Đội hình ra sân chính thức Southampton vs Newcastle, 3h ngày 25/1
(责任编辑:Thế giới)
下一篇:Nhận định, soi kèo Al Sadd vs Al Ahli Saudi, 23h00 ngày 3/2: Khác biệt động lực
Nhiều nam giới Trung Quốc tìm vợ thông qua các công ty mai mối. Ảnh: SCMP Đa phần nạn nhân đều là nam giới muốn lập gia đình. Họ tới từ các thành phố nhỏ xa xôi trên khắp Trung Quốc. Các công ty trên liên tục tìm kiếm phụ nữ độc thân, phần lớn đã ly hôn và mắc nợ, để thuyết phục họ cùng tham gia "phi vụ lừa đảo".
Trước khi bị trấn áp, nhiều công ty mai mối đã thuê văn phòng cao cấp tại Hoa Quốc Viên để chiếm được lòng tin của khách hàng.
Truyền thông địa phương đưa tin, nhiều vụ, chỉ vài ngày sau khi gặp những phụ nữ do công ty môi giới sắp xếp, khách hàng nam đã đồng ý kết hôn. Họ được hướng dẫn ký hợp đồng với bên môi giới và trả lệ phí hàng trăm nghìn Nhân dân tệ.
TheoSCMP, nhờ những phi vụ "hôn nhân chớp nhoáng" mà chỉ trong 3 tháng, có người phụ nữ còn kiếm được tới 300.000 Nhân dân tệ (hơn 1 tỷ đồng).
Báo cáo của tòa án cho thấy, một phụ nữ qua công ty mai mối, đã đăng ký kết hôn với một khách hàng vào tháng 12/2023, nhưng ngay sau đó đệ đơn xin ly hôn với lý do bạo lực gia đình.
Cô không trả lại 170.000 Nhân dân tệ (hơn 596 triệu đồng) tiền sính lễ cho người đàn ông, thậm chí còn lấy đi một số tài sản chung và cả chiếc ô tô do chồng mua.
Điều đáng nói là sau khi ly hôn, người phụ nữ này vẫn tiếp tục đi hẹn hò giấu mặt trong khi công ty môi giới che giấu mọi chuyện xảy ra trước đó.
Một nạn nhân khác trong trò lừa đảo "hôn nhân" này là Liao cũng đã kể lại trải nghiệm của mình trên Red Star News.Theo đó, khoảng tháng 5, anh từ quê nhà ở Hồ Bắc đến Quý Dương để gặp người phụ nữ được công ty mai mối giới thiệu.
Liao đăng ký kết hôn với người này chỉ 2 ngày sau đó. Anh được yêu cầu trả một khoản tiền mặt là 118.000 Nhân dân tệ (hơn 413 triệu đồng) cho gia đình cô dâu.
Tuy nhiên, trong 2 tháng sau khi kết hôn, vợ của Liao thường xuyên rời quê chồng để trở về Quý Dương. Thậm chí, cô vợ còn thường xuyên yêu cầu chồng mua nhà, mua xe cho, rồi kiếm chuyện gây sự.
Không lâu sau, Liao đã rất sốc khi phát hiện vợ của mình hóa ra đã có 5 đứa con riêng. Khi Liao yêu cầu công ty mai mối ở Quý Dương hoàn tiền, anh phát hiện công ty đã đóng cửa do bị cảnh sát điều tra.
Trước khi những công ty mai mối này bị phanh phui, một cựu nhân viên trong ngành tiết lộ rằng: "Nguồn khách hàng nam luôn dồi dào, đặc biệt trong thời gian gần đây. Tỷ lệ ăn chia giữa những 'cô vợ ngắn hạn' và phía công ty cũng sẽ được thảo luận và thống nhất trước mỗi phi vụ".
Cô dâu sốc nặng khi đám cưới 'vắng như chùa Bà Đanh'MỸ - Cô dâu lên kế hoạch tổ chức đám cưới từ 4 năm trước nhưng cuối cùng chỉ nhận lại sự thất vọng." alt="Kết hôn chớp nhoáng, người phụ nữ kiếm hơn 1 tỷ đồng trong 3 tháng" />Theo những người dân đang sinh sống trong tòa nhà, người chuyển đi là một nam giới khoảng 60 tuổi, sống một mình, thường xuyên "nói năng bậy bạ", gây phiền hà và quấy rối cư dân.
Những người hàng xóm cũng nói rằng, người đàn ông thường dán những tờ giấy có nội dung lăng mạ và xé bỏ những thông báo trong thang máy hoặc trên tường, gây ồn ào vào ban đêm nếu hàng xóm xé bỏ những thứ ông ta dán. Ông ta thậm chí còn dọa kiện người hàng xóm.
Sau khi hàng xóm biết tin người đàn ông này bán nhà và chuyển đi, họ không khỏi vui mừng và cho biết: “Đây là một chuyện tốt”, “đáng ăn mừng” hay “cuối cùng cũng có thể thở phào nhẹ nhõm”. Ban quản lý chung cư cũng treo băng rôn đỏ để ăn mừng việc cư dân xấu tính và khó ưa kia đã chuyển đi.
Chủ nhà bổ quả mít 'khủng' gần 55kg, hàng xóm kéo nhau sang thưởng thứcRất nhiều người tò mò mùi vị và hình ảnh bên trong quả mít “khủng” ở Hải Dương." alt="Hàng xóm xấu tính chuyển đi, cả chung cư treo băng rôn ăn mừng" />Chăm lo tổ ấm cho… người dưng
Cụ Sang kể, cụ sinh ra ở TP.HCM, tới năm 1955 thì theo chồng về Cần Thơ sinh sống. Chăm chỉ làm ăn tích góp, mua đất, cất nhà, vợ chồng cụ có với nhau 4 người con (2 trai, 2 gái).
“Các con dần lập gia đình, mỗi đứa một phương. Ngày đó gia đình khấm khá nhờ nghề buôn ve chai nhưng chồng tôi mê đánh xổ số. Ông đánh vé số quá trời mới thành ra thiếu nợ. Các con cũng chẳng thể giúp gì, đành bán nhà trả nợ phần nào”, cụ Sang ngậm ngùi nhớ lại.
Không tấc đất cắm dùi, vợ chồng cụ đánh liều tìm đến khu nghĩa địa gần đó, “bất đắc dĩ” lấn đất của người chết, đóng cọc, quây tôn làm nơi trú ngụ qua ngày.
Cụ kể, hồi mới chuyển về đây nhiều khi mất ăn, mất ngủ vì sống gần những ngôi mộ. Cảm giác sợ hãi bao trùm mỗi khi đêm xuống. Nhưng vì hoàn cảnh, vợ chồng cụ đành chấp nhận, dần dần cũng thành quen. Tuy nhiên, những người lạ đi ngang không khỏi tò mò và ớn lạnh trước cảnh người sống “sống cùng” người chết.
Thời gian thấm thoắt trôi, khu nghĩa địa ngày nào được di dời, nhà cửa mọc lên nhiều hơn, các phần mộ cũng được người thân cất bốc đi nơi khác, duy chỉ có ngôi mộ giữa nhà cụ Sang vẫn nằm im lìm.
Nói về người dưới mộ, cụ Sang cho biết đó là cụ Nguyễn Thị Có, sinh năm 1913. Cụ Có trước đây là chủ sạp buôn vải ở chợ, rất giàu có. Khi sinh con út vào năm 1956, cụ không may bị băng huyết và tử vong.
“Tôi thường xuyên nhang khói, trái cây ngày rằm, ông nhà thì quét sơn vào mỗi dịp cuối năm. Con cháu cụ Có thường ghé thăm mộ 2 lần vào dịp tết Nguyên đán và Thanh minh. Thấy vợ chồng tôi chăm sóc ngôi mộ như người thân nên họ đồng ý cho chúng tôi ở lại”, cụ bộc bạch.
Năm 2009, chồng cụ Sang qua đời, mình cụ tới lui trong căn nhà hiu quạnh. Thương mẹ già yếu, cô con gái thứ hai đón cụ về ở chung, thế nhưng dài nhất cũng chỉ được vài ngày, cụ lại khăn gói trở về vì không muốn phiền hà con cháu.
Chật vật tuổi xế chiều
11h trưa, nhà quây tôn bịt kín mít, nắng chiếu thẳng vào khiến căn phòng thêm nóng nực. Chiếc bếp than đun nước không ngừng toả nhiệt, mồ hôi cụ cứ thế tuôn ra. Chiếc quạt điện, vật “cứu cánh” duy nhất giữa mùa nắng nóng nhưng cụ vẫn không dùng đến vì sợ phiền.
“Quạt bật chỉ để đuổi muỗi, giăng kín mùng rồi lại tắt đi. Dùng điện nhờ hàng xóm, sợ tốn tiền, phải tiết kiệm cho người ta. Hàng xóm bảo tôi dùng thoải mái, tốn không đáng bao nhiêu nên đừng ngại”, cụ Sang kể.
Hiện tại, cụ sống nhờ chu cấp hàng tháng của con.
Cụ Sang cho hay, chợ gần nhà nên ráng lội đi, tới đâu mệt nghỉ tại đó. “Tôi không làm gì ra tiền nên phải mua ăn hà tiện, 50.000 đồng tiền thịt heo kho ăn 4, 5 ngày. Tôi không ăn cá do xương nhiều, mắc cổ một lần khiếp đến giờ. Cũng may có hàng xóm, phường quan tâm, cho gạo nên đỡ đần phần nào”, cụ nói.
Ở tuổi xế chiều, cụ Sang đã nặng tai, đi lại khó khăn nhưng vẫn có thể tự lo cơm nước hàng ngày
Chi tiêu tiết kiệm là thế nhưng tuần nào cụ cũng nhất quyết dành ra một khoản mua thuốc diệt côn trùng, bởi căn nhà cụ thường xuyên bị chuột, muỗi, mối "ghé thăm". Mỗi lần mở cuốn lịch thấy tổ mối, cụ bà lại cảm thấy lạnh sống lưng.
Gần nửa đời người gắn bó, chăm sóc, cụ xem ngôi mộ như mộ người thân đã mất của mình. Bây giờ, tuổi ngày càng cao, cụ Sang chỉ mong khỏe mạnh, sống vui những tháng năm còn lại.
Cây bồ đề hàng trăm tuổi ôm kín ngôi mộ vị thiền sư ở chùa
Ngôi mộ của một vị thiền sư sau khi viên tịch đã xây dựng ở chùa Vĩnh Phúc tại Nghệ An từ hàng trăm năm qua. Trải qua thời gian, ngôi mộ được thân cây bồ đề bao bọc kín xung quanh." alt="Cụ bà 86 tuổi sống trong căn nhà gần 10m2, cạnh giường có ngôi mộ màu vàng" />Nhạc trưởng Đồng Quang Vinh và nghệ sĩ piano Claire Shuangshuang Mo ở đời thường.
Ảnh: Quỳnh AnNhạc trưởng Đồng Quang Vinh và nghệ sĩ piano Claire Shuangshuang Mo về Việt Nam từ năm 2013, chính thức thành lập dàn nhạc riêng từ 2014. Thời gian đầu, họ đối mặt với nhiều khó khăn nhưng chính người vợ nước ngoài đã thuyết phục Đồng Quang Vinh ở lại Việt Nam.
VietNamNet đã có cuộc trò chuyện với cặp vợ chồng nghệ sĩ này trong lúc họ cùng dàn nhạc bận rộn ngày đêm với các chương trình biểu diễn và hoạt động ngoại giao văn hóa dày đặc.
Nhiều đêm mất ngủ, có ý định quay lại Trung Quốc làm việc nhiều lần
- Thời gian đầu khi về Việt Nam với chị hẳn là đáng nhớ?
Claire:Khi đến Việt Nam tôi mới ra trường, nhiều thứ chưa biết làm hoặc không rõ bắt đầu từ đâu. Rất nhiều nét văn hóa ở đây khác với Trung Quốc. Nhưng giờ thì tôi hoàn toàn không có gì bỡ ngỡ nữa.
- Có bao giờ chị nhớ nhà và muốn quay về Thượng Hải?
Claire: Đó là thời gian đầu vì công việc của tôi ở Việt Nam thì ít và thu nhập thấp. Trước đó ở Thượng Hải tôi dạy piano còn anh Vinh đi tập với dàn nhạc và chỉ huy. Thu nhập của chúng tôi ở Thượng Hải lúc còn là sinh viên khá ổn định, không bao giờ phải xin tiền của bố mẹ. Về Việt Nam, phải sửa nhà nên chúng tôi dùng hết số tiền đã tiết kiệm được. Và công cuộc tìm việc bắt đầu...
Năm đầu tiên, cả hai ít việc, không kiếm được đủ tiền. Hai vợ chồng thậm chí có lần phải mượn 20 triệu đồng của bạn. Tình hình không giống với câu anh Vinh hứa với tôi trước khi về Việt Nam: “Em yên tâm! Anh chắc chắn sẽ nổi tiếng. Em chỉ cần ở nhà làm việc nội trợ thôi”.
6 tháng đầu hai vợ chồng rất khó khăn. Anh Vinh làm một số việc ở cơ quan nhà nước nhưng lương không cao, cuối cùng tôi phải đi tìm học sinh để dạy piano. Đó cũng là lý do khiến hai vợ chồng phải thành lập dàn nhạc riêng. Vì chưa ai mời mình nên chúng tôi phải tạo nên một tập thể có sản phẩm mới để chứng minh bản thân.
- Nhạc trưởng Đồng Quang Vinh chắc cũng gặp sức ép lớn trong thời gian đầu mới đưa vợ về Việt Nam?
Đồng Quang Vinh:Vì đã hứa với cô ấy như vậy nên lúc nào tôi cũng lo nơm nớp. Bởi mình phải có trách nhiệm khi đưa người ta sang Việt Nam. Điều lo sợ nhất là bạn ấy thấy thực tế quá khác so với những gì hình dung, lời nói và hành động không đồng nhất. Trong khi trước đó ở Thượng Hải, thu nhập của tôi cao và ổn định, mọi người muốn tôi ở lại.
Trung Quốc là nơi trả thù lao cho nghệ sĩ và dàn nhạc ở top cao nhất thế giới. Đó là lý do khiến tôi dao động và thay đổi quyết định đi hay ở đến 4-5 lần. Có lúc tự hỏi: "Hay là quay lại nhỉ?".
Nhiều đêm tôi mất ngủ, nghĩ rằng nếu mình đi thì bố mẹ có tuổi sẽ thế nào? Thêm nữa, tôi đi học cũng do Nhà nước cử đi mà không về phục vụ quê hương thì không ổn, nhưng về rồi thu nhập quá thấp. Cuối cùng, chính vợ khuyên tôi ở lại Việt Nam.
Claire: Hai vợ chồng quyết định ở Việt Nam vì dàn nhạc đang rất hứng khởi với các bài phối mới của anh Vinh. Nửa năm đầu, dàn nhạc tập 3 buổi mỗi tuần, từ trưa đến chiều tại nhà tôi, ai cũng hăng say. Nếu chúng tôi về Trung Quốc sẽ bỏ phí dàn nhạc và tiếc cho các bạn trong khi Thượng Hải thiếu anh Vinh cũng không sao (cười).
Chúng tôi có thể mang cả dàn nhạc tre nứa sang bên đó phát triển nhưng tôi nghĩ không nên, bởi phải bắt đầu từ Việt Nam trước rồi mới mang ra nước ngoài giao lưu. Dàn nhạc ra mắt tháng 1/2014 tại ĐSQ Nhật Bản ở Việt Nam. Họ rất thích màn trình diễn của chúng tôi, điều đó khiến cả dàn nhạc có nhiều niềm tin.
- Dàn nhạc thành lập bao lâu thì anh chị cảm nhận được hướng đi của mình đã thành công?
Claire:Ngay từ đầu tôi đã tự tin rằng mình sẽ thành công. Tôi quan sát ở Việt Nam không có nhiều dàn nhạc truyền thống như Sức Sống Mới,làm sao để người nước ngoài ai nghe cũng thấy thích. Vì lúc ấy mình chưa biết nói tiếng Việt và không nắm rõ gu của khán giả Việt nên tôi có kế hoạch sẽ phát triển từ cộng đồng người nước ngoài. Dần dần, chúng tôi tham gia nhiều hoạt động ngoại giao và được khán giả Việt Nam để ý.
Đồng Quang Vinh: Tôi viết lại các tác phẩm cho dàn nhạc dân tộc, có thể là nhạc nước ngoài, có thể là dân ca và được đón nhận. Sự khác biệt của chúng tôi là dàn dựng những tác phẩm mới theo phong cách riêng để mỗi lần biểu diễn không phải làm đi làm lại mất thời gian. Đó cũng là cách đưa dàn nhạc đi xa.
Đồng Quang Vinh: Bà xã không thể thiếu trong sự nghiệp của tôi
- Ý tưởng thành lập dàn nhạc 'Sức Sống Mới' bắt đầu từ ai?
Claire: Trước đây anh Vinh có một ban nhạc gia đình. Khi về Việt Nam, tôi không muốn áp đặt bố mẹ anh Vinh phải làm thế này thế kia, phải tập 3 tiếng mỗi ngày. Làm con dâu như thế thì sợ quá! Còn với các bạn trẻ, tôi có thể yêu cầu họ tập 6 tiếng mỗi ngày như mình tập piano lúc bé. Và anh Vinh có thể viết nhạc phức tạp hơn vì mọi người sẽ hoàn thành theo ý của anh ấy. Chúng tôi đặt tên Sức Sống Mới cho dàn nhạc này, vì cả người sáng lập, người tham gia, người xem và nghe đều cảm thấy được một sức sống mới.
Đồng Quang Vinh (quay sang vợ nói):Bạn này là người không thể thiếu trong sự nghiệp của tôi. Một người tuyệt vời và cũng tạo cho tôi rất nhiều áp lực.
- Hai người có bị va đập quan điểm khi bắt tay làm dàn nhạc?
Đồng Quang Vinh: Không nhiều lắm! Chủ yếu ở vấn đề chọn bài hay tìm chủ đề, phương hướng. Vấn đề chính là do đặc trưng nghề nghiệp. Claire học sáng tác còn tôi học chỉ huy. Bạn ấy luôn muốn làm những cái mới, còn tôi lại thích cover lại các tác phẩm. Hai vợ chồng trước đây hay tranh cãi nhưng giờ dung hòa được một số quan điểm trái chiều. Chúng tôi thống nhất hướng đi cho dàn nhạc, dành phần tương đối lớn cho khán giả Việt, tiếp đó lần lượt cài những cái mới vào.
Cuối năm 2022, chúng tôi nhận được lời mời tham gia chương trình Xuân quê hương dành riêng cho kiều bào phát sóng trên VTV. Từ đó, tôi mới nghĩ đến việc tìm thêm thành viên, không ngờ nhiều bạn trẻ trong Học viện Âm nhạc Quốc gia sẵn sàng tham gia.
Tôi không nghĩ sẽ duy trì được quy mô dàn nhạc như vậy vì vấn đề lớn nhất vẫn là cần bài mới. Viết bài cho dàn nhạc khoảng 10 người trở lại thì tôi đã mệt lắm rồi, viết cho 40 người là vấn đề khác. Vậy là tôi thử viết. Không ngờ từ tháng 1/2023, khi Xuân quê hương diễn ra, Bộ Ngoại giao và nhiều đơn đặt hàng bắt đầu đến. Càng làm thì càng lên dần số lượng bài mới, còn các bạn trong dàn nhạc thì rất hưởng ứng.
Chúng tôi phải tổ chức rất nhiều cuộc thi tuyển thành viên mới và mỗi lần như vậy thì mọi người đến xếp hàng chật kín khán phòng. Tôi nhận ra với các chương trình như Điều còn mãi, họ sẽ không bao giờ làm việc với các dàn nhạc nhỏ mà phải lựa chọn dàn nhạc giao hưởng hoành tráng. Tôi hiểu ra, khi làm cái gì đủ lớn và đủ tốt thì ảnh hưởng sẽ tốt hơn.
- Tức là tới đầu năm 2023 anh mới thở phào vì lời hứa với vợ 10 năm trước khi đón cô ấy về Việt Nam đã thành hiện thực?
Claire: Đúng vậy! Dàn nhạc dân tộc là ước mơ của anh Vinh. Trước khi về, anh Vinh luôn kỳ vọng sẽ thành lập một dàn nhạc dân tộc phát triển như ở Trung Quốc. Anh Vinh làm việc với không ít dàn nhạc, chỉ huy giao hưởng nhiều nhưng chỉ huy dàn nhạc dân tộc thì không có mấy. Do đó, anh ấy quyết định sẽ không chờ nữa mà thành lập dàn nhạc riêng. Đến giờ phút này tôi thấy Sức Sống Mớiquá giỏi vì không hề có tài trợ mà vẫn vận hành được 10 năm.
Đồng Quang Vinh:Chúng tôi có lẽ là dàn nhạc lớn mà tập luyện ít nhất Việt Nam. Tôi là người mất thời gian nhất vì phải ra bài mới, note ký hiệu thật kỹ. Đây là phương thức hoạt động của những dàn nhạc giao hưởng hàng đầu thế giới.
Khi ở Thượng Hải tôi thấy Dàn nhạc Chicago vừa từ sân bay về chỉ cần 1 tiếng để chạy thử chương trình cho tối diễn. Có dàn nhạc đưa bài và đánh được luôn. Chúng tôi luôn chọn những người có kỹ thuật tốt, bài cũng phải 'ngon' để cứ chạy là khớp. Với cách làm như vậy mọi người sẽ không thấy mệt mỏi hay than phiền phải bỏ việc này việc kia để tập. Dàn nhạc chỉ tập với nhau duy nhất 1 buổi/tuần là diễn.
- Đã biểu diễn rất nhiều cho các nguyên thủ quốc gia hay những nhân vật quan trọng của thế giới, có kỷ niệm nào đặc biệt trong quá trình chuẩn bị chương trình mà anh chị nhớ nhất?
Đồng Quang Vinh: Khi thực hiện chương trình biểu diễn chào mừng Tim Cook - CEO Apple, tôi khá hồi hộp vì đây toàn là tinh hoa của Mỹ và thế giới. Họ đã đi khắp nơi, không gì là không biết và những cái đã xem đều là những thứ đỉnh nhất nên phải chọn tác phẩm sao cho họ thấy không chỉ là bài quen mà phải thể hiện ở tầm khác.
Cuối cùng chúng tôi chọn những tác phẩm quen thuộc nhưng dễ nghe như nhạc phim Nhiệm vụ bất khả thi, bài Jai Ho trong phim Triệu phú ổ chuột.Thủ tướng mong muốn quảng bá văn hoá Việt cho họ biết nhưng làm thế nào để các yếu tố đó hoà hợp mà không bị vênh, nghe dân ca Việt Nam làm sao mà thấy văn hoá của họ trong đó và phải bất ngờ nữa.
Tôi nghĩ ra màn chào đón Tim Cook bằng chùm nhạc chuông của iPhone vô cùng quen thuộc. Tôi tập hợp nhạc chuông phối với sáo trúc, đàn tam thập lục. Khi dàn nhạc bắt đầu chơi, lúc đầu khán giả nghĩ ai bật chuông điện thoại mà bất lịch sự thế, rồi thấy âm thanh rất khác vang lên khắp khán phòng đến từ nhạc cụ Việt Nam. Những vị khách VIP "ồ, á ố" và vội lấy máy lên chụp, thích thú khi nhạc cụ Việt Nam thể hiện văn hoá của họ hay thế! Tôi muốn họ thấy âm nhạc Việt Nam sáng tạo còn chúng ta thì hiếu khách.
Đồng Quang Vinh kể hậu trường chương trình chào mừng Tim Cook - CEO Apple tại Việt Nam:
Chuyện tình của nhạc trưởng Đồng Quang Vinh với nghệ sĩ Trung Quốc xinh đẹpQuen nhau từ năm 2006, yêu 7 năm và kết hôn tròn 10 năm, nhạc trưởng Đồng Quang Vinh có mối lương duyên với nghệ sĩ piano Mạc Song Song." alt="Nhạc trưởng Đồng Quang Vinh hứa với vợ: 'Em yên tâm! Anh chắc chắn sẽ nổi tiếng'" />
Ảnh: NVCC
Bài 2: Nữ nghệ sĩ Trung Quốc yêu nhạc trưởng người Việt 7 năm mới cưới và chuyện làm dâu thú vị- - Để loại bỏ các vết ố vàng, trả lại vẻ trắng sáng cho hàm răng, bạn có thể thực hiện các mẹo vặt đơn giản sau.
14 mẹo vặt làm đẹp con gái nên biết" alt="Mẹo vặt hay: Biến răng ố vàng thành trắng sáng trong tích tắc" /> Phiến đá cổ giải mã cách chia ruộng cổ xưa của người Mông ở Sin Suối Hồ. Ảnh: X.Đ Theo ông Vàng A Chỉnh, trưởng bản Sin Suối Hồ, phiến đá cổ có các vệt chạm khắc được người dân gọi bằng tên dễ nhớ là "đá sổ đỏ". Tên gọi trên xuất phát từ việc, người dân tộc Mông xa xưa dùng các vệt khắc trên phiến đá để thay cho việc chứng minh quyền sở hữu một khoảnh ruộng vừa được khai khẩn.
"Mỗi vạch khắc được quy ra tương đương với một khoảnh ruộng bậc thang đã được khai hoang", ông Chỉnh chia sẻ.
Theo ông Chỉnh, hiện nay, những phiến đá cổ này còn tạo giá trị trong việc thu hút khách tham quan khi đến bản du lịch Sin Suối Hồ. Chính quyền xã đã đặt một tấm biển chỉ dẫn với dòng chữ: Đá sổ đỏ - di sản cổ đại của người Mông. Với tấm biển chỉ dẫn này, nhiều người khi đến Sin Suối Hồ không khỏi tò mò và tìm đến tận nơi để khám phá.
Theo Trưởng bản Sin Suối Hồ, hiện chưa có tài liệu nào khẳng định tính chính xác về việc chia ruộng thông qua vệt khắc trên phiến đá cổ. Tuy nhiên, thông qua các hình khắc và tập quán của người Mông trên địa bàn, thì cách hiểu mỗi vạch khắc tương ứng với một thửa ruộng có thể là một gợi ý cho các nhà nghiên cứu.
"Những vệt khắc trên phiến đá cổ có tạo hình giống với các ô ruộng bậc thang ở bản Sin Suối Hồ. Đối chiếu với địa hình và các ruộng bậc thang, những vệt khắc trên phiến đá cổ phù hợp với các thung lũng, sườn đồi và cách bố trí nguồn nước chảy xuống ruộng bậc thang", ông Chỉnh thông tin thêm.
Mục sở thị những phiến đá cổ tại Sin Suối Hồ cho thấy, phiến đá nằm trên sườn đồi thoai thoải, có vị trí gần nhà dân. Trên phiến đá là những vết khắc có trật tự, nhìn tổng thể không khó để nhận ra các vệt khắc đang nhắc đến những ô ruộng bậc thang uốn lượn, chồng lên nhau như nét đặc trưng của núi rừng Tây Bắc.
Trên phiến đá cổ còn hiện rõ những vệt khắc dạng chữ viết thông qua các hình khối biểu thị một thông điệp, dụng ý nhất định. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có tài liệu nào giải mã được những kí tự nêu trên.
Nhiều năm qua, phiến đá cổ vẫn hiện diện trong đời sống của bao thế hệ người dân tộc Mông ở bản Sin Suối Hồ. Những người am hiểu về địa phương này cho rằng, phiến đá còn phản ánh thực tế quản lý đất đai của người xưa. Bí ẩn về những phiến đá cổ đã tạo nên điểm nhấn, thu hút khách du lịch mỗi khi đến với Sin Suối Hồ.
Chiêm ngưỡng cây thị hơn 800 tuổi độc nhất vô nhị ở Hòa Bình
Cây thị hơn 800 tuổi ở huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình có gốc to, cả chục người ôm không xuể. Cây được công nhận là Cây di sản Việt Nam." alt="Bí ẩn vệt khắc trên phiến đá cổ của người Mông ở Tây Bắc" />
- ·Nhận định, soi kèo Al
- ·Ô tô bán tải toác đuôi vì kiểu lái xe "tự hủy" khi tạt đầu xe container
- ·Bí ẩn vệt khắc trên phiến đá cổ của người Mông ở Tây Bắc
- ·Bất ngờ nồng độ cồn
- ·Nhận định, soi kèo Nữ Pachuca vs Nữ Club America, 8h00 ngày 4/2: Khẳng định đẳng cấp
- ·Lễ kỷ niệm 990 năm Thanh Hóa đậm chất sử thi
- ·Ăn cơm thịt cừu ở nhà hàng, người đàn ông có trải nghiệm kinh hoàng
- ·Mẹo hay không ngờ: Giải quyết những rắc rối hằng ngày chỉ bằng một sợi chỉ
- ·Nhận định, soi kèo Al Safa vs Al Adalah, 22h00 ngày 3/2: Chủ nhà ‘ghi điểm’
- ·Giữa hôn lễ, mẹ chồng lên phát biểu, cô dâu cởi váy cưới, lập tức từ hôn
Sau sự việc, Lý nhận thấy bản thân cần phải chịu phần lớn trách nhiệm. Liên hệ nhân viên nhà hàng, họ cho biết hệ thống đặt món đã nhận ra sự bất thường trong danh sách món ăn của Lý nên đã tiến hành tìm hiểu sự việc. Thế nhưng họ không phát hiện hệ thống xảy ra lỗi hay nguyên nhân nào khác.
Sau một hồi loay hoay, Lý mới vỡ lẽ ra nguyên nhân xuất phát từ chính cô. Trong quá trình chọn món, cô đã gửi nhầm mã QR đặt món vào nhóm trò chuyện chung của nhà hàng trên nền tảng WeChat. Nhóm trò chuyện này được phía nhà hàng mở ra để giới thiệu chương trình khuyến mãi đến khách hàng.
Sau đó, nhiều người đã cố tình trêu chọc Lý, họ đã sử dụng mã QR và thao tác đặt thêm rất nhiều món. Đó cũng chính là lý do tổng hóa đơn thành tiền của Lý lại vượt sức tưởng tượng như vậy.
Lý đã nhắn tin chỉ trích vào nhóm trò chuyện, nhưng tình hình càng tồi tệ hơn vì nhiều người phản bác và chửi rủa cô thậm tệ. Họ cho rằng đó là lỗi của Lý khi đã bất cẩn gửi nhầm mã QR, việc bị “chơi xấu” là chuyện bình thường.
Cuối cùng, chủ nhà hàng lẩu đã đích thân lên tiếng hòa giải. Người này thể hiện hệ thống đã chặn mã QR đặt món của Lý kịp thời. Ông đảm bảo với Lý rằng cô sẽ chỉ thanh toán cho những món ăn đã đặt.
Nhờ vậy, Lý mới thở phào nhẹ nhõm. “Không ngờ một bữa ăn với đồng nghiệp lại vô tình xảy ra rắc rối như vậy”, cô cho biết.
Tuy nhiên diễn biến của vụ việc cũng khiến Lý nhận ra bản thân phải chịu phần lớn trách nhiệm. Sự bất cẩn của cô đã dẫn đến rò rỉ thông tin cá nhân, trở thành nguồn cơn của vụ việc.
Do đó, cô đã chủ động xin lỗi chủ nhà hàng lẩu, đồng thời cũng cảm ơn nhân viên trực tiếp nhận đơn đã phát hiện sự bất thường và tạm ngưng hệ thống, giúp mọi chuyện không diễn ra nghiêm trọng hơn.
“Đây cũng là kinh nghiệm để đời. Nếu nhà hàng vẫn làm theo đơn đặt món ấy và truy cứu trách nhiệm đến cùng thì tôi không có khả năng để bồi thường, cả đời cũng không thể trả nổi”,Lý chia sẻ.
Chủ nhà hàng lẩu cũng một lần nữa bày tỏ lời xin lỗi chân thành đến Lý và cam kết rằng sẽ tăng cường quản lý nội bộ và hoạt động của hệ thống đặt món, để ngăn chặn sự cố tương tự xảy ra.
Sau cùng, Lý đã chia sẻ câu chuyện của mình lên mạng xã hội, cùng với hình ảnh bằng chứng rõ ràng, hy vọng mọi người cẩn thận trong việc bảo vệ thông tin cá nhân, nếu không hậu quả không thể gánh nổi.
Theo Sức khỏe và Đời sống
Người phụ nữ nhận hóa đơn 1,5 tỷ đồng sau khi khoe ảnh bữa ăn lên mạng
TRUNG QUỐC - Sau khi khoe ảnh bữa ăn lên mạng, người phụ nữ sốc khi nhận về hóa đơn hơn 1,5 tỷ đồng. Phía nhà hàng cũng hết sức kinh ngạc." alt="Mời đồng nghiệp ăn lẩu, người phụ nữ giật mình với hóa đơn 16 tỷ đồng" />Gia đình tỷ phú tặng vàng cho các cặp đôi trong đám cưới tập thể. Ảnh: Hdtimes Gia đình tỷ phú Ambani mới đây đã tổ chức lễ cưới tập thể cho những cặp đôi nghèo khó ở Palghar, bang Maharashtra.
Đám cưới được tổ chức ở công viên Reliance Corporate, Thane, bang Maharashtra với khoảng 800 người tham dự, bao gồm các cặp đôi và người thân.
Ngoài việc thanh toán toàn bộ chi phí tiệc cưới, gia tộc giàu nhất Ấn Độ còn tặng trang sức vàng, bạc cho các cặp đôi, gồm: Vòng cổ, nhẫn cưới, khuyên mũi, lắc chân.
Mỗi cô dâu được tặng thêm ngân phiếu trị giá 1.200 USD (hơn 30 triệu đồng).
Tỷ phú Ambani còn hỗ trợ đồ dùng gia đình cho các cặp vợ chồng trong suốt một năm, gồm 36 thứ: Bát, đĩa, bếp gas, quạt, chăn, ga, gối, đệm...
Đám cưới tập thể trên là một trong các hoạt động trước lễ cưới của con trai út tỷ phú Ambani và ái nữ của ông trùm ngành dược và thép Ấn Độ Viren Merchant.
Đám cưới dự kiến kéo dài 3 ngày ở Trung tâm sự kiện thế giới Jio tại Mumbai với sức chứa 16.000 người.
Trước đó, hồi tháng 3, gia đình tỷ phú Ambani đã tổ chức bữa tiệc mừng kéo dài 3 ngày ở Ấn Độ với sự tham dự của 1.200 khách mời.
Tiếp đến, vào cuối tháng 5, cặp đôi đã tổ chức chuyến du ngoạn xa hoa kéo dài 4 ngày ở châu Âu cùng bạn bè và gia đình.
Sau thiệp cưới dát vàng, đại gia chi đậm làm hôn lễ tập thể cho người nghèo
ẤN ĐỘ - Trước khi đám cưới của con trai út chính thức diễn ra, gia đình tỷ phú tổ chức hôn lễ tập thể cho người nghèo." alt="Đại gia tặng hơn 30 triệu đồng và quà cưới khủng cho các cặp đôi nghèo" />Mưa lớn gây lũ lụt ở nhiều khu vực của Trung Quốc. Ảnh: BBC Theo tin tức từ tờ Beijing News, gia đình 3 người của bà Tôn, sống ở huyện Xã Kỳ, tây nam tỉnh Hà Nam, bỗng bừng tỉnh vào sáng sớm và phát hiện nước lũ tràn vào nhà, ngập đến đầu giường.
Bà Tôn cho biết chồng bà là người đầu tiên phát hiện chuyện này và sau đó đã nhanh chóng đánh thức cả nhà dậy. “Giường bị trôi và dịch chuyển sang một bên. Các nhu yếu phẩm hàng ngày cũng nổi lềnh bềnh khắp nơi”, bà kể lại.
Theo Minnan.com, một phụ nữ trẻ khác cũng trú ở huyện Xa Kỳ, Hà Nam, thức dậy lúc 2h sáng và phát hiện ngôi nhà của mình ngập trong nước lũ, trong khi giường của cô thì nổi trên mặt nước. Cô rùng mình nhận ra cảm giác bồng bềnh trong giấc mơ vừa rồi hóa ra là thật.
"Tôi đang ngủ trên giường thì đột nhiên cảm thấy giường lắc lư, như thể đang trôi nổi. Trong giấc mơ tôi thấy mình bay bồng bềnh. Vì cảm giác quá thật, tôi bừng tỉnh. Thời khắc đó, tôi đã vô cùng hoảng hốt khi thấy toàn bộ ngôi nhà của mình ngập trong nước, tủ lạnh và những đồ đạc khác đều đang trôi nổi. Chiếc giường tôi đang nằm thực sự đang nổi lên như một chiếc bè", người phụ nữ kể lại.
Khi vội vàng rời giường để thoát nạn, người phụ nữ càng kinh hoàng hơn khi thấy cảnh tượng bên ngoài ngôi nhà. "Nước trong sân đã dâng lên đến tận cổ tôi. May mắn là tôi đã tỉnh dậy kịp thời, nếu không rất có thể đã bị cuốn trôi mất rồi", cô kể lại khi tâm trạng vẫn còn hoảng loạn.
Ngay sau khi nhận được tin báo, cảnh sát đã được điều động khẩn cấp và sử dụng thuyền để giúp người dân di chuyển đến nơi an toàn. Các chuyên gia khí tượng cảnh báo rằng trong 2 đến 3 ngày tới, sẽ có mưa lớn ở Hà Nam, miền trung và miền nam Sơn Đông, miền bắc An Huy và miền bắc Giang Tô, đồng thời các khu vực này cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nặng nề. Người dân cần đề cao cảnh giác với những thảm họa thứ cấp như lũ quét và lở đất.
Lũ quét ào ào tràn vào hầm chung cư, cuốn trôi nhiều người theo dòng nướcTRUNG QUỐC - Đoạn video ghi lại cảnh một dòng nước lũ bất ngờ tràn vào hầm chung cư và cuốn trôi theo nhiều người dân. Sự việc xảy ra vào ngày 1/7 vừa qua tại Thành phố Hàm Ninh, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc." alt="Tỉnh dậy lúc 2h sáng, cô gái phát hiện ngôi nhà ngập trong nước lũ" />Hiện trường một vụ tấn công tên lửa của Ukraine vào vùng Belgorod, phía nam Nga. Ảnh: Telegram Vladimir Seleznyov, một người đã về hưu ở Belgorod cho biết thật khó để quen với mối nguy hiểm. Ông từng chứng kiến một vụ tấn công tên lửa từ bên kia biên giới vào khu phố Plekhanov hôm 15/2, khiến 7 người thiệt mạng.
“Tất nhiên, tình hình rất khó khăn nhưng chúng tôi sống gần biên giới. Sẽ là quá đáng nếu nói rằng chúng tôi đã quen với điều đó. Ai cũng tin chúng tôi sẽ thắng và chiếm ưu thế, nhưng người dân vẫn lo lắng”, ông Seleznyov chia sẻ với phóng viên Reuters trong lần hiếm hoi truyền thông quốc tế được đến Belgorod kể từ khi xung đột Nga – Ukraine bùng phát cuối tháng 2/2022.
Tại thị trấn pháo đài cổ, nay là thành phố hiện đại với 300.000 dân một lần nữa trở thành tiền tuyến của Nga, hàng chục cư dân đã thiệt mạng vì các vụ tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) và tên lửa từ phía Ukraine trong hơn 2 năm qua. Cho đến nay, Kiev vẫn phủ nhận nhắm mục tiêu vào dân thường Nga.
Trong vụ thương vong tồi tệ nhất được ghi nhận đối với dân thường Nga, 25 người đã thiệt mạng và hơn 100 người bị thương vì loạt tấn công bằng tên lửa vào Belgorod ngày 30/12/2023.
Vào dịp diễn ra bầu cử tổng thống Nga từ ngày 15 – 17/3 năm nay, lãnh đạo Điện Kemlin đương nhiệm Vladimir Putin vẫn được yêu thích ở Belgorod cũng như trên khắp nước Nga. Điều này nhấn mạnh cuộc xung đột ở nước láng giềng đã khơi dậy sự ủng hộ dành cho ông Putin như thế nào. Tổng thống Nga gọi đây là "chiến dịch quân sự đặc biệt" và coi đó là một phần của cuộc đối đầu dai dẳng giữa Moscow với phương Tây.
Dấu ấn xung đột
Đối với các cư dân Belgorod, tình trạng gián đoạn hoạt động sống hàng ngày thường xuyên xảy ra và các dấu hiệu xung đột rất rõ thấy. Binh lính đi bộ trên đường phố và những khối xi măng được đặt tại các điểm dừng xe buýt để bảo vệ người dân khỏi các vụ nổ tiềm ẩn.
Các trường tiểu học đã chuyển sang chỉ dạy học trực tuyến, trong khi các trường trung học đang thực hiện mô hình kết hợp giữa học từ xa và trực tiếp tại lớp, tương tự như cách nhiều cơ sở giáo dục ở Ukraine đang hoạt động.
Hệ thống xe buýt sẽ ngừng chạy khi cảnh báo về mối đe dọa tên lửa vang lên, buộc mọi người phải xuống xe và đi bộ. Việc mua sắm có thể phức tạp và các cuộc hẹn thường bị hủy bỏ. Hàng nghìn người đã phải sơ tán khỏi khu vực xung quanh để tránh nguy hiểm.
Các nhóm tình nguyện viên dân sự ở Belgorod đang hỗ trợ binh lính Nga. Đây là hiện tượng phổ biến trên khắp xứ sở bạch dương và Ukraine.
Tại thị trấn Shebekino, nơi gần biên giới Ukraine hơn, các hố đạn pháo xuất hiện rải rác trên những con đường, trong khi các tòa nhà cũng lỗ chỗ vết đạn và bị hư hại.
Tháng 6 năm ngoái, Vyacheslav Gladkov, Thống đốc vùng Belgorod đã hộ tống khoảng 600 trẻ em từ các khu vực Shebekino và Graivoron di tản đến các thành phố Yaroslavl và Kaluga, cách xa biên giới Ukraine.
Valentina, một phụ nữ đã nghỉ hưu tiết lộ, bà cũng đã tạm thời rời Shebekino vào mùa hè năm ngoái theo lời thuyết phục của con gái, nhưng gần đây đã quay trở lại. Bà bày tỏ hy vọng giao tranh sẽ sớm kết thúc và những người từng rời khỏi thị trấn chỉ cách biên giới với Ukraine khoảng 7km này sẽ hồi hương.
Ukraine nói 2 vùng biên Nga 'đang có giao tranh', lính Moscow bắn hạ 7 tên lửa
Một quan chức tình báo cấp cao Ukraine tuyên bố, các nhóm vũ trang chống Moscow đang xâm nhập vào lãnh thổ Nga và đã biến 2 vùng biên giới của nước này thành "khu vực đang xảy ra giao tranh"." alt="Cuộc sống đảo lộn ở vùng biên giới Nga giáp Ukraine" />
- ·Nhận định, soi kèo Girona vs Las Palmas, 3h00 ngày 4/2: Ngựa ô hết thời
- ·Màn 'đào tẩu' nhanh như chớp của cụ bà U100 ở viện dưỡng lão
- ·Món bánh ăn kiêng làm cực dễ, chẳng cần nồi chiên hay lò nướng
- ·Trận Everton
- ·Nhận định, soi kèo Erbil vs Al Quwa Al Jawiya, 23h30 ngày 4/2: Khách rơi tự do
- ·Chuyện cảm động trong ngôi 'chùa nghèo' nuôi 8 đứa trẻ bị bỏ rơi ở Hà Tĩnh
- ·Ca sĩ Nam Cường 'bắt tay' con trai NSND Hồng Sến
- ·Bún đỏ, gỏi cà đắng: Có nơi nào ăn ngon như Buôn Ma Thuột
- ·Nhận định, soi kèo Radnicki 1923 vs OFK Beograd, 22h59 ngày 3/2: Xây chắc top 8
- ·Cuộc thi 'Sáng kiến Văn hóa đọc bền vững 2024' tìm ra được 10 dự án ấn tượng