当前位置:首页 > Thời sự > Nhận định, soi kèo Nam Định vs Thể Công Viettel, 18h00 ngày 19/1: Khó cho cửa trên 正文
标签:
责任编辑:Thế giới
Nhận định, soi kèo Getafe vs Barcelona, 03h00 ngày 19/1: Barca bật chế độ “hủy diệt”
Suốt 9 năm, mặc dù tiếng mẹ đẻ dần mai một nhưng trong lòng cô chưa bao giờ nguôi nỗi nhớ quê hương. Cô luôn khát khao được về nhà.
9 năm lưu lạc xứ người
Bố mẹ Dân sinh được ba người con. Cô là con thứ hai. Ngôi nhà của gia đình Dân nằm ở bản Sơn Thành - một bản làng xa xôi, heo hút.
Bà Xeo Thị Oanh - mẹ Dân quanh năm cắm mặt vào nương rẫy. Bố Dân nghiện ma túy nặng, trong nhà có bất cứ thứ gì bán được, ông đều tìm cách mang đi.
Cô gái Kha Thị Kim Dân và mẹ. Ảnh: Sĩ Ỏn |
Dân nhiều lần chứng kiến cảnh mẹ còng lưng trên nương, khóe mắt ướt sau đêm thức trắng. Cô thương mẹ, sau giờ học, lên rẫy hái rau mang ra chợ bán.
Mười hai tuổi, Dân gầy gò, đen đúa cõng rau đi bán. Trên đường đi, cô gặp người họ hàng. Người này rủ Dân sang Lào làm, hứa sẽ tìm cho cô công việc, kiếm tiền gửi về giúp mẹ.
Cô bé ngây thơ, chưa va vấp sự đời nhanh chóng bị thuyết phục. Sau chuyến xe đường dài, Dân giật mình biết mình bị lừa. Nơi cô đến không phải Lào mà là Hà Nam (Trung Quốc).
Gia đình nghèo mua cô về làm vợ cậu con trai cả. Họ nhìn thấy Dân bé xíu, đôi mắt ầng ậc nước, bỗng động lòng trắc ẩn. Vợ chồng đó nhận Dân làm con nuôi và từ bỏ ý định ban đầu.
Bố mẹ nuôi thương Dân như con gái ruột. Họ lấy giấy bút về dạy cô tiếng Trung.
Tháng ngày còn nhớ tiếng Việt, Dân nắn nót viết tên bố mẹ, chị gái và em trai cùng địa chỉ gia đình vào quyển vở. Đó là cách cô ghi nhớ lại gốc tích của mình.
Nơi xứ người, Dân theo bố mẹ nuôi trồng trọt, chăn nuôi. Hai năm đầu, gần như cô không giao tiếp, không trò chuyện cùng ai.
Một phần vì không hiểu tiếng bản địa, một phần vì cô sợ. Đêm nào cô gái nhỏ cũng khóc, thầm gọi tên mẹ, lo mình bị bán thêm một lần nữa.
Trong lòng Dân chứa đầy sự hoảng loạn. Cô luôn khắc khoải mong mẹ tìm được đến đây, đưa cô về.
Ngày này qua tháng khác, cô gái Việt Nam dần chấp nhận rằng, có thể cả cuộc đời này, cô không còn gặp lại mẹ nữa.
Bố mẹ nuôi thương cảm, giúp đỡ Dân hòa nhập với cuộc sống mới. Cô cũng tự học cách sinh tồn, thích nghi…
Ở Việt Nam, bà Oanh mỏi mắt ngóng tin con. Một tháng sau khi bán Dân, người họ hàng kia về nước. Bà ta báo cho mẹ Dân biết, cô đã sang Lào rửa bát thuê. Cuối năm sẽ mang tiền về.
Bà Oanh nào cần tiền của con gái, bà chỉ mong con bình an là đủ. Hai Tết trôi qua, ngày đoàn tụ càng xa vời.
Người mẹ nghèo sang nhà họ hàng hỏi tin con nhưng bà ta đã bỏ đi biệt tích. Một thời gian sau, thông tin người họ hàng bị bắt vì buôn bán người trái phép, bà mới hay con gái mình đã bị bán.
Bà định đi tìm con. Mọi người lên tiếng can ngăn, bởi biển người mênh mông bà biết đến đâu tìm. Trong khi đó, ở nhà, bà vẫn còn hai đứa con phải lo.
Nếu không cẩn thận, có thể chúng lại là nạn nhân tiếp theo của bọn buôn người. Bà nén đau, đành từ bỏ ý định. Năm 2017, vợ chồng bà Oanh ly hôn. Năm 2019, bà đi bước nữa.
Đường về nhà
Năm tháng lưu lạc xứ người, Dân không có giấy tờ tùy thân nên bố mẹ nuôi không cho cô đi đâu xa, sợ người ta bắt được lại sinh phiền phức.
Mãi 4 năm sau ngày bị lừa bán, cô mới được ra ngoài xa hơn. Dân đi bán quần áo thuê, kiếm tiền gửi về cho bố mẹ nuôi nhưng họ trả lại, dặn cô để dành phòng thân.
Lúc này, Dân gần như quên hết tiếng Việt. Tại đây, cô có nhiều người bạn mới. Cô từng kể cho họ câu chuyện của mình. Bạn bè khuyên Dân nên báo cho công an nhưng cô không dám.
Các ban, ngành và đoàn thể đến động viên Dân. |
Tháng 5/2019, cô quen một chàng trai Việt Nam tên Phương (22 tuổi) đang làm việc và sinh sống ở Trung Quốc qua mạng xã hội wechat. Cô nhờ người này đăng thông tin tìm giúp mình gia đình ở Việt Nam.
Chàng trai tốt bụng đăng thông tin lên Facebook. Thông tin được anh Cụt Sĩ Ỏn - Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã Tà Cạ (Kỳ Sơn, Nghệ An) xem được. Anh Ỏn liên lạc với Phương và cho biết, Dân là cháu họ của mình.
Dân trò chuyện với mọi người bằng vốn tiếng Việt ít ỏi. |
“Để Phương tin tưởng, tôi phải gửi ảnh mình đang đứng trong UBND xã Tà Cạ để cậu ấy cho Kim Dân xem. Khi Kim Dân xác nhận đúng là họ hàng, Phương mới kết nối cho hai bên gặp nhau”, anh Ỏn nhớ lại.
Anh Ỏn và gia đình báo tin lên cơ quan chức năng. Công an tỉnh Nghệ An vào cuộc xác minh và liên hệ với các tổ chức, giải cứu Dân về nước.
Giây phút đoàn tụ, bà Oanh chạy đến ôm con vào lòng. Gần 10 năm mòn mỏi đợi tin, có lúc bà nghĩ con đã chết. Bà không ngờ, có ngày mẹ con còn nhìn thấy nhau. Câu đầu tiên Dân nói là: “Con nhớ mẹ”.
Thời gian trong khu vực cách ly, sống cùng người Việt Nam, cô đã nhớ lại được một chút tiếng Việt.
Những ngày mới về Việt Nam, Dân cảm giác lạ lẫm với chính người thân. Bà Oanh cố làm cho con gái vui, cố cho con hiểu mình yêu con thế nào.
Thế nhưng, bà khóc hết nước mắt khi con gái bày tỏ nguyện vọng, muốn làm hộ chiếu để quay lại Trung Quốc sống. Chín năm qua, cô đã quen thuộc với bên đó. “Tôi không muốn con đi đâu nữa”, bà Oanh nghèn nghẹn nói.
Dân chia sẻ, cô có mối tình 2 năm với chàng trai Trung Quốc. Họ dự định sẽ kết hôn.
Mặc dù được mẹ và gia đình yêu thương nhưng cô lạc lõng khi ai cũng có cuộc sống riêng. “Tôi sống ở đâu, Việt Nam vẫn là quê hương, là nguồn gốc của tôi. Đó là lý do, tại sao 9 năm qua tôi luôn đau đáu tìm đường về. Giờ tôi có 2 gia đình", Dân thổ lộ.
Một ngày tháng Chín, Dân cùng mẹ và chị gái lên UBND xã Tà Cạ làm căn cước công dân, chuẩn bị giấy tờ làm hộ chiếu.
Ông La Pa Vin - Phó Chủ tịch UBND xã Tà Cạ (Kỳ Sơn, Nghệ An) thông tin: “Kim Dân là nạn nhân trở về sau 9 năm bị lừa bán sang Trung Quốc. Phòng LĐTB&XH cùng cơ quan ban ngành đã đến thăm hỏi, tặng quà và động viên Kim Dân. Cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn gia đình các thủ tục cần thiết, cấp quyền công dân cho cô.
Những năm qua, tệ nạn buôn bán người qua biên giới diễn ra phức tạp. Chính quyền địa phương liên tục có những biện pháp tuyên truyền, giáo dục đồng bào đề cao cảnh giác, giảm thiểu tình trạng này”.
Ngày nào cũng như ngày nào, ông lão đến bệnh viện để tìm vợ. Ông nói, vợ ông đang được điều trị ở đây. Khi biết sự thật, các nhân viên y tế đều cảm động.
" alt="Cô gái bị bán sang Trung Quốc, tìm đường trở về sau 9 năm lưu lạc"/>Cô gái bị bán sang Trung Quốc, tìm đường trở về sau 9 năm lưu lạc
Thị trường có nhịp hồi nhẹ khi trở lại phiên chiều, nhưng chưa đủ để đảo chiều xu hướng. Áp lực giảm của VHM khiến nỗ lực kéo chỉ số về sắc xanh trở nên khó khăn. Đà giảm dần lan rộng khi bên cầm cổ phiếu mất kiên nhẫn. VN-Index nới rộng sắc đỏ theo thời gian giao dịch.
" alt="Tiền vào chứng khoán thấp nhất 5 tháng"/>Gặp gỡ rồi phải lòng nhau từ bao giờ chẳng biết, sắp tới chúng tôi dự tính về chung một nhà vào dịp cuối năm. Anh tốt tính, biết chăm lo cho gia đình, sống chan hòa với mọi người. Tôi chẳng có gì phàn nàn về anh. Dù vậy, lòng tôi cứ mãi lấn cấn chuyện sống chung với con riêng của chồng. Liệu chúng tôi có hòa hợp và an yên?
Ảnh minh hoạ |
Con bé tuổi lên mười khá ngoan ngoãn và lễ phép mỗi khi tôi đến nhà chơi. Vì sớm xa mẹ từ bé nên dường như con thiếu thốn hẳn cảm giác được chuyện trò, tâm sự. Thỉnh thoảng con cứ cầm tay tôi thủ thỉ chuyện trường lớp, bạn bè như hai người bạn. Mọi chuyện vẫn ổn và rất ổn cho đến khi con bé biết chúng tôi sắp cưới nhau.
Dạo gần đây, con hay nhìn tôi mông lung nghĩ ngợi. Con ít cười nói hẳn và chẳng còn níu tay tôi như mọi hôm. Sau hôm mẹ con đón về nhà ngoại một tuần, con gặp tôi và xa cách hẳn đi. Tôi chẳng biết mọi người đã nhỏ to thế nào về mình, có dọa dẫm con về cảnh “mẹ ghẻ con chồng” mà sao ánh mắt con chẳng còn trong veo như trước nữa.
Biết hạnh phúc khó tìm, niềm vui khó kiếm nên tôi luôn cố gắng, nỗ lực gấp bội phần cho mái ấm vốn đã chông chênh ngay từ khi bắt đầu của mình. Nhận ra sự thay đổi trong ánh mắt, nụ cười và thái độ của bé con, tôi càng tìm cách đến gần con hơn, dùng sự chân thành của mình để khỏa lấp đi những nghi ngại, băn khoăn, vương vấn trong con.
Đầu tuần vừa rồi, tôi đón bé con về nhà ở tạm vì bố cháu đi công tác. Bắt đầu cảnh sống thử với con chồng, tôi bật cười nghĩ ngợi về một tương lai tươi sáng cho mình, cho con. Sáng, tôi đèo con đến trường sau khi chải và tết cho con mái tóc bồng bềnh xinh xinh. Chiều, chúng tôi rủ nhau vào bếp nấu ăn rồi kéo nhau ra phố đi bộ đón gió đêm lồng lộng.
May quá, sau một tuần sống thử với con chồng, tôi đã kịp níu giữ lại những tình cảm thương mến trước đây, nối gần sợi dây yêu thương giữa hai con người xa lạ. Và tôi hy vọng rằng, con sẽ nhận ra sự chân thành trong từng lời nói, hành động của mình mà chấp nhận một thành viên mới trong gia đình. Một đám cưới sẽ diễn ra, con không hề mất cha mà có thêm người mẹ…/.
Chồng tôi đã ly hôn với vợ cũ nhưng vẫn giữ kỷ niệm với người đó trong căn phòng ngủ của chúng tôi.
" alt="Tôi tập sống thử với… con chồng"/>Nhận định, soi kèo Inter Milan vs Empoli, 2h45 ngày 20/1: Chiến thắng nhọc nhằn
Cô gái ở TP.HCM gây chú ý tại chương trình hẹn hò khi chia sẻ về mối tình cũ của mình.
" alt="Những người yêu nhau, đi một vòng liệu có về bên nhau?"/>Vào dịp này, các gia đình thường biện một lễ cúng thần linh, gia tiên và lễ cúng cô hồn (cúng chúng sinh).
Theo tư vấn của nghệ nhân ẩm thực Nguyễn Thị Lâm (Bát Tràng, Hà Nội), do ngày này trùng với lễ Vu Lan báo hiếu và Xá tội vong nhân nên khi chuẩn bị mâm cúng, ta cần chuẩn bị 3 mâm.
Mâm cúng Phật
Với các Phật tử, Rằm tháng Bảy là một ngày lễ lớn. Theo giáo lý nhà Phật, lễ cúng không quan trọng ở mâm cao cỗ đầy mà cốt ở lòng thành của mỗi người.
Lễ cúng Phật cần được đặt ở nơi cao nhất trên bàn thờ. Nếu dùng hoa tươi nên chọn hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu, hoa hồng, hoa cúc… Đồ cúng thường là cỗ chay hoặc ngũ quả, nước lọc.
Gia chủ có thể làm mâm cỗ chay gồm: Giò, chả chay, nem chay hoặc nem nấm, canh nấm hoặc rau củ quả, đậu hũ...
Mâm cỗ chay cúng Phật. Ảnh: Tô Hưng Giang |
Mâm cúng thần linh và gia tiên
Nếu cúng Phật là cỗ chay, mâm cúng gia tiên thường là cỗ mặn. Đối với mâm lễ cúng tổ tiên chúng ta thường sắp xếp "trên chay dưới mặn" tức là trên hoa quả, dưới là cỗ mâm mặn. Các món ăn nấu tùy theo điều kiện gia đình hoặc là các món mà ngày xưa ông bà tổ tiên thích ăn.
Mâm cúng cơ bản cho ngày Rằm tháng Bảy thường có gà luộc, canh miến mọc, xôi đỗ xanh, thịt bò xào, chả nem, tôm hấp sả...
Các gia đình có thể chọn thực phẩm theo mùa, chế biến món ăn phù hợp với khẩu vị gia đình mình.
Lưu ý: Bạn nên cúng Phật và cúng gia tiên vào buổi sáng.
Mâm cỗ mặn cúng Rằm tháng Bảy. Ảnh: Vũ Thanh Hoan |
Mâm cúng chúng sinh
Lễ cúng cô hồn được thực hiện vào buổi chiều tối ngày 14/7 hoặc 15/7. Bởi vì, người ta quan niệm, đây là thời gian những vong linh trên đường trở về địa ngục nên cũng là lúc cúng cô hồn chuẩn nhất.
Trên mâm cúng chúng sinh, lễ vật gồm có:
Muối gạo (1 đĩa sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng sau khi cúng xong), cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ), hoa quả (5 loại 5 màu), 12 cục đường thẻ.
Theo truyền thống xưa, các gia đình sẽ mua quần áo chúng sinh bằng giấy nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng...).
Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây Giáo hội Phật giáo Việt Nam khuyến cáo không nên sử dụng vàng mã, tránh lãng phí. Đồng thời Giáo hội cũng cấm đốt vàng mã trong các cơ sở thờ tự. Bởi vậy, các gia đình có thể cân nhắc hình thức này.
Các loại bỏng ngô, bánh, kẹo, tiền vàng (tiền thật và tiền vàng mã), khoai lang, ngô, sắn luộc, mía (để nguyên vỏ và chặt tùng khúc nhỏ độ 15 cm).
Nước: 3 ly nhỏ, 3 cây nhang , 2 ngọn nến nhỏ.....
Món cháo loãng không thể thiếu trong lễ cúng cô hồn. Bởi vì người ta tin rằng món này dành cho những linh hồn bị đày đọa phải mang một thực quản nhỏ hẹp không thể nuốt được thức ăn thông thường.
Bày lễ và cúng ngoài trời hoặc trước cửa chính ngôi nhà. Gia chủ có thể đọc các bài văn cúng hoặc khấn nôm theo tâm nguyện. Kết thúc lễ cúng cô hồn, gạo, muối được vãi ra sân, đường, sau đó là đốt vàng mã.
Về phương diện cúng Rằm tháng Bảy, nhà văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ đưa ra 1 số lưu ý theo tập tục của dân gian, các bạn có thể tham khảo thêm:
1/ Lễ cúng cô hồn là không cúng xôi, gà, heo. Chỉ cúng cô hồn bằng các món ăn chay, không cúng đồ mặn vì sẽ khơi dậy tham, sân, si.
2/ Lễ cúng cô hồn thực hiện vào buổi chiều tối vì ban ngày ánh nắng mặt trời rất mạnh trong khi các cô hồn vừa được thả ra rất yếu.
3/ Việc cúng cô hồn phải được hoàn tất vào ngày 15/7 âm lịch.
4/ Nên thăm mộ phần của người thân trong gia đình ở ngoài nghĩa địa hay trong chùa chiền, nơi lưu giữ các lọ hài cốt. Vì tháng cô hồn còn gọi là Tết của những người âm.
5/ Nếu biết tụng kinh thì nên trì tụng (Chú Đại bi, chuẩn đề, Vu Lan báo hiếu, Địa tạng).
6/ Nên hạn chế sát sinh các con vật.
7/ Đối với mâm cúng Phật, thần linh và gia tiên thì cúng trong nhà, còn cúng chúng sinh thì cúng ngoài trời, trước cửa nhà hoặc ở chùa.
+ Khi tung gạo muối chúng sinh thì tung ra ngoài chứ không tung từ ngoài vào trong nhà.
+ Đối với gia đình thờ Phật thì mâm cúng chay phải đặt cao nhất, rồi mới đến mâm cúng thần linh và gia tiên.
"Những điều kiêng kỵ hay nên làm trong tháng cô hồn đều là những quan niệm dân gian truyền miệng, không ai hay một ngành khoa học nào có thể chứng minh. Tuy nhiên, với suy nghĩ “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” nên người dân vẫn luôn chú trọng làm theo", ông Hùng Vĩ nói.
Rằm tháng Bảy, các gia đình thường làm lễ cúng gia tiên, thần linh và cúng bố thí cho các vong hồn lang thang.
" alt="Mâm cúng Rằm tháng 7 chuẩn xác nhất năm 2020"/>Ngoài phố đi bộ Hồ Gươm, cặp đôi còn thực hiện bộ ảnh ở khu vực cầu Long Biên, hồ Tây và một số con phố của Hà Nội.
Tác giả bộ ảnh là anh Lê Cao Hải (SN 1984, Hà Nội). Anh Hải cho biết, nhân vật chính trong bộ ảnh này là cặp đôi Hà Nội đã yêu nhau hơn 2 năm.
Họ muốn thực hiện một bộ ảnh ghi lại hình ảnh cặp đôi thoải mái thể hiện tình cảm, yêu thương nhau giữa cuộc sống vội vã, xô bồ.
Anh Hải cho biết: “Ý tưởng bộ ảnh là của tôi. Tôi muốn thể hiện bộ ảnh cưới về đôi bạn trẻ thả hồn yêu nhau mặc kệ ngoài kia mọi người vẫn cứ vội vã với việc riêng của mình.
Một số hình ảnh trong bộ ảnh của nhiếp ảnh gia Lê Cao Hải |
Nhiếp ảnh gia này chia sẻ thêm: “10 năm làm trong ngành ảnh, tôi cũng chứng kiến nhiều cảnh các bạn trẻ yêu nhau nhưng bị chi phối bởi nhiều thứ lễ giáo, tập quán cổ hủ, đánh mất hạnh phúc cá nhân. Cuộc sống này là của chúng ta, ai cũng chỉ có một lần tuổi trẻ, ai cũng chỉ có một lần để sống và say đắm".
Ngay cả đến các bạn trẻ bây giờ, khi ở ngoài xã hội vẫn rất e ngại và không dám đối diện, sống thật với chính cảm xúc của mình. Vì vậy tôi muốn truyền tải thông điệp: Phải "dũng cảm" thì mới thật sự hạnh phúc”.
Xung quanh những ý kiến trái chiều như bộ ảnh gây cản trở giao thông, bị lực lượng chức năng mời lên trụ sở công an phường, nam nhiếp ảnh sinh năm 1984 phủ nhận.
Anh nói: “Thời gian thực hiện bộ ảnh từ 4h chiều đến 7h tối. Tại phố đi bộ Hồ Gươm, chúng tôi vừa bày đồ ra chụp được 2 phút thì những người giữ trật tự ra nhắc không để xe máy ở đài phun nước. Vì vậy ekip rời đi luôn. Địa điểm chúng tôi đặt để chụp là khu không có xe máy đi lại, chính vì vậy không có chuyện cản trở giao thông”.
Anh Hải cũng khẳng định, ekip chọn di chuyển bằng xe máy để tránh ùn tắc giao thông. “Cũng chính vì di chuyển bằng xe máy nên việc mang đồ hơi vất vả. Mọi người luôn phải gấp gáp, nhanh gọn”, anh nói.
Anh Lê Cao Hải cũng dành lời khen cho cô dâu chú rể. Có thời gian yêu nhau hơn 2 năm nên cả 2 đều rất thoải mái, tự nhiên trong việc thể hiện tình cảm, tạo dáng.
Họ khá phiêu và tự nhiên trước mỗi shoot hình. Sau khi nhận được nhiều lời khen, chê trái chiều, vì là những người trẻ, tâm lý cô dâu và chú rể khá thoải mái.
“Chỉ có điều, một số người hiểu nhầm trong bộ ảnh cô dâu đã nude nhưng sự thật không phải như thế. Ai dám nude giữa phố bao giờ”, anh Hải nói.
“Khó nhất khi thực hiện bộ ảnh này chính là vì di chuyển và setup. Đi bằng xe máy, nên đôi lúc cả nhóm bị lạc nhau, thậm chí là lạc đường. Việc tháo dỡ đồ để dựng, chụp tại từng địa điểm cũng rất khó khăn”, anh nói thêm.
Tác giả bộ ảnh phủ nhận thông tin cô dâu và chú rể nude trong các shoot hình |
Ngoài ý kiến cho rằng ekip thợ chụp ảnh gây cản trở giao thông, một số khán giả cũng chỉ trích ý tưởng ảnh cưới không phù hợp với nơi công cộng, gây phản cảm...
Về vấn đề này, anh Lê Cao Hải chia sẻ: “Với nhiều người trong nghề hoặc những bản trẻ có xu hướng sống vì bản thân, họ đánh giá cao bộ ảnh. Còn với những người chưa quen nếp sống này thì họ vẫn cần mất nhiều thời gian để tiếp nhận.
Việc tiếp nhận cái mới khi người ta chưa hiểu, gây những phản ứng ngay tức thời là điều khó tránh khỏi. Cái gì mới cũng cần thời gian!”.
Nam nhiếp ảnh gia cho biết, trước đây anh cũng từng có một số bộ ảnh độc, lạ nhưng đây là bộ ảnh đầu tiên gây nhiều ý kiến trái chiều đến vậy.
Tuy nhiên anh Lê Hải Cao bày tỏ, anh vẫn sẽ tiếp tục sáng tạo thêm những bộ ảnh với ý tưởng độc, lạ để truyền tải các thông điệp nhân văn đến giới trẻ.
Trao đổi với báo VietNamNet, ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho biết, sau khi thấy dư luận phản ánh về vụ việc, sáng nay, ngày 18/9, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã giao cho Thanh tra Sở đi kiểm tra, nắm tình hình về vụ việc trên. |
Cách nhau tới 34 tuổi, cặp đôi lệch tuổi này vẫn quyết tâm đến bên nhau trước sự ngỡ ngàng của những người xung quanh.
" alt="Nhiếp ảnh gia nói về bộ ảnh cưới ‘chăn gối trên phố’ gây bão mạng"/>Nhiếp ảnh gia nói về bộ ảnh cưới ‘chăn gối trên phố’ gây bão mạng