当前位置:首页 > Kinh doanh > Siêu máy tính dự đoán MU vs Crystal Palace, 21h00 ngày 2/2 正文
标签:
责任编辑:Ngoại Hạng Anh
Nhận định, soi kèo Chiangrai United vs Nakhon Pathom United, 18h00 ngày 2/2: Điểm tựa sân nhà
Chương trình dạy học trên truyền hình các môn học được Sở GD-ĐT phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội thực hiện. Các bài dạy trên truyền hình là các bài học mới, tiếp nối chương trình dạy và học trong chương trình lớp 4,5,6,7,8,9,10,11,12 năm học 2019 - 2020.
Đối với lớp 4,5 gồm các môn Tiếng Việt, Toán và Tiếng Anh.
Đối với lớp 6,7,8,9 gồm các môn Ngữ văn, Toán và Tiếng Anh.
Đối với lớp 10,11 gồm các môn Ngữ văn, Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý và Tiếng Anh, đối với lớp 12 gồm các môn Ngữ văn, Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân và Tiếng Anh.
Chương trình dạy học trên truyền hình sẽ được phát sóng trên kênh 1, kênh 2 – Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội.
![]() |
![]() |
Lịch học trên truyền hình cho học sinh Hà Nội từ ngày 18-23/5 |
Lịch học qua truyền hình của học sinh TP.HCM
Từ ngày 18-23/5, TP.HCM tiếp tục thực hiện dạy học qua truyền hình với học sinh lớp 9 và 12. Học sinh có thể theo dõi trên kênh HTV, lịch phát sóng buổi sáng dành cho học sinh lớp 9, buổi chiều dành cho học sinh lớp 12.
![]() |
Lịch học trên truyền hình cho học sinh TP.HCM từ 18/5-23/5 |
Lịch học qua truyền hình của học sinh Đà Nẵng
Chương trình "Dạy học trên truyền hình" do Sở GD-ĐT phối hợp với Đài Phát thanh – Truyền hình Đà Nẵng thực hiện được phát sóng vào khung giờ: từ 9h đến 10h30 thứ Hai đến thứ Bảy hằng tuần đối với lớp 12; từ 14h30 đến 16h thứ Hai, thứ Tư, thứ Sáu hằng tuần đối với lớp 9 trên kênh DanangTV1, DanangTV2, Đài Phát thanh – Truyền hình Đà Nẵng và trực tuyến trên website www.danangtv.vn .
Chi tiết lịch học như sau:
![]() |
Lịch phát sóng dạy học trên kênh truyền hình VTV7
Nhằm hỗ trợ học sinh cả nước trong thời gian học tập ở nhà để phòng, chống dịch Covid-19, Bộ GD-ĐT tạo phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức phát sóng Chương trình dạy học trên truyền hình.
Lịch phát sóng từ ngày 18-23/5 như sau:
![]() |
Lịch học trên truyền hình cho học sinh cả nước từ ngày 18-23/5 |
![]() |
![]() |
![]() |
Lịch học trên truyền hình cho học sinh cả nước từ ngày 18-23/5 |
Thanh Hùng
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều trường THCS, THPT và đại học đã tổ chức dạy học trực tuyến. Cũng chính từ đây, những màn pha trò hay sự cố hy hữu của cả giáo viên và học sinh vô tình được ghi lại.
" alt="Lịch học trên truyền hình cho học sinh cả nước từ ngày 18"/>Những năm qua, thị trường thực phẩm chức năng phát triển bùng nổ, hiện giờ đã có 24.000 số đăng ký, vượt qua cả thuốc (22.000). Theo khoản 23 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010, thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh.
Các sản phẩm này được pháp luật công nhận là có ích. Không phải lúc nào bữa ăn cũng cung cấp cho con người đủ dưỡng chất cần thiết. Vì thế thực phẩm chức năng bổ sung các chất thiết yếu, sẽ là tốt cho sức khỏe con người.
Ví dụ hàng ngày người khỏe cũng nên uống bổ sung một viên multi vitamin, cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất thiết yếu. Khi bị rối loạn tiêu hóa mức nhẹ, có thể uống bổ sung vi khuẩn đường ruột có ích và một số enzym tiêu hóa. Khi tập thể thao có thể uống bổ sung khoáng chất để bù lại lượng muối đã mất và uống thêm protein để tăng cơ...
Nếu chỉ có vậy thì tình hình TPCN của Việt Nam cũng giống như các nước, không có gì phải lo lắng. Tuy nhiên Việt Nam có một đặc thù mà ít nước gặp phải, là khá nhiều TPCN được quảng cáo như thuốc và người dân cũng sử dụng như thuốc chữa bệnh, bất chấp dòng chữ "sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh" in trên bao bì sản phẩm.
Tại sao lại có chuyện như vậy?
Các định nghĩa và điều luật về TPCN hiện hành gần như được học hỏi hoàn toàn từ phương Tây, mà chưa tính đến đặc thù của y học Việt Nam. Y học Việt Nam có sự tồn tại song hành của cả y học phương Tây và phương Đông, còn gọi là y học hiện đại và y học cổ truyền. Dù có cùng đích đến là bảo vệ sức khỏe con người, hai nền y học này có cơ sở lý luận, phương pháp thực hành khác hẳn nhau.
Y học cổ truyền vẫn cắm rễ sâu rộng trong tâm lý nhân dân. Kinh nghiệm hàng nghìn năm chữa bệnh bằng cây cỏ để lại một kho tàng các vị thuốc và bài thuốc chữa từ các bệnh thông thường tới nan y. Hơn một trăm năm tiếp thu y học phương Tây vừa qua lại mang đến cho người dân cái nhìn pha trộn kiến thức y học Đông - Tây.
Ví dụ người có khả năng tình dục kém bị cho là thận hư. Nhưng thận ở đây không phải là quả thận lọc nước tiểu, mà là thận của y học cổ truyền, có chức năng về sinh sản, còn chức năng lọc ra nước tiểu theo y học cổ truyền lại do một số bộ phận khác phụ trách như tiểu trường, bàng quang. Tương tự người bị ngứa được dân gian gọi là nóng gan, nhưng y học hiện đại không có khái niệm gan nóng hay lạnh. Bản chất ở đây là tạng can, theo y học cổ truyền, bị nóng.
Chính vì thế, cách lý giải và điều trị bệnh của người Việt hiện nay có sự mềm dẻo khá độc đáo: một bệnh có thể lý giải bằng cả hai nền lý luận, bằng cả hai phương thuốc khác nhau. Người được đào tạo bài bản về y học hiện đại hoặc y học cổ truyền có thể phân biệt được, còn với quảng đại quần chúng thì các kiến thức trên hòa quyện khó mà phân định. Vì thế, với góc nhìn của người làm y học hiện đại, một sản phẩm được quảng cáo bằng kiến thức y học cổ truyền có thể bị coi là khoa trương, không khoa học.
Y học cổ truyền được bảo hộ bằng pháp luật, có hệ thống thống nhất từ trung ương tới địa phương. Các vị thuốc và bài thuốc y học cổ truyền là kết tinh kinh nghiệm chữa bệnh lâu đời của nhân dân, nên Bộ Y tế đã cho phép sử dụng mà miễn thử nghiệm lâm sàng và được BHYT thanh toán.
Mặc dù vậy, hiện nay y học hiện đại ở Việt Nam chiếm ưu thế áp đảo. Quy định pháp luật cũng phần lớn tham khảo từ phương Tây. Và đối chiếu với hệ thống pháp luật như thế thì y học cổ truyền luôn bị nhìn nhận ở thế yếu, bị coi là lạc hậu, thiếu khoa học.
Hướng phát triển của y học cổ truyền là hiện đại hóa, tiến tới bào chế các thuốc y học cổ truyền giống như thuốc Tây. Nhưng sản phẩm làm ra sẽ bị áp quy định của thuốc Tây, phải chứng minh hoạt chất, phải thử nghiệm lâm sàng bốn giai đoạn. Doanh nghiệp dược y học cổ truyền với tiềm lực nhỏ bé, làm sao đáp ứng nổi các yêu cầu trên, vì thế họ sẽ đăng ký các sản phẩm đó là thực phẩm chức năng, vốn có yêu cầu thủ tục nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
Và thế là mâu thuẫn đã diễn ra từ lâu nhưng người bên ngoài không hay biết. Đó là nếu dược liệu y học cổ truyền thô, đun nấu thủ công cho người bệnh uống, thì được công nhận là thuốc, và được BHYT thanh toán. Còn nếu hiện đại hóa dạng bào chế thành viên để tung ra thị trường, thì phải "đội lốt" thực phẩm chức năng.
Rất nhiều sản phẩm bị coi là TPCN hiện nay thực chất là những bài thuốc cổ rất hay. Ví dụ "Độc hoạt tang ký sinh" chữa khớp, "Sài hồ sơ can thang" chữa dạ dày, "Tứ quân tử thang" chữa kém hấp thu. Trong dịch Covid-19, các sản phẩm si rô ho "Bổ phế" luôn cháy hàng, đều là các biến thể của bài thuốc trị ho "Bổ phế chỉ khái lộ".
Người dân biết các sản phẩm bị gọi là TPCN đó chính là thuốc cổ truyền. Vì thế dù nhà chức trách luôn ra sức thuyết phục "không phải là thuốc và không thể thay thế thuốc chữa bệnh", thì dân vẫn coi là thuốc và tin dùng. Điều này lý giải tại sao nhiều mặt hàng TPCN vẫn liên tục phát triển. Tôi ước tính trên 50% sản phẩm đang dán nhãn TPCN hiện nay chính là thuốc y học cổ truyền ở dạng bào chế mới. Như vậy, không hẳn là do dân trí thấp, mà dường như có sự lúng túng, không nhất quán trong thái độ ứng xử với y học cổ truyền.
Theo tôi, cần phân định rõ thị trường thuốc và tách biệt hai khu vực rõ ràng: thuốc y học cổ truyền và TPCN. Với thuốc y học cổ truyền, ngoài việc tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, còn phải tuân thủ các quy định về nguồn gốc dược liệu đảm bảo chất lượng, các thử nghiệm về an toàn độc tính. Sản phẩm sau đó sẽ được dán nhãn "thuốc y học cổ truyền" và sử dụng như thuốc chữa bệnh.
Để bảo vệ sức khỏe, có ba chọn lựa rõ ràng: thuốc y học hiện đại, thuốc y học cổ truyền và thực phẩm chức năng. Người dân được chọn lựa sản phẩm tùy ý, có sự hướng dẫn của thầy thuốc. Cách này sẽ góp phần chấm dứt sự nhập nhằng giữa TPCN và thuốc, phù hợp với văn hóa dân tộc, đồng thời giúp bảo tồn vốn quý y học cổ truyền.
Quan Thế Dân
" alt="Ác cảm với thực phẩm chức năng"/>Nhận định, soi kèo Pafos vs PAC Omonia, 22h00 ngày 3/2: Tin vào cửa trên
Nói về trận thắng đậm Nam Định, chiến lược gia người Hàn Quốc chia sẻ: "Sau trận thua ở tứ kết Cúp quốc gia, CLB Viettel ai cũng buồn vì đó là kết quả không tốt. Tuy nhiên toàn đội đã cùng cố gắng quyết tâm làm lại ở trận này.
Tôi nghĩ không chỉ Viettel mà HAGL và Hà Nội cũng sẽ bị ảnh hưởng trước việc các cầu thủ lên làm nhiệm vụ ở đội tuyển quốc gia. Lên tuyển là niềm tự hào và trách nhiệm của các cầu thủ. Họ có trách nhiệm và biết cách tự kiểm soát thể trạng của mình".
Trong khi đó, HLV Vũ Hồng Việt nhận thất bại đầu tiên kể từ khi dẫn dắt Nam Định, cho biết: "Thực sự tôi buồn khi thua trận. Tôi vẫn thấy được mặt tích cực của các cầu thủ Nam Định.
Tôi tin Nam Định có thể trụ hạng thành công. Gặp đội nào cũng là thử thách với tôi và Nam Định. Chúng tôi vẫn còn ở trong tình thế khó khăn".
Như vậy, Quang Hải cho thấy quyết tâm muốn được dự AFF Cup 2022 cùng tuyển Việt Nam, nhưng anh phải được CLB Pau đồng ý bởi giải đấu này không thuộc FIFA Days.
Về việc Quang Hải về nước đá AFF Cup 2022, BLV Quang Tùng chia sẻ quan điểm: "Chúng ta phải đặt câu hỏi là trong hoàn cảnh này, Quang Hải có nhất thiết phải về thi đấu ở AFF Cup hay không. Đây là vấn đề rất đáng suy nghĩ.
Quang Hải có thể đặt ra mục tiêu lớn hơn, ngoài tầm Đông Nam Á. Quang Hải đi châu Âu là để vươn tới tâ cao hơn, vì thế phải có những mục tiêu lớn hơn. Nếu Quang Hải về nước trong đợt FIFA Days và thi đấu ở vòng loại World Cup thì câu chuyện lại khác, còn AFF Cup hay SEA Games vẫn chỉ là giải đấu khu vực".
Anh nêu thêm góc nhìn của mình: "Việc Quang Hải không có cửa ra sân ở Pau, nên cầu thủ này về nước là tốt cho chính anh và đội tuyển. Nhưng nếu quay về đá ở AFF Cup tới, thì Quang Hải xác định luôn là cuộc cạnh tranh ở Pau coi như chấm dứt.
Đó là vấn đề mà Quang Hải cần suy nghĩ và lựa chọn sự đánh đổi. Ở châu Âu, các đội bóng họ luôn có một quy trình rất chuyên nghiệp, cầu thủ phải hoạt động hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng. Nếu Quang Hải xin về, có nghĩa sẽ không tập cùng đội 1 tháng, bỏ 4 trận tại Ligue 2.
Bỏ 4 trận đấu thì cũng xác định vứt đi lượt đi, và cũng có thể tạm hiểu là vứt đi cả mùa luôn. Khả năng Quang Hải lấy lại ở lượt về rất khó. Người ta không thể nhìn vào Quang Hải đá tốt ở AFF Cup để trao cho cầu thủ này suất đá chính thường xuyên ở CLB".
"Nếu nhìn ở góc độ cá nhân, Quang Hải được về nước và được đá cho ĐTQG thì rất tốt. Nhưng quan trọng là là Quang Hải đặt mục tiêu gì?
Quang Hải muốn được khoác áo ở những đội bóng lớn hơn trong tương lai hay là giải quyết mục tiêu ngắn hạng trong 1 tháng với tuyển Việt Nam ở AFF Cup 2022. Quang Hải sẽ là người đưa ra quyết định trong chuyện này",BLV Quang Tùng chốt lại.
" alt="Quang Hải về đá AFF Cup, cơ hội ở Pau chấm dứt"/>So với mức thu hiện tại chỉ 1,3 triệu đồng/tháng, tương ứng 13 triệu đồng/năm, học phí dành cho sinh viên khóa mới của Trường ĐH Y Dược TP.HCM từ năm 2020 với ngành Răng - Hàm - Mặt lên tới 70 triệu đồng/năm, ngành Y khoa là 68 triệu đồng/năm, ngành Kỹ thuật phục hình răng là 55 triệu đồng/năm, ngành Dược học là 50 triệu đồng/năm.
Các ngành Điều dưỡng, Điều dưỡng chuyên ngành hộ sinh, Điều dưỡng chuyên ngành gây mê hồi sức, Kỹ thuật xét nghiệp y học, Kỹ thuật phục hồi y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng là 40 triệu đồng/năm, ngành Y học dự phòng và Y học cổ truyền 38 triệu đồng/năm; ngành Dinh dưỡng và Y tế cộng đồng thấp nhất là 30 triệu đồng/năm.
![]() |
Học phí áp dụng cho sinh viên khóa mới của Trường ĐH Y dược TP.HCM |
Nhà trường cũng công bố, học phí các năm tiếp theo dự kiến sẽ tăng 10%.
Như vậy, với ngành có học phí cao nhất là Răng - Hàm - Mặt, sinh viên học năm thứ nhất sẽ đóng 70 triệu đồng/năm, năm thứ hai là 77 triệu đồng/năm, năm thứ 3 là 84,7 triệu đồng, năm thứ 4 là 93,1 triệu đồng, năm thứ 5 là 102,4 triệu đồng và năm học thứ 6 là 112,6 triệu đồng.
Với tổng thời gian học 6 năm, một sinh viên ngành Răng-Hàm-Mặt sẽ phải đóng khoảng 538 triệu đồng học phí.
Theo thông tin từ Trường ĐH Y Dược TP.HCM, tổng nguồn thu hợp pháp của trường năm 2019 là 225,8 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Nhà nước cấp cho đào tạo đại học là 90,8 tỷ đồng, trường phải thu học phí 134,936 tỷ đồng. Với số kinh phí này, tổng chi phí đào tạo trung bình cho 1 sinh viên là 22,9 triệu đồng/năm.
"Không thể đào tạo bác sĩ mà chỉ tốn hơn 1 triệu đồng/tháng"
Với mức học phí vừa được nhà trường quyết định, nhiều câu hỏi được đặt ra như Tại sao trường công lại thu cao đến vậy? Với mức học phí này, con em công nhân, nông dân có còn dám mơ làm thầy thuốc? Mức học phí có quá cao so với mức lương của cán bộ công chức?...
Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Ngọc Khôi, Trưởng phòng đào tạo lý giải: Học phí là mức chi phí để đào tạo một sinh viên. Tính đến thời điểm này, Trường ĐH Y Dược TP.HCM thu 13 triệu đồng/năm vì phần lớn chi phí để đào tạo sinh viên được ngân sách Nhà nước hỗ trợ, chứ không phải đào tạo 1 sinh viên chỉ tốn có ngần đấy.
“Không thể nào đào tạo một bác sĩ mà chỉ tốn hơn 1 triệu đồng/ tháng. Ngay cả đào tạo học sinh tiểu học cũng không có mức này” - ông Khôi nói.
![]() |
Học phí Trường ĐH Y dược TP.HCM sẽ tăng cao bắt đầu từ năm học này (Ảnh: Thanh Tùng) |
Theo ông Khôi, bắt đầu từ tháng 1/2020, Trường ĐH Y Dược TP.HCM không nhận ngân sách Nhà nước nữa, trường phải tính toán lấy thu bù chi để hoạt động và phát triển, vì vậy bắt buộc phải tăng học phí.
“Có những ngành đòi hỏi chi phí đào tạo cao như ngành Răng - Hàm - Mặt phải hơn 100 triệu đồng/sinh viên/năm, bởi mỗi sinh viên sẽ trực tiếp thực hành trên một máy riêng cùng với chi phí nguyên vật liệu khác. Dù vậy, nhà trường phải cân nhắc bởi nếu thu đúng như vậy liệu có sinh viên theo học và có làm tròn trách nhiệm của trường không. Do đó, trường quyết định vẫn bù lỗ và đưa ra mức thu 70 triệu đồng/năm” - ông Khôi nói.
Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Y Dược TP.HCM khẳng định những sinh viên nhập học trước năm 2020 vẫn đóng học phí theo lộ trình đã công bố từ đầu khóa. Mức học phí vừa công bố chỉ áp dụng cho sinh viên được tuyển sinh từ năm 2020.
Trước thực tế với mức học phí này, sinh viên nghèo sẽ không có điều kiện theo học, ông Khôi cho hay nhà trường luôn có chính sách hỗ trợ, đảm bảo không có sinh viên nghèo, học giỏi trúng tuyển mà bị bỏ lại.
“Chúng tôi cam kết không để một sinh viên nghèo học giỏi, có ước mơ làm bác sĩ trúng tuyển vào trường mà bị bỏ lại” – ông Khôi nói.
Ông Khôi cho biết theo quy định, các trường dành 8% nguồn thu làm quỹ học bổng nhưng Trường ĐH Y dược TP.HCM thường trích lại tới 10%. Quỹ học bổng này cùng với sự ủng hộ từ các doanh nghiệp, đơn vị bên ngoài sẽ dùng để hỗ trợ sinh viên học giỏi, có hoàn cảnh khó khăn.
"Trường đưa mức thu này để một phần tích lũy cho phát triển, giúp sinh viên được thụ hưởng, sử dụng thiết bị hiện đại, những gì tốt nhất trong quá trình học. Chúng tôi công khai học phí từ đầu khóa tuyển sinh để xã hội biết, học sinh và phụ huynh cân nhắc. Nhà trường cam kết đào tạo chất lượng cao với mức thu này, khi sinh viên bước chân vào trường sẽ thấy được sự hỗ trợ” - ông Khôi nhấn mạnh.
Lê Huyền
Tối 1/6, Trường ĐH Y Dược TP.HCM công bố phương thức tuyển sinh năm 2020 và học phí các ngành nghề đào tạo. Theo đó, học phí ngành Y khoa lên tới 68 triệu đồng/năm, Răng Hàm Mặt lên tới 70 triệu đồng/năm.
" alt="Tăng học phí từ 13 lên 70 triệu/năm, ĐH Y Dược TP.HCM nói gì?"/>Tăng học phí từ 13 lên 70 triệu/năm, ĐH Y Dược TP.HCM nói gì?