Loại đột quỵ của bệnh nhân trên được gọi là xuất huyết dưới nhện - tình trạng máu chảy vào khoang dưới nhện - khu vực giữa não bộ và các mô màng bao phủ não. Đây là trường hợp cấp cứu y tế cần được điều trị ngay lập tức. Khoảng một nửa số người bị xuất huyết dưới nhện tử vong đột ngột.
Theo Cleveland Clinic, trong số những người sống sót sau cơn đột quỵ ban đầu, khoảng một phần ba chết trong bệnh viện và một phần ba khác bị tàn tật.
Các bác sĩ tin rằng tình trạng của người đàn ông trên có thể bị kích hoạt do nọc độc của ong bắp cày, khiến mạch máu bị vỡ. Sau 14 ngày, người đàn ông được xuất viện.
Trước đây, có một số trường hợp nghi vấn về mối liên hệ giữa đột quỵ và ong đột. Nhưng theoDaily Mail, bệnh nhân người Trung Quốc là ca đầu tiên do ong bắp cày gây ra.
Các bác sĩ đã đăng tải trường hợp này trong ấn bản tháng 6 của tạp chí Emergency Medicine để cung cấp dữ liệu hỗ trợ các bác sĩ phòng cấp cứu khi họ gặp bệnh nhân bị ong đốt.
Xuất huyết dưới nhện thường là hậu quả của chấn thương đầu nghiêm trọng (như ngã, tai nạn giao thông) hoặc vỡ phình động mạch. Triệu chứng chính là đau đầu dữ dội, đột ngột, đôi khi được gọi là đau đầu “sét đánh” vì tác động quá nhanh.
Các triệu chứng khác bao gồm cứng cổ, buồn nôn, nôn, lú lẫn, chóng mặt, yếu hoặc tê đột ngột, co giật, đau cơ và thay đổi thị lực.
Tử vong do ong đốt rất hiếm và thường là kết quả của phản ứng dị ứng, thường được gọi là sốc phản vệ.
Tuy nhiên, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ thông tin, những ca bệnh như vậy đang gia tăng ở Mỹ. Từ năm 2000 đến 2017, ong đã gây ra hơn 1.100 ca tử vong và 80% trong số đó là nam giới.
Tổng thống Joe Biden cho biết trong một tuyên bố “trong năm tới, Bộ Thương mại sẽ cấp thêm hàng tỷ đô la để sản xuất thêm chất bán dẫn ở Mỹ” và thúc đẩy nghiên cứu và phát triển.
Theo đó, Bộ Thương mại đã ký biên bản ghi nhớ sơ bộ không ràng buộc, cung cấp 35 triệu USD cho BAE Systems Electronic Systems, một đơn vị của BAE Systems, để hỗ trợ hiện đại hóa Trung tâm Vi điện tử New Hampshire của công ty này.
Lầu Năm Góc có kế hoạch chi 1,7 nghìn tỷ USD cho chương trình F-35, bao gồm mua 2.500 máy bay trong những thập kỷ tới.
Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan cho biết các con chip này rất quan trọng đối với dòng máy bay chiến đấu F-15 và F-35.
Các công ty như Intel, Micron, GlobalFoundries nằm trong số những công ty đang tìm kiếm nguồn tài trợ đáng kể từ chương trình “Chips for America”.
Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo nói rằng từ giờ đến nửa đầu năm tới, “các thông báo tương tự” sẽ xuất hiện nhiều hơn.
Một quan chức chính quyền cho biết dự án ở New Hampshire sẽ góp phần làm giảm một nửa giá chip trong tương lai, nhiều hơn mức bù đắp chi phí 35 triệu USD.
Những con chip BAE Systems phát triển, được sử dụng trên các hệ thống tác chiến điện tử trong môi trường chiến đấu dành cho máy bay F-35 của Lockheed Martin chế tạo.
Raimondo cho biết, gói hỗ trợ chip đầu tiên nhấn mạnh tính chất “đảm bảo an ninh quốc gia” của chương trình trợ cấp, đồng thời cho biết thêm mục đích là tạo ra "một ngành sản xuất chất bán dẫn trong nước phát triển lâu dài".
Giám đốc điều hành BAE Systems, Tom Arseneault, cho biết trong một tuyên bố rằng khoản tài trợ sẽ thúc đẩy hoạt động vi điện tử, vốn là chìa khóa cho "khách hàng quốc phòng và hàng không vũ trụ - từ máy bay và vệ tinh thế hệ tiếp theo đến GPS cấp quân sự và thông tin liên lạc an toàn".
(Theo Reuters)
Cách thức mà bọn tội phạm sử dụng là phát tán các mã độc ransomeware vào hệ thống máy tính công quyền. Các mã độc sau đó sẽ tiến hành phong tỏa mọi dữ liệu máy tính. Lúc này người dùng sẽ không thể thực hiện một thao tác nào, trên màn hình máy tính đồng thời hiện ra dòng chữ yêu cầu chủ nhân của hệ thống phải gửi tiền chuộc (thường là bitcoin) vào một tài khoản xác định.
Hệ thống máy tính của các cơ quan công quyền thường được bảo vệ khá lỏng lẻo. Không chỉ vậy, nhiều dịch vụ trong các hệ thống này phải liên tục hoạt động và không thể ở tình trạng đóng băng. Nếu không làm theo, mọi dữ liệu lưu trữ trên hệ thống thậm chí có thể bị các tin tặc xóa bỏ.
![]() |
Hai thành phố bang Florida (Mỹ) đã nộp 1 triệu USD tiền chuộc để nhận lại dữ liệu. Tuy vậy, nhiều thành phố khác tại Mỹ đã ký nghị quyết khẳng định sẽ không nhượng bộ giới tin tặc. |
Nắm được điểm yếu này, tin tặc đã xem các hệ thống máy tính công như một con mồi ưa thích để đòi tiền chuộc. Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, đã có 22 vụ tấn công được thực hiện bằng mã độc ransomeware nhằm vào hệ thống máy tính của các thành phố tại Mỹ.
Tin tặc đã vô hiệu hóa hệ thống thông tin của thành phố Albany (thủ phủ bang New York) vào tháng 4. Trong tháng 6, 2 thành phố Lake City và Rivera Beach (bang Florida) cũng đã bị tấn công bởi mã độc. Hội đồng 2 thành phố của bang Florida thậm chí còn thỏa hiệp với chủ nhân mã độc và chấp nhận trả 1 triệu USD tiền chuộc.
Tuấn Nghĩa (Theo CNET)
" alt=""/>Nhiều thành phố Mỹ thà mất dữ liệu, không trả tiền cho tin tặc ransomeware