Văn bằng cho bác sĩ chuyên khoa, bác sỹ nội trú nên gọi là gì?
- Dù đã nhiều lần thảo luận về dự thảo Luật Giáo dục Đại học sửa đổi,ănbằngchobácsĩchuyênkhoabácsỹnộitrúnêngọilàgìô tô Bộ Y tế vẫn chưa đồng quan điểm với Bộ GD-ĐT về các nội dung như công nhận trình độ và văn bằng chuyên sâu của đào tạo y tế như thế nào.
Trao đổi với báo chí ông Nguyễn Minh Lợi, Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, một số vấn đề liên quan đến đào tạo nhân lực y tế trong dự thảo chưa thể hiện được tính nhất quán, đồng bộ. Ông Lợi cho rằng không nên bỏ qua trình độ và văn bằng chuyên sâu trong đào tạo nhân lực y tế. Thời gian 6 năm học tập để trở thành bác sĩ không giống như các chương trình cử nhân khác và chương trình đào tạo, năng lực của chuyên khoa và chuyên khoa sâu (ở Việt Nam hiện nay là đào tạo chuyên khoa 1, chuyên khoa 2 và nội trú) cũng khác hẳn chương trình và năng lực đầu ra của thạc sĩ, tiến sĩ.
Cụ thể, trình độ đào tạo và văn bằng giáo dục ĐH của các đối tượng gồm bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa sâu gồm chuyên khoa 1, chuyên khoa 2 không thể hòa cùng với trình độ và văn bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ. Do đó cho rằng cần thiết phải quy định về loại hình trình độ và văn bằng này trong dự thảo luật.
Trao đổi về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT) cho biết:
Khi sửa Luật Giáo dục ĐH, tiếp thu ý kiến của Bộ Y tế, ở một số dự thảo trước, Ban soạn thảo đã đưa vào nhiều quy định về nhân lực (Bác sĩ, dược sĩ…) như Điều 6 (quy định về trình độ đào tạo), Điều 33 (Mở ngành đào tạo), Điều 37 (Tổ chức đào tạo), Điều 38 (Cấp văn bằng chứng chỉ), Điều 45 (Liên kết đào tạo)... và giao cho Chính phủ quy định chi tiết các vấn đề đó.
Trong quá trình lấy ý kiến của các chuyên gia, các đoàn đại biểu Quốc hội, ban soạn thảo nhận đã được nhiều ý kiến khác nhau. Một số ý kiến cho rằng, các trình độ của giáo dục ĐH chỉ nên là cử nhân, thạc sỹ, tiến sĩ như hầu hết các nước khác. Nếu quy định trình độ tương đương thì không minh bạch; khó có cơ chế kiểm soát. Nếu quá nhiều điều giao cho Chính phủ quy định sẽ làm rối và có thể làm giảm hiệu lực của văn bản luật…
Để văn bản luật có tính liền mạch, ổn định, tránh tình trạng mỗi điều, mỗi vấn đề lại có quy định riêng bên cạnh, đồng thời giao cho Chính phủ quy định cụ thể về quy định riêng đó (như đề xuất trong một số văn bản của Bộ Y tế) và thuận lợi trong quá trình hướng dẫn, tra cứu, triển khai và áp dụng vào điều kiện thực tế Việt Nam, ban soạn thảo đã tổng hợp các vấn đề cần quy định riêng trong nội dung sửa Điều 73 và giao cho Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành về xác định chỉ tiêu tuyển sinh, thời gian đào tạo, chương trình đào tạo, điều kiện tổ chức đào tạo, quản lý đào tạo, trình độ tương đương, văn bằng, chứng chỉ.
Ngoài Điều 73 quy định tổng hợp về 8 vấn đề cần quy định riêng cho chương trình định hướng nghề nghiệp chuyên sâu phù hợp với lĩnh vực sức khoẻ và một số lĩnh vực khác, dự thảo còn 3 điều có quy định riêng cho lĩnh vực sức khoẻ là Điều 33 (mở ngành đào tạo), Điều 37 (Tổ chức đào tạo), Điều 45 (liên kết đào tạo). Như vậy, có thể nói hầu hết các đề xuất của Bộ Y tế đã được ban soạn thảo tiếp thu, chỉ khác về kỹ thuật thể hiện trong dự thảo.
Tuy nhiên, Bộ Y tế lại nhìn nhận: Trong y khoa đào tạo song song theo cả 2 hướng hàn lâm và chuyên nghiệp. Nếu không quy định về trình độ cụ thể cho đối tượng đào tạo nhân lực này trong luật, mà giao Chính phủ quy định về xác định chỉ tiêu, thời gian đào tạo… như ở Điều 73, sẽ chỉ làm rối hệ thống thêm mà không giải quyết được việc nâng cao chất lượng nhân lực ngành y tế.
Lý giải về điều này, bà Phụng cho hay: Theo kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới thì việc quản lý tổ chức đào tạo, quy định trình độ nghề và cấp chứng chỉ nghề nghiệp chuyên sâu thường thuộc thẩm quyền của hiệp hội nghề nghiệp hoặc của cơ quan quản lý chuyên môn. Việc quy định tên văn bằng gắn với tên vị trí việc làm (bác sỹ, dược sỹ, kỹ sư, kiến trúc sư…) trong hệ thống giáo dục quốc dân không phổ biến trên thế giới, chỉ gặp trong mô hình đào tạo của Liên Xô và một số nước Đông Âu trước đây. Tuy nhiên, trong chương trình đào tạo lấy văn bằng của một số nước có tích hợp dạy một số học phần kỹ năng nghề nghiệp chuyên sâu. Những người đã học chương trình đó để lấy văn bằng có thể đuợc miễn các học phần này khi tham gia các chương trình đào tạo nghề nghiệp chuyên sâu. Ban soạn thảo đã tham khảo Luật Giáo dục ĐH của một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Đức, Trung Quốc… thì chưa thấy có nước nào quy định về đào tạo bác sĩ chuyên khoa, bác sỹ nội trú trong Luật Giáo dục ĐH.
Bà Phụng cũng nói thêm, việc quy định như dự thảo là phù hợp với phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến tại Quốc hội ngày 27/10/2018: "Việc đào tạo nhân lực y tế đi theo hai hệ, một hệ hàn lâm là thạc sĩ, tiến sĩ, phó giáo sư là giảng dạy, nghiên cứu, còn hệ thực hành là bác sĩ chuyên khoa, rất quý giá trong thực hành. Hai hệ đó hoàn toàn khác nhau, không thể nói tương đương, không thể nói hệ này kém hệ kia mà mỗi hệ là một nghề, mặc dù chúng ta có thể gọi là bác sĩ.”
Hiện nay, dự thảo đang quy định tiêu chuẩn giảng viên ĐH tối thiểu là thạc sĩ, tiến sĩ. Trong khi đó, các bác sĩ công tác tại các bệnh viện chủ yếu là những người có bằng chuyên khoa 1, chuyên khoa 2 hay nội trú có trình độ chuyên môn tay nghề rất giỏi và đang tham gia giảng dạy. Vấn đề đặt ra là sẽ công nhận đội ngũ giảng dạy này như thế nào?
Bà Phụng giải thích, quy định chuẩn của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ đại học là thạc sĩ trở lên không phải là vấn đề mới trong dự thảo lần này mà đã có từ Luật Giáo dục ĐH 2012. Khái niệm "chuẩn giảng viên" trong Luật Giáo dục ĐH của hầu hết các nước đều đề cập đến là trình độ và văn bằng của các giảng viên giảng dạy tại cơ sở giáo dục đại học, theo hệ thống văn bằng giáo dục quốc gia. Đa số các nước trong khu vực và trên thế giới còn quy định chuẩn giảng viên trong cơ sở giáo dục ĐH phải là tiến sĩ.
Theo Luật hiện hành và tiếp nối theo dự thảo, người giảng dạy thực hành tại các cơ sở thực hành của khối ngành sức khoẻ có bằng chuyên khoa 1, chuyên khoa 2 hay nội trú vẫn là giảng viên, nếu đáp ứng các quy định của Nghị định số 111/2017 của CP. Đồng thời có bằng thạc sỹ trở lên thì giảng viên đó được tính hệ số 1,0. Nếu chưa có bằng thạc sỹ trở lên thì giảng viên đó được tính hệ số giảng viên thấp hơn.
Thanh Hùng

"Nhận thí sinh dưới 24 điểm vào ngành y, chúng tôi áy náy"
Năm 2016 là lần đầu tiên trong lịch sử mà các trường y-dược “ế ẩm” ngành Y đa khoa khi không tuyển đủ chỉ tiêu đợt 1 và phải nghĩ tới việc phải xét tuyển bổ sung nguyện vọng 2.
-
Nhận định, soi kèo Tataouine vs Ben Guerdane, 20h00 ngày 19/2: Khách thắng thếChở hàng giả đến tận nhà bán, lừa người tiêu dùngĐảng viên sinh con thứ ba kỷ luật thế nào?Messi thú nhận sắp giải nghệ, khó gia hạn PSGNhận định, soi kèo ISPE FC vs Thitsar Arman, 16h30 ngày 20/2: Trả nợ nhọc nhằnKhông có hộ khẩu Hà Nội liệu có thể đăng ký xe máy biển 29, 30?Luật thông qua, tôi có được chuyển giới ở Việt Nam?2 thực phẩm vàng phòng chống ung thư, giảm cân cho bữa sángNhận định, soi kèo ISPE FC vs Thitsar Arman, 16h30 ngày 20/2: Trả nợ nhọc nhằnTin thể thao 5
下一篇:Nhận định, soi kèo Monastir vs JS Omrane, 20h00 ngày 20/2: Cửa trên đáng tin
- ·Soi kèo phạt góc PSG vs Brest, 03h00 ngày 20/2
- ·Đả bại Hà Nam, TPHCM I tạo chung kết trong mơ
- ·Con gái bệnh nặng qua đời, mẹ suy thận ngất lịm
- ·Lịch thi đấu World Cup 2022 hôm nay ngày 24/11/2022
- ·Soi kèo góc AS Roma vs Porto, 0h45 ngày 21/2
- ·Mắc bạo bệnh, nam sinh viên nghèo chôn vùi ước mơ trở thành nhân viên IT
- ·16 tuổi vẫn đang ở nhà thuê thì khai sinh thế nào?
- ·Kết quả bóng đá Anh,MU: MU tuyên bố độc, Chelsea 'gài bẫy' Conte
- ·Nhận định, soi kèo ES de Tunis vs Zarzis, 20h00 ngày 19/2: Đối thủ yêu thích
- ·Yêu nhau rồi mới phát hiện… có họ hàng xa
- ·Vai trò của nhà trường trong hành trình phát triển của trẻ dưới góc nhìn của phụ huynh
- ·Nữ sinh lớp 10 THPT Mỹ Đức C bị bạn lột trần, kéo lê trên đường
- ·Nhận định, soi kèo U20 Syria vs U20 Thái Lan, 14h00 ngày 20/2: Nỗ lực hết mình
- ·Ronaldo gặp sự cố khiến fan Bồ Đào Nha lo lắng
- ·U23 Việt Nam sang Qatar, HLV Troussier giao nhiệm vụ đặc biệt
- ·Tin bóng đá 28
- ·Nhận định, soi kèo Real Madrid vs Man City, 3h00 ngày 20/2: Kỳ phùng địch thủ
- ·Link xem trực tiếp HAGL vs Hà Nội, 17h ngày 18/4
- ·Cha mẹ đột ngột qua đời, hai đứa trẻ bơ vơ bên ông bà tàn tật
- ·HLV Philippe Troussier: U23 Việt Nam nóng lòng chứng minh năng lực
- ·Nhận định, soi kèo Racing d'Abidjan vs ISCA, 22h30 ngày 20/2: Khó cho cửa trên
- ·Kết quả bóng đá: MU xử đẹp Liverpool, Bale cập bến Chelsea
- ·Xavi chỉ khác biệt sau khi Barca lập kỷ lục thắng Real Madrid
- ·Bắt quả tang sinh viên đánh bạc
- ·Nhận định, soi kèo ISPE FC vs Thitsar Arman, 16h30 ngày 20/2: Trả nợ nhọc nhằn
- ·Tiến sĩ có 15 bằng sáng chế Mỹ: “Đừng hỏi làm gì để có mức lương nghìn đô”
- ·Nhận định, soi kèo Shabab Al Ahli Club vs Al
- ·Thu hồi đất 6 năm vẫn chưa hỗ trợ, bồi thường
- ·Tìm người thân bị lạc
- ·Kết quả bóng đá cúp C1: MU sắm đội hình khủng, Zidane rời Real Madrid
- ·Nhận định, soi kèo Sanfrecce Hiroshima vs Nam Định, 17h00 ngày 19/2: Vùi dập giấc mơ
- ·Vay tín dụng, em tôi phải trả lãi gấp đôi nợ gốc
- ·Đảng viên có con ngoài giá thú sẽ bị xử lí thế nào?
- ·HLV Park Hang Seo được tiêm vắc xin Covid
- ·Nhận định, soi kèo Union Magdalena vs Millonarios, 6h30 ngày 21/2: Nối mạch bất bại
- ·Giãn cách và tình yêu.