Kèo vàng bóng đá Arsenal vs Man City, 23h30 ngày 2/2: Khó cho Pháo thủ
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Rennes vs Strasbourg, 23h15 ngày 2/2: Nỗ lực thoát hiểm -
Theo Asiaone, Anne Malar Yesudass (26 tuổi, sống tại Johor Bahru, Malaysia) tìm được tờ tiền mệnh giá 10 Ringgit được bố cô cho trước khi qua đời nhờ sự giúp đỡ của cộng đồng mạng. Cô gái Malaysia tìm được tờ tiền cuối cùng của bố nhờ cộng đồng mạngCụ thể, vào ngày 30/11, một phụ nữ tên Hyza Ezany, sống tại thành phố Melaka, nhặt được tờ 10 Ringgit, trên đó ghi: "Tờ tiền cuối cùng được bố cho lúc 7h10, thứ 6, ngày 21/5/2010".
Cho rằng đây là vật có ý nghĩa, Ezany chụp lại tờ tiền và đăng lên trang cá nhân để tìm lại người chủ thất lạc.
"Hãy giúp tôi chia sẻ bài đăng. Khi đọc dòng chữ này, tôi có cảm giác chủ nhân tờ tiền cũng đang tìm nó", Ezany viết.
Tờ tiền kỷ vật được Ezany tìm thấy và đăng trên trang cá nhân.
Bài đăng của cô đã nhận được hơn 8.000 biểu tượng cảm xúc, hơn 1.000 bình luận cùng 25.000 lượt chia sẻ.
Sau đó, chị gái của Yesudass tình cờ thấy bài đăng gửi cho em gái mình.
Qua trang cá nhân, Yesudass bày tỏ lòng biết ơn đến Ezany và những người đã giúp chia sẻ bài viết để cô có thể tìm lại kỷ vật của bố.
Yesudass chia sẻ tờ 10 Ringgit là thứ cuối cùng bố đưa cho cô trước khi qua đời. Ngày 21/5/2010, sau khi đưa con gái đến trường và cho cô tiền tiêu vặt, ông không may mất trong một vụ tai nạn.
Kể từ đó, Yesudass luôn giữ tờ tiền trong ví cho tới khi bị mất cắp vào tháng 9 năm ngoái khi đang ở thành phố Melaka.
"Tôi không buồn vì bị mất tiền hay giấy tờ mà hơn cả là kỷ vật cuối cùng của bố. Đó là thứ thực sự quý giá đối với mình", cô viết.
Sau khi biết tin, Yesudass nhanh chóng liên lạc với người phụ nữ tốt bụng và tới Melaka để nhận lại kỷ vật. Cô cho biết lần này sẽ đóng khung tờ tiền và treo nó trong nhà để tránh việc không may xảy ra.
Sự thay đổi của MC người Nga sau một năm rời VTV
Hiện tại, nam MC Daniel Shulyndin quay lại Việt Nam sống và rẽ ngang sang kinh doanh.
"> -
Nhân câu chuyện về anh kỹ sư có nhiều bằng cấp và ông chú buôn đất mà tác giả Bình chia sẻ trong bài viết "Hai bằng đại học không bằng người có nhà, đất", tôi có một vài ý kiến muốn đóng góp để mọi người cùng tham gia thảo luận: Ông chú buôn đất lấy mất cơ hội của anh thanh niên hai bằng đại họcPhải nói rằng, ông chú buôn đất trong câu chuyện trên, dù không có bằng cấp, học cao, nhưng là một người có năng lực quản lý và đầu tư tài chính rất tốt. Từ tài nguyên vốn ban đầu mà cha mẹ để lại, ông chủ nhà trọ đã sử dụng vốn rất thành công. 10 cây vàng thừa kế của ông ngày xưa không phải là tài sản lớn lắm, nhưng biến chúng thành 12 căn nhà Sài Gòn bây giờ lại cực kỳ giá trị. Việc gia tăng giá trị tài sản gấp nhiều lần như vậy, rõ ràng là ông chú không chỉ thành công nhờ may mắn.
Về phần anh thanh niên, ra trường đi làm được 5 năm, có nghĩa là độ tuổi khoảng chừng 27-28. Ở độ tuổi này mà có hai bằng đại học và một bằng Thạc sĩ, chứng tỏ anh là một người có năng lực và chịu khó cày ải. Anh thanh niên còn rất trẻ, nhưng mức lương thực nhận hằng tháng đã lên tới 20 triệu đồng cũng là điều mà nhiều người mơ ước.
Tôi muốn nhấn mạnh rằng, cả ông chú buôn đất và anh thanh niên có nhiều bằng cấp đều giỏi ở những khía cạnh khác nhau. Và họ hoàn toàn không sai khi lựa chọn hướng đầu tư của mình. Có điều, từ câu chuyện ấy, tôi nhận ra mấy vấn đề sau trong xã hội hiện đại:
1. Chính sách thuế còn mất cân bằng
Anh thanh niên thu nhập thấp nhưng phải đóng thuế đầy đủ, còn ông chú thu nhập cao nhưng khoản thuế phải nộp ít hơn. Điều này cũng dễ hiểu khi mà anh thanh niên làm việc cho doanh nghiệp, mà doanh nghiệp thì phải kê khai tài chính rõ ràng với nhà nước, nên mặc dù thu nhập thấp hơn, anh thanh niên vẫn phải đóng thuế. Còn ông chú buôn đất cho thuê trọ, thuê nhà theo diện cá nhân, nhà nước khó quản lý, nên không thu thuế của ông.
Ở đây, tôi không phê bình ông chú trốn thuế, tôi cũng không khen ngợi anh thanh niên đóng thuế đầy đủ vì đó là trách nhiệm. Tôi chỉ lo ngại rằng chúng ta chưa tạo ra sự cân bằng trong công cụ thuế khi chỉ tập trung vào những "con cá nhỏ" (anh thanh niên) mà để lọt nhiều "con cá lớn" (ông chú buôn đất).
Nhà nước không truy thu được thuế của những người như ông chủ nhà trọ sẽ là một thiệt hại lớn cho ngân sách, nhất là khi mà mức thu nhập thực tế của ông chú gấp hơn 10 lần anh thanh niên. Trong khi đó, thuế thu nhập cá nhân lại là sắc thuế lũy tiến, nên mức thuế mà ông chú phải đóng lẽ ra phải là rất lớn. Về lâu dài, ông chú sẽ càng ngày càng giàu, anh thanh niên lại ngày càng khó khăn. Từ đó, sự phân hóa giàu - nghèo trong xã hội sẽ càng ngày càng lớn.
>> Tôi ưu tiên mua nhà cho thuê trước khi đầu tư lĩnh vực khác
2. Bất động sản 'người ăn không hết, kẻ lần chẳng ra'
Ông chú có thu nhập 250 triệu đồng một tháng, chỉ tiêu hết ba triệu, ăn đồ từ thiện và không đóng thuế, như vậy mỗi năm ông chú tiết kiệm được 2,964 tỷ đồng. Với số tiền này, mỗi năm ông chú có thể mua thêm được một căn nhà. Qua năm thứ hai, ông chú đã có 13 căn nhà. Giả sử rằng mỗi căn nhà mới mua cho thuê được 20 triệu một tháng, như vậy mức thu nhập của ông chú đã tăng lên 270 triệu đồng tháng, tương đương khoản dành dụm 3,204 tỷ đồng một năm (đã trừ chi tiêu).
Và nếu năm đó ông chú lại tiếp tục mua thêm một căn nhà nữa, qua năm thứ ba, ông chú có 14 căn nhà cho thuê, thu nhập 290 triệu một tháng, tương đương 3,444 tỷ một năm. Và ông tiếp tục mua nhà... Nếu cứ tiếp tục áp dụng công thức mua nhà, cho thuê và lại mua nhà như vậy, đến khi ông 90 tuổi, cộng với thu nhập từ việc cho thuê nhà liên tục tăng qua mỗi năm, tôi ước tính ông có thể sở hữu từ 80 đến 100 căn nhà trước khi lìa đời. Cậu con trai của ông, nếu sống cuộc sống giống cha mình, thì khi cậu bằng tuổi ông ấy bây giờ, cậu có thể sở hữu từ 200-300 căn nhà.
Tất nhiên, trên đây chỉ là một bài toán vui vì rất khó để thực tế xảy ra giống như vậy, bởi còn nhiều biến cố không lường trước (bệnh tật, ốm đau...). Nhưng nhìn vào thực tế đó, có thể thấy, anh thanh niên và thế hệ sau ngày càng khó mua nhà, vì nguồn cung nhà ở sẽ ngày càng khan hiếm do những người như cha con ông chú đã thâu tóm hết và đẩy giá tăng cao.
Qua vấn đề này, ta thấy việc đặt ra hạn mức sử dụng đất ở đối với mỗi cá nhân là vô cùng cần thiết. Đất ở (không phải đất sản xuất hay đất kinh doanh thương mại) là tài nguyên chung của quốc gia. Mà đã tài nguyên chung của quốc gia thì mỗi cá nhân sinh sống trong đó đều xứng đáng được sở hữu như nhau. Việc một cá nhân sở hữu nhiều đất ở là không sai, nhưng nó gián tiếp cản trở khả năng sở hữu đất ở của những người khác trong xã hội.
Suy cho cùng mỗi cá nhân cũng chỉ cần một nơi để ở. Do đó, một người chỉ nên được sở hữu một đơn vị đất ở (ví dụ một căn nhà) mà thôi. Việc sở hữu căn nhà thứ hai được xem là vượt quá nhu cầu ở của họ. Nếu một người sử dụng căn nhà thứ hai của họ để cho thuê thì không nên xem đây là nhà ở nữa mà phải xem nó là một công cụ kinh doanh và thu lợi nhuận. Từ đó, chính sách thuế của nhà nước đối với các căn nhà thứ hai, thứ ba cũng phải khác để đảm bảo công bằng xã hội.
Mỗi người có một quan điểm sống và nhân sinh quan khác nhau nên rất khó để nói ai đúng, ai sai. Tôi chỉ muốn chia sẻ quan điểm của mình, hy vọng tất cả chúng ta sẽ cùng chung tay đóng góp để xây dựng một xã hội tốt đẹp, bình đẳng hơn.
Nhật
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
"> -
Con cái chúng ta học gì từ TếtThS Tâm lý Nguyễn Bảo Ân. - Đây là một câu hỏi rất hay, có ý nghĩa rất sâu sắc. Khi ta muốn trao truyền một cái gì đó cho một ai khác thì trước hết ta phải có thứ đó trước đã. Những giá trị truyền thống phải thực sống trong mỗi người chúng ta thì ta mới có thể trao truyền cho thế hệ sau.
Để làm được điều đó, ta cần phải học hỏi để hiểu rõ được bản chất của những giá trị truyền thống chứ không phải vỏ bọc bề ngoài theo kiểu 'giàu sang sinh lễ nghĩa'.
Kinh nghiệm cá nhân tôi thấy rằng dân tộc Việt Nam có những giá trị truyền thống vô cùng sâu sắc, những giá trị này đủ vững chãi để chúng ta nương tựa, giúp chúng ta vượt qua được những khó khăn của thời cuộc. Ta phải học hỏi, khám phá được những giá trị đó để có lợi lạc cho bản thân mình và trao truyền cho thế hệ mai sau.
Ngày Tết, đặt ra một vấn đề được nhiều người nhận định - là sự gắn kết của cha mẹ, con cái ngày càng có nhiều lỏng lẻo. Theo anh điều đó đúng không và nếu có thì nguyên nhân do đâu?
- Nội dung câu hỏi chỉ đúng trong một số trường hợp. Bản thân tôi nhận thấy hiện có rất nhiều gia đình mà sự gắn kết giữa cha mẹ và con cái rất tốt.
Vậy câu hỏi cần đặt ra là điều gì khiến cho sự gắn kết giữa cha mẹ và con cái ở một số gia đình bị lỏng lẻo trong khi ở một số gia đình khác lại không như vậy?
Chúng ta không phủ nhận đời sống hối hả hiện đại đã chi phối và tạo nhiều áp lực cho những cư dân hiện thời. Ai cũng phải vất vả cố gắng để hoàn thành tốt vai trò của mình. Vì vậy, có đôi khi chúng ta không còn tâm trí để ý tới những điều xung quanh, trong đó có cả những người thân yêu của mình.
Theo tôi, cả người lớn cũng như trẻ em cần học hỏi, trang bị cho mình những kỹ năng để quản trị đời sống, công việc, học tập để ta được tự chủ trong đời sống cũng như có thì giờ dành cho bản thân, những người thân yêu và những điều tuyệt vời khác trong cuộc sống.
Trở lại với sinh hoạt Tết, là dịp thích hợp để ngồi lại, để giãi bày, để nói với nhau những gì cần nói, thật cởi mở. Anh có gợi ý gì cho cha mẹ, các bạn trẻ về 'chương trình Tết' trong mỗi gia đình ngày nay?
- Mỗi gia đình đều có một chương trình Tết mang ý nghĩa riêng của mình. Đúng như anh nói, Tết là dịp thích hợp để ngồi lại, để giãi bày, để nói với nhau những gì cần nói, thật cởi mở. Tôi cho rằng mỗi gia đình có thể thêm vào chương trình Tết nhà mình một buổi 'Làm mới'.
Làm mới là thực tập nhìn lại tình trạng của mình và mối liên hệ giữa mình và người thân để có thể hóa giải buồn giận, phá tan mây mù của sự hiểu lầm, đem hạnh phúc trở về để nuôi lớn hạnh phúc ấy.
Làm mới cũng là dịp cho ta cơ hội để nói lời cảm ơn, xin lỗi chân thành, cơ hội để mỗi người cam kết không nghĩ, không nói năng, không hành động những gì làm tổn thương bản thân và những người thương của mình, cam kết chỉ nghĩ suy, nói năng và làm những gì có thể vun bồi được hiểu biết và thương yêu mà thôi.
Xin cảm ơn anh!
Nét đẹp lì xì cần được phát huy đúng
Với câu chuyện lì xì Tết, sau đây là góc chia sẻ của Ths. Trần Thị Lê Dung (Giảng viên ĐH KHXH&NV TP.HCM), chị đang làm nghiên cứu sinh tại Canberra, Úc:
Ths. Trần Thị Lê Dung. Theo tôi, lì xì là một nét đẹp văn hoá lâu đời vào dịp Tết. Ngày nay trẻ vẫn hào hứng khi nhận lì xì nhưng ý nghĩa của nó cũng biến tướng đi ít nhiều. Việc dạy con trẻ về văn hoá ngày Tết, trong đó có lì xì là hết sức cần thiết.
Người lớn có thể kể cho con nghe về tục lệ nhận lì xì để trẻ hiểu được ý nghĩa tục lệ tặng lì xì. Cha mẹ có thể dặn con phong bao lì xì là giúp xua đuổi quỷ dữ khi con ngủ nên trẻ không nên xé bọc lì xì ra. Cha mẹ có thể dạy con cách thưa gửi, chào hỏi khi khách đến nhà hoặc đi chúc Tết. Dạy con cách cảm ơn khi nhận phong bao lì xì. Những việc làm này của trẻ sẽ khiến tất cả mọi người hài lòng.Khi hết 3 ngày Tết, cha mẹ có thể giúp con mở các phong bao lì xì. Nếu các con đã đến tuổi sử dụng tiền, từ 8 tuổi trở lên thì cha mẹ có thể giúp con sử dụng hợp lý số tiền đó.
Cha mẹ có thể thảo luận và gợi ý cách sử dụng số tiền này hợp lý như mua đồ dùng học tập, mua đồ chơi, sách hoặc để dành sử dụng dần trong một năm. Hiện nay, một số cha mẹ khuyến khích con bỏ vào sổ tiết kiệm mang tên con cũng là một cách làm hay.
Tôi nghĩ người lớn có vai trò quan trọng trong việc duy trì ý nghĩa của phong tục lì xì. Do đó, cha mẹ nên làm gương cho trẻ: không nên chê bai, so sánh tiền lì xì. Cha mẹ cũng nên tìm hiểu ý nghĩa của phong tục này để nói chuyện với trẻ, giúp cho trẻ hiểu và hành xử đúng.
Hương xuân phủ khắp làng hoa ngoại thành Sài Gòn
Làng hoa quận 12, TP. HCM đang vào vụ. Nông dân ráo riết chăm sóc đêm ngày để hoa tươi tốt phục vụ tết Nguyên đán Canh Tý 2020.
">