14. Hồ tử thần Châu Phi
Ẩn mình giữa đất nước Rwanda và Cộng hòa Dân chủ Congo, Hồ tử thần tên thật là Hồ Kivu. Dù bạn đang ngắm nhìn hồ trên màn hình máy tính hay đã tận mắt chiêm ngưỡng nơi này, bạn sẽ thấy khung cảnh hồ vô cùng tuyệt vời. Điều đáng buồn là dưới mặt hồ không hề bình yên.
![]() |
Hồ chứa hơn 65km3 khí metan, và 250km3 khí cacbon dioxit. Nếu những khí này bị rò rỉ, một đám mây chết chóc sẽ bay lên và giết chết khoảng 2 triệu người châu Phi đang xem hồ Kivu là nhà.
13. Quần đảo Maldives
Về mặt khoa học, quần đảo này xuất hiện khá muộn so với các đảo khác. Các nhà khoa học ước tính các hòn đảo không thể ở trên mặt nước được lâu. Họ lo lắng quần đảo này có thể bị chìm nhanh chóng và vô cùng đột ngột. Vào năm 2008, tổng thống mới của Maldives đã cố gắng dành một khoản quỹ để tái định cư cho toàn bộ dân cư của hòn đảo. Tuy nhiên, con người vẫn đang cố gắng xây nhà trên hòn đảo này và dân số thì vẫn đang tăng.
![]() |
12. Ngôi nhà giữa hòn đảo nhỏ trên sông Lawrence
Vào những năm 1950, một gia đình đã mua một hòn đảo nhỏ và xây nhà trên đó với hi vọng đây là nơi giúp họ thoát khỏi thế giới kinh doanh và quên mọi muộn phiền. Hiện nay, gia đình này đã không còn sống tại đây. Ngôi nhà đã trở thành một địa điểm để phục vụ khách tham quan.
![]() |
11. Núi lửa
Nhiều ngọn núi lửa nằm im lìm trong vài nghìn năm, rồi đột ngột phun trào ở một thời điểm nào đó và phá hủy mọi thứ. 200.000 cư dân đang sống cách núi lửa Merapi, Indonesia chỉ 6km hiểu rõ mối nguy hiểm này. Lần gần nhất ngọn núi này phun trào là vào năm 2006, và vẫn đang âm ỉ đến tận bây giờ.
![]() |
10. Xuan Kong Si
Nếu sống ở Xuan Kong Si, bạn sẽ được trải nghiệm cảm giác bước ra hành lanh và thấy mình đứng ở độ cao vài trăm mét. Đây là một tu viện được xây dựng trên núi Heng từ năm 491 sau Công Nguyên, là nơi để tu sĩ ngồi thiền và cầu nguyện. Đến nay nó đã trở thành một địa điểm tham quan cho du khách.
Nó lạ kỳ đến nỗi các kiến trúc sư ngày nay vẫn đang miệt mài nghiên cứu kĩ thuật để xây dựng tu viện này.
![]() |
9. Nhà Đá
Nằm ở phía bắc của Bồ Đào Nha, Nhà Đá (thường được gọi là Casa De Penedo ở Bồ Đào Nha) là một ngôi nhà kỳ lạ. Nó được tạo thành từ hai tảng đá hai bên làm tường, và hai tảng đá làm trần và sàn nhà. Người ta đã mất 2 năm để hoàn thành tòa nhà, từ năm 1972 đến 1974. Hiện nay, Nhà Đá là bảo tàng trưng bày lịch sử của Penedo.
![]() |
8. Quần đảo Grand Cayman
Theo nhiều báo cáo khoa học, mỗi 2 năm lại có một cơn bão tấn công quần đảo Grand Cayman. Bạn sẽ không muốn sửa lại nhà sau mỗi 2 năm, giả sử căn nhà không bị cuốn đi mà chỉ bị va đập với những vật thể bay trong cơn bão.
![]() |
Những người sống trên hòn đảo này đã bị cơn bảo Ivan quét sạch 70% các căn nhà vào năm 2004. Đây là vùng lãnh thổ vô cùng nguy hiểm.
7. Nhà Keret
Về mặt kỹ thuật, căn nhà Keret là một tác phẩm nghệ thuật sắp đặt. Nhưng nó chật hẹp đến mức khiến những khách du lịch đến thăm phải rời đi ngay vì thấy khó chịu với không gian quá kín. Ngôi nhà nằm giữa hai tòa nhà ở Warsaw, Ba Lan nhưng có tất cả những phòng bạn cần: phòng tắm, phòng khách và phòng ngủ.
![]() |
6. Changthang, cao nguyên Tây Tạng
Thật kỳ lạ khi có những người thực sự coi vùng đất cao đến 5km này là nhà. Ở độ cao này, con người sẽ rất khó thở. Những cư dân của Changthang sống trong những túp lều và có thể duy trì sự sống một cách đáng ngạc nhiên.
![]() |
5. Căn nhà một phòng
Năm 1978, một nhóm các nhà địa chất đang nghiên cứu một sườn núi ở Siberia thì tình cờ gặp một gia đình. Họ đã chạy trốn Stalin vào giữa những năm 30 và sống trong một căn phòng duy nhất bên sườn núi kể từ đó. Những đứa trẻ không thể nói và không hề được gặp hay giao tiếp với ai khác ngoài gia đình mình.
![]() |
4. Gonaives, Haiti
Thời tiết là thủ phạm chính gây ra sự khắc nghiệt và nguy hiểm của Haiti. Thành phố nằm giữa biển Caribbean đã từng bị bốn cơn bão nhiệt đới tấn công trong vòng một tháng vào năm 2008. Đến nay, Haiti vẫn thường xuất hiện trên mặt báo với những tin tức không tốt lành.
![]() |
3. Greenland
Sống tại Greenland, bạn sẽ gặp động vật hoang dã như gấu bắc cực hay hươu lang thang trong sân nhà bạn. Trong năm, có 3 tháng ánh sáng ban ngày không bao giờ kết thúc và 3 chỉ có màn đêm. Hãy tưởng tượng bạn sống trong bóng đêm 3 tháng. Trầm cảm theo mùa là điều gây tổn thương cho những cư dân tại đây.
![]() |
2. Quận Minquin, Trung Quốc
Ở phía Tây Bắc tỉnh Cam Túc, mỗi năm sa mạc xâm chiếm thành phố 10 mét. Nỗi lo ở quận Minquin không còn là cái nóng của sa mạc nữa, mà là nguy cơ ngôi nhà bị cát chôn vùi. Chính phủ đã cố gắng di dời người dân, nhưng dân số khu vực này vẫn tiếp tục tăng.
![]() |
1. Hành lang Tornado, Oklahoma
Hành lang Tornado, còn được gọi là Tornado Alley, là tâm chấn của khối khí nóng và lạnh trong mùa xuân, tạo nên những cơn lốc xoáy đáng sợ. Năm 1999, 70 cơn lốc xoáy đã hủy diệt 2/3 Tornado Alley, cướp đi mạng sống 40 người. Thành phố Oklahoma và 700.000 cư dân của nó là trung tâm hứng chịu lốc xoáy mỗi khi mùa xuân đên.
![]() |
Quỳnh Hoa
Burj Khalifa, tòa nhà 830m hiện đang giữ vị trí cao nhất thế giới. Tuy nhiên, chẳng bao lâu nữa, kỷ lục này sẽ bị thay thế bởi những tòa tháp khác.
" alt=""/>15 địa điểm nguy hiểm nhất thế giới mà con người từng ởChỉ còn chi tiết nhỏ liên quan đến bản quyền hình ảnh cá nhân đang được các bên thống nhất, trước khi thông báo chính thức.
Tiếp tục gắn bó với đội chủ sân Old Trafford, thù lao của cầu thủ chạy cánh 18 tuổi cũng tăng vọt từ mức 7.000 bảng/tuần lên 50.000 bảng/tuần.
HLV Erik ten Hag đặt nhiều kỳ vọng vào sao trẻ người Argentina và tin rằng, Garnacho sẽ là hạt nhân tương lai trên hàng công MU.
Alejandro Garnacho ra mắt đội một hồi tháng 4/2022. Đến mùa giải này, anh được HLV Ten Hag thường xuyên đưa vào sân từ băng ghế dự bị hòng tạo đột biến.
Với điểm mạnh là những pha bứt tốc xé gió, Garnacho đã ghi dấu ấn với 3 bàn thắng cùng 5 đường chuyền kiến tạo trên mọi đấu trường.
Tuy sở hữu tiềm năng lớn nhưng Garnacho vẫn cần thời gian rèn rũa, tích lũy kinh nghiệm. Trong những trận được trao suất đá chính, cậu nhóc tuổi teen thường mờ nhạt, điển hình ở trận thắng Leicester cuối tuần qua.
Ngoài Garnacho, lãnh đạo MU cũng đang tiến hành đàm phán gia hạn với vài cầu thủ trụ cột, bao gồm Rashford, Luke Shaw, Diogo Dalot và De Gea.
“Người được sinh ra khi sao chổi Halley xuất hiện” đã có một sự nghiệp rực rỡ.
![]() |
Thuở nhỏ, cậu học trò Tạ Quang Bửu nổi tiếng học giỏi ở Tam Kỳ và Quốc học Huế |
Năm 1929, sau khi đỗ đầu tú tài Việt và đỗ đầu tú tài Tây ban Toán, cậu học trò Tạ Quang Bửu nhận được học bổng và sang Pháp học.
Ông thi đỗ vào Trường Centrale (A) Paris năm 1930, học Toán ở các trường Đại học Paris, Bordeaux (Pháp) và Oxford (Anh) từ năm 1930 đến 1934. Ông cũng học thêm cả cơ học lượng tử ở ĐH Oxford.
![]() |
5 năm du học, ông tận dụng để thu hoạch được nhiều kiến thức và theo học nhiều giáo sư có tiếng, không vì bằng cấp |
Trở về nước năm 1934, ông không ra làm quan mà đi dạy Toán và tiếng Anh tại trường tư, ban đầu là trường Phú Xuân, sau là trường dòng Providence (Thiên Hựu) ở Huế.
![]() |
Năm 1934, Tạ Quang Bửu (đứng giữa) về nước, ở Huế và dạy Trường Thiên Hựu. Ông còn làm ở Hãng điện SIPEA rồi làm Huynh trưởng Hướng đạo sinh Trung kỳ. Ông sáng lập nhóm trí thức "sẵn sàng phục vụ nhân dân và đất nước" với tên gọi Trách nhiệm. |
Tháng 8/1945, ông cùng luật sư Phan Anh ra Hà Nội tham gia cách mạng. Và từ đây, ông đã có cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng và giải phóng dân tộc cũng như nền khoa học nước nhà, góp phần không nhỏ trong sự nghiệp phát triển giáo dục Việt Nam.
![]() |
Giữa tháng 8/1945, GS Tạ Quang Bửu (hàng đứng, thứ hai từ phải sang) cùng LS Phan Anh ra Hà Nội tham gia chính quyền cách mạng non trẻ. Với nhiệm vụ Thư ký tiếng Anh, Tham nghị trưởng Bộ ngoại giao, ông tham gia Hội nghị Sơ bộ rồi Hội nghị Fontainebleau. Các hội nghị hoà hoãn không thành công, ông lên chiến khu tham gia Chính phủ Kháng chiến. |
GS Tạ Quang Bửu từng giữ các vị trí Tham nghị trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng và Thứ trưởng Bộ Quốc phòng…
![]() |
Ông là Thứ trưởng rồi Bộ trưởng Quốc phòng năm 1947-1948, và quay lại làm Thứ trưởng suốt Kháng chiến chống Pháp. Đồng thời ông là ủy viên Hội đồng Quốc phòng tối cao. Khi chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu thì ông cũng lên đường đi Giơ-ne-vơ. Sáng ngày 21/7/1954, thay mặt Tổng tư lệnh, ông ký với Quân đội Pháp Hiệp định đình chiến ở Đông Dương. |
Ngay sau khi miền Bắc hòa bình, GS Tạ Quang Bửu chuyển sang công tác trong lĩnh vực khoa học giáo dục, được cử làm Hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội (1956-1961), đồng thời là Phó Chủ nhiệm kiêm Tổng thư ký Uỷ ban Khoa học Nhà nước (1958 - 1965). Là lãnh đạo Uỷ ban Khoa học Nhà nước, ông trực tiếp làm trưởng ban Sinh vật - Địa học. Ông cũng tham gia sáng lập Hội Vật lý Việt Nam vào năm 1966.
![]() |
Năm 1956, GS Tạ Quang Bửu (áo trắng, ngồi giữa) làm Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. |
Khi là Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp (1965-1976), GS Tạ Quang Bửu đã đề xuất cải tiến nội dung giảng dạy những điều "cơ bản nhất, hiện đại nhất và sát hợp với điều kiện Việt Nam nhất".
![]() |
GS Tạ Quang Bửu (hàng đầu, ngoài cùng bên phải) là Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp từ năm 1965-1976 |
Những năm đầu của thập niên 1970, ông đã tổ chức một loạt các cuộc hội thảo về phương pháp giảng dạy đại học. Ông chủ trương mở rộng quy mô đào tạo bằng việc lập nhiều trường chuyên ngành đã được phối hợp chặt chẽ với chính sách tuyển chọn mỗi năm hàng trăm sinh viên, cán bộ ưu tú để gửi đi đào tạo tại các nước xã hội chủ nghĩa.
Ông cũng là người chủ trương công khai điểm thi đại học của thí sinh…
![]() |
GS Tạ Quang Bửu kêu gọi Việt kiều về xây dựng đất nước và giữ mối quan hệ tốt với các nhà khoa học lớn trên thế giới để giúp các nhà khoa học Việt Nam tiếp cận với kiến thức mới, hiện đại. |
Ông Tạ Quang Chính nhớ lại “Cha tôi là một người dành thời gian cho công việc và đọc sách, không có nhiều thời gian dành cho gia đình và con cái. Song sự tận tâm ấy là bài học lớn. Cử chỉ, ánh mắt, nụ cười của ông là sự động viên, đòi hỏi và mong muốn của ông. Con cái cũng cố gắng để bố mẹ ít phải bận tâm”.
![]() |
Gia đình GS Tạ Quang Bửu. Năm 1942 ông cưới bà Hoàng Kim Oanh, con gái Huynh trưởng Bắc kỳ Hoàng Đạo Thuý. Hai ông bà sinh được 6 người con. |
Với 6 người con của mình, GS Tạ Quang Bửu chưa bao giờ đặt ra cho các con một yêu cầu cụ thể, một sự dạy dỗ cụ thể mà hướng vào những hoạt động bổ ích như thể thao, đọc sách...
Thế nhưng, ông cũng nhanh chóng “điều chỉnh” nếu thấy con mình mải mê mà sao nhãng việc học.
Có một câu chuyện mà ông Chính khắc ghi. Đó là khi đang học lớp 10, một bên chân phải của ông Chính bị teo, phải đi bấm huyệt nhiều lần mới khỏi. Sau khi khỏi, ông lại say mê đá bóng đến mức lắm khi quên cả học.
Nhận ra sự lơ là của con, một ngày, GS Tạ Quang Bửu gọi cậu con trai lại và hỏi: “Con ham chơi bóng mà không chịu học hành gì, thế con đá bóng có giỏi bằng Ba Đẻn không? (Ba Đẻn là cầu thủ nổi tiếng của đội Thể Công thời kỳ đó).
Câu nói của bố làm ông Chính như tỉnh ra, sau đó đã tập trung học trở lại.
![]() |
Ít ai biết GS Tạ Quang Bửu còn là Chủ tịch Hội Điền kinh Việt Nam |
Một hành động của GS Tạ Quang Bửu mà các con rất lấy làm tự hào. Đó là GS Tạ Quang Bửu thường để bằng khen, chứng nhận của con cái dưới mặt kính bàn làm việc. Con cái nhìn vào đó mà phấn đấu.
Còn một câu chuyện khác về việc “không chiều con” của cố GS Tạ Quang Bửu cũng được ông Chính nhắc lại. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, ông Chính đã thi vào Trường ĐH Bách Khoa.
Thời gian đó, GS Tạ Quang Bửu đang làm Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Thế nhưng, GS đã hỏi ông Chính rằng “Nguyện vọng của con thế nào? Hay là con đi bộ đội để rèn luyện tốt hơn trước đã?”. Nghe theo lời bố, ông Chính bảo lưu kết quả trúng tuyển vào Trường ĐH Bách khoa để đi bộ đội. Hai năm sau, ông Chính mới trở về học đại học.
Ông Chính cũng quan sát và cho rằng giữa "Bộ trưởng Tạ Quang Bửu" và "GS, nhà khoa học Tạ Quang Bửu" không có sự phân cách.
![]() |
Vừa làm quản lý, GS Tạ Quang Bửu vẫn say sưa nghiên cứu và giảng dạy. |
“Ông là nhà khoa học làm quản lý nên ông phải làm quản lý có khoa học và làm khoa học phải phục vụ quản lý để phát triển.
Ông luôn mang kiến thức và nhiệt huyết để phụng sự Tổ quốc. Trách nhiệm cao với công việc là bài học lớn của ông dành cho con cháu. Và một bài học nữa ông để lại chính là đạo đức là cốt lõi để xây dựng nhân cách của mỗi người” – ông Chính chia sẻ.
Có một câu nói của GS Tạ Quang Bửu hay được mọi người nhắc đến là "Điều cốt yếu không phải là sống là gì. Điều cốt yếu là làm gì trong lúc sống".Câu này được ông viết trong cuốn sách Sống. Nhưng với ông Tạ Quang Chính, còn một câu nói khác của người cha đáng kính đã theo ông trong suốt hơn 40 năm sau này.
![]() |
Cuối năm 1976, ông thôi cương vị Bộ trưởng và làm hết nhiệm vụ đại biểu Quốc hội Khoá VI mà ông đã tham gia liên tục từ Khoá I. Về nghỉ, ngoài việc tổ chức các nhà khoa học đi giúp cơ sở, ông có điều kiện chăm lo gia đình. Ông cũng vẫn say sưa nghiên cứu khoa học. |
Đó là khi ông Chính quyết định nhập ngũ thay vì học ngay lên đại học, GS Tạ Quang Bửu đã rất mừng và nhắn nhủ: "Sẽ rất vất vả, ác liệt. Cố gắng!".
“Đó là lời căn dặn duy nhất của ông và nó theo tôi suốt 43 năm quân ngũ” – ông Tạ Quang Chính tâm sự.
Trong gia đình GS Tạ Quang Bửu có một lệ được gìn giữ suốt thời gian dài. Đó là khi người con nào mới lập gia đình thì hai vợ chồng, rồi sau là những đứa cháu sẽ ăn chung với ông bà. Thời gian ăn chung sẽ kéo dài cho đến khi một gia đình mới ra đời… "Cha tôi là một người có trách nhiệm cao với vợ con cũng như trong mọi công việc được giao. Dù là lúc yên bình hay khó khăn, gia đình chúng tôi thực sự hạnh phúc bên nhau. Cho đến những ngày cuối cùng của cha, cha và mẹ vẫn xưng hô với nhau hai tiếng “anh” và “em”. Âm hưởng của thanh âm này đã và sẽ là nền tảng hạnh phúc cho mỗi gia đình sáu anh em chúng tôi…" - ông Chính chia sẻ. |
Ngân Anh - Ảnh tư liệu của gia đình GS Tạ Quang Bửu
Ông Dương Trung Quốc lý giải vì sao "thế hệ vàng" của GS Vũ Đình Hòe và những trí thức lớn đương thời là một hiện tượng lịch sử khó quên, thừa hưởng những tố chất mà những thế hệ trước và sau nó không thể có.
" alt=""/>GS Tạ Quang Bửu và câu nói được con trai mang theo suốt 43 năm quân ngũ