Nhận định, soi kèo Deportivo Xinabajul vs Guastatoya, 09h00 ngày 24/4: Ngắt mạch toàn thua


相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Unirea Slobozia vs Politehnica Iasi, 22h45 ngày 25/4: Khách tự tin -
Xem video: Đôi vịt thích ăn nho, uống nước đá, theo chủ ngày ngày đi bán hoa Đôi vịt gây 'sốt' ở chợ Thiếc: Thích ăn nho, nước đá, theo chủ đi bán hàngĐôi vịt gây 'sốt' ở chợ Thiếc
Trời về trưa, khách mua hoa thưa dần, chị Nguyễn Thị Ánh Tuyết (bán hoa tại chợ Thiếc, Quận 11, TP.HCM) có thời gian chơi đùa với đôi vịt đặc biệt của mình. Thấy chủ rảnh tay, con vịt mái cứ quấn lấy, cạp cạp vào đôi dép của chị.
Chị Tuyết hiểu “đôi bạn thân” của mình cần gì. Chị bốc vội nắm nước đá, thả xuống chiếc tô đặt sẵn trên vỉa hè. Đôi vịt lập tức chạy đến, dùng mỏ gắp đá ăn ngon lành. Chị Tuyết kể, cách đây 5 tháng, chị nhặt được một con vịt bé, rơi ra từ túi của một người đi đường nơi chị bán hoa tươi.
"Đôi bạn” đặc biệt của chị Tuyết và những tiểu thương ở chợ Thiếc, Quận 11, TP.HCM. "Chị kia mua trứng vịt lộn về ăn mà để lâu quá, trứng nở thành vịt con. Thấy con vịt bé xíu, chị ấy định đem về quê cho người thân nuôi. Tuy nhiên, đi đến đoạn tôi bán, tự nhiên con vịt rơi ra, rớt xuống đường. Sợ nó bị xe cán chết, tôi chạy ra nhặt”, chị Tuyết kể.
Sau đó, chị trả lại vịt con cho khổ chủ. Tuy nhiên, thấy chị Tuyết ôm con vật trên tay một cách nâng niu, người này quyết định để lại vịt con cho chị nuôi. “Tôi nuôi nó từ lúc còn nhỏ xíu. Tôi bỏ vịt vào một cái thau lớn cho nó bơi, tắm rửa, cho ăn mỗi ngày”, chị Tuyết kể.
Sợ vịt con ở nhà buồn, mỗi ngày ra chợ Thiếc bán, chị đều mang “bé vịt” theo. Chị cho vịt ăn lúa, nho, nước đá và tép khô. Chị không đặt tên cho vịt mà gọi nó một cách trìu mến là con. Khi vịt con thành “thiếu nữ”, chị Tuyết vẫn giữ thói quen đem nó theo ra chợ mỗi ngày.
Vịt mái (bên trái) 5 tháng tuổi được chị Tuyết nhặt trên đường về nuôi. Trong khi đó, con vịt trống chị Tuyết được một người bạn cho để chúng thành cặp, thành đôi. Ra đến chợ, chị để vịt đứng bán hàng chung với mình. Con vịt dường như cũng hiểu chuyện, không bao giờ đi xa, chỉ quanh quẩn ở hàng hoa của chủ. Dẫu vậy, thời điểm chợ đông, đường chật, chị vẫn phải dùng dây cột chân vịt lại vì sợ nó ra đường bị xe đâm trúng.
“Nó ngoan và biết nghe lời nên ai cũng thương. Bây giờ đường còn đông đúc, ồn ào nên tôi không dám thả dây cho nó đi. Trưa vắng, tôi thả ra, nó đi một đoạn, tôi gọi là quay về. Ở đây, ai cũng thích và chơi với nó được”, chị Tuyết nói thêm.
Gần đây, thấy vịt con đơn chiếc, một người phụ nữ khác ngỏ ý muốn tặng chị Tuyết một con vịt trống để chúng có cặp có đôi. Chị Tuyết đồng ý, nhận thêm con vịt trống đã hơn một tuổi về bầu bạn với vịt cưng của mình.
Chị Tuyết nói, từ ngày có đôi vịt bầu bạn, chị rất vui. Về chung nhà, đôi vịt không những không ghét nhau mà còn rất hòa hợp. Đặc biệt, dù chỉ mới chung sống ít ngày, đôi vịt đã có những sở thích giống nhau. Chị Tuyết khẳng định, chúng đều thích ăn nho, nước đá và bơi trong thau lớn ở nhà.
Bao nhiêu tiền cũng không bán
Chị Tuyết kể: “Con vịt trống này vốn là “thú cưng” của một chị khách quen. Trước khi về đây, nó được chủ nuôi trong nhà gạch, lầu cao. Khi về sống chung với con vịt của tôi, nó có phần bỡ ngỡ. Lớn tuổi hơn, to hơn nhưng nó hiền lắm, chỉ dám lẽo lẽo theo “vợ” mà thôi”.
Từ ngày có đôi vịt, chị Tuyết cảm thấy đời tươi vui hơn. Chị nói rằng, chưa bao giờ chị thấy cực, mệt mỏi khi phải sáng chở vịt ra chợ, chiều lại bỏ vào giỏ đem về nhà tắm rửa, lo cho chúng ăn…
Nhiều phụ huynh có nhà gần chợ Thiếc thường đưa con sang chơi với 2 con vịt. Chị chia sẻ: “Nuôi con gì rồi cũng có cảm tình. Con vật cũng có tình cảm. Khi còn nhỏ, nó cứ rúc vào người tôi, quấn quýt dưới chân. Lớn lên một chút nó biết cạp cạp vào chân tôi đòi ăn. Những lúc buồn, tôi ra chơi với nó, trò chuyện cùng nó là hết buồn phiền”.
Không chỉ chị Tuyết, các tiểu thương xung quanh cũng yêu quý đôi vịt này. Những lúc thưa khách, họ thường đến tìm, cho đôi vịt ăn nho, nước đá. “Hai con vịt thông minh, rất sạch sẽ và tình cảm. Mình cho ăn vậy chứ chủ đi vắng tí là nó la làng, đi tìm, cứ ngóc đầu lên kêu cạp cạp suốt”, người bán thức ăn nhanh bên cạnh sạp hoa chị Tuyết kể.
Thấy đôi vịt thông minh, dễ gần, nhiều phụ huynh có nhà gần chợ cũng cho con sang chơi với 2 con vịt lúc chợ tan, thưa người. Mỗi khi đến, các bé thường mang trái cây, rau cải…cho vịt ăn. Mỗi lúc như vậy, đôi vịt dạn dĩ đến nhận thức ăn, thậm chí ủi ủi đầu vào chân các bé, khiến các em vui cười, thích thú.
Mỗi khi chợ thưa vắng, chị Tuyết cho đôi vịt ra lề đường chơi với mọi người. Chị Tuyết kể, nhiều người thấy đôi vịt thông minh cũng ngỏ lời hỏi mua đem về làm thú cưng. Tuy nhiên, chị đều từ chối. Chị nói: "Bao nhiêu tiền tôi cũng không bán. Tôi thương tụi nó lắm, bán sao được”.
Mỗi lần nghe khách đùa “đem chúng đi kho gừng, trộn gỏi, làm vịt tiềm…”, chị thoáng buồn rồi cười cho qua. “Làm sao mà làm như thế được. Đến trứng của nó, tôi còn không nỡ ăn”, chị nói Tuyết nói.
Chị Tuyết nói dù giá nào chị cũng không bán đôi vịt này. Sợ mẹ cực khổ, các con của chị Tuyết khuyên chị đem đôi vịt về quê cho người thân nuôi. Chị đem đôi vịt về nhờ người thân thả chung vào đàn vịt sẵn có. Thế nhưng, đôi vịt không hòa hợp được với đồng loại, chúng đuổi đánh đàn vịt ở quê.
Chị Tuyết dí dỏm chia sẻ: “Tụi nó có hai đứa mà dám đuổi cắn cả đàn vịt của người ta, không chịu ở chung. Hơn nữa, chúng không không biết hoặc không chịu bơi dưới sông, kênh rạch như đàn vịt ở quê. Chắc nó sống với con người, tắm nước máy, bơi trong thau quen rồi. Thấy vậy, tôi lại đem nó về thành phố. Với lại, xa tụi nó, chắc tôi buồn lắm”.
Bài, ảnh, clip:Nguyễn Sơn
Người phụ nữ bán nhà ra vùng ven để cứu hàng trăm chú chó, mèo bị bỏ rơi
Đang sống ở trung tâm TP, chị Lê Thị Thanh Chi (39 tuổi, Đà Nẵng) quyết định bán nhà, thuê một căn nhà cấp 4 nằm ven rừng, cách xa khu dân cư để có thể chăm sóc cho hàng trăm chú chó mèo bị bỏ rơi.
"> -
Triệu hồi xe là “tiêu cực” hay thể hiện trách nhiệm, uy tín của doanh nghiệp? -
Bí ẩn về những cây đàn violin triệu USDBức tranh Antonio Stradivari kiểm tra những chiếc đàn của ông. Ảnh: Wikimedia. Stradivari được coi là một nghệ nhân bậc thầy vào thời đại của mình và những thập kỷ sau đó. Tuy nhiên, danh tiếng của ông nổi bật thật sự với tư cách “thiên tài trong số những người giỏi nhất” từ đầu thế kỷ 19, khi những buổi biểu diễn violin dần chuyển sang các phòng hòa nhạc lớn, nơi âm thanh lớn hơn và hay hơn, phô diễn hết chất âm tuyệt vời của đàn Stradivarius.
Khoảng thời gian 1700-1725 được xem là thời kỳ vàng son trong sự nghiệp của Stradivari. Hầu hết những chiếc violin tốt nhất của ông tồn tại đến giờ đều ra đời trong giai đoạn này.
Khi đó, Stradivari đã có nhiều kinh nghiệm. Sự nổi tiếng cũng giúp ông kiếm nhiều tiền, có điều kiện mua được những vật liệu chất lượng cao hơn dành cho chế tác đàn.
Bí ẩn âm thanh
Đàn violin Stradivarius là một huyền thoại sống của âm nhạc. Qua nhiều thế kỷ, nhạc cụ của ông xuất hiện trên các sân khấu hòa nhạc, bảo tàng, bộ sưu tập tư nhân và phòng thu âm. Nhiều nhạc sĩ đánh giá đàn violin Stradivarius có chất lượng âm nhạc vượt trội hơn bất kỳ nhạc cụ hiện đại nào.
Nghệ sĩ vĩ cầm Braimah Kanneh-Mason cầm cây Hellier quý hiếm do Antonio Stradivari chế tạo năm 1679. Ảnh: Reuters. Điều gì khiến những chiếc đàn của Stradivarius đặc biệt như vậy? Vì sao với rất nhiều tiến bộ công nghệ, chúng ta vẫn không thể tạo ra đàn violin có âm thanh hay hơn nhạc cụ ra đời từ hàng trăm năm trước?
Giả thuyết ban đầu cho rằng Stradivari đã thêm một thứ gì đó vào lớp sơn bóng đặc biệt nhưng các thử nghiệm hóa học cho thấy không có gì bất thường. Một số nhà khoa học đưa ra giả thuyết Kỷ băng hà nhỏ(1300-1850) có thể là một yếu tố quan trọng. Thời tiết khiến loại cây được dùng làm vật liệu chế tạo đàn phát triển chậm hơn, do đó gỗ đặc hơn và tạo ra âm thanh độc đáo.
Họ cũng phát hiện gỗ mà Stradivari sử dụng được xử lý bằng nhiều loại hóa chất khác nhau, chẳng hạn như nhôm, canxi và đồng, có thể làm thay đổi đặc tính âm học của nó.
Các học giả tại MITnhận định, bí quyết của Stradivari là kích thước lỗ 'f' trên mặt trước cây đàn violin do ông tạo ra. Các lỗ này càng dài thì âm thanh của nhạc cụ càng được tạo ra nhiều hơn. Stradivari đã tạo ra những lỗ 'f' dài hơn và hẹp hơn so với những nhạc cụ trước đó.
Thiết kế lỗ ‘f’ dài hơn trên đàn violin Stradivarius (ngoài cùng bên phải) có thể là bí quyết tạo ra những âm thanh hay. Ảnh: MIT. Stradivari cũng thử nghiệm các hình dạng khác nhau cho đàn vĩ cầm của mình. Điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất âm của sản phẩm cuối cùng.
Ngoài ra, một số ý kiến giả định rằng Stradivari cùng các nghệ nhân chế tác đàn tại Cremona có thể thêm một thành phần bí ẩn nào đó vào loại gỗ mà họ dùng, thậm chí là gỗ từ các nhà thờ cổ, giúp nhạc cụ tạo ra loại âm thanh có một không hai.
Những chiếc đàn trị giá hàng triệu USD
Năm 2011, một người mua ẩn danh trả số tiền kỷ lục 15,9 triệu USD cho một cây vĩ cầm Stradivarius ra đời vào năm 1721. Chiếc đàn mang tên Lady Blunt, theo tên của Quý bà Anne Blunt, một trong những người từng sở hữu nó.
Các chuyên gia xem đây là nhạc cụ được bảo quản tốt thứ hai trong những tác phẩm của Stradivari. Cây đàn Stradivarius tốt nhất hiện thời có biệt danh “Đấng cứu thế”, nằm trong một chiếc hộp đặc biệt có khả năng kiểm soát điều kiện môi trường, cất giữ tại Bảo tàng Ashmolean ở Oxford, Anh.
Nghệ sĩ vĩ cầm Maxim Vengerov đang sở hữu chiếcKreutzer Stradivarius(1727). Cây đàn được đặt theo tên của chủ cũ Rodolphe Kreutzer, người được Beethoven dành tặng bản Violin Sonata số 9. Theo Classical Music, nhạc cụ này được bán gần nhất vào năm 1998 với giá 1,5 triệu USD.
Nghệ sĩ Maxim Vengerov biểu diễn với chiếc đàn Kreutzer Stradivarius:
Một chiếc vilon Stradivarius hiếm khác là Dolphin Stradivarius(1714) được mang ra đấu giá vào năm 2000 với con số cuối cùng không được tiết lộ. Chủ sở hữu hiện tại là Nippon Music Foundation. Tổ chức này cho nghệ sĩ violin nổi tiếng Nhật Bản Akiko Suwanai mượn sử dụng.
Nghệ sĩ violin nổi tiếng Nhật Bản Akiko Suwanai và chiếc đàn Dolphin Stradivarius
Nghệ sĩ vĩ cầm người Ba Lan, Bronisław Huberman sở hữu cây Gibson ex-Huberman Stradivarius (1713) vào đầu thế kỷ 20, sau đó bị đánh cắp 2 lần vào các năm 1919 và 1936. Sau nửa thế kỷ biệt tăm, một người chơi violin nghiệp dư thú nhận đã mua được nhạc cụ nổi tiếng này với giá 100 USD. Chiếc đàn được bán lần gần nhất vào năm 2001 với giá 4 triệu USD.
Nguyễn Hiếu(tổng hợp)
Nghệ sĩ Xuân Huy - anh trai Khánh Thi tiết lộ bộ sưu tập đàn violin có '1-0-2'Sau nhiều năm, nghệ sĩ violin Xuân Huy mới hoàn thành được 3 chiếc đàn sứ hoàn chỉnh, trong đó 1 chiếc đang nằm trong Hoàng cung Tokyo, Nhật Bản.">