Siêu máy tính dự đoán Aston Villa vs Chelsea, 00h30 ngày 23/2

Công nghệ 2025-02-24 10:38:05 3
êumáytínhdựđoánAstonVillavsChelseahngàđô la mỹ hôm nay   Nguyễn Quang Hải - 22/02/2025 09:41  Máy tính dự đoán
本文地址:http://play.tour-time.com/news/-
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Namdhari FC vs Churchill Brothers, 15h30 ngày 24/2: Xát muối nỗi đau

Theo dự thảo Thông tư quy định về việc chuyển mạng viễn thông di động mặt đất giữ nguyên số, thời gian hoàn thành quá trình chuyển mạng tối đa chỉ là 7 ngày làm việc, kể từ khi nhận được yêu cầu chuyển mạng của thuê bao.

Dự thảo đang được Bộ TT&TT lấy ý kiến rộng rãi thông qua Cổng thông tin điện tử của Bộ, nhằm điều chỉnh các hoạt động liên quan đến việc cung cấp, sử dụng dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số tại Việt Nam. Văn bản này sẽ áp dụng đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông di động; các DN cung cấp dịch vụ điện thoại cố định nội hạt, đường dài trong nước và quốc tế; các nhà cung cấp nội dung trên mạng di động (CP); các cá nhân, tổ chức có nhu cầu chuyển mạng giữ nguyên số cũng như các đơn vị vận hành, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về chuyển mạng giữ nguyên số...

Không phân biệt đối xử thuê bao khi chuyển mạng

Dự thảo thông tư định nghĩa chuyển mạng giữ nguyên số là thủ tục cho phép các thuê bao di động chuyển từ mạng này sang mạng khác, song số điện thoại của họ vẫn được giữ nguyên, không bị thay đổi. Đây là dịch vụ do nhà mạng và Trung tâm chuyển mạng quốc gia cung cấp cho các thuê bao di động, bao gồm cả trả trước lẫn trả sau, có nhu cầu và đủ điều kiện sử dụng dịch vụ.

{keywords}
Thời gian hoàn tất việc chuyển mạng không quá 7 ngày làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu

Trên nguyên tắc chung, các doanh nghiệp viễn thông phải cung cấp dịch vụ chuyển mạng này một cách "bình đẳng, công bằng, không phân biệt đối xử cho tất cả các thuê bao". Dịch vụ chuyển mạng không bao gồm việc chuyển các dịch vụ ứng dụng mà thuê bao đang sử dụng tại nhà mạng cũ. Điều này có nghĩa là sau khi chuyển sang mạng mới, thuê bao sẽ phải đăng ký sử dụng các dịch vụ, ứng dụng mong muốn lại từ đầu.

Dữ liệu về tất cả các thuê bao di động đã sử dụng dịch vụ chuyển mạng sẽ được lưu trữ tại Trung tâm chuyển mạng quốc gia và đưa vào trong cơ sở dữ liệu thuê bao chuyển mạng quốc gia. Ngoài ra, cơ sở dữ liệu này cũng sẽ có một bản sao được lưu trữ tại các doanh nghiệp viễn thông để phục vụ mục đích đối chiếu, tra cứu, kiểm tra...

Trung tâm chuyển mạng quốc gia là đơn vị tham gia vào quá trình xử lý việc chuyển mạng; trao đổi các bản tin trong quy trình chuyển mạng giữa các bên tham gia; quản lý và quảng bá cơ sở dữ liệu của các thuê bao đã chuyển mạng; Đây là một đơn vị độc lập với các bên tham gia chuyển mạng và do Cục viễn thông (Bộ TT&TT) quản lý, vận hành, khai thác. Cơ chế phối hợp giữa nhà mạng và Trung tâm chuyển mạng được gọi là "Truy vấn các cuộc gọi" tới Cơ sở dữ liệu thuê bao chuyển mạng quốc gia.

Chuyển mạng trong tối đa 7 ngày làm việc

Khi muốn chuyển mạng giữ nguyên số, các thuê bao di động sẽ phải thanh toán cho nhà mạng chuyển đến một khoản cước dịch vụ chuyển mạng. Thời gian hoàn thành quá trình chuyển mạng tối đa là 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu chuyển mạng của thuê bao.

Sau khi chuyển mạng thành công, nhà mạng cũ sẽ cắt các dịch vụ đang cung cấp cho thuê bao còn Nhà mạng mới sẽ mở dịch vụ. Khoảng thời gian giữa lúc cắt và mở dịch vụ không quá 6 giờ đồng hồ.

Để đăng ký chuyển mạng giữ nguyên số, thuê bao phải đáp ứng được một số điều kiện.  Đối với thuê bao trả sau, thông tin thuê bao phải đầy đủ, chính xác so với hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông mà thuê bao đã ký với nhà mạng chuyển đi; Không được nợ cước của kỳ thanh toán cước gần nhất; Không sử dụng dịch vụ chuyển vùng quốc tế trong tháng liền trước, hoặc trong tháng đăng ký dịch vụ chuyển mạng. Còn đối với thuê bao trả trước: thông tin thuê bao phải đầy đủ, chính xác theo các quy định về việc đăng ký thông tin thuê bao trả trước.

Bên cạnh đó, thuê bao phải sử dụng dịch vụ của nhà mạng chuyển đi (nhà mạng cũ) ít nhất 90 ngày trước khi đăng ký chuyển mạng. Họ cũng không đang trong quá trình chuyển quyền sở hữu (sang nhượng) số thuê bao; không vi phạm pháp luật hoặc đang bị điều tra về việc vi phạm các hành vi quy định tại điều 12 Luật Viễn thông.

Nhà mạng chuyển đi có quyền từ chối cung cấp dịch vụ chuyển mạng cho thuê bao, nếu thuê bao không đáp ứng được các điều kiện nói trên, hoặc vi phạm điều khoản tại hợp đồng cung cấp - sử dụng dịch vụ. Tương tư, nhà mạng cũng không cho phép chuyển mạng nếu nhận được yêu cầu hủy chuyển mạng của thuê bao, hoặc khi thuê bao đang đăng ký 1 giao dịch chuyển mạng khác tại cùng thời điểm.

Thuê bao có quyền khiếu nại, thắc mắc về chuyển mạng

Để đăng ký dịch vụ chuyển mạng, thuê bao thực hiện thủ tục đăng ký và phải thanh toán cước dịch vụ chuyển mạng cho Nhà mạng chuyển đến. Khoản cước này sẽ không được hoàn trả trong mọi trường hợp. Khi muốn hủy yêu cầu chuyển mạng, thuê bao có thể nhắn tin đến Trung tâm chuyển mạng quốc gia hoặc thông báo cho nhà mạng chuyển đến. Việc hủy yêu cầu phải tiến hành trước thời điểm thuê bao nhận được thông báo về lịch chuyển mạng.

Các thuê bao đã chuyển mạng nhưng do lỗi kỹ thuật của hệ thống chuyển mạng, hoặc không hoàn tất các nghĩa vụ, cam kết với Nhà mạng chuyển đi thì số điện thoại đó phải được hoàn trả về Nhà mạng chuyển đi. Tất nhiên, thuê bao cũng có quyền yêu cầu giải quyết thắc mắc, khiếu nại về việc chuyển mạng.

Các doanh nghiệp viễn thông (cả chuyển đi lẫn chuyển đến) có trách nhiệm phối hợp với Cục Viễn thông xây dựng Quy trình cung cấp dịch vụ chuyển mạng; Đầu tư, nâng cấp hệ thống mạng lưới, xây dựng hệ thống chuyển mạng của mình, kết nối với Trung tâm chuyển mạng quốc gia.

Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại nội hạt, đường dài trong nước và quốc tế và các CP cần cập nhật thông tin cơ sở dữ liệu chuyển mạng để duy trì cung cấp dịch vụ viễn thông và dịch vụ ứng dụng viễn thông;  Đảm bảo định tuyến đúng các cuộc gọi, tin nhắn đi và đến thuê bao chuyển mạng. Họ cũng cần có cơ chế bảo vệ dữ liệu thuê bao phù hợp để đảm bảo rằng những dữ liệu này chỉ để phục vụ mục đích thực hiện dịch vụ chuyển mạng hoặc để định tuyến chính xác các cuộc gọi, tin nhắn tới thuê bao chuyển mạng.">

Chuyển mạng giữ nguyên số di động: Chỉ mất tối đa 7 ngày

Siêu máy tính dự đoán Celta Vigo vs Osasuna, 3h00 ngày 22/2

Đây là 1 trong 7 văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật An toàn thông tin mạng. Nghị định nêu rõ, ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng là việc thực hiện các biện pháp công nghệ, kỹ thuật để giám sát, phát hiện, cảnh báo, xác định nguồn gốc, chặn lọc, khắc phục và loại trừ xung đột thông tin trên mạng.

Cơ quan nghiệp vụ ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng là các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông được giao nhiệm vụ tham mưu, tổ chức, trực tiếp thực hiện ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng (sau đây viết gọn là cơ quan nghiệp vụ).

Việc ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng phải bảo đảm đúng điều kiện, trình tự, thủ tục, hình thức, thẩm quyền theo quy định của pháp luật và phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Công tác này phải được tiến hành thường xuyên, liên tục; chủ động phát hiện, ngăn chặn, khắc phục kịp thời và hiệu quả, không để xảy ra chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng dưới mọi hình thức. Đồng thời, phải tôn trọng, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Tổ chức, cá nhân khi phát hiện thấy dấu hiệu, hành vi gây xung đột thông tin trên mạng hoặc khi phát hiện thấy thông tin, hệ thống thông tin bị tổn hại phải có trách nhiệm thông báo và cung cấp đầy đủ thông tin cho cơ quan nghiệp vụ và chủ quản hệ thống thông tin.

">

Ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng

Theo Trí Thức Trẻ

">

(Clip) Game thủ trổ tài vẽ hình nhân vật Street Fighter cực kì siêu đẳng bằng Excel

Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn nhấn mạnh, không nên coi tiến độ là tiêu chí chủ yếu để đánh giá hiệu quả triển khai đề án số hóa truyền hình. Thay vào đó, cần tính toán phương án để ảnh hưởng đến người dân một cách ít nhất.

Sáng nay, 19/10, Ban chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình Việt Nam đã có phiên họp lần thứ 12 nhằm tổng kết, đánh giá kết quả của giai đoạn 1, trên cơ sở đó rút kinh nghiệm để chuẩn bị triển khai giai đoạn 2 của Đề án.

Giai đoạn 1: Thành công trên mọi mặt

Đánh giá về giai đoạn 1, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, Trưởng Ban chỉ đạo (BCĐ) nhấn mạnh, đây là giai đoạn hết sức quan trọng, không chỉ là nền móng đầu tiên để triển khai các bước tiếp theo, rút ra những kinh nghiệm - cả làm được lẫn chưa được - để hoàn thành tốt các giai đoạn 2, 3 - mà còn có phạm vi ảnh hưởng rộng (5 Thành phố lớn Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, TP.HCM cùng vùng phụ cận của 19 tỉnh có dân số đông, trình độ dân trí cao).

Bộ trưởng cũng nhận định, nhờ sự chuẩn bị kỹ, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ và quyết tâm của các đơn vị tham gia Đề án nên giai đoạn 1 đã triển khai thành công trên tất cả các mặt, từ tuyên truyền cho đến phát sóng số mặt đất DVB-T2, từ thiết lập thị trường đầu thu cho đến hỗ trợ set-top box cho các hộ nghèo, cận nghèo.

{keywords}

Bộ trưởng Trương Minh Tuấn phát biểu tại cuộc họp.

Sau thời điểm 15/8, Bộ TT&TT đã tổ chức 4 đoàn khảo sát tại Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM và Cần Thơ từ ngày 12-15/9/2016 đến các vùng lõm tín hiệu để kiểm tra kết quả thực tế. Kết quả cho thấy vùng phủ sóng truyền hình số mặt đất DVB-T2 tại 5 TP và một số địa bàn các tỉnh lân cận đã bao phủ và lớn hơn vùng phủ analog trước đây. Chất lượng hình ảnh, âm thanh các kênh của VTV và kênh địa phương tốt hơn nhiều. Người dân đã thu xem được 26-70 kênh truyền hình, trong đó có 5-7 kênh HD. Các hộ nghèo, cận nghèo đủ điều kiện đã được hỗ trợ đầu thu DVB-T2 với tình trạng hoạt động và chất lượng thu tín hiệu tốt.

Còn theo Cục Tần số VTĐ - Văn phòng BCĐ thì tình hình lưu thông thiết bị STB trên thị trường tốt, nguồn hàng dồi dào, đa số đều có tem hợp quy và biểu trưng số hóa. Tổng đài hỗ trợ hoạt động tốt, số lượng cuộc gọi hỏi thông tin chỉ tăng trong 4 ngày và trở lại bình thường ngay sau đó, chủ yếu hỏi về kỹ thuật chứ không có ý kiến trái chiều.

"Sau khi làm xong, dân yên tâm, không nghe phàn nàn, thắc mắc hay khiếu nại. Các địa phương lúc đầu lo, nhưng về sau đều yên tâm", Bộ trưởng nêu rõ điểm thành công nhất của giai đoạn 1. Không chỉ trong nước, mà một số quốc gia khác trong khu vực ASEAN cũng đánh giá rất cao kết quả triển khai giai đoạn 1 Đề án của Việt Nam (Đà Nẵng chính là thành phố đầu tiên của ASEAN tắt sóng analog).

Không theo đuổi tiến độ bằng mọi giá

Theo lộ trình dự kiến của giai đoạn 2, sẽ có 25 tỉnh, thành phố tắt sóng vào thời điểm 31/12/2016, tức là chỉ còn hơn 2 tháng nữa. So với giai đoạn 1, giai đoạn 2 cũng có những khó khăn đặc thù như phạm vi rộng hơn, đối tượng người dân khác biệt, nhiều hộ nghèo cần phải hỗ trợ hơn. Khối lượng công việc cần phải triển khai rất nhiều, từ đảm bảo vùng phủ, chất lượng phủ sóng, thông tin tuyên truyền tới người dân, hỗ trợ đầu thu cho các hộ nghèo, cận nghèo... trong khi thời gian còn lại rất ít, Bộ trưởng phân tích.

Để đảm bảo việc triển khai giai đoạn 2 được hiệu quả, Cục Tần số cho rằng cần tránh thay đổi thời hạn tắt sóng nhiều lần vì điều này sẽ ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền, dễ gây nhầm lẫn cho người dân. Các đơn vị TDPS cần đảm bảo vùng phủ, chất lượng tín hiệu trước thời điểm ngừng phát sóng 6 tháng; các địa phương cần xác định đúng vùng hỗ trợ và đúng đối tượng hỗ trợ để công tác hỗ trợ đầu thu tiến hành kịp thời, đảm bảo thống nhất, đồng bộ giữa Trung ương với địa phương.

Cơ quan này cũng khuyến nghị sớm ban hành định mức kinh tế, kỹ thuật TDPS kênh chương trình trên hạ tầng TDPS của doanh nghiệp. Riêng về thuế suất nhập khẩu đối với mặt hàng đầu thu STB, hiện mức thuế đang được áp dụng lên tới 35%. Cục Tần số cho rằng mức thuế cao này sẽ gây khó khăn cho triển khai đề án, do đó đề nghị Bộ TT&TT, Bộ Tài chính xem xét điều chỉnh cho phù hợp.

Cho ý kiến chỉ đạo về lộ trình điều chỉnh, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cơ bản nhất trí với việc 7 tỉnh sẽ tắt trước vào ngày 31/12/2016, xong xem xét thêm trường hợp Hà Nam, nếu đủ điều kiện và địa phương sẵn sàng thì có thể tắt luôn trong đợt này.

Với 17 tỉnh còn lại, Bộ trưởng nêu quan điểm nhóm tỉnh nào chuẩn bị tốt, nếu tắt được sớm hơn mốc 1/7/2017 thì vẫn nên tắt. "Chỉ nên coi 1/7/2017 là thời hạn chót, còn tinh thần vẫn là tắt sớm nhất có thể", ông nêu rõ. Tuy vậy, người đứng đầu ngành TT&TT lưu ý các đơn vị cần đặt quyền lợi người dân lên cao nhất khi triển khai tắt sóng.

"Chúng ta thực hiện theo đúng tiến độ đã được Thủ tướng chỉ đạo, nhưng không nên lấy tiến độ làm tiêu chí chủ yếu để đánh giá. Nói cách khác, không nên tắt đúng tiến độ bằng mọi giá. Ta cần phải tránh ảnh hưởng đến người dân, hoặc làm sao mức độ ảnh hưởng đến người dân là ít nhất có thể, đặc biệt là người dân vùng sâu, vùng xa, vùng lõm", ông yêu cầu.

Bộ trưởng cũng chỉ đạo công tác thông tin tuyên truyền giai đoạn 2 cần triển khai luôn từ thời điểm hiện tại, song cần ngắn gọn, dễ hiểu, hướng trực tiếp đến đối tượng đang xem truyền hình analog tại các địa phương tắt sóng đợt này; đẩy mạnh tuyên truyền cơ sở... Cục PTTH & TTĐT hướng dẫn các doanh nghiệp TDPS sắp xếp dung lượng truyền dẫn các kênh thiết yếu hợp lý, đáp ứng nhu cầu thông tin chính đáng của người dân.

Các giải pháp về đảm bảo vùng phủ sóng DVB-T2, hỗ trợ đầu thu, định mức TDPS cũng được Bộ trưởng chỉ đạo giải pháp khả thi, trên cơ sở họp bàn thống nhất giữa các bên, tránh tình trạng nước đến chân mới nhảy và hài hòa lợi ích giữa các bên.

"Ban chỉ đạo cần lưu tâm, giải quyết các khuyến nghị của địa phương, đơn vị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến người dân khi tắt analog", Bộ trưởng kết luận. Ông giao Thứ trưởng Phan Tâm thành lập các đoàn kiểm tra trước, trong và sau khi tắt sóng giai đoạn 2 (bắt đầu từ tháng 11) để kịp thời nắm tình hình, báo cáo Ban chỉ đạo.

 

Liên quan đến kế hoạch triển khai đề án giai đoạn 2, hiện mới chỉ có 10 tỉnh được phủ sóng số toàn bộ địa bàn, song nhiều tỉnh miền núi chưa được phủ sóng, việc hỗ trợ đầu thu cũng cần thời gian lập dự án đầu tư, đấu thầu mua sắm. Vì vậy, Tiểu ban giúp việc đề xuất BCĐ điều chỉnh thời điểm ngừng phát sóng theo hướng: các địa phương đã hoàn thành phủ sóng toàn bộ địa bàn và hỗ trợ xong các hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn cũ sẽ vẫn tắt sóng đúng ngày 31/12/2016. Các tỉnh này bao gồm Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Bình Dương, Vĩnh Long, Hậu Giang.

Đối với những địa phương còn lại (chưa được phủ sóng toàn bộ hoặc chưa hỗ trợ xong đầu thu) sẽ ngừng phát sóng analog từ ngày 1/7/2017. Nhóm tỉnh này bao gồm Quảng Ninh, Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ, Ninh Bình, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang.

Riêng Ninh Thuận, Khánh Hòa và các địa bàn phủ sóng bởi các trạm phát lại analog tại Quảng Ninh, Thái Nguyên, Ninh Bình, Bắc Giang, Phú Thọ, Bình Thuận, Đồng Nai, Bà rịa Vũng Tàu sẽ phải ngừng phát sóng analog sau giai đoạn 2.

Nếu triển khai theo hướng này, công tác hỗ trợ đầu thu sẽ triển khai theo hai giai đoạn tương ứng.

T.C

">

'Cần tính toán để ít ảnh hưởng người dân nhất'

友情链接