'Làm như vậy sẽ phá nát môn Lịch sử'
时间:2025-01-19 12:15:30 出处:Thời sự阅读(143)
- PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ,àmnhưvậysẽphánátmônLịchsửkết quả pháp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, khẳng định quan điểm của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Hội Giáo dục Lịch sử là duy trì môn Lịch sử là môn học độc lập, bắt buộc ở bậc THPT.
Tại hội thảo “Tích hợp giáo dục lịch sử, giáo dục quốc phòng an ninh và giáo dục công dân hợp thành môn Công dân với Tổ quốc trong chương trình giáo dục phổ thông mới”do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 3/11, nhiều nhà nghiên cứu lịch sử hàng đầu Việt Nam, nhiều giảng viên đại học, giáo viên dạy sử đã trực tiếp kiến nghị với lãnh đạo Bộ GD-ĐT yêu cầu để môn Lịch sử là môn học riêng biệt, bắt buộc.
PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ đã có cuộc trao đổi với VietnNamNet.
Không nước nào tích hợp lịch sử như vậy
Cảm nhận của ông sau cuộc hội thảo này là thế nào, thưa ông?
- Tôi rất hài lòng nhận thấy các đại biểu tham dự hội thảo, các nhà sử học, nhà quân sự phát biểu tâm huyết, thẳng thắn, hoàn toàn sự nghiệp giáo dục, vì đất nước, với mong muốn môn Lịch sử được đặt đúng tầm trong tình hình nước ta hiện nay.
Tuy nhiên, một số ý kiến có tính chất trao đổi lại với các giáo sư hàng đầu ngành lịch sử chưa thực sự thỏa đáng và gây bức xúc ngay sau khi kết thúc hội thảo.
PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ (Ảnh: Báo điện tử Đảng cộng sản) |
Còn ý kiến của ông và của các nhà sử học cho tới thời điểm này?
- Theo dự thảo Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể, môn “Công dân với Tổ quốc” là một môn học mới, tích hợp của 3 phân môn: Đạo đức – Công dân, Lịch sử và Quốc phòng – An ninh. Việc tích hợp và tên gọi môn học này cần phải có cơ sở khoa học và thực tiễn xác đáng.
Chúng tôi đã được giao nghiên cứu một nhiệm vụ liên quan đến Lịch sử, Địa lý, và môn học “Công dân với Tổ quốc”, nhưng riêng môn “Công dân với Tổ quốc”, tôi không có khả năng làm được, không tích hợp được vì đây là ba môn khoa học khác nhau, do đó chúng tôi chưa hoàn thành nhiệm vụ này. Hiện nay thì Bộ phận Thường trực đảm nhiệm.
Nhóm nghiên cứu chưa thấy trên thế giới có nước nào có kiểu “tích hợp” này. Trong dự thảo có ghi chú một số bang của Hoa Kỳ có tên môn học tương tự là “Công dân với chính quyền”. Chỉ đọc tên môn cũng thấy môn “Công dân với chính quyền” hoàn toàn khác “Công dân với Tổ quốc”.
Chúng tôi khẳng định quan điểm Lịch sử phải là một môn học độc lập, bắt buộc và không đồng ý có phân môn lịch sử trong môn “Công dân với Tổ quốc”.
Tại sao vậy, thưa ông?
- Vào năm 1941, Bác Hồ đã viết cuốn “Sử nước ta” (theo thể lục bát). Và tháng 2/1942, Bác viết bài “Nên học sử ta” (bằng văn xuôi) nhằm động viên các tầng lớp nhân dân phát huy truyền thống yêu nước, nâng cao lòng tự hào dân tộc và tinh thần đoàn kết, để đánh thắng ngoại xâm. Bác Hồ đã chỉ rõ “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
Để thực hiện được “Dân ta phải biết sử ta” thì môn Lịch sử phải là môn bắt buộc, độc lập trong chương trình ở THPT, không thể là môn tự chọn. Đây chính là việc chúng ta phải học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh mà Đảng ta đã có chỉ thị về vấn đề trọng đại đại này.
Có ý kiến cho rằng trong Dự thảo hiện nay thì thời lượng kiến thức Lịch sử ngang bằng và thậm chí còn nhiều hơn chương trình hiện hành. Đó là: môn Lịch sử tự chọn dành cho học sinh chọn ngành lịch sử; môn Khoa học xã hội có nội dung Lịch sử dành cho học sinh chọn các môn khoa học tự nhiên; Các chuyên đề tự chọn về lịch sử, và phân môn lịch sử trong môn “Công dân với Tổ quốc”.
Mới nghe và những người ít nghiên cứu thì thấy thế là tốt quá! Nhưng với 4 thể loại ấy thì nhà sử học nào xây dựng được Chương trình? Làm như vậy sẽ phá nát môn Lịch sử.
Còn hiệu quả dạy và học sẽ như thế nào, ông có thể dự kiến?
- Trở lại nếu Lịch sử là môn tự chọn thì rất ít học sinh chọn môn này. Thực tế của nhiều năm gần đây là học sinh không thích học lịch sử.