một loại trái cây nhiều hơn là một nguyên liệu nấu ăn. Hôm nay cùng vào bếp trổ tài làm món gỏi bưởi thịt gà ăn mát người lại ít chất béo bạn nhé.
" alt="Cách làm bánh xèo cho người ăn kiêng" />
...[详细]
Đức và Hiền có tâm hồn đồng điệu, cùng yêu mảnh đất biên giới của Tổ quốc.
Sau khi tốt nghiệp, Đức quyết định xin về đồn biên phòng cửa khẩu Hoàng Diệu (Bình Phước) công tác với mong muốn đóng góp sức mình, bảo vệ biên cương của Tổ quốc.
Thời gian công tác tại đây, anh đem lòng thương nhớ cô giáo mầm non Trần Thị Hiền (SN 1996, Thái Bình).
Được biết, cô giáo Hiền học Đại học Thủ Dầu Một (Bình Dương). Tốt nghiệp, Hiền mạnh dạn chọn huyện biên giới Lộc Ninh (Bình Phước) là nơi bắt đầu sự nghiệp “trồng người” của mình.
Hai tâm hồn đồng điệu, cùng yêu mảnh đất biên giới, khát khao mang sức trẻ vun đắp, bảo vệ Tổ quốc. Nhờ sự vun vén của mọi người, Đức nhanh chóng nhận được lời đồng ý của Hiền. Đôi bạn trẻ tìm hiểu hơn 2 năm mới quyết định về chung một nhà.
Trong suốt thời gian tìm hiểu, do tính chất công việc nên số lần Đức và người yêu gặp nhau chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Toàn bộ công tác chuẩn bị cho lễ cưới, phần lớn Hiền và bố mẹ 2 bên phụ trách. Vì Đức bận trên đơn vị, ít khi về được. Sự chung thủy cùng đức tính nhẫn nại của Hiền càng khiến Đức yêu thương cô nhiều hơn.
Hai lần hoãn cưới
Lễ đính hôn của cặp đôi diễn ra vào ngày 14/2/2020, dự kiến tổ chức đám cưới vào đầu tháng 4.
Tuy nhiên, thời điểm này dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên hai người xin phép gia đình hai bên hoãn đám cưới, tham gia công tác phòng chống dịch bệnh.
Ảnh cưới của vợ chồng Đức - Hiền.
Dịch bệnh được kiểm soát, kế hoạch đám cưới đang bỏ dở được bàn bạc lại. Lần này, Đức và Hiền chọn ngày 9/8/2020 để tổ chức hôn lễ.
Hai bên gia đình đã gửi đi hơn 200 thiếp cưới. Đức háo hức chờ ngày đẹp, đón Hiền về làm dâu. Chẳng ngờ, dịch Covid-19 bùng phát trở lại tại 1 số địa phương khiến ngày vui của hai người tiếp tục bị hoãn.
Nhiều bà con, bạn bè và người thân ở xa của hai bên đã mua vé để về dự hôn lễ nhưng đành phải hủy hoặc trả lại vé.
Về phần mình, Đức gạt chuyện riêng sang một bên, căng mình cùng đồng đội bám chốt, bám đường biên để kiểm soát, ngăn chặn người vượt biên.
Mỗi lần nghỉ giữa kíp trực, anh chỉ kịp nhắn cho vợ chưa cưới lời xin lỗi và lời hẹn: “Hết dịch ta sẽ về chung một nhà”.
“Hai lần hoãn cưới làm cả tôi và Hiền cùng gia đình hai bên cảm thấy buồn. Tuy nhiên, với vai trò là một chiến sĩ biên phòng, tôi rất hiểu tầm quan trọng của công tác phòng chống dịch vào lúc này. Tôi chỉ biết động viên Hiền cố gắng, hi sinh cái riêng để tập trung cho cái chung”, anh lính biên thùy nói.
Về phần mình, cô giáo Hiền chia sẻ, trước khi gửi gắm cuộc đời mình cho Đức, cô từng băn khoăn về những khó khăn cả hai sẽ gặp phải.
Bởi, việc làm vợ một người lính không hề đơn giản. Cô phải chấp nhận sống cảnh chồng vắng nhà thường xuyên, mình ở nhà lo toan con cái, gia đình. Nỗi nhớ chồng chỉ biết giấu vào sâu thẳm trái tim.
Thế nhưng với tình yêu sâu sắc, Hiền đã vượt qua những thử thách, nguyện làm hậu phương vững chắc cho Đức yên tâm cống hiến.
“Hôn lễ là việc hệ trọng của cả đời người, cho dù phải hoãn cưới nhưng chúng tôi còn trẻ, vẫn còn nhiều thời gian. Khi nào đẩy lùi dịch, cuộc sống an toàn trở lại, chúng tôi tổ chức chưa muộn”, cô giáo Hiền bộc bạch.
Hiền cũng nhắn nhủ đến người yêu nơi biên cương những lời lẽ đầy yêu thương, động viên anh vững bước:
“Em sẽ luôn là chỗ dựa cho anh trong cuộc chiến chống dịch khốc liệt này. Em sẽ tiếp tục chờ anh. Khi dịch bệnh lùi xa, đám cưới của chúng mình sẽ được tổ chức trong niềm vui chiến thắng dịch bệnh và sự hoan hỉ chúc mừng của những người thân anh nhé”.
Cô giáo 9X cho biết thêm, những ngày tới, với vai trò là một đoàn viên, cô sẽ đồng hành với các bạn trẻ địa phương tích cực cùng mọi người xung quanh tham gia phòng, chống dịch.
Ông Võ Thái Hà - ba của Đức ôn tồn cho biết, lúc nghe con trai lấy vợ, ông mừng lắm nhưng khi Đức gọi điện thoại về báo hoãn lần 1 rồi lần 2, tâm trạng có phần xót xa cho con.
Thế nhưng, hai vợ chồng ông vẫn thay nhau động viên con trai, hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao phó.
“Mong sao dịch sẽ sớm được kiểm soát tại Việt Nam để các con tôi và những cặp đôi khác cùng hoàn cảnh có thể làm đám cưới”, ông Hà bày tỏ.
Hơn 5 tháng qua, kể từ ngày Bộ đội biên phòng tỉnh Bình Phước triển khai các chốt chặn nơi biên giới nhằm ngăn chặn người vượt biên trái phép, vi phạm quy chế biên giới... Tất cả các cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng tỉnh đã cùng các lực lượng quân sự và dân quân tạm gác mọi việc cá nhân, “nằm vùng” 24/24 giờ tại 62 chốt cố định và 11 chốt cơ động ở các đường mòn, lối mở trên tuyến biên giới dài hơn 260km.
Lán nghỉ ngơi của bộ đội biên phòng tỉnh Bình Phước tại chốt chặn.
Họ căng mình với những khó khăn, thử thách nơi rừng sâu hiểm trở để tăng cường quản lý, bảo vệ vùng biên cương, góp phần phòng chống dịch bệnh.
Bên cạnh Đức và Hiền, lực lượng bộ đội biên phòng tỉnh Bình Phước còn 2 cặp đôi khác cũng phải hoãn đám cưới của mình để trực chiến tại các chốt chặn.
Những người lính biên phòng trực chiến 24/24 giờ tại các “lá chắn thép” nơi đường mòn, lối mở vùng biên giới.
Trong đó có những cặp đôi là cán bộ đoàn, đoàn viên hoặc những người trẻ đang tham gia các lực lượng tuyến đầu chống dịch.
Đặc biệt là những chiến sĩ biên phòng đang ngày đêm canh giữ vùng biên cương của Tổ quốc. Những ngày tới, Tỉnh Đoàn sẽ đến động viên, trao thư khen và tặng quà cho các cặp đôi tiêu biểu này nhằm biểu dương cách hành xử đúng đắn của lớp trẻ.
“Đây là những hành động đẹp, có ý nghĩa, cần được lan tỏa trong cộng đồng và xã hội để góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi công dân đối với cuộc chiến chống dịch.
Để vượt qua những thử thách mà dịch bệnh mang đến, mỗi người cần lấy cái chung đặt lên niềm riêng, ứng xử văn minh, hành động tử tế, đoàn kết cùng nhau vượt qua dịch bệnh,” ông Duy nhấn mạnh.
Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19
Bộ TT&TT và Bộ Y tế vừa thống nhất triển khai trên phạm vi toàn quốc ứng dụng Bluezone để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Ứng dụng này giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19. Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.
Link tải Bluezone trên Android Link tải Bluezone trên iOS
Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.
" alt="Chiến sĩ biên phòng hoãn cưới 2 lần, xuyên đêm chống dịch nơi biên giới" />
...[详细]
“Việt nam có rất nhiều điểm đến văn hoá du lịch cần được quảng bá ra thế giới. Thời gian trên những chuyến bay, những khách hàng sẽ được xem hình ảnh đẹp về di sản văn hóa Việt Nam. Áo dài là một trong những sản phẩm đã vượt qua một biểu tượng thời trang để trở thành một di sản.
Tạp chí Heritage Fashion nhiều năm qua đã chọn đăng tải nhiều mẫu thiết kế áo dài của Nhật Dũng để quảng bá văn hóa Việt Nam. Vì vậy, bằng tình yêu với di sản Việt, mỗi thiết kế của Nhật Dũng đều cố gắng nói lên tiếng nói của di sản Việt với du khách quốc tế”, Nhật Dũng cho biết.
Anh cũng chia sẻ rằng, những ghi nhận của Heritage Fashion là món quà động viên tinh thần, giúp anh thăng hoa hơn trong mỗi thiết kế và niềm đam mê áo dài.
Một số tác phẩm của Nhật Dũng
Nhà thiết kế Nhật Dũng trong nhiều năm qua vẫn chung thủy với áo dài truyền thống, dù thời trang áo dài có nhiều đổi thay, cách điệu. Nhật Dũng cho biết, hơn 20 năm qua, áo dài truyền thống đã thấm vào con người anh bởi một tình yêu tôn thờ và tuyệt đối.
Hiếm có ai lại yêu quốc phục như Nhật Dũng, và chính bản thân anh cũng cho rằng, tình yêu với di sản đã khiến cho anh ngày càng trở nên có trách nhiệm với di sản.
“Mỗi khi được mời tham gia các sự kiện trong nước hay quốc tế, tôi thường mang “văn hoá Việt” đi giao lưu bằng cách vẽ các họa tiết non sông gấm vóc, di sản lên áo dài.
Đất nước được thiên nhiên ưu ái và ban tặng những giá trị lịch sử cội nguồn có hàng nghìn năm, nếu có bất kỳ cách nào để tôn vinh, giữ gìn và phát huy giá trị của nó, tôi đều không quản ngại.
Nhất là áo dài, một trang phục đã từ lâu vượt qua giá trị của thời trang, trở thành trang phục biểu tượng của Việt Nam, gắn liền với người phụ nữ Việt”, Nhật Dũng cho biết.
Nhiều người cho rằng, áo dài truyền thống bây giờ không khả dụng, chủ yếu để mặc trình diễn hay sự kiện là chính, còn nếu để mặc, người ta sẽ mặc áo dài cách điệu, cách tân. Phủ nhận điều này, nhà thiết kế Nhật Dũng cho rằng, áo dài truyền thống ở bất kỳ thời đại nào đều có tính khả dụng.
Mỗi ngày, cả nước diễn ra hàng trăm sự kiện lớn nhỏ, như công chức sử dụng áo dài truyền thống cho công việc ngoại giao, các nữ chính trị gia sử dụng áo dài cho các sự kiện, giao tiếp, giáo viên mặc áo dài lên lớp, nhiều trường học các nữ sinh mặc áo dài đến lớp ngày đầu tuần…
Khác với những trang phục truyền thống của nhiều nước trên thế giới, mặc áo dài, phụ nữ Việt không cần tốn nhiều thời gian, lại đơn giản, gọn gàng, duyên dáng mà thanh lịch. Có lẽ chính vì vậy mà áo dài đã “len lỏi” vào cuộc sống hằng ngày của phụ nữ Việt một cách tự nhiên và dễ dàng.
Qua nhiều nghiên cứu, chiếc áo dài được khẳng định chính là một niềm kiêu hãnh của người Việt Nam, bởi không phải dân tộc nào cũng có trang phục mang vẻ đẹp vừa kín đáo, vừa duyên dáng, vừa gợi cảm như vậy.
Sắp tới đây là kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, cũng là dịp để phụ nữ Việt Nam trên khắp mọi miền đất nước có dịp “khoe sắc” với áo dài truyền thống.
Nhà thiết kế Nhật Dũng cho biết, anh chờ đợi thời khắc này đã lâu, bởi đối với một nhà thiết kế chuyên về áo dài truyền thống, thì ngày 20/10 hàng năm chính là ngày những “tác phẩm” áo dài của họ lại một lần nữa được xuất hiện trên mọi nẻo đường.
Nhân dịp này, Nhà thiết kế đã dành sẵn một Bộ sưu tập mang tên “Hoa Tháng Mười” cho phụ nữ Việt Nam với họa tiết là những đóa hoa tượng trưng cho các loài hoa mang nhiều vẻ đẹp đất nước, những loài hoa mang ý nghĩa tượng trưng cho nhiều vùng miền trên cả nước và 54 dân tộc.
Nhà thiết kế Nhật Dũng (sinh năm 1980) là cái tên quen thuộc trong làng thời trang Việt Nam từ hơn 20 năm qua. Sinh ra tại vùng đất di sản Quảng Bình, Nhật Dũng là nhà thiết kế đầu tiên đưa họa tiết di sản thiên nhiên thế giới của quê nhà lên áo dài, tạo nên một cơn sốt “di sản trong di sản” trong làng thời trang và du lịch Việt Nam.
Anh cũng là một trong hai nhà thiết kế thời trang vinh dự được lựa chọn để thiết kế trang phục áo dài cho chương trình biểu diễn diễn thời trang tại Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Các bộ sưu tập của anh được trình diễn tại các sự kiện lớn như: Canaval Quảng Bình, Fesstival Áo dài Việt Nam, Hoa hậu thời trang Việt Nam, Duyên dáng Quảng Bình, Hoa hậu Thể thao 2007, Hoa hậu Việt Nam 2006, Chương trình kỷ niệm 999 năm Thăng Long - Hà Nội, Festival Hoa Đà Lạt 2007…
Cuộc sống giữa rừng sâu của 'công tử' Sài Gòn và vợ
Sáu rưỡi sáng, ăn sáng xong, An xuống bếp pha cà phê. Thuận từ vườn chạy về, rồi cả hai cùng ngồi nhâm nhi tách cà phê trong căn nhà gỗ, nhìn ra mảnh vườn đầy hoa cỏ.
" alt="Nhật Dũng được tạp chí Heritage Fashion tôn vinh 'Nhà thiết kế danh tiếng'" />
...[详细]