Mùa bóng 2019-20 ở châu Âu bây giờ mới bắt đầu tiếp diễn, sau cuộc khủng hoảng vì đại dịch Covid-19, gây những thiệt hại khủng khiếp về nhiều mặt.
![]() |
Chelsea gây ồn ào chuyển nhượng |
Chelsea đang chuẩn bị cho sự trở lại của Premier League, với nhiệm vụ duy trì một chỗ trong top 4, cùng chiếc vé tham dự Champions League mùa sau.
Thật khó có chuyện Chelsea tuột vé Champions League, kể cả trường hợp Man City được Tòa án Trọng tài Thể thao quốc tế (CAS) ủng hộ, trong cuộc kháng án chống lại án phạt của UEFA (cấm ra châu lục trong hai mùa).
Trong lúc chuẩn bị cho cuộc chiến trên sân cỏ, Chelsea của Frank Lampard sớm thực hiện những thương vụ chuyển nhượng đình đám, hướng đến mùa giải mới 2020-21.
Trước khi đại dịch Covid-19 bùng nổ, Chelsea có được chữ ký của Hakim Ziyech từ Ajax với giá chuyển nhượng 36 triệu bảng. Giờ là thỏa thuận cùng Timo Werner.
Ziyech có thể ít danh tiếng, nhưng chất lượng chuyên môn sớm được khẳng định. Timo Werner là sự kết hợp của cả hai yếu tố. Anh khiến cả thế giới phải nhắc về mình, với hiệu suất tấn công ấn tượng.
Ở Premier League, MU nói nhiều hơn làm. Man City vẫn chưa rõ tương lai để có thể tính toán xây đội hình. Liverpool thiệt hại tài chính nên chưa thể mua ai. Tottenham cũng vậy. Arsenal thì từ lâu trở nên lép vế so với phần còn lại.
![]() |
Timo Werner là chiến thắng của Chelsea |
Giữa sự ảm đạm chung, Chelsea nói ít mà mua nhiều. Một cuộc cách mạng trên hàng công mà Frank Lampard thực hiện, đưa Chelsea qua mặt cả Real Madrid và Barca - những kẻ đang tìm cách hạn chế thiệt hại về kinh tế.
Những người học trò xuất sắc của Mourinho
Năm 2015, Mourinho phải cúi đầu rời Stamford Bridge. Ông bị Chelsea sa thải (lần hai), và không ít người hâm mộ quay lưng. Sau này, khi dẫn MU, ông tiếp tục bị CĐV la ó khi trở lại London.
Nhưng Mourinho - người đã qua đỉnh cao - vẫn còn ảnh hưởng lớn đến Chelsea hiện tại. Ít nhất là thành phần quản lý chuyên môn, cũng như các "bom tấn" vừa qua.
![]() |
Chelsea thao túng chuyển nhượng nhờ những học trò giỏi của Mourinho |
Ở đây, đầu tiên phải đề cập đến Lampard. Mùa giải đầu tiên, "Người không phổi" không được mua cầu thủ vì án cấm chuyển nhượng từ FIFA.
Tháng Giêng 2020, Chelsea được giảm án. Nhưng Lampard không mua người. Bởi vì, chuyển nhượng tháng Giêng chỉ đơn giản chắp vá đội hình, không mang ý nghĩa xây dựng tương lai lâu dài.
Lampard là học trò cưng một thời của Mourinho, cùng nhau giúp Chelsea giành không ít vinh quang.
Có thể nói, chiến thuật khác nhau, nhưng cách nhìn và mua người giữa Lampard và Mourinho khá tương đồng.
Hỗ trợ cho Lampard là Petr Cech, một trong những thủ môn huyền thoại của Chelsea. Anh hiện quản lý về chuyên môn. Chính xác thì cựu thủ thành người CH Czech giữ cương vị tương tự Giám đốc Thể thao.
![]() |
Makelele cũng có vai trò quan trọng ở Chelsea hiện nay |
Cech - một học trò xuất sắc khác của Mourinho - xây dựng chiến lược cụ thể và lâu dài. Từ đó, anh chọn những ai phù hợp với bản sắc Chelsea rồi chiêu mộ.
Hỗ trợ cho Cech và Lampard là Claude Makelele. Một người bị Florentino Perez chê không đủ khả năng chơi bóng cho Real Madrid, khi làm việc cùng Mourinho, trở thành tiền vệ phòng ngự như trình diễn nghệ thuật.
Makelele được ông chủ Roman Abramovich đưa về Stamford Bridge làm Cố vấn Kỹ thuật. Cựu tiền vệ người Pháp trực tiếp phân tích các vấn đề với Cech, rồi kết hợp cùng ý kiến của Lampard để đưa ra kết quả cuối cùng.
Tam tấu Makelele - Cech - Lampard sẽ còn thực hiện ít nhất một bom tấn nữa. Những học trò xuất sắc ngày nào của Mourinho đang cùng nhau kiến tạo một Chelsea mới, để trở lại đỉnh vinh quang Premier League.
Đại Phong
" alt=""/>Chelsea ồn ào chuyển nhượng nhờ những học trò giỏi của MourinhoThu Vân hiện đang là Quản lý chương trình cấp cao tại trụ sở chính của Amazon (Seattle, Mỹ).
Năm 2012, sau khi vừa ăn Tết xong, Vân khăn gói qua Malaysia để nhận công tác tại nơi làm việc mới. Đây cũng là công việc cô đã gắn bó trong suốt 4 năm sau đó. Ban đầu, Vân đảm nhận vị trí là chuyên viên của Trung tâm hỗ trợ nhân viên, sau đó nhờ nỗ lực, cô gái Việt được phân lên làm trưởng nhóm.
“Trong khoảng thời gian đó, công việc ngày càng nhiều, nhưng tôi vẫn xung phong làm thêm các dự án mà trung tâm cần. Tôi cứ thế cống hiến, không đòi hỏi tăng tương vì coi đây là những cơ hội để được học tập, trau dồi thêm về chuyên môn”.
Nhờ những cống hiến ấy, công ty đề xuất cấp học bổng cho Vân học lên thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh tại ĐH Khoa học Malaysia. Cô gái Việt cũng là một trong số ít nhân sự của công ty được cử đi học khi ấy. Vân hoàn thành chương trình rất nhanh, chỉ mất khoảng 2 năm cho chương trình học này.
Đến cuối năm 2015, Vân kết hôn và quyết định cùng chồng sang định cư tại Mỹ. Khi ấy, cô vẫn tiếp tục làm việc tại Công ty Intel tại Mỹ, nhưng chuyển sang bộ phận Phân tích kinh doanh cấp đa vùng, bao gồm các vùng ở cả châu Á, Âu và Mỹ.
Dân Kinh tế “dấn thân” vào công ty công nghệ
Một năm sau, Vân đổi nơi sinh sống. Do đó, cô quyết định chuyển sang một công việc mới để thử thách bản thân và được học hỏi thêm nhiều hơn.
“Trong suốt 3 tháng, tôi tích cực gửi đơn xin việc ở khắp nơi. Tôi rải khoảng 1.000 lá đơn xin việc ở nhiều vị trí, nhưng đa phần là từ chối. Trước đây, công việc của tôi là làm ở các trung tâm hỗ trợ. Những công việc này ở Mỹ không được đánh giá cao. Họ cho rằng, những kỹ năng tôi có không đủ để làm ở các công việc khác”.
Chỉ khoảng 2% trong số đó đồng ý cho cô gái Việt vào vòng phỏng vấn. Vân nói, mỗi khi có cơ hội, cô đều nỗ lực để chứng minh bản thân có thể làm được nhiều thứ hơn thế. “Tôi thường chia sẻ với nhà tuyển dụng về những dự án mình đã từng làm nhằm cải tiến hiệu suất công việc. Đây là điều những chuyên viên khác tại các trung tâm hỗ trợ rất ngại làm. Nhưng tôi sẵn sàng làm nhiều hơn những thứ được giao và luôn cống hiến hết mình”.
Ở nhiều cuộc phỏng vấn, dù không được nhận vào làm, nhưng Vân cho rằng, đó không phải là thất bại mà là một may mắn. “Nhờ đó, tôi có thể nhìn ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và rút kinh nghiệm cho lần sau”.
Vân tốt nghiệp thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh tại ĐH Khoa học Malaysia.
Riêng tại Amazon, Vân đã rải 250 đơn xin việc cho 250 vị trí, sau đó được gọi cho một số vị trí như hỗ trợ nhân viên, làm phân tích kinh doanh, quản lý dự án,... Cuối cùng, cô quyết định thử sức với công việc đầu tiên tại Amazon là Quản lý hệ thống hỗ trợ nhân viên qua mạng.
Chỉ sau một thời gian ngắn, vị sếp của Vân đã phải công nhận rằng, việc lựa chọn cô vào vị trí này là hoàn toàn xứng đáng. Thậm chí, bà còn tự động đề nghị sẽ nâng lương sớm cho cô gái người Việt.
“Tuy đây không phải là công việc tôi chọn, nhưng nó đến như một cơ duyên và tôi sẵn sàng đón nhận cơ hội ấy”, Vân nói. Sau hơn 1,5 năm, cô tiếp tục thử sức với lĩnh vực mới là làm chuyên viên Phân tích hệ thống kinh doanh tại Amazon.
Nhờ sự chăm chỉ và khả năng cống hiến cho công việc, năm 2020, Vân được đề bạt vào vị trí Quản lý chương trình cấp cao tại trụ sở chính của Amazon theo đúng ước mơ của mình.
Giờ đây, khi nhìn lại chặng đường đã qua, Thu Vân cho rằng, bản thân cô chưa từng có bất kỳ bằng cấp nào tại Mỹ. Nhưng bằng cấp hay điểm số đều không quá quan trọng khi bước vào thị trường lao động. Thay vào đó, ứng viên nên tập trung vào kinh nghiệm và trau dồi kỹ năng nghiệp vụ, chuyên môn
“Điều quan trọng nhất là phải kiên trì, không ngại khó. Đừng ngần ngại đi “gõ cửa” khắp nơi, dù là gõ 300 cánh cửa hay 1.000 cánh cửa đi chăng nữa, thế nào cũng có cánh cửa đang chờ đợi chúng ta.
Và cho dù bản thân có thể bị đánh trượt hàng trăm lần thì đó cũng không được coi là thất bại. Đó chỉ là do chưa tìm được công việc thích hợp mà thôi. Mỗi lần như thế sẽ giúp mình hiểu bản thân hơn, từ đó có thể bù đắp những chỗ còn thiếu. Hãy coi đây là những cơ hội quý giá để rèn luyện bản thân”, Thu Vân nói.
Thúy Nga
Hai lần trượt đại học, bị gần 200 công ty từ chối trước khi trở thành chuyên viên Chính phủ New Zealand, Từ Vinh nói cuộc đời mình không thiếu những “cú trượt dài”. Nhưng, cô chưa bao giờ dừng lại, bởi “bỏ cuộc tức đã chấp nhận thất bại”.
" alt=""/>Cô gái Việt từng rải 1000 đơn xin việc trở thành quản lý tại Amazon