Lực lượng phiến quân ở Homs, Syria hôm 7/12 (Ảnh: Reuters).
Các nhóm phiến quân Syria đã phát động một chiến dịch tấn công quy mô lớn kể từ cuối tháng trước nhằm vào các thành phố quan trọng ở miền Bắc Syria là Aleppo và Hama. Sau đó, phiến quân đã chiếm Aleppo - thành phố lớn thứ 2 đất nước và có vai trò chiến lược.
Sự kiện trên đánh dấu lần đầu tiên Aleppo hoàn toàn rơi vào tay phiến quân kể từ khi nội chiến Syria nổ ra vào năm 2011. Cho đến cuối năm 2016, phe đối lập chỉ kiểm soát được phần phía đông của thành phố nhưng đã bị quân đội Syria đánh bật với sự hỗ trợ của Lực lượng Không quân Vũ trụ Nga.
Lực lượng vũ trang Syria, với sự yểm trợ của máy bay chiến đấu Nga đồn trú tại nước này, đã phát động một cuộc phản công và tham gia vào các cuộc giao tranh dữ dội với nhóm phiến quân với hi vọng giành lại quyền kiểm soát các vùng lãnh thổ.
Theo Guardian, Reuters" alt=""/>Phiến quân nổi dậy Syria tuyên bố chính quyền Tổng thống Assad sụp đổVấn đề đấu tranh bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia từ sau năm 1979 được đề cập đến ít nhất là 3 lần trong 3 chủ đề khác nhau. (Ảnh: Thanh Hùng)
Ở cấp THCS, nội dung giáo dục lịch sử cũng nằm trong môn học tích hợp Lịch sử và Địa lí, được tổ chức dạy và học từ lớp 6 đến lớp 9.
Ở cấp học này, nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của giáo dục lịch sử là giúp học sinh có được kiến thức thông sử (cơ bản, cốt lõi, hệ thống) của Việt Nam, khu vực Đông Nam Á và thế giới. Do vậy, nội dung về hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở các vùng biên giới Tây Nam và phía Bắc sẽ được trình bày ở lớp 9, trong mạch nội dung “Việt Nam trong những năm 1976 – 1991”.
Đây cũng là nơi nội dung lịch sử của cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải và lợi ích quốc gia ở vùng biên giới phía Bắc và ở Biển Đông được trình bày. Với tính chất của một nội dung thông sử, vấn đề này cũng sẽ chỉ được trình bày ở mức tóm lược những nguyên nhân và diễn biến, chủ yếu làm rõ vị trí và ý nghĩa của chúng trong diễn trình lịch sử dân tộc.
Ở cấp THPT, Lịch sử được tổ chức dạy và học với tính cách là một môn học độc lập. Các nội dung giáo dục sẽ được tổ chức thành những chủ đề và chuyên đề. Lịch sử hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở các vùng biên giới Tây Nam và phía Bắc sẽ tiếp tục được trình bày trong khuôn khổ của chủ đề “Cách mạng tháng Tám năm 1945, chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (từ tháng 8 năm 1945 đến nay)”. Chủ đề này sẽ được tổ chức dạy và học ở lớp 12.
Như vậy, lịch sử hai cuộc chiến tranh này được đặt trong một mạch nội dung cùng với cuộc Cách mạng tháng Tám, cuộc Kháng chiến chống thực dân Pháp và cuộc Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Cách đặt vấn đề như vậy sẽ giúp cho việc tìm hiểu về các cuộc chiến tranh này được đặt trên một hệ quy chiếu lịch sử đồng nhất là lịch sử quân sự - lịch sử kháng chiến và chiến tranh chống ngoại xâm.
Theo cách này, việc tìm hiểu lịch sử các cuộc chiến tranh của học sinh sẽ thuận lợi hơn, sâu sắc hơn, đồng thời cũng tránh được bất kỳ sự can thiệp nào vào nội dung của chương trình giáo dục lịch sử nhân danh “vấn đề nhạy cảm.”
Tương tự, lịch sử cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải và lợi ích quốc gia ở vùng biên giới phía Bắc và ở Biển Đông sẽ được trình bày kĩ hơn trong ba chủ đề: “Lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông” (lớp 11) và “Công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay” và “Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam” (lớp 12). Khi đặt vấn đề khá “nhạy cảm” này vào trong nội dung của các chủ đề như trên, vấn đề sẽ được xem xét trong cái nhìn toàn diện, hệ thống, vừa sâu sắc, toàn diện hơn và vì vậy, không ai còn có thể ngại ngùng về tính “nhạy cảm” của nó nữa.
Với cách thức cấu trúc nội dung như vậy, lịch sử các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc sẽ được đề cập đến ít nhất là 2 lần ở cấp THCS và THPT với mức độ và cách tiếp cận khác nhau. Riêng vấn đề đấu tranh bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia từ sau năm 1979 được đề cập đến ít nhất là 3 lần trong 3 chủ đề khác nhau.
Bị hạn chế về dung lượng lẫn thời lượng, theo ông giáo viên cần phải giảng dạy như thế nào để học sinh vẫn hiểu sâu, nhận thức đúng?
Trước đây, chúng ta vẫn học theo phương pháp tiếp cận nội dung; chẳng hạn như phải nhớ tất cả các diễn biến sự kiện. Nhưng giờ học sinh được tiếp cận theo phát triển năng lực. Do vậy phương pháp giảng dạy cũng cần phải thay đổi.
Học sinh được tiếp cận theo phát triển năng lực. Do vậy phương pháp giảng dạy cũng cần phải thay đổi. (Ảnh: Thanh Hùng)
Thứ nhất, giáo viên cần tập trung vào việc giúp học sinh nắm được phương pháp tìm hiểu về sự kiện, phân tích, đánh giá sự kiện và quá trình lịch sử. Chỉ cần trình bày tóm tắt các diễn biến chính, nhưng hướng dẫn học sinh thu thập, phê phán sử liệu có liên quan, phân tích làm rõ nguyên nhân, tính chất, vị trí và ý nghĩa của cuộc chiến tranh này.
Thứ hai, phải đặc biệt chú ý đến bản chất nhân văn, nhân bản của giáo dục lịch sử và mục tiêu cao cả nhất của giáo dục lịch sử là hướng đến tương lai hòa bình, hòa giải, hữu nghị và hợp tác. Vì vậy, phải hướng dẫn để học sinh tìm hiểu rõ nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp đã dẫn đến cuộc chiến, thông qua đó, làm rõ tính chất chính nghĩa của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của Nhà nước và nhân dân Việt Nam, tính chất phi nghĩa trong các hành vi gây hấn, khiêu khích, xâm lược của phía Trung Quốc.
Thứ ba, trong việc biên soạn sách giáo khoa, các học liệu kèm theo và nhất là trong giảng dạy, học tập về lịch sử cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới phía Bắc, cần phải làm rõ rằng việc nổ ra cuộc chiến đó là trái với truyền thống đoàn kết, hữu nghị, tương thân tương ái giữa hai dân tộc Việt Nam và Trung Quốc, trái với lợi ích cơ bản, lâu dài của hai quốc gia, hai dân tộc.
Thứ tư, quán triệt nguyên tắc khách quan, trung thực, trong giảng dạy, học tập, biên soạn sách giáo khoa và tài liệu tham khảo khác cần tránh che giấu sự thật, xuyên tạc và bóp méo sự thật lịch sử.
Khép lại quá khứ không có nghĩa là lảng tránh hay nói sai về quá khứ. Làm như vậy chỉ khiến cho nhận thức lịch sử trở nên tồi tệ hơn mà thôi.
Thứ năm, cần tuyệt đối tránh các ngôn từ, hình ảnh, lối trình bày mang tính gây hấn, biểu cảm, miệt thị. Các ngôn từ biểu cảm, miệt thị, như “chúng”, “quân địch”, “giặc”, “dã man”, “tàn bạo”, “khát máu” … không hề giúp cho các lập luận, phân tích, đánh giá gia tăng tính thuyết phục, trái lại, làm bộc lộ rõ thái độ định kiến, áp đặt, phiến diện, thiếu khách quan và do đó, thiếu tính thuyết phục.
Muốn chỉ ra những tính chất, đặc điểm nào đó của sự kiện, quá trình, nhân vật lịch sử thì nên để cho sử liệu tự cất lên tiếng nói khách quan, trung thực.
Chỉ có con đường hòa giải mới “giải độc lịch sử”
Một số nước cũng từng xảy ra xung đột như Việt Nam – Trung Quốc đã hòa giải thành công và đi đến sự thống nhất trong việc giảng dạy lịch sử. Chúng ta nên tham khảo gì từ họ?
Có thể kể đến như Đức và Pháp trong lịch sử đã có những cuộc chiến tranh đẫm máu: Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Chiến tranh Pháp - Phổ năm 1870,… Những cuộc chiến tranh như vậy đã tạo nên hố ngăn cách, cội nguồn thù hận.
Nhiều quốc gia cựu thù đã thành công trên con đường hòa giải lịch sử, cho nên người Việt Nam và người Trung Quốc hà cớ gì lại không thể. (Ảnh: Thanh Hùng)
Từ trước chiến tranh thế giới lần thứ hai, các nhà giáo dục và các nhà sử học của hai nước này nhận thấy cần phải giải quyết khối ung nhọt này. Họ đã tìm cách gặp gỡ nhau, cố gắng mấy chục năm không thành công. Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai vẫn nổ ra. Một lần nữa quan hệ giữa Đức và Pháp lại trở nên thù hận sâu sắc.
Đến tận năm 2003, Cộng đồng châu Âu đã thành lập những Nghị viện của thanh niên. Ở đó, những người trẻ được chọn đóng vai thành những nghị sĩ, cùng hội họp và bàn thảo “Nếu là nghị sĩ chúng ta sẽ quyết định những gì cho tương lai của đất nước”.
Nghị viện trẻ của hai nước Pháp và Đức đều ra Nghị quyết phải hòa giải lịch sử và phải đi đến một SGK Lịch sử chung dạy cho cả hai nước. Quyết nghị năm 2003 được Tổng thống Pháp và Thủ tướng Đức ủng hộ.
Đến năm 2006, cuốn sách Lịch sử chung đầu tiên của Pháp và Đức đã ra đời. Những nội dung về chiến tranh của hai nước trong Lịch sử đều được cả hai nước chấp nhận đó là một sự thực trong quá khứ và bây giờ không nên sống với thù hận.
Có thể nói đây là một tấm gương không chỉ cho Việt Nam với Trung Quốc mà giữa Việt Nam với Campuchia, giữa Việt Nam với Mỹ nên có những hoạt động hòa giải như vậy.
Đặc biệt với Việt Nam và Trung Quốc không chỉ có một cuộc chiến tranh xảy ra năm 1979, không chỉ có một hải chiến Hoàng Sa năm 1974, không chỉ có Gạc Ma năm 1988,… mà trong suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm đã có rất nhiều cuộc chiến. Đó là một sự thật.
Sự thật thứ hai là lịch sử về những cuộc chiến trong quá khứ như cuộc chiến tranh của nhà Hán đàn áp khởi nghĩa Hai Bà Trưng, cuộc chiến tranh của nhà Tống với nhà Lý, cuộc chiến tranh ba lần Mông Nguyên xâm lược Đại Việt,… đang được giảng dạy ở trong các trường phổ thông hai nước rất khác nhau.
Vậy thì điều tiếp tục cần làm ở đây là gì?
Do vậy bây giờ cần phải có sự nỗ lực toàn diện, khoa học, hệ thống, kiên trì lâu dài để hòa giải điều đó. Các nhà sử học, các nhà giáo dục của hai nước nên có những diễn đàn gặp gỡ nhau giống như ở Pháp và Đức. Mặc dù con đường hòa giải của hai nước diễn ra từ 1935 đến 2006 (tức khoảng 80 năm) mới cho ra được cuốn SGK Lịch sử chung cho cả hai nước nhưng nếu không bắt đầu sẽ không có kết thúc.
Tôi nghĩ cuộc chiến tranh năm 1979 đã lùi xa 40 năm. Bây giờ chính là lúc giới sử học của hai nước nên ngồi lại, thảo luận những nguyên tắc cơ bản để dạy về những vấn đề liên quan đến lịch sử hai nước.
Nhiều quốc gia cựu thù đã thành công trên con đường hòa giải lịch sử, cho nên người Việt Nam và người Trung Quốc hà cớ gì lại không thể. Nếu chúng ta cùng có trách nhiệm với tương lai của thế hệ trẻ hai nước, với tiền đồ của hai quốc gia, dân tộc.
Chỉ có thể bằng con đường hòa giải lịch sử thì chúng ta mới góp phần “giải độc lịch sử”, bắc thêm một nhịp cầu chắc chắn cho hai quốc gia, dân tộc vượt qua hận thù, định kiến của quá khứ, tiến đến bến bờ hòa bình, hữu nghị, hợp tác.
Tôi mong muốn rằng nhân dịp kỷ niệm 40 năm này hãy bắt đầu bằng việc xác định dạy cách nhìn nhận, đánh giá cuộc chiến tranh này để hòa giải giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc. Chỉ có điều đó mới mang lại một tương lai hòa bình, hữu nghị.
Thuý Nga - Thanh Hùng (Thực hiện)
Nguyên nhân sâu xa của việc tấn công Việt Nam ở biên giới phía Bắc đầu năm 1979 có phải là nhằm làm suy yếu một nước Việt Nam thống nhất?
" alt=""/>Chiến tranh biên giới năm 1979 sẽ có mặt trong chương trình phổ thông mới ra sao?Dưới đây là khảo sát của Insidervới các kiến trúc sư và nhà thiết kế nội thất để đưa ra xu hướng thiết kế nội thất đang dần phai nhạt trong năm 2022.
Không gian mở giữa nhà bếp và phòng khách không còn thoải mái như trước đây (Ảnh: Shutterstock).
Các không gian mở đã cho thấy tính thiếu thực tế so với các không gian được phân tách. Các quy hoạch sàn mở từng rất phổ biến trong thế giới thiết kế nội thất, nhưng ông Zac Houghton, một chuyên gia xây dựng và là CEO của công ty cải thiện nhà ở Loftera nói rằng xu hướng này có thể giảm dần.
Ông nói: "Nhiều người đã học được một bài học trong thời kỳ đại dịch rằng nhà bếp, phòng làm việc, khu vực ăn uống, phòng lớn và phòng khách không nên ở cùng một không gian vì nó thiếu sự riêng tư và dẫn đến sự khó chịu và bức bối".
Những ngôi nhà đã xây kiểu không gian mở có thể tìm cách sửa chữa bằng cách xây vách ngăn tường hoặc lắp tủ đứng, v.v..
Mọi người đang mua nhiều đồ nội thất đảm bảo tiêu chí bền vững (Ảnh: Shutterstock).
Ông Thomas Vibe, người sáng lập công ty thiết kế và lắp đặt bàn ghế Stone Wizards, cho biết việc mua sắm những món đồ nội thất giá rẻ, lắp đặt nhanh chóng tại nhà, có thể sẽ không còn phổ biến trong tương lai.
"Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ thấy đồ nội thất ít "nhanh" hơn trong những năm tới. Các phòng của chúng tôi hiện được sử dụng đa chức năng hàng ngày và mọi người đang tùy chỉnh chúng để cung cấp không gian sống linh hoạt và thích ứng", ông nói và cho biết: "Tôi thấy khách hàng chọn những sản phẩm tốt hơn, có mục đích lớn hơn vì ngoài chất lượng là kéo dài tuổi thọ".
Mọi thứ trên kệ có thể trở nên vô tổ chức (Ảnh: Getty).
Các giá đỡ mở trong bếp có thể sẽ bị thay thế bởi chúng khiến căn nhà nhìn có vẻ bừa bộn.
Bà Andra DelMonico, một nhà văn chuyên viết về thiết kế nhà cho Trendey, cho biết: "Trong vài năm qua, mọi người đã dành nhiều thời gian hơn ở nhà và thực sự sử dụng nhà bếp nhiều hơn. Rõ ràng là kệ mở không hoạt động và cuối cùng chỉ khiến phòng bếp trông lộn xộn, ít không gian lưu trữ hơn".
Thay vào đó, bà cho rằng, sự kết hợp giữa tủ trên và kệ trang trí sẽ mở đường trong năm nay.
Máy hút mùi làm nhà bếp trông bí bách (Ảnh: Getty)
Adam Meshberg, người sáng lập và Giám đốc điều hành của Meshberg Group, một công ty kiến trúc và thiết kế nội thất, cho biết: "Những chiếc máy hút mùi nhà bếp kiểu nhà hàng truyền thống sẽ tiếp tục biến mất vào năm 2022 khi người dân lựa chọn kiểu dáng sạch sẽ, kín đáo và nhỏ gọn hơn. Máy hút mùi nhà bếp bây giờ sẽ có cấu hình thấp và có thể được giấu trong phần còn lại của tủ bếp".
Ngoài ra, do dịch bệnh, nhà bếp được sử dụng nhiều hơn, một số gia đình không thể tự vệ sinh loại máy hút mùi quá cồng kềnh, việc này cũng dẫn tới nhiều vấn đề về vệ sinh và sức khỏe trong gia đình.
Màu xám trung tính không còn được ưa chuộng (Ảnh: Getty).
Các màu trung tính như trắng, be và xám đều là những màu phổ biến trong ngôi nhà. Nhưng đặc biệt, màu xám dường như đang bị loại bỏ nhanh nhất.
"Các cách phối màu đến rồi đi nhưng thường có vòng đời phổ biến trong khoảng một thập kỷ. Màu xám sắp kết thúc thập kỷ của nó. Mọi người ngày càng cảm thấy mệt mỏi với các màu trung tính như trắng, be và xám", DelMonico nói.
Theo bà, mặc dù các cách phối màu xám đã từng được ưa chuộng vì khiến căn nhà có vẻ ngoài hiện đại hơn - đặc biệt là trong nhà bếp - chúng ta có thể mong đợi sẽ thấy nhiều màu sắc đậm và ấn tượng hơn cho tủ và đèn nền trong năm nay.
Theo Insider" alt=""/>5 xu hướng nội thất sẽ biến mất trong năm 2022