- Cá nhân ông nhìn nhận sự kiện này sẽ đem lại những giá trị nào cho du lịch Việt Nam?
Đầu tiên phải thấy rằng đến thời điểm hiện tại, khái niệm đám cưới là sự kiện riêng tư và không có tầm ảnh hưởng đã không còn phù hợp. Chúng ta nên thấy đây là một cách quảng bá du lịch đầy tiềm năng. Thứ hai, thông qua đám cưới này mà hai bên phần nào thay đổi nhận thức, nếp nhìn cũ về nhau.
Những người Ấn Độ tôi tiếp xúc trong sự kiện đều bất ngờ vì không nghĩ Việt Nam lại có địa điểm ấn tượng đến thế. Người Việt Nam cũng cần thay đổi hình dung Ấn Độ là một nước nghèo mà thực tế, họ vẫn có tiềm năng chi tiêu du lịch và hưởng thụ.
Tiếp nữa là giá trị quảng bá thương hiệu lớn, khi hàng loạt hãng máy bay, chuỗi khách sạn và dịch vụ được truyền thông liên tục nhiều ngày.
Cuối cùng là bài học quảng bá, ví như đối với khách Ấn Độ thì không phải lúc nào cũng giới thiệu ẩm thực Việt Nam. Họ đã mang 50 đầu bếp sang thì ẩm thực chưa chắc là con bài mạnh. Chúng ta cần tìm những phương cách khác, mở rộng phạm vi khai thác ý tưởng du lịch.
Quan sát một đám cưới cũng rất thú vị, vì nó cho ta thấy sự đa dạng trong cách sống của người Ấn Độ hiện đại. Đó là sự pha lẫn giữa truyền thống ấm cúng gia đình của người Châu Á và sang trọng kiểu cách của Châu Âu, cùng một chút sang trội của giới nhà giàu thế giới.
Khai thác thị trường du khách Ấn Độ đầy tiềm năng
- Thị trường Ấn Độ có phải là thị trường tiềm năng lớn với du lịch Việt? Nếu chúng ta tích cực quảng bá văn hoá, du lịch, kết nối thương mại, mở đường bay thẳng v.v... thì tương lai của thị trường này sẽ như thế nào?
Ấn Độ hàng năm có 25 triệu người đi ra nước ngoài, trong đó lượng người sang Việt Nam chỉ khoảng 70.000 đến 80.000 và chủ yếu là đi làm ăn. Tôi hi vọng sau sự kiện này, với sự quan tâm của truyền thông, có thể tạo một làn sóng mới trong thị trường.
Cá nhân tôi thấy khi các cấp lãnh đạo thường xuyên đặt câu hỏi làm thế nào để du khách vào Việt Nam chi tiêu nhiều hơn, thì câu hỏi đúng theo tôi, phải là làm thế nào để chọn đúng nhóm người hay tiêu tiền để sang nước mình.
Ví như du khách Ấn Độ vào Việt Nam dự đám cưới này là nhóm khách thật sự chất lượng và có khả năng chi trả, tập trung nghỉ dưỡng và du lịch xa xỉ chứ không cần nhiều tour trekking. Tiềm năng Ấn Độ rất lớn, sao chúng ta không nắm bắt cơ hội để biến mình trở thành điểm đến hấp dẫn?
- Xin ông cho biết Đại sứ quan Việt Nam tại Ấn Độ đã và sẽ có những chương trình gì để xúc tiến việc hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực du lịch?
Chúng tôi đã thực hiện các road-show quảng bá du lịch. Nhưng quảng bá du lịch cũng giống như đi câu nên được cá lớn con cá bé là tuỳ thời điểm. Trong tương lai, chúng tôi sẽ nghiên cứu thúc đẩy việc quảng bá du lịch cưới và du lịch golf.
- Chúng ta có thể làm tốt hơn nữa để thu hút khách du lịch từ Ấn Độ. Vậy theo ông, những việc mà du lịch Việt Nam cần làm là gì để có thể thu hút du khách từ thị trường tiềm năng này?
Để đón được tiềm năng thì mỗi doanh nghiệp cần định hình thị trường hẹp là gì. Ví dụ như xác định rõ mình là du lịch nghỉ dưỡng hay tâm linh, từ đó hiểu được nhóm khách hàng mục tiêu. Thứ hai, chúng ta phải thay đổi tư duy và xem Ấn Độ là một thị trường tiềm năng cần đẩy sâu khai thác. Thứ ba là thay đổi cách quảng bá du lịch theo từng dối tượng trọng điểm.
Đối với khách du lịch cao cấp cần phải quảng bá được hình ảnh du lịch xa xỉ, đạt tiêu chuẩn thế giới thay vì chung chung là hình ảnh Việt Nam gắn liền với làng quê hay bông lúa. Suy cho cùng, số lượng không quyết định chất lượng, không phải cứ đông đã là tốt. Du khách có thể vừa phải nhưng nguồn thu phải cao.
- Vừa qua, du lịch Đà Nẵng được biết tới nhiều bởi cây Cầu Vàng tại Bà Nà Hills. Có nhiều du khách Ấn đến đây chỉ để check-in tại Cầu Vàng. Thậm chí có cặp vợ chồng người Ấn đã đến Cầu Vàng để tổ chức sinh nhật 1 tuổi cho con gái mình tại đây. Theo ông, những sản phẩm du lịch như vậy có phải là sản phẩm mà du khách Ấn Độ thích không và tại sao?
Quả thật tôi rất xúc động khi đến dự các sự kiện tại Ấn Độ đều thấy hình ảnh Cầu Vàng trong băng-rôn biểu ngữ. Tôi từng đến hội chợ sách ở Kolkata thì thấy biểu trưng của gian hàng Việt Nam cũng là cây Cầu Vàng. Không chỉ chúng ta mà bạn bè thế giới cũng đang nhìn nhận đây là một hình ảnh tiêu biểu, điểm nhấn của Việt Nam hiện đại. Tôi cho rằng đây là một cách làm thông minh và sáng suốt.
Cầu Vàng lấy ý tưởng từ một dải lụa từ trên trời rơi xuống được nâng đỡ bởi đôi bàn tay của Đức Phật. Mà Phật giáo thì xuất phát từ Ấn Độ. Hình ảnh này quả thực đã mang đến mối liên kết tâm linh khéo léo và tự nhiên giữa hai nước.
Theo tôi, Tổng cục Du lịch đôi lúc đừng quá quan trọng việc ai là người xây dựng (tư nhân hay nhà nước), mà quan trọng là khi nó đã có thể trở thành một biểu tượng mới thì phải sử dụng một cách thật hiệu quả.
- Xin trân trọng cảm ơn ông!
Doãn Phong
">
Đám cưới tỷ phú Ấn Độ ở VN: Chuyện chưa từng tiết lộ
KIRIN Latte Cà phê & Caramel là sản phẩm kết hợp đột phá giữa cà phê nguyên chất thân quen và hương vị Caramel mới lạ
Vẫn là hương vị cà phê nguyên chất thân quen, mang đậm vị đắng và nồng mùi thơm nhờ quá trình rang sấy trực tiếp nhưng sản phẩm lần này lại tạo nên đột phá mới lạ khi kết hợp cà phê cùng Caramel, mang hương thơm ngọt ngào với màu cam đậm bắt mắt nhờ quá trình nung nóng đường. Khi kết hợp cùng nhau, vị đắng gắt của Robusta được cân bằng bằng vị ngọt thanh đến từ Caramel, tạo ra một thức uống thơm ngon.
Hài hòa về hương vị, KIRIN Latte Cà phê & Caramel cũng mang đến cho người thưởng thức một trải nghiệm ngọt ngào trong cuộc sống bộn bề hiện đại. Cuộc đời đôi khi đắng như vị cà phê đen nhưng với KIRIN Latte Cà phê & Caramel, những khoảnh khắc tưởng ngặt nghèo lại có thể hóa ngọt ngào như chính sự hòa quyện của Caramel dịu ngọt với Robusta đắng gắt.
Với khả năng giúp tinh thần tỉnh táo và tăng năng lượng hứng khởi, KIRIN Latte Cà phê & Caramel như một người bạn tuyệt vời dành cho những ai đang đối mặt với những tình huống không vui và muốn tìm kiếm một giải pháp để khơi dậy tinh thần phấn chấn.
Trải nghiệm ngọt ngào với cà phê cùng KIRIN Latte Cà phê & Caramel
Hướng đến một sản phẩm với chất lượng hoàn thiện, KIRIN Latte Cà phê & Caramel cũng đáp ứng mọi tiêu chuẩn khắt khe về an toàn vệ sinh thực phẩm. Sản phẩm được sản xuất theo dây chuyển Aseptic vô trùng khép kín và áp dụng công nghệ Nhật Bản tân tiến với thiết kế dạng chai PET dung tích 345ml tiện lợi, giúp người dùng có thể thưởng thức mọi lúc mọi nơi.
Với những điểm cộng vượt trội trên, KIRIN Latte Cà phê & Caramel hứa hẹn sẽ là một thức uống không thể bỏ lỡ cho giới trẻ. Sản phẩm cũng hứa hẹn gây được tiếng vang và khẳng định được vị thế của mình trên thị trường đồ uống nói chung và cà phê nói riêng.
KIRIN Latte Cà phê & Caramel là sản phẩm mới vừa ra mắt thị trường vào tháng 3/2019 của công ty Cổ Phần Thực Phẩm Quốc Tế (Interfood) thuộc tập đoàn KIRIN Nhật Bản.
KIRIN Latte Cà phê & Caramel là thức uống mới với sự kết hợp độc đáo giữa cà phê nguyên chất Robusta và caramel ngọt ngào. Sản phẩm có giá chỉ 10,000 VND được đóng chai nhỏ gọn, tiện lợi giúp bạn thưởng thức trải nghiệm khác biệt và sang trọng mọi lúc mọi nơi.
Biển quảng cáo 'đầy đủ nước' của một khách sạn ở Sa Pa
Anh Trường - một người kinh doanh nước tự phát, cho hay, mấy hôm nay anh nhận cuộc gọi mua nước liên tục. Tuy nhiên anh Trường khẳng định, anh chỉ chở nước được vào ban đêm vì ban ngày một số con đường bị tắc.
Sáng 24/4, trao đổi với PV VietNamNet, đại diện UBND thị trấn Sa Pa cho biết, hiện tại, Thị trấn cơ bản đã đảm bảo khoảng 70% nhu cầu sử dụng nước cho người dân.
Xảy ra tình trạng trên, vị đại diện này cho biết: ‘Do cung không đủ cầu. Thị trấn Sa Pa một ngày cung cấp khoảng 6000 m3 nước cho toàn thị trấn tuy nhiên do thời gian này, thời tiết hanh khô kéo dài khiến nguồn nước chính bị cạn.
Sau khi xảy ra sự việc trên, cơ quan chức năng đã làm việc với các đơn vị liên quan, hiện cơ bản đáp ứng khoảng 70% nhu cầu người dân. Những nơi nào chưa có nước, UBND huyện đã thành lập tổ công tác hỗ trợ nước miễn phí cho người dân.
Cụ thể chúng tôi có 3 xe chở téc nước (xe khoảng 3 khối, 9 khối) cung cấp cho những nơi nước chưa chảy đến’.
Tại tổ 7 của thị trấn, điểm thiếu nước nghiêm trọng báo VietNamNet phản ánh ngày 23/3, đại diện UBND thị trấn cho biết, sáng nay 24/4, đã có nước cho khu vực này.
‘Dịp lễ 30/4 và 1/5 này, Thị trấn Sa Pa có thể đảm bảo nguồn nước để phục vụ khách du lịch’, đại diện UBND thị trấn Sa Pa cho biết.
Sa Pa chưa bao giờ khổ thế, đại gia trắng đêm lo tắm rửa cho khách
Do thiếu nước gần 10 ngày nay, các chủ nhà nghỉ, khách sạn ở Sa Pa phải 'cắn răng' mua nước sạch với giá 300 - 500 nghìn đồng/khối để giữ chân khách du lịch.
">
Chủ khách sạn Sa Pa yêu cầu khách tắm trước khi đến nghỉ lễ 30/4