UOB dự đoán tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2025 sẽ đạt 6,6%. Ảnh: Nam Khánh.
Ngân hàng UOB vừa công bố dự báo kinh tế Việt Nam trong quý IV/2024 và năm 2025. Chuyên gia UOB nhận định tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam đạt kết quả tốt hơn dự kiến trong quý III, tăng mạnh 7,4% so với cùng kỳ năm trước, vượt dự báo trung bình của thị trường là 6,1% và mức dự báo của tổ chức này là 5,7%.
“Đây là tốc độ tăng trưởng cao nhất kể từ quý III/2022, khi các hoạt động kinh tế phục hồi mạnh mẽ từ mức đáy của đại dịch. Kết quả mới nhất này đã góp phần nới rộng mức tăng 7,09% (đã điều chỉnh) trong quý II, tạo nên mức tăng tích lũy trong 9 tháng đầu năm là 6,82% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả bất ngờ của quý III phản ánh khả năng phục hồi của nền kinh tế, bất chấp sự tàn phá của cơn bão Yagi”, chuyên gia UOB nhận định.
Nhìn chung trong quý III, khu vực dịch vụ là động lực chính đóng góp vào tăng trưởng GDP với 3,24 điểm %, tiếp theo là công nghiệp và xây dựng với 3,37 điểm %. Hai lĩnh vực này chiếm 89% trong mức tăng chung là 7,4%.
Trong cả năm 2024, chuyên gia UOB dự báo xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng 18%, và là năm mạnh nhất kể từ 2021. Nhập khẩu tăng 16,8% so với cùng kỳ năm trước trong giai đoạn tháng 1-10, dẫn đến thặng dư thương mại đạt 22,3 tỷ USD trong 10 tháng. Đây là mức thặng dư thương mại lớn thứ hai được ghi nhận sau mức 28 tỷ USD vào 2023.
Đà tăng trưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục mở rộng, với dòng vốn FDI đã đăng ký đạt 27,3 tỷ USD trong 10 tháng, cao hơn 2% so với cùng kỳ năm ngoái. Dòng vốn FDI thực tế tính đến tháng 10 đạt 19,6 tỷ USD và đang trên đà trở thành năm thứ 3 liên tiếp đạt mức kỷ lục.
Trong nước, đà tăng trưởng doanh số bán lẻ trong năm 2024 vẫn ổn định, với mức tăng 7,1% vào tháng 10 và mức tăng trung bình từ đầu năm đến nay ở 8,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Điều này một phần được hỗ trợ bởi mức tăng 41% về lượng khách du lịch, lên tới 14,1 triệu lượt tính từ đầu năm cho đến tháng 10. Điều này là do sự gia tăng từ các nguồn khách du lịch tới từ Hàn Quốc, Trung Quốc, khu vực Đài Loan (Trung Quốc), Mỹ và Nhật Bản.
“Xét đến các yếu tố trên, chúng tôi duy trì dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2024 của Việt Nam ở mức 6,4%, dự báo kết quả tăng trưởng quý IV đạt 5,2% so với cùng kỳ năm trước. Đối với năm 2025, chúng tôi dự đoán tốc độ tăng trưởng đạt 6,6%”, chuyên gia UOB nhấn mạnh.
UOB DỰ BÁO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM ĐẠT 6,6% NĂM 2025 | ||||||||
Nguồn: Tổng cục Thống kê, UOB. | ||||||||
Nhãn | 2019 | 2020 | 2021 | 2022 | 2023 | 2024 (UOB dự báo) | 2025 (UOB dự báo) | |
Tăng trưởng GDP so với năm trước | % | 7.36 | 2.87 | 2.56 | 8.02 | 5.05 | 6.4 | 6.6 |
Tuy nhiên, các chuyên gia tại đây cũng đồng thời khuyến nghị với việc Mỹ chuẩn bị bước vào nhiệm kỳ tổng thống mới, khả năng căng thẳng thương mại toàn cầu và các rủi ro có thể sớm xuất hiện.
Một rủi ro chính cần lưu ý là các hạn chế thương mại tiềm tàng đối với Việt Nam, vì thâm hụt thương mại hàng năm của Mỹ với Việt Nam đã tăng hơn 2,5 lần từ 39,5 tỷ USD năm 2018 lên gần 105 tỷ USD năm 2023.
Cũng theo các chuyên gia của UOB, với tình hình kinh tế vẫn tăng trưởng mạnh mẽ trong năm nay và kéo dài sang năm 2025, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ không chịu nhiều sức ép phải vội vàng nới lỏng chính sách.
Hiện chỉ số lạm phát vẫn ở dưới mục tiêu 4,5% kể từ tháng 6/2023, do đó giảm bớt phần lớn áp lực cho nhà điều hành.
“Dự báo căng thẳng thương mại toàn cầu tiếp tục gia tăng dưới thời Tổng thống Donald Trump và sức mạnh của đồng USD đi kèm là mối lo ngại đang gia tăng, NHNN sẽ phải chú ý tới áp lực giảm giá đối với VNĐ. Chúng tôi kỳ vọng lãi suất tái cấp vốn chính sẽ duy trì ở mức 4,5%”, chuyên gia UOB nhận định thêm.
Mặc dù có nền tảng vững chắc, VNĐ vẫn bị kìm kẹp bởi các yếu tố bên ngoài như đồng USD hồi phục khi thị trường định giá lại với kịch bản Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất ít hơn trong nhiệm kỳ Trump 2.0.
Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư trở thành khái niệm phổ biến. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri Thức - Znewsxây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra trong nước và thế giới. Không chỉ tập trung vào các lĩnh vực đầu tư phổ biến như bất động sản, chứng khoán, trái phiếu, ngoại hối, tiền ảo... Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.
" alt=""/>UOB dự báo kinh tế Việt Nam tăng 6,6% năm 2025Ông Lê Văn Tuấn, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện cho biết, ngày 25/10, Bộ TT&TT đã ra thông báo tổ chức đấu giá tần số 2600 MHz định hướng cho 5G. Đặc điểm của lần đấu giá này là chỉ có 1 khối băng tần có độ rộng 100 MHz để hiệu quả cho triển khai thương mại hóa 5G. Nguyên tắc chung của công tác quản lý nhà nước là thúc đẩy sự phát triển bền vững của lĩnh vực. Việc đấu giá băng tần và cấp phép dịch vụ 5G cho các nhà mạng cũng tuân thủ theo nguyên tắc này.
Theo phương án tổ chức đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần 2500-2600 MHz cho hệ thống thông tin di động mặt đất, thời hạn sử dụng băng tần của doanh nghiệp trúng đấu giá lên tới 15 năm.
Sau hai năm kể từ ngày được cấp phép sử dụng băng tần 2500-2600 MHz, doanh nghiệp phải cam kết triển khai tối thiểu 3.000 trạm phát sóng 5G; cam kết chính thức cung cấp dịch vụ viễn thông di động mặt đất sử dụng băng tần 2500-2600 MHz muộn nhất 12 tháng kể từ ngày được cấp phép sử dụng băng tần 2500-2600 MHz. Ngoài ra, chất lượng dịch vụ viễn thông và chuyển vùng dịch vụ viễn thông cũng phải đảm bảo theo quy định.
Giá khởi điểm đấu giá băng tần 2500-2600 MHz cho các doanh nghiệp được xác định theo quy định tại Điều 18 Nghị định 63/2023/NĐ-CP. Cụ thể, giá khởi điểm của khối băng tần 2500-2600 MHz cho 15 năm sử dụng là: 3.983.818.500.000 đồng (Ba nghìn chín trăm tám mươi ba tỷ, tám trăm mười tám triệu, năm trăm nghìn đồng).
Tiền đặt trước áp dụng tại cuộc đấu giá cho khối băng tần 2500-2600 MHz là 200.000.000.000 đồng (Hai trăm tỷ đồng). Việc thu nộp, xử lý tiền đặt trước được thực hiện theo quy định tại Điều 39 Luật Đấu giá tài sản.
“Trước đây, Bộ TT&TT thông báo đấu giá băng tần 2300 MHz được quy hoạch phân chia 3 khối là để thích hợp cho công nghệ 4G. Trong khi đó, để hiệu quả trong việc triển khai công nghệ 5G, đảm bảo khai thác tính năng vượt trội về dung lượng của 5G so với 4G, các băng tần 5G (băng tần 2600 MHz, 3700 MHz) sẽ được phân chia thành các khối có độ rộng 80-100 MHz. Việc chia nhỏ 100 MHz băng tần 2600 MHz ra thành khối nhỏ như băng tần 2300 MHz là không hiệu quả trong triển khai 5G”, ông Lê Văn Tuấn nói.
Ông Lê Văn Tuấn còn cho hay, không chỉ băng tần 2600 MHz, 3700 MHz sẽ được đấu giá, cấp phép cho các doanh nghiệp để làm 5G mà sẽ còn có các băng tần khác được tiếp tục nghiên cứu, quy hoạch, “dọn dẹp, giải phóng” các hệ thống đang sử dụng và cấp cho doanh nghiệp. Theo dự báo của GSMA đến năm 2030, các doanh nghiệp di động ở Việt Nam cần tổng cộng 1700-2200MHz trong dải tần 1-7 GHz. Vì vậy, sau khi đấu giá băng tần 2600 MHz, Bộ TT&TT sẽ sớm triển khai đấu giá băng tần 3700 MHz.
Đại diện Cục Tần số vô tuyến điện cũng cho rằng triển khai 5G là cả chặng đường dài 15 năm đầu tư, phát triển dịch vụ. Dịch vụ có chất lượng tốt, đáp ứng sát nhất với nhu cầu của khách hàng mới là chìa khóa giữ chân khách hàng, giữ gìn thương hiệu của doanh nghiệp.
Có thể xem đây là lần đấu giá đầu, bởi trong lần đấu giá băng 2300 MHz trước đây chưa đến phiên “gõ búa”, mở cuộc đấu giá. Trong khi giá trị của băng tần rất lớn, đấu giá tần số lại rất đặc thù, cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý đều chưa có kinh nghiệm nên cần triển khai từng bước thận trọng để rút kinh nghiệm trước khi đấu tiếp các băng tần khác. Việc đấu giá trước băng tần 2600 MHz là trong bối cảnh như vậy.
Ông Lê Văn Tuấn cho hay, băng tần 2600 MHz sẽ được tổ chức đấu giá vào tháng 12/2023. Doanh nghiệp phải chính thức cung cấp dịch vụ chậm nhất là 12 tháng sau khi được cấp phép.
Hồi tháng 4/2023, Bộ TT&TT đã công bố và tiến hành chấm các hồ sơ tham gia đấu thầu của các doanh nghiệp đối với các khối băng tần A1 (2300 – 2330 Mhz), A2 (2330 – 2360 Mhz), A3 (2360 – 2390 Mhz) có giá khởi điểm là 5.798 tỷ đồng và có thời hạn sử dụng là 15 năm.
Tuy nhiên, đến hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá của từng khối A1, A2, A3, không có doanh nghiệp nào nộp hồ sơ và nộp tiền đặt trước đăng ký tham gia đấu giá. Vì vậy, các cuộc đấu giá quyền sử dụng tần số đối với các khối băng tần A1, A2, A3 là đấu giá không thành.
" alt=""/>Sau băng 2600 MHz, Bộ TT&TT sẽ đấu giá băng tần 3700 MHz cho 5GSau khi bài báo trên tờ Wall Street Journal được đăng tải, Giám đốc bảo mật của Google là bà Suzanne Frey đã thừa nhận có việc Google cho phép các nhà phát triển tiếp cận thư điện tử của người dùng.
Nhưng việc tiếp cận này chỉ được cho phép sau khi các nhà phát triển đã được Google đánh giá.
![]() |
Google cho phép các hãng thứ 3 đọc nội dung Gmail của người dùng. |
Các nhà phát triển ứng dụng hiện nay đều cho phép khách hàng đăng nhập qua địa chỉ Gmail của họ. Lúc đó một số dịch vụ sẽ hiện ra bảng yêu cầu cấp quyền đọc nội dung thư điện tử, truy cập danh bạ của người dùng và người dùng thường không đọc kỹ yêu cầu này và chấp nhận ngay.
Việc cho phép đọc email của người dùng được lý giải là cách giúp các hãng thứ 3 có thể tối ưu được các dịch vụ của mình cho phù hợp với nhu cầu khách hàng hơn. Những email có chứa kế hoạch di chuyển như xác nhận vé máy bay, đặt phòng khách sạn đang là nhóm có nguy cơ bị truy cập cao nhất.
Quá trình đọc email của người dùng có thể thực hiện bằng tay bởi nhân viên của chính các hãng phát triển hoặc tối ưu tốc độ đọc bằng máy với tốc độ có thể tới hàng nghìn email mỗi ngày.
Nếu quá trình được thực hiện bằng con người, nguy cơ bị rò rỉ dữ liệu là hoàn toàn có thể xảy ra.
Do đó người dùng có thể chủ động thực hiện một số bước để chặn việc bên thứ 3 có thể đọc email của mình trong thời gian tới.
Đầu tiên người dùng cần truy cập vào trang quản lý tài khoản Google Account và mở phần bảo mật.
![]() |
Quản lý ứng dụng Gmail |
Tiếp tục chọn ứng dụng có quyền truy cập tài khoản và bấm vào Quản lý ứng dụng.
Ở phần “Các ứng dụng bên thứ ba có quyền truy cập vào tài khoản” sẽ liệt kê các ứng dụng có quyền truy cập sâu nhất. Với những ứng dụng có quyền đọc Gmail, người dùng nên xoá quyền truy cập của ứng dụng này.
![]() |
Người dùng nên xoá quyền truy cập của ứng dụng có quyền đọc Gmail |
Ngoài ra trong tương lai, người dùng nên cân nhắc mỗi khi ứng dụng yêu cầu truy cập tài khoản Google của mình, nên đọc kỹ các quyền truy cập để biết ứng dụng muốn biết thông tin gì từ mình, từ đó quyết định có cấp quyền hay không.
Hiếu Nguyễn
Sự lơ là khó hiểu của Google đang cho phép các ứng dụng của bên thứ ba xem trộm email của người dùng, bao gồm cả địa chỉ người nhận, mốc thời gian và toàn bộ nội dung thư.
" alt=""/>Thiết lập để hạn chế bị đọc trộm nội dung Gmail