Trước tình hình dịch bệnh kéo dài, VAS và nhiều tổ chức giáo dục đang chịu thêm một số khoản phí phát sinh để thực hiện cam kết của Nhà trường trong việc đảm bảo bù đắp thời gian học tập cho học sinh, khi năm học có thể kéo dài đến hết tháng 6 hoặc giữa tháng 7/2020. Tuy nhiên, để chia sẻ những khó khăn về tình hình kinh doanh, tài chính mà phụ huynh và cộng đồng VAS có thể gặp phải, Hội đồng Quản trị VAS đã đưa ra những chính sách sách hỗ trợ kịp thời cho học sinh, phụ huynh, nhân viên và giáo viên trong thời gian dịch bệnh.![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/04/13/14/1.jpg) |
Chung tay đẩy lùi Covid-19, VAS hỗ trợ giảm 10% trên tổng học phí phụ huynh thanh toán sớm cho năm học mới 2020-2021 |
Đối với học sinh, ngoài việc duy trì hoạt động học tập trực tuyến (đã triển khai từ đầu tháng 2/2020) theo khung kiến thức giản lược của MOET và Cambrige cung cấp, VAS cũng đã lên kế hoạch học tập, khảo thí và các kỳ thi thay thế để trang bị cho các em đầy đủ những kiến thức cần thiết và đạt được những chứng chỉ, bằng cấp tương ứng với các chương trình. Ngoài ra, Nhà trường cũng chuẩn bị các giải pháp giúp các em nhanh chóng ổn định tâm lý và nhịp độ học tập khi Nhà trường được mở cửa trở lại.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/04/13/14/2-1.jpg) |
Tất cả các giáo viên, nhân viên VAS đều được hưởng lương như bình thường từ tài xế, bảo vệ, bảo mẫu đến giáo viên và quản lý các cấp |
Đối với phụ huynh, bên cạnh việc gia hạn thời gian thanh toán học phí học phần 4, năm học 2019 - 2020 thêm 4 tuần; Nhà trường cũng đã gia hạn thời gian đăng ký giữ chỗ cho năm học mới, đồng thời mở thêm một lựa chọn “Chưa chắc chắn” trong trường hợp phụ huynh cần cân nhắc thêm trong thời gian này. Chỗ ngồi của học sinh ở lớp tiếp theo vẫn Nhà trường được giữ trong thời gian lâu nhất có thể, trước khi năm học mới bắt đầu.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/04/13/14/3-1.jpg) |
Học sinh được tiếp tục duy trì hoạt động học tập trực tuyến theo khung kiến thức giản lược của MOET và Cambrige |
Ngoài ra, Hội đồng Quản trị VAS cũng đã quyết định hỗ trợ phụ huynh học phí cho năm học 2020 - 2021 với mức ưu đãi giảm 10% trên tổng học phí phụ huynh thanh toán trước ngày 15/5/2020. Đây là một nỗ lực đáng kể của VAS trong tình trạng Nhà trường vẫn duy trì mức lương của toàn thể giáo viên, nhân viên và tiếp tục bảo dưỡng, nâng cấp cơ sở vật chất, chương trình học và tiếp tục tuyển dụng nhân sự cho năm học mới. Mức hỗ trợ học phí này là một lựa chọn không bắt buộc, giúp phụ huynh tiết kiệm được một phần chi phí và chủ động chuẩn bị kế hoạch tài chính cho con trong trong năm học kế tiếp.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/04/13/14/4-1.jpg) |
VAS đã lên kế hoạch học tập, khảo thí và các kỳ thi thay thế để giúp học sinh trang bị kiến thức cần thiết và đạt được những chứng chỉ, bằng cấp tương ứng |
“Đối với nhân viên, giáo viên VAS, Nhà trường đã và đang đảm bảo tất cả nhân viên và giáo viên của VAS từ tài xế, bảo vệ, bảo mẫu đến giáo viên và quản lý các cấp đều được hưởng lương như bình thường. Rất nhiều nhân viên, giáo viên của chúng tôi đến từ nước ngoài và các tỉnh thành khác trên cả nước. Chúng tôi hiểu rằng, việc đảm bảo mức lương bình thường cho mọi người là một việc làm cần thiết họ có thể tiếp tục trang trải cuộc sống, hỗ trợ và chăm sóc gia đình trong khoảng thời gian này.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/04/13/14/5-1.jpg) |
Nhà trường cũng chuẩn bị phương án giúp các em nhanh chóng ổn định tâm lý và nhịp độ học tập khi trường được mở cửa trở lại |
Đây là những giải pháp thấu tình hợp lý mà chúng tôi đã rất cân nhắc nhằm bảo vệ và hỗ trợ tốt nhất cho cộng đồng VAS trong thời gian này. Chúng tôi rất tin tưởng và hy vọng quý phụ huynh, các em học sinh cùng toàn thể nhân viên, giáo viên VAS sẽ đồng hành, chia sẻ cùng chúng tôi để giữ vững sự đoàn kết, sức khỏe, bình an và cùng nhau vượt qua khủng hoảng này.” - ông Marcel Van Miert, Chủ tịch điều hành VAS chia sẻ.
VAS là hệ thống trường học có 16 năm kinh nghiệm giảng dạy chương trình song ngữ quốc tế với gần 9.500 học sinh từ mầm non đến khối 12 đang theo học tại 7 cơ sở. Hiện tại, trường cung cấp 3 lộ trình học tập chuẩn Cambridge đáp ứng nhu cầu, năng lực của học sinh và định hướng của các gia đình. VAS đang hỗ trợ giảm 10% trên tổng học phí phụ huynh thanh toán sớm cho năm học mới 2020-2021 Đăng ký tham quan, tìm hiểu về môi trường giáo dục tại VAS tại https://www.vas.edu.vn/ hoặc qua hotline 0911 2677 55. |
Lệ Thanh
" alt="VAS giảm 10% học phí năm học mới, trả đủ lương cho giáo viên mùa Covid"/>
VAS giảm 10% học phí năm học mới, trả đủ lương cho giáo viên mùa Covid
![](<p style=)
Với câu hỏi này, các chuyên gia giáo dục, lãnh đạo các trường đã đưa ra một số phương án thực hiện.![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2016/11/10/15/20161110150855-dang-ky-xet-tuyen.jpg)
|
Thí sinh đăng ký xét tuyển vào đại học năm 2016
|
Giảm khối lượng hay tăng cường độ học?
Ông Lê Viết Khuyến, Trưởng ban Đảm bảo chất lượng Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam cho biết theo Quyết định phê duyệt Khung cơ cấu hệ thống quốc dân do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ngày 18/10/2016 quy định thời gian đào tạo đại học từ 3 – 5 năm. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký ngày 18/10/2016 quy định Bậc 6 – đại học yêu cầu khối lượng học tập tối thiểu là 120 tín chỉ.
Ông Khuyến phân tích, theo thiết kế chuẩn của thế giới, mỗi năm học được thiết kế bao gồm 30 tín chỉ. Như vậy, 120 tín chỉ ở bậc đại học tương đương với thời gian đào tạo 4 năm.
“Nếu hai văn bản nói trên không mâu thuẫn thì nếu rút chương trình đại học xuống còn 3 năm, phải tăng nội dung học của mỗi năm lên chứ không được bớt số lượng tín chỉ đi, hoặc chương trình phổ thông phải nặng lên. Hiện nay đã kêu chương trình phổ thông nặng, thêm nữa sẽ thành quá tải. Như vậy chương trình đại học phải nặng lên.
Tuy nhiên, chương trình là thiết kế đại trà cho cả hệ thống. Nếu thiết kế quá nặng, sinh viên trung bình, khá sẽ thiệt. Không thể lấy tiêu chuẩn của những sinh viên giỏi để thiết kế cho chương trình chung được. Dồn học 40 tính chỉ/ năm, sinh viên trung bình sẽ không đáp ứng được” – ông Khuyến lưu ý.
Ông Khuyến cũng cho rằng chương trình đào tạo đại học với 120 tín chỉ như hiện nay thực ra còn là nhẹ. Nếu thiết kế lại, đổi mới nội dung học, chương trình phải theo hướng tích hợp các môn chứ không phải giảm khối lượng. “Có như vậy mới tương đương trình độ khu vực, thế giới. Đào tạo thấp quá khi ra trường sẽ phải đào tạo lại” – ông Khuyến khẳng định.
“Nói “tinh giản những nội dung thừa” là nói một cách cảm tính. Theo quy định, một tín chỉ gồm 45 giờ học lý thuyết, thực hành, tự học. nếu cần tăng cường thời gian thực hành, các trường hoàn toàn có thể điều chỉnh, phân phối lại tương quan lý thuyết – thực hành chứ không giảm số lượng tín chỉ. Như vậy, muốn giảm thời gian chỉ có cách tăng cường độ học lên”.
Ông Khuyến cho rằng thiết kế chính sách phải thiết kế cho đại trà. ”Còn những sinh viên khá giỏi, hoàn toàn có thể học rút ngắn thời gian”.
Ông Nguyễn Văn Nhã, nguyên Trưởng ban Đào tạo, ĐHQG Hà Nội, thì khẳng định việc rút ngắn thời gian đào tạo đại học là phù hợp với việc hội nhập quốc tế. Rất nhiều chương trình đào tạo của các nước châu Âu đều rút ngắn thời lượng học, điều này phù hợp phương thức đào tạo theo tín chỉ mà Bộ GD-ĐT đang chỉ đạo.
“Vấn đề là cần có sự thống nhất nên rút ngắn như thế nào để nâng cao được chất lượng và hiệu quả đào tạo”.
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2016/11/10/15/20161110150855-kinh-te-quoc-dan.jpg)
|
Thí sinh xem thông tin xét tuyển đại học năm 2016 (Ảnh Lê Văn)
|
Chương trình đào tạo bao gồm 4 khối kiến thức: Kiến thức chung (chính trị, tư tưởng, ngoại ngữ, toán đại cương…), kiến thức cơ sở, sau đó vào kiến thức ngành, rồi chuyên ngành.
Khối kiến thức chung, gần như trường nào cũng có, tổng cộng khoảng 30 tín chỉ, chiếm khoảng 1 năm học. Như vậy chỉ có 3 năm học chuyên ngành và chuẩn bị tốt nghiệp.
“Nếu chúng ta đào tạo 3 năm thì có nghĩa là thời gian đào tạo ngành không thể rút đi được, bởi vì lý thuyết có thể điều chỉnh ngắn đi nhưng phải tăng thời gian thực hành. Nếu rút ngắn thời gian đào tạo mà lại giữ khối kiến thức chung, cắt vào kiến thức ngành thì có khác nào trong một bữa ăn cắt đi món chính và để lại toàn món phụ? Muốn giảm bớt thời lượng chương trình đào tạo đại học, thì chắc chắn không thể cắt giảm một cách cơ học, cẩu thả, duy ý chí được”.
Ông Nhã cho biết các trường ở châu Âu áp dụng chương trình đào tạo 3 năm không có khối kiến thức chung như Việt Nam. Khối kiến thức chung với một số môn học bắt buộc đều được đẩy ra khỏi chương trình đào tạo chính thức, trở thành điều kiện cần cho các sinh viên tốt nghiệp. Ví dụ như ngoại ngữ, sinh viên được yêu cầu phải có được chứng chỉ đúng theo quy định, còn việc họ học ở đâu là tùy ý.
Theo ông Nhã, nhiều người đang nhầm tưởng sinh viên thiếu kỹ năng mềm, thiếu ngoại ngữ, cần tăng cường những cái đó trong chương trình đào tạo. “Nhưng đã là đại học thì cần phải dạy kiến thức để sau này đi hành nghề, chứ không phải để đi thuyết trình, hay nói chuyện với người nước ngoài”.
“Nếu rút chương trình học, cần đảm bào các điều kiện sau. Thứ nhất là những môn ngoại ngữ, toán cơ bản… phải là điều kiện cần để vào học đại học, như vậy sẽ rút được thời gian học các môn đó đi. Thứ hai, thiết kế chương trình cho sinh viên được quyền tự chọn, sâu sắc đến từng cá thể chứ không phải theo niên khóa, theo lớp nữa. Thứ ba, phải có những môn học hết sức cơ bản để sinh viên ra trường hành nghề được, chứ không phải dạy những môn chung chung.
Làm được những điều đó, rút thời gian học xuống 3 năm là phù hợp. Nên thiết kế một khung 3 năm, nhưng linh hoạt, sinh viên có quyền “du di” thời gian học”.
Vẫn phải cho sinh viên nền tảng cần thiết
Là người trực tiếp làm việc ở cơ sở, ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM khẳng định, không thể cắt bớt những môn thuộc chương trình giáo dục đại cương vì đây là những môn học nền tảng.
“Trong kỷ nguyên công nghệ số, việc thay đổi ngành nghề của sinh viên sau khi ra trường là bình thường.Theo nghiên cứu chỉ có 40% sinh viên ra trường làm đúng ngành học, 60% còn lại phải học thêm, học chuyển ngành… Những môn học đại cương chính là phao cứu sinh của họ, các môn học đại cương chiếm tới 50% thời lượng. Cấu trúc này không chỉ ở Việt Nam mà cả thế giới, giúp sinh viên chuyển đổi ngành nghề khi không làm đúng việc” – ông Dũng cho biết.
Theo ông Dũng, trong các môn đại cương, các môn giáo dục quốc phòng, giáo dục thể chất, ngoại ngữ nên đưa ra ngoài chương trình. Trong đó, môn Giáo dục quốc phòng nên đổi thành chương trình, sau khi sinh viên tốt nghiệp sinh viên có một thời gian phục vụ quân đội. Môn giáo dục thể chất cho sinh viên tự học. Ngoại ngữ được quy đổi thành những chứng chỉ.
Trong khi đó, Ông Trần Đình Lý, Trưởng Phòng đào tạo Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM chia sẻ, khi tiến hành khảo sát sinh viên về thời gian đào tạo, đa số sinh viên đều đồng ý rút xuống thời gian 3 năm và nên ngắn hơn nữa. Tuy nhiên việc rút ngắn chương trình phải tùy thuộc vào nhóm ngành nghề. Với các ngành kinh tế, kế toán, quản trị kinh doanh, kinh doanh nông nghiệp có thể rút ngắn. Riêng các nhóm ngành kĩ thuật công nghệ đòi hỏi quy trình thực hành, thực tập, thí nghiệm phải đảm bảo độ dài.
Ông Lý cho biết “Trường chúng tôi khuyến khích sinh viên không rút ngắn thời gian học với một số ngành như công nghệ môi trường, công nghệ sinh học. Dù sinh viên có quyền rút ngắn vì liên quan đến các yếu tố kỹ thuật công nghệ”.
Với các môn đại cương, ông Lý thừa nhận “Muốn giảm một số môn ở cả hai lĩnh vực xã hội và tự nhiên, thậm chí những môn đã có trong chương trình cấp ba nay cũng nằm trong chương trình đại học là không nên”.
“Cần tập trung vào những môn liên quan trực tiếp đến các môn chuyên ngành. Giữ lại những môn học góp phần tích cực vào kỹ năng nghề nghiệp. Những môn học bổ sung gián tiếp bên ngoài nên giảm bớt để chương trình gọn nhẹ” - ông Lý đề xuất.
Trong khi đó, lãnh đạo Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm đề xuất, đối với môn đại cương không nên cắt giảm nhưng có thể tổ chức thành những nhóm môn tích hợp và tăng cường tính tự học của người học, thông qua các hệ thống học trực tuyến, E learning.
“Rút ngắn ở đây không phải cắt chương trình đào tạo, mà là phương pháp tổ chức đào tạo, phương pháp tổ chức dạy học vì chương trình, tín chỉ vẫn giữ nguyên”
Theo lãnh đạo trường, hiện tại Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm đang thí điểm môn ngoại ngữ theo mô hình vừa học trên lớp, học một phần ở nhà thông qua hệ thống Elearning, áp dụng đánh giá theo chuẩn. Nhóm môn giáo dục thể chất học theo mô hình câu lạc bộ, khối lượng học không ít đi, nhưng hình thức tổ chức nhẹ nhàng. Sắp tới những nhóm môn khoa học xã hội sẽ được dạy theo phương pháp tích hợp để giảm bớt thời gian và số lượng giảng viên phải dạy những môn lẻ tẻ.
Ngân Anh – Lê Huyền
" alt="Giảm môn nào để học đại học 3 năm?"/>
Giảm môn nào để học đại học 3 năm?
Gửi email theo dõi tiến độSau mỗi cuộc họp hoặc trao đổi qua điện thoại với sếp về các ý tưởng, dự án hoặc thời hạn công việc của bạn, hãy gửi email để tóm tắt và đề ra hướng xử lý hoặc theo dõi tiếp theo.
Hành động này sẽ tạo cho bạn một nguồn để tham khảo thông tin và cũng là lời nhắc nhở sếp về chi tiết của cuộc trò chuyện. Điều này càng đặc biệt quan trọng nếu bạn và sếp có chỗ ngồi làm việc cách xa nhau hoặc không cùng thành phố.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/07/21/11/kinh-nghiem-ung-xu-khi-sep-kiem-loi.jpg) |
(Nguồn ảnh: Internet) |
Đặt lịch họp định kì
Hãy đề nghị gặp nhau mỗi tháng hoặc mỗi tuần một lần, qua điện thoại hoặc Skype. Bạn có thể hỏi sếp thời gian nào là thời điểm thuận tiện và tốt nhất để sếp có thể tập trung chú ý giải quyết những vấn đề của bạn.
Bạn không thể yêu cầu sếp tắt điện thoại, nhưng bạn có thể đề nghị có được những cuộc họp hiệu quả, không bị các tác động gây nhiễu.
Đề nghị sếp “đặt hẹn” đưa ra câu trả lời
Bằng cách yêu cầu sếp đưa ra một ngày cụ thể, bạn đang giúp sếp phải có trách nhiệm nhanh chóng phản hồi lại cho mình.
Hãy chắc chắn rằng yêu cầu này đã bao gồm trong email theo dõi tiến độ. Một tuần trước khi nhiệm vụ nào đó đến hạn, có thể bạn sẽ muốn gửi một lời nhắc nhở. Ví dụ như: “Tôi đang đợi quyết định của anh về đề nghị tăng lương (hoặc xem lại những trao đổi của chúng ta về khả năng xem xét tăng lương), vui lòng cho tôi biết nếu anh còn có thêm bất kỳ câu hỏi nào nữa.” Để làm tốt phương án này, bạn có thể tham khảo thêm về khái niệm “quản lý ngược”.
“Quyết định của sếp dựa trên cơ sở nào?”
Nếu yêu cầu nào đó của bạn bị từ chối, bạn có quyền được biết vì sao mình không được thông qua. Đó cũng là trách nhiệm mà bạn phải làm để duy trì một kết thúc sẽ dẫn đến những cải tiến và điều chỉnh bản thân phù hợp, nhằm giữ cho mình luôn chuyên nghiệp tỏng công việc.
Tuy nhiên, câu trả lời “không” cho đề nghị của bạn nhiều khi có nguyên do không xuất phát từ cá nhân bạn. Chẳng hạn, lý do bạn không được tăng lương đôi khi đơn giản chỉ vì công ty vừa có một năm kinh doanh không thuận lợi, doanh thu quý đang sụt giảm hoặc tổ chức đang tái cấu trúc hoặc thu hẹp lĩnh vực tham gia.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/07/21/11/kinh-nghiem-ung-xu-khi-sep-kiem-loi-1.jpg) |
(Nguồn ảnh: Internet) |
Thương lượng những lợi ích khác
Nếu yêu cầu tăng lương của bạn bị từ chối, có thể sẽ có những quyền lợi khác đủ tốt để bạn thấy vẫn hứng thú mà tiếp tục làm việc với công ty. Chuẩn bị sẵn kế hoạch dự phòng, và tạo ra những lời đề nghị giúp hai bên cùng có lợi, bao gồm cả việc hướng tới một phần thưởng khuyến khích nhận được cho nguyên năm. Hãy chủ động định sẵn trong đầu một con số hợp lý, nhằm tránh lúng túng hay chậm trễ hơn nữa khi đưa ra quyết định.
Thực hiện tương tự với những yêu cầu khác, luôn có những khía cạnh khác trong một vấn đề để bạn tìm hiểu và khai thác thêm. Sự uyển chuyển và linh động là thực sự cần thiết khi phải hợp tác với những người sếp có tính cách này.
Ưu điểm và nhược điểm
Hãy tự mình quyết định xem bản thân có còn đủ động lực duy trì công việc hiện tại hay không nếu mãi không nhận được mức lương như mong đợi. Thời gian và công sức làm việc chăm chỉ của bạn có giá trị của nó, hoàn toàn có thể hiểu được tâm lý muốn được chi trả lương tương xứng với khả năng chuyên môn. Tuy nhiên cũng cần cẩn thận, cảm giác tự tin thái quá có thể sẽ khiến bạn mất tinh thần cầu thị, không sẵn sàng lắng nghe những lời góp ý xây dựng.
Và một khi bạn vội vàng rời khỏi vị trí công việc hiện có, bạn sẽ sớm nhận ra bản thân đang trong hoàn cảnh khó khăn, phải vật lộn mỗi ngày vì thiếu hụt kỹ năng.
(Nguồn CareerBuilder.vn)
" alt="Kinh nghiệm ứng xử khi sếp ‘kiệm lời’"/>
Kinh nghiệm ứng xử khi sếp ‘kiệm lời’