Có câu “chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm”, tuy vậy chẳng ai nói nghề nàocao quí như nghề giáo và rồi nhiều người để đổi lấy sự cao quý ấy sẵn sàng chấpnhận ê a đọc và nói từ lúc mở mắt cho đến khi tối trời.
Nghĩ sư phạm là một nghề “ăn trắng mặc trơn” và đã chọn, đã yêu. Với tôi, nghềgiáo là nghề quá đỗi “trắng trơn”, nhưng không phải là nhàn nhã mà là trắngtrong tư cách và trơn trong cách nghĩ, cách sống không vướng bận, không nhiều hệlụy vậy thôi.
Người ta nói nghề giáo đã nghèo lại khổ. Nghĩ cũng đúng, lương không đủ tiêu thìnghèo là đúng rồi. Khổ thì nghề nào mà chẳng khổ, không khổ thế nọ, thì khổ thếkia, sướng thì đã chẳng ai phải lao tâm khổ tứ vì bất cứ nghề nào. Ấy vậy màchẳng ai nói nghề nào cao quí như nghề giáo cả. Và có lẽ để đổi lấy sự cao quýtôi chấp nhận để cái nghèo đèo theo cái khổ. |
|
Nhưng nghề giáo cũng có cái vui mà chẳng ai bằng, chẳng nghề nào sánh kịp vì đơngiản được sống với lũ trẻ con nên thấy tâm hồn lúc nào cũng trẻ, nhiều con nhiềucháu, chỉ cần nhiệt thành và tâm huyết yêu là đã đủ hạnh phúc rồi.
Nhưng thường thì “một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mìnhđể nghĩ đến một cái gì khác đâu?” bởi thế mà người ta chỉ thấy mình khổ thôi,nghề giáo cũng thế vì là nghề để kiếm sống để mà sân si nên khổ là điều đươngnhiên song chuyện khổ thì cũng chẳng đâu giống với cái nghề bảng đen, phấn trắngnày.
Một ngày ít thì vài ba tiết dạy, nhiều thì dạy triền miên sáng chiều, tối về thìlại chong đèn soạn giáo án. Mà cũng chưa nghề nào nói nhiều như nghề giáo, nóitừ lúc mở mắt cho đến khi tối trời vẫn ê a đọc và nói.
Rồi nghiễm nhiên cái nghề kiếm sống bằng việc nói nhiều lại mắc bệnh về giọngnói. Cũng có vài ba cách để tránh bệnh như hạn chế nói, lúc nào căng họng quáthì cho lũ trẻ làm bài rồi cô ngồi thở, nhưng xét cho cùng cũng chỉ là tạm bợ“vá áo” qua ngày mà thôi.
Lâu nay, nghe nói về máy trợ giảng như bài thuốc đặc trị cho cái bệnh muôn thuởnói nhiều này. Nhưng vì đa nghi nên cũng chẳng rõ nên hay không, bởi kẻ nói tốtngười nói không hay.
Có người bảo “Đã là nhà giáo thì phải hi sinh chứ, hơi tý thì kêu, dùng máy nọ,máy kia nó mất hết phong cách. Với lại đau họng thì đâu cứ phải nói nhiều mớimắc bệnh, dùng máy trợ giảng thì dùng micro thì cũng có khác gì?” Kể cũng phải,ngẫm cũng đúng.
Nhưng có người dùng rồi thì nói “Tôi chỉ mới bắt đầu sử dụng máy trợ giảng từmột năm trở lại đây, trước vì nghĩ nó không thật sự cần thiết nên bỏ qua. Quảthực khi lên lớp tôi có thể nói nhiều hơn bởi mỗi lần giảng bài thì không phảimất quá nhiều sức, cổ họng cũng không phải căng ra nữa” Thế rồi lại đắn đo.
Trăm nghe không bằng một thấy, tôi tìm đến với thiết kế nhỏ gọn, kiểu dáng hợpthời trang, thuận tiện cho việc di chuyển dễ dàng như nghe nói của máy trợ giảngvà tìm đích danh thương hiệu Unizone thuộc tập đoàn CMK International Hàn Quốcsản suất và đang được phân phối tại Việt Nam trên hệ thống của MCRIO (http://ckcompany.vn/sites/6457/landingpage/unizone.html).
|
|
Unizone 9580 Phiên bản 2 (mic không dây) đượctruyền tai nhau là có thể tự động tìm kiếm tần sóng và khóa tần số khi đã đượckích hoạt. Nếu sử dụng, tôi hay bạn không cần phải mang thiết bị theo người, màchỉ cần để một nơi bất kỳ trong phòng làm việc của bạn và sử dụng mic không dâyvới pham vị 10m.
Đặc biệt máy có hỗ trợ phát các tập tin MP3 từ USB Card hoặc SD Card và tính năng ghi âm(REC) lại được bài giảng hay buổi thuyết trình và phát lại bấtkỳ lúc nào khi cần thiết.
Bạn sẽ không cần phải vất vả xách 1 thùng loa to mang theo mỗi khi lên lớp,chuyển phòng học do bạn phải dạy nhiều tiết học, 1 tay cầm loa 1 tay cầm tập bàikiểm tra... quả thật quá vất vả và bất tiện. Với thiết kế siêu nhỏ (nhỏ nhấttrên thị trường hiện nay), bạn có thể cho vào túi hoặc ví, thậm chí có thể nhétvào túi mang đi dễ dàng.
Và tôi cũng đã có cho mình một cái gật đầu ưng ý rằng các phòng bệnh theo cáchcủa Unizone hiệu quả hơn bao giờ hết.
Thế vậy là tôi học cách sống chung với “lũ nói nhiều” một cách tự nhiên như thế,không phải là dân chuộng công nghệ, cũng không thích mọi thứ phức tạp. Nhưng quảthực máy trợ giảng Unizone đủ sức thuyết phục người dùng về một sản phẩm thânthiện cho sức khỏe người dùng.
Năm học mới lại sắp bắt đầu, khi con ve thôi ra rả gọi hè thì là lúc những thầycô như tôi hay như chúng ta lại ra rả giảng, dạy. Hi vọng với những người yêunghề sẽ có động lực để nuôi dưỡng đam mê.
Anh Vũ
" alt="Nghề “căng họng”, trắng trong"/>
Nghề “căng họng”, trắng trong
Câu chuyện giáo dục - mở đầu cuộc Trò chuyện triết họcdang dở và... bất tận, nay được hân hạnh tái ngộ bạn đọc - sẽ thử làm công việc ấy một cách thật khái quát, góp phần vào nỗ lực suy nghĩ và thảo luận chung về vấn đề giáo dục đầy bức xúc.
|
Những học sinh lớp 1 năm học 2013 - 2014 tại lễ khai giảng. Ảnh: Văn Chung
|
KHẢ THỂ CỦA MỘT “QUYỀN TỰ NHIÊN”
Trước khi đi tìm “ngọn nguồn lạch sông” của vấn đề giáo dục về cả hai phương diện: phương diện lịch sử (các chủ thuyết hay các triết học giáo dục tiêu biểu) và phương diện hệ thống (các khái niệm “nền tảng” của giáo dục), hãy thử đặt giáo dục vào đúng “cương vị” của nó : như môt nhân quyền cơ bản.
Điều 26 của Tuyên Ngôn Phổ Quát về Nhân quyền của Liên Hợp Quốc ngày 10.12.1948 đã trịnh trọng khẳng định:
“1. Mọi người đều có quyền được hưởng giáo dục. Giáo dục phải miễn phí, ít nhất là ở bậc tiểu học và trung học cơ sở. Giáo dục tiểu học phải là bắt buộc, Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề phải đến được với mọi người, và giáo dục đại học hay cao hơn phải theo nguyên tắc công bằng cho bất cứ ai có khả năng.
2. Giáo dục nhằm giúp con người phát triển đầy đủ về nhân cách và thúc đẩy sự tôn trọng các nhân quyền và các tự do cơ bản của con người. Giáo dục cũng phải nhằm tăng cường sự hiểu biết, lòng khoan dung và tình hữu nghị giữa tất cả các dân tộc, các nhóm chủng tộc hay tôn giáo, cũng như phải nhằm đẩy mạnh các hoạt động của Liên Hợp Quốc về duy trì hòa bình.
3. Cha mẹ có quyền ưu tiên lưa chọn các hình thức giáo dục cho con cái họ.”
Cùng với quyền được hưởng giáo dục vừa nói, các quyền về lao động, nghỉ ngơi, giải trí, an toàn và an sinh xã hội cũng được lần lượt nêu đầy đủ từ các Điều 22 đến 26. Vài nhận xét:
- Chỉ được gọi là nhân quyền cơ bản khi con người sở hữu nó chỉ vì họ là... con người, nghĩa là, thuộc về con người mọi lúc và mọi nơi. Quyền ấy được “tự nhiên ban cho”, nhờ thế, có cương vị của một “quyền tự nhiên”. Liên Hợp quốc hoàn toàn có lý khi gọi bản tổng hợp này là “Tuyên Ngôn”, chứ không phải Công ước hay Thỏa ước v.v.. Chúng có tính ràng buộc mà không cần thỏa thuận. Chúng có giá trị hiệu lực trước và độc lập với mọi sự đặt định. Vì thế, chỉ cần “tuyên bố” mà không cần “quyết nghị”. Một “Công ước” hay “Hiệp ước” về nhân quyền là một sự mâu thuẫn nội tại! Cách dịch quen thuộc Tuyên Ngôn quan trọng này ra tiếng Việt thành “Tuyên Ngôn quốc tế về nhân quyền” dễ dẫn đến sự ngộ nhận vừa nói, bởi không làm nổi bật tính “phổ quát” (“universal”) đúng theo tinh thần và lời văn chính thức của Tuyên ngôn.- Nhiều quyền xã hội được nêu trong các điều trên (chẳng hạn quyền lao động, nghỉ ngơi, giải trí, an sinh…) là rất quan trọng, cần được bảo vệ. Nhưng, liệu chúng có quyền yêu sách là thuộc cương vị những nhân quyền phổ quát? Thắc mắc ấy chính đáng, bởi chúng phụ thuộc vào các điều kiện xã hội nhất định, không “phổ quát” (chẳng hạn, quyền lao động, và cùng với nó, là quyền nghỉ ngơi, giải trí, an sinh.., chỉ có ý nghĩa trong xã hội có lao động làm thuê v.v..). Chúng quan trọng, nhưng không… tuyệt đối, không phải do “tư nhiên ban cho”, trái lại thuộc về pháp luật thực định. Thực tiễn chính trị đã nhận ra điều ấy, và không phải ngẫu nhiên khi chúng được gọi là “quyền”, thay vì “nhân quyền” khi được đưa vào các “Công ước quốc tế“ về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa của Liên Hợp Quốc ngày 19.12.1966.
- Ngoại lệ ở đây chính là quyền được hưởng giáo dục như một nhân quyền cơ bản đích thực! Biện minh cho điều này thật không dễ dàng và vượt ra khỏi khuôn khổ câu chuyện của chúng ta, vì phải chứng minh được hai điểm rất khó: quả có nhân quyền tự nhiên cơ bàn, và giáo dục là một trong những quyền ấy!
HÀI HÒA CÁC MỤC ĐÍCH: HẠT NHÂN CỦA GIÁO DỤC
Bảo quyền tự nhiên là dựa vào “ý Trời” sẽ khó thuyết phục với người không có tín ngưỡng. Bảo nó là “sự kiện hiển nhiên” không cần và không thể chứng minh (như quan niệm nổi tiếng của Kant về “mênh lệnh nhất quyết”: khác với châm ngôn chủ quan, mệnh lệnh nhất quyết về luân lý là khách quan: “Hãy hành động sao cho châm ngôn chủ quan của bạn lúc nào cũng có thể trở thành một quy luật phổ quát” ) thì có vẻ chưa đủ vì chưa cho thấy sự tất yếu tại sao tôi phải tuân thủ nó. Khó thật, nhưng ít ra phải thừa nhận sự tất yếu rằng tự do của ta không phải vô giới hạn: thứ nhất là tất yếu tự nhiên vì tôi không thể tàng hình đến thăm bạn được, và thứ hai là tất yếu lôgíc khi không thể vừa muốn ăn vừa muốn giữ lại miếng bánh ngọt! Nghĩa là, ta tất yếu phải... muốn một số điều nhất định thôi, bởi hai sự tất yếu trên đây không cho ta có lựa chọn khác. Trong số các điều... “muốn” ấy, có các quyền cơ bản. Tại sao?
“Đặc điểm của tâm hồn có giáo dục là biết thưởng lãm ý kiến mà mình không đồng ý”. (ARISTOTELES) |
Thưa, vì ai ai cũng muốn đạt được những mục đích của mình. Mục đích khác với mong ước, vì mục đích, về nguyên tắc, không thể bất khả thi. Nó đòi hỏi phải tìm ra và sử dụng những phương tiện thích hợp, kể cả và nhất là để loại bỏ những trở ngại (muốn vào nhà, phải mở cửa!). Ta không thể đồng thời theo đuổi những mục đích trái ngược nhau đã đành, mà cũng không thể biết hết mục đích của những người khác. Cách duy nhất để tránh xung đột là phải có những quy tắc chung đảm bảo sự hài hòa phổ quát về các mục đích, khiến ta có thể nêu thành công thức: ai ai cũng muốn có sự hài hòa về mục đích theo những quy tắc chung. Từ đó mới có Ý niệm về (pháp) quyền, về (pháp) quyền khách quan và (pháp) quyền chủ quan.
Muốn chứng minh một quyền là nhân quyền cơ bản, ta phải chứng minh rằng thiếu nó sẽ không thể có sự hài hòa phổ quát về mục đích (đó là lý do một số quyền kinh tế, xã hội không hoàn toàn là những quyền cơ bản). Sự hài hòa ấy cũng không thể đạt được bằng cưỡng bách, nếu không muốn chỉ có sự hài hòa giả tạo, bề ngoài.
Vậy, chỉ có giáo dục mới góp phần thực hiện được sự hài hòa đích thực, qua hai bước khai minh: - dù có ý thức hay không, con người mặc nhiên muốn có sự hài hòa về mục đích (với mình và với người khác); - thấy rằng bạo lực, kỳ cùng, không thể mang lại sự hài hòa đích thực và lâu bền.
Từ đó, có thể phát biểu mục tiêu cơ bản của giáo dục theo tinh thần của Tuyên Ngôn, nhất là khoản 2, điều 26 với tư cách một nhân quyền cơ bản như sau:
Mọi người đều có quyền được hưởng giáo dục để giúp họ có thể thấu hiểu ý niệm về (pháp) quyền và nhận ra rằng bạo lực không phải là phương tiện thích hợp để đạt được những mục đích của mình.
Triết học phát triển những phương pháp để đặt cơ sở hoàn toàn thuần lý cho các chuẩn mực đạo đức và pháp quyền, vì thế, đã và sẽ luôn có mặt trong mọi nghị luận về giáo dục.
(Theo Bùi Văn Nam Sơn/ Người Đô Thị)
Bài 2: Một “siêu lý thuyết” về giáo dục" alt="Giáo dục: Một nhân quyền cơ bản"/>
Giáo dục: Một nhân quyền cơ bản
- Nhan sắc của mỹ nhân màn ảnh một thời Trương Mạn Ngọc khiến nhiều người thất vọng. Phú Quang: 'Tiền bản quyền 36 triệu, tôi được trả chưa đến 1%'
Hôn phu MC Hoàng Linh: 'Chuyện vợ chồng nóng nảy thôi chứ không có gì'
Hoa hậu Kiều Ngân chia tay đại gia Hàn Quốc sau tin đồn chuẩn bị kết hôn
Tại một sự kiện ở Thượng Hải ngày 15/11, Trương Mạn Ngọc, mỹ nhân của làng sao Hoa ngữ một thời trên màn ảnh gây thất vọng khi xuất hiện vì gương mặt già nua.
|
Trương Mạn Ngọc lộ rõ dấu hiệu tuổi tác. Cách trang điểm cùng mái tóc ngắn đã khiến Trương Mạn Ngọc tự phá hoại hình tượng ngọc nữ trên màn ảnh của mình nhiều năm nay. |
Người hâm mộ bày tỏ sự tiếc nuối cho vẻ đẹp từng khuynh đảo màn ảnh một thời của Trương Mạn Ngọc. Hình ảnh của Trương Mạn Ngọc ngay lập tức được đem so sánh với Khâu Thục Trinh, một nữ diễn viên cũng nổi tiếng vào những thập niên 1980 - 1990 xuất hiện cách đây ít lâu. Dù chỉ chênh lệch nhau bốn tuổi nhưng nhan sắc của Khâu Thục Trinh được đánh giá là trẻ trung, giữ được nét đẹp nhiều năm trên màn ảnh.
|
Trương Mạn Ngọc bị chê già nua khi đem so sánh với Khâu Thục Trinh, một diễn viên nổi tiếng cùng thời với cô. |
Trương Mạn Ngọc bước vào làng giải trí với ngôi vị Á hậu trong cuộc thi Hoa hậu Hong Kong. Bộ phim đầu tiên mà người đẹp họ Trương đóng chính là Tân trát sư huynh (diễn cùng Lương Triều Vỹ) vào năm 1984. Ngoài ra, cũng trong năm 1984, Trương Mạn Ngọc cũng xuất hiện trong phim Họa xuất hải hồng, Duyên phận và Thanh oa vương tử.
|
Trương Mạn Ngọc sinh năm 1964 và là một trong những mỹ nhân nổi tiếng nhất màn ảnh châu Á. |
Dù nhan sắc ở thời điểm hiện tại của Trương Mạn Ngọc khiến nhiều người thất vọng nhưng những vai diễn của nữ diễn viên vẫn mãi ghi dấu ấn trong lòng người hâm mộ. Cô cũng là nữ diễn viên châu Á đầu tiên giành giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất tại LHP Cannes năm 2004.
Ngoài ra, Trương Mạn Ngọc hiện cũng đang giữ kỷ lục khi từng giành 5 trong số 9 đề cử cho Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất tại Giải thưởng điện ảnh Hong Kong. Trương Mạn Ngọc từng khung đảo màn ảnh với các vai diễn kinh điển trong các phim: Đông phương tam hiệp (1993), Đông tà Tây độc (1994). Điềm mật mật (1996), Tâm trạng khi yêu (2000), Anh hùng (2002)...
Ngân Thơ
Bạn trai cũ tung clip nhạy cảm với mỹ nữ Tân Cương
Người phát tán clip có phần nhạy cảm của mỹ nữ Tân Cương với bạn trai cũ thời đại học chính là người đàng ông trong clip.
" alt="Trương Mạn Ngọc gây sốc với nhan sắc thảm họa gây tiếc nuối"/>
Trương Mạn Ngọc gây sốc với nhan sắc thảm họa gây tiếc nuối