Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa có báo cáo nhanh về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 9 tháng năm nay. Theo đó, tính đến ngày 30/9, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt 24,78 tỷ USD, tăng 11,6% so cùng kỳ năm 2023.
Cụ thể, tổng vốn đăng ký đạt hơn 13,55 tỷ USD, tăng 11,3% so với cùng kỳ 2023. Tổng vốn đăng ký điều chỉnh đạt hơn 7,64 tỷ USD, tăng 48,1%. Tổng giá trị vốn góp, mua cổ phần đạt gần 3,59 tỷ USD, giảm 26,2% so với cùng kỳ.
Xét theo ngành nghề, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 15,64 tỷ USD, chiếm gần 63,1% tổng vốn đầu tư đăng ký, giảm nhẹ 0,4% so với cùng kỳ. Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư hơn 4,38 tỷ USD, chiếm gần 17,7% tổng vốn đầu tư đăng ký, gấp hơn 2,2 lần cùng kỳ.
Tiếp theo lần lượt là các ngành sản xuất, phân phối điện; bán buôn bán lẻ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt gần 1,12 tỷ USD và hơn 920 triệu USD.
Trong 9 tháng, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 7,35 tỷ USD, chiếm gần 29,7% tổng vốn đầu tư, tăng 69% so với cùng kỳ 2023. Trung Quốc đứng thứ 2 với hơn 3,2 tỷ USD, giảm 4,5% so với cùng kỳ. Tiếp theo là Hàn Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Nhật Bản.
Xét theo địa bàn, Bắc Ninh dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 4,5 tỷ USD, chiếm 18,2% tổng vốn đầu tư cả nước, gấp 3,47 lần cùng kỳ. Tiếp theo là TPHCM với hơn 1,91 tỷ USD, giảm 15,1% so với cùng kỳ. Quảng Ninh đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 1,81 tỷ USD, chiếm 7,3% tổng vốn đầu tư cả nước. Tiếp theo lần lượt là Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Hà Nội.
Nếu xét về số lượng, TPHCM dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới, chiếm 41,1% về số lượng và chiếm 70,5% các dự án góp vốn mua cổ phần. Bắc Ninh dẫn đầu về số lượt dự án điều chỉnh vốn, chiếm 14,5%.
9 tháng đầu năm, vốn FDI vào Việt Nam đạt 24,78 tỷ USD (Ảnh: IT).
Về vốn thực hiện, tính tới hết tháng 9, ước tính các dự án FDI đã giải ngân được khoảng hơn 17,3 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2023.
Cục Đầu tư nước ngoài đánh giá trong 9 tháng vừa qua, cả vốn đầu tư thực hiện và tổng vốn đầu tư đăng ký tiếp tục tăng so với cùng kỳ, lần lượt đạt 8,9% và 11,6%.
Riêng tháng 9, tổng lượng vốn đầu tư mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần đạt mức cao nhất từ đầu năm, với gần 4,26 tỷ USD, chiếm 17,2% tổng giá trị. Vốn đầu tư tăng thêm cũng đạt mức cao nhất từ đầu năm với các dự án được mở rộng vốn lớn.
Vốn đầu tư tập trung nhiều vào các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế trong thu hút FDI như Bắc Ninh, TPHCM, Quảng Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Hà Nội, Hải Phòng, Đồng Nai, Bắc Giang, Ninh Thuận. Theo đó, 10 địa phương này chiếm tới 80,1% số dự án mới và 72,9% số vốn đầu tư của cả nước.
Cục Đầu tư nước ngoài cho biết nhiều dự án lớn ở các lĩnh vực bán dẫn, năng lượng như sản xuất pin, tế bào quang điện, thanh silic, sản xuất linh kiện, sản phẩm điện tử, sản phẩm nhiều giá trị gia tăng được đầu tư mới và mở rộng vốn trong 9 tháng.
" alt=""/>Vốn FDI vào bất động sản đạt 4,38 tỷ USD trong 9 thángNgày 10/10, tin từ UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, tỉnh này vừa nhận được văn bản đề xuất nghiên cứu, đầu tư dự án của Công ty cổ phần Tập đoàn FLC.
FLC đề xuất nghiên cứu ý tưởng quy hoạch và đầu tư quần thể sân golf, trung tâm hội nghị, du lịch nghỉ dưỡng, biệt thự nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí cao cấp quy mô khoảng 700ha, với tổng mức đầu tư khoảng 20.000 tỷ đồng tại xã Trung Giang, huyện Gio Linh (Quảng Trị).
Quần thể này có các hạng mục chính như sân golf 36 lỗ theo tiêu chuẩn quốc tế, trung tâm hội nghị, biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp... Tập đoàn FLC cam kết đầu tư nhanh chóng, hoàn thành dự án theo đúng mục tiêu, tiến độ đặt ra.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị cho biết, theo quy định, UBND tỉnh này sẽ giao các cơ quan liên quan nghiên cứu đề xuất của Tập đoàn FLC trước khi thống nhất, quyết định.
Khu vực quy hoạch dự án của Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu nông sản FAM Quảng Trị, thuộc Tập đoàn FLC (Ảnh: Lê Trường).
Năm 2018, Tập đoàn FLC cũng được UBND tỉnh Quảng Trị cấp chủ trương đầu tư dự án nông nghiệp công nghệ cao trên diện tích gần 200ha tại địa bàn huyện Cam Lộ.
Dự án có tổng mức đầu tư 371 tỷ đồng này dự kiến đến tháng 10/2020 sẽ hoàn thành đi vào sản xuất. Thế nhưng, sau nhiều năm triển khai ì ạch, dự án đã đóng cửa.
Tại Quảng Bình, năm 2016, Tập đoàn FLC cũng khởi công một dự án có quy mô gần 2.000ha với tổng mức đầu tư 20.000 tỷ đồng.
Dự án của Tập đoàn FLC tại Quảng Bình (Ảnh: Nhật Anh).
Sau khi được khởi công, dự án FLC Quảng Bình rầm rộ triển khai thi công hạ tầng các hạng mục khách sạn, resort và chuỗi sân golf liên hoàn lớn nhất Đông Nam Á trong giai đoạn 1, trên quỹ đất 2.000ha.
Đến giai đoạn 2, FLC Quảng Bình đã hoàn thiện cơ bản hạ tầng và đưa vào xây dựng các hạng mục nhà ở, villa và trung tâm hội nghị quốc tế.
Tuy nhiên, sau gần 8 năm được triển khai, đến nay, dự án FLC Quảng Bình mới đưa vào vận hành 2 sân golf liên hoàn 36 lỗ và hoàn thiện một số khu biệt thự mẫu ven biển. Các hạng mục công trình khác được xây dựng dang dở, cùng với đó là khoảng đất trống mênh mông khiến ai chứng kiến cũng tiếc nuối.
" alt=""/>Tập đoàn FLC xin nghiên cứu đầu tư dự án 20.000 tỷ đồng tại Quảng TrịBộ Xây dựng vừa có Công văn 5155 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tình hình biến động giá bất động sản.
Bộ này nêu, thời gian vừa qua, nhiều địa phương trên cả nước đã chủ động triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản, đầu tư, đất đai, nhà ở... và đã đạt được một số kết quả nhất định.
Trong quý II, nguồn cung nhà ở thương mại tăng nhẹ so với quý trước. Tuy nhiên, lượng giao dịch thuộc loại hình căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ quý này có xu hướng giảm so với quý I. Lượng giao dịch đất nền có xu hướng tăng. Giá giao dịch bất động sản có xu hướng tăng hơn so với quý trước.
Dù thế, sự phát triển của thị trường bất động sản chưa thực sự bền vững, còn tiềm ẩn yếu tố rủi ro. Tình trạng các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp vi phạm quy định pháp luật còn xảy ra tại một số địa phương. Một số nhà đầu tư, người môi giới bất động sản tung tin đồn thổi, mua đi bán lại bất động sản, gây nhiễu loạn thông tin nhằm đẩy giá bất động sản lên cao để lợi dụng trục lợi.
Đặc biệt, tại Hà Nội xảy ra tình trạng giá căn hộ chung cư tại một số dự án và nhà ở riêng lẻ tại một số khu vực như Tây Hồ, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Hoài Đức… tăng cao bất thường so với tình hình thị trường và nhu cầu của người dân.
Theo phản ánh của báo chí, thời gian gần đây, tại Hà Nội, một số trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất có giá trúng đấu giá cao gấp nhiều lần giá khởi điểm đang thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội, ảnh hưởng tới tình hình phát triển kinh tế - xã hội và sự phát triển lành mạnh của thị trường bất động sản.
Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung triển khai kiểm tra, rà soát hoạt động kinh doanh bất động sản của các doanh nghiệp, chủ đầu tư, sàn giao dịch bất động sản, môi giới bất động sản tại địa phương. Đồng thời, các đơn vị kiểm soát việc mua đi, bán lại các bất động sản trao tay nhiều lần, đặc biệt tại các khu vực, dự án, khu chung cư có hiện tượng tăng giá bất thường.
Bên cạnh đó, các đơn vị thanh tra, kiểm tra, có biện pháp chấn chỉnh các hành vi thổi giá, làm giá, đầu cơ, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai, pháp luật kinh doanh bất động sản và pháp luật có liên quan nếu có theo thẩm quyền.
Bộ Xây dựng đề nghị kiểm soát việc mua đi, bán lại các bất động sản trao tay nhiều lần (Ảnh minh họa: Dương Tâm).
Bộ này cũng đề nghị các địa phương tổ chức kiểm tra, nắm bắt tình hình, làm rõ nguyên nhân gây ra biến động giá của từng loại hình bất động sản như chung cư, nhà ở riêng lẻ, đất ở trên địa bàn trong giai đoạn vừa qua; chủ động đề xuất các biện pháp điều tiết đảm bảo thị trường phát triển ổn định, lành mạnh, bền vững.
UBND các địa phương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng rà soát công tác tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn đảm bảo đúng pháp luật, công khai, minh bạch. Theo đó, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định pháp luật trong đấu giá quyền sử dụng đất, ngăn chặn hành vi lợi dụng đấu giá quyền sử dụng đất để trục lợi, gây nhiễu loạn thị trường.
Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương thực hiện quản lý, kiểm soát việc tăng giá bất động sản nhằm đảm bảo phù hợp điều kiện thực tế của các khu vực trên địa bàn tránh ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản tại địa phương nhằm đảm bảo chỗ ở cho mọi công dân.
Từ đó, các đơn vị có biện pháp quản lý chặt chẽ việc xây dựng nhà ở của người dân trong các dự án kinh doanh quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật theo hình thức phân lô, bán nền theo quy định của pháp luật, tránh tình trạng người dân để đất trống, thực hiện hành vi đầu cơ, mua bán trao tay, "thổi giá" gây nhiễu loạn thông tin thị trường bất động sản.
Đồng thời, Bộ này đề nghị các địa phương tổ chức công bố công khai thông tin về thị trường bất động sản. Song song với đó, công bố thông tin cho cho các cơ quan, tổ chức, người dân nắm rõ về chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; đầu tư phát triển hạ tầng và việc sáp nhập, thành lập, nâng cấp đơn vị hành chính tại địa phương.
UBND các tỉnh, công bố các dự án bất động sản đã được phê duyệt các chủ đầu tư dự án đủ điều kiện huy động vốn theo quy định nhằm bảo đảm minh bạch thông tin thị trường, ngăn chặn các hiện tượng gian lận, lừa đảo trong kinh doanh bất động sản.
" alt=""/>Bộ Xây dựng đề nghị rà soát đấu giá, ngăn chặn hành vi lợi dụng để trục lợi