当前位置:首页 > Kinh doanh > Nhận định, soi kèo Leverkusen vs Hoffenheim, 23h30 ngày 2/2: Chủ nhà quá mạnh 正文
标签:
责任编辑:Thời sự
Ngoài ra, các thí sinh còn có thể cân nhắc cơ hội tuyển sinh vào các chương trình liên kết đào tạo quốc tế, trong đó cân nhắc các điều kiện về ngoại ngữ, mức học phí khi tham gia xét tuyển vào các chương trình này.
Bộ GD-ĐT quy định, sau đợt xét tuyển vừa qua, các trường còn tuyển thiếu chỉ tiêu có thể xem xét tuyển sinh bổ sung từ sau ngày 14/10 cho đến hết năm 2020.
Các trường tổ chức tuyển sinh bổ sung có trách nhiệm công bố các thông tin về chỉ tiêu, thời gian nhận hồ sơ, thời gian xét tuyển, mức điểm nhận hồ sơ với yêu cầu không thấp hơn mức điểm trúng tuyển đợt 1.
Các trường có thể xét tuyển bổ sung theo phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT, sử dụng các phương thức khác hoặc kết hợp các phương thức với nhau.
Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường sau khi kết thúc thời hạn nhận hồ sơ đăng ký thì mới thực hiện xét tuyển để bảo đảm công bằng cho mọi thí sinh. Phương thức xét tuyển là lấy kết quả từ cao xuống thấp và không được vượt quá chỉ tiêu xác định.
Thúy Nga
Thông tin tuyển sinh các trường đại học, cao đẳng năm 2020 Báo VietNamNet cập nhật đầy đủ tin tức về các phương án tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh, phương án xét tuyển của các trường đại học và cao đẳng trên toàn quốc.
" alt="Gần 50% số trường, ngành học xét tuyển bổ sung năm 2020"/>Theo Bộ trưởng Nhạ, bên cạnh việc nâng cao chất lượng giáo dục, tất cả các trường học cần phải quan tâm đến việc dạy làm người cho học sinh, đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tại buổi làm việc ngày 17/12 |
“Những học sinh ở các trường nội trú đều đến từ các dân tộc khác nhau, tiếng phổ thông chưa thạo và phải sống xa bố mẹ. Bởi vậy, sự quan tâm của thầy cô để nâng cao sự tự tin của các cháu là điều rất quan trọng.
Muốn thế cần trang bị kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm quen với các bạn cùng lớp.
Hôm nay gặp một số cháu mạnh dạn, tôi rất mừng. Nhưng đây là môi trường gần như trường chuyên. Còn ở những vùng khác tôi từng qua, các cháu thậm chí học tới lớp 6, lớp 7 mà tiếng phổ thông chưa vững. Nhiều cháu bỏ học vì tiếng không vững và do một số vấn đề về cá nhân khác như không được gần bố mẹ.
Các cháu dân tộc khác nhau tập quán cũng khác nhau, rất phức tạp. Ngay cả vấn đề về bảo vệ quyền trẻ em và xâm hại tình dục cũng không được chú trọng” – ông Nhạ nói.
Về vụ việc hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Phú Thọ xâm hại nam sinh, ông Nhạ khẳng định “đó là hành vi vi phạm pháp luật”.
Theo ông Nhạ, trường hợp này cần phải lên án, có thái độ rõ ràng và pháp luật phải xử lý nghiêm.
“Đã vi phạm pháp luật thì phải xử lý nghiêm. Nhưng ngành giáo dục chỉ dừng lại ở đó thì chưa đủ và không đúng, mà phải xử lý dứt điểm là đưa ra khỏi ngành” – ông Nhạ nhấn mạnh.
“Việc làm của một cá nhân nhưng khiến rất nhiều trường phổ thông dân tộc nội trú khác phải lo lắng. Phụ huynh sẽ nghĩ như thế nào khi trong một ngôi trường xưa nay được nghĩ rằng dạy dỗ các cháu như một gia đình lại xảy ra câu chuyện như vậy?”.
“Giáo dục phải đi từ gốc chứ không phải chỉ nghe hiện tượng ấy rồi áp khởi tố, xử lý kỷ luật. Khi đi từ gốc, học sinh phải được giáo dục giới tính, phải có những kỹ năng để phòng chống xâm hại. Chính các cháu phải được trang bị khả năng tự vệ”.
Theo ông Nhạ, Bộ GD-ĐT đã chuẩn bị rất chu đáo và bài bản, tăng cường giáo dục giới tính và tư vấn cho học sinh.
“Tôi nhấn mạnh việc đi từ gốc này và phải giáo dục cho các cháu, nhất là các cháu ở trường nội trú, hiểu biết được vấn đề giáo dục giới tính và những kỹ năng căn bản để phòng chống.
Như trường hợp của thầy hiệu trưởng kia đã diễn ra nhiều năm nay, nhưng chỉ khi các cháu nói ra mới biết. Chẳng hạn, Bộ GD-ĐT đã phối hợp với VTV7 thực hiện chương trình “Cơ thể của tớ là của tớ”, trong đó việc giáo dục giới tính và kỹ năng để phòng chống xâm hại tình dục trẻ em được thể hiện nhẹ nhàng thông qua hình ảnh. Các cháu có thể ngượng khi tiếp cận vấn đề này ở trên lớp nhưng tại nhà các cháu có thể xem để trang bị kỹ năng”.
Theo ông Nhạ, việc giáo dục này cũng không chỉ làm hình thức trình chiếu trên lớp mà bằng nhiều con đường khác nhau để học sinh có thể tự xem và tự thấy.
“Trong điều kiện công nghệ thông tin phủ khắp như hiện nay, chúng ta không thể cấm các cháu tham gia vào các trang mạng xã hội hay những trang web đen. Nhưng chúng ta phải giúp các cháu bằng cách trang bị các kỹ năng phòng vệ và kiến thức giáo dục giới tính” – ông Nhạ nói.
Nhìn nhận từ vụ việc hiệu trưởng lạm dụng nam sinh ở Phú Thọ, ông Nhạ cho rằng "rất nhiều vấn đề nảy sinh vì môi trường thiếu dân chủ, đến khi bùng phát ra mới biết". Vì vậy, "đây là bài học sâu sắc cho các trường nội trú - giáo dục từ gốc và thực hiện dân chủ" - ông Nhạ đặc biệt lưu ý.
Hạ Anh
Trên website của Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) ngày 23/05/2018 từng đăng bản tin về việc tổ chức chương trình “Ngoại khóa phòng chống xâm hại trẻ em năm 2018”.
" alt="Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: 'Chống xâm hại tình dục cho học sinh phải đi từ gốc'"/>Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: 'Chống xâm hại tình dục cho học sinh phải đi từ gốc'
Những năm gần đây, các khối ngành thuộc lĩnh vực CNTT và thiết kế đồ họa đang là những khối ngành được nhiều học sinh và phụ huynh quan tâm. Theo thống kê ở Hà Nội có khoảng 20 trường ĐH đang đào tạo chuyên ngành ngành CNTT và hơn 10 trường đào tạo chuyên ngành thiết kế đồ họa.
Tuy nhiên lượng thí sinh đăng ký vào 2 ngành này luôn ở mức cao, ví dụ như ngành CNTT của trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2020 có điểm chuẩn lên tới 29 điểm cho 3 môn thi xét tuyển. Đây cũng là 2 lĩnh vực “hot” trên thị trường tuyển dụng.
Thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, hiện nay nhu cầu tuyển dụng của lĩnh vực CNTT là khoảng 250.000 lao động. Trong khi đó, mỗi năm thị trường chỉ cung cấp khoảng 32.000 sinh viên tốt nghiệp CNTT và các ngành có liên quan đến công nghệ.
Nhằm mang lại cơ hội học tập dành cho học viên quan tâm đến các lĩnh vực lập trình và thiết kế đồ họa - truyền thông đa phương tiện, IT Plus Academy đã ký kết “Hợp tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cấp chứng chỉ các chương trình tin học ứng dụng” với Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.
PGS.TSKH Hoàng Đăng Hải - Phó Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông và ông Hoàng Văn Thắng - Giám đốc IT Plus Academy ký kết hợp tác |
“Hợp đồng hợp tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cấp chứng chỉ các chương trình tin học ứng dụng” giữa IT Plus Academy và Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông gồm có 2 chương trình.
Chương trình đào tạo “Chuyên sâu - 2 năm” với các chuyên ngành: Lập trình ứng dụng, Thiết kế đồ họa - Truyền thông đa phương tiện, Quay, dựng phim và biên tập video, Thiết kế và diễn họa nội thất...
Chương trình đào tạo “Chuyên đề - 6 tháng” với các khóa học như: Thiết kế và lập trình web PHP chuyên nghiệp, Thiết kế đồ họa chuyên nghiệp, Lập trình ứng dụng di động Android, Lập trình Python, Lập trình Game Unity...
Điểm đặc biệt trong chương trình đào tạo được ký kết giữa 2 bên đó là sự cập nhật kiến thức liên tục theo yêu cầu thực tế của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp “săn” nhân lực từ trước khi ra trường
Mô hình đào tạo của IT Plus Academy là “Học và làm theo dự án thực tế”. Trong đó, học viên sẽ đóng vai trò là trung tâm của quá trình daỵ học. Giảng viên là người hướng dẫn, người giúp đỡ học sinh, tạo môi trường thuận lợi cho các em trên con đường thực hiện dự án. Cuối cùng, sản phẩm của học viên sẽ được thẩm định bởi hội đồng giám khảo là những chuyên gia đến từ doanh nghiệp.
Do chương trình được cập nhật liên tục theo yêu cầu của doanh nghiệp, cũng như sự gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp từ khâu đào tạo, thẩm định nên hiện tại IT Plus Academy nhận được nhiều lời đề nghị trước đối với các học viên chuẩn bị kết thúc chương trình học.
Năm 2020, IT Plus Academy đã ký kết hợp tác với hơn 60 doanh nghiệp trong các lĩnh vực lập trình và truyền thông đa phương tiện như: FPT Software, VCCorp, IZI Solusion, Gia Phạm, Telsoft, Vinicorp… để đón nhận học viên thực tập và làm việc sau khi ra trường.
Mô hình học thực tế tại IT Plus Academy (Học viên IT Plus thăm quan doanh nghiệp thực tế) |
Ông Hoàng Văn Thắng - GĐ IT Plus Academy chia sẻ: “Hiện tại nhu cầu tuyển dụng trong lĩnh vực CNTT là rất lớn, thị trường tuyển dụng luôn “khát” các nhân sự lành nghề. Nắm bắt được điều này, chương trình học của chúng tôi chú trọng vào thực hành và luôn cập nhật các kiến thức mới từ doanh nghiệp. Do đó rất nhiều đơn vị đã đến ký kết hợp tác với chúng tôi mong muốn nhận học viên ngay sau khi kết thúc chương trình học”.
IT Plus Academy được thành lập từ năm 2011 với nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ đào tạo nhân lực chất lượng cao ngành CNTT, “Các chương trình đào tạo CNTT” của IT Plus đã liên tiếp nhận được “Giải thưởng Sao Khuê” vào các năm 2017, 2018, 2019 và “Giải thưởng Chuyển đổi số 2019” cho sản phẩm, dịch vụ góp phần vào công cuộc Chuyển đối số quốc gia. Địa chỉ: Lô CC, khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội (Tầng 2, Trung tâm đào tạo CNTT và Truyền Thông, Số 1 Hoàng Đạo Thúy, quận Thanh Xuân, Hà Nội) Website: itplus-academy.edu.vn. Điện thoại: 024 3754 6732 - 0966 205 643 Email: [email protected]. |
Ngọc Minh
" alt="Nhiều cơ hội việc làm cho học viên IT Plus Academy"/>Nhận định, soi kèo Angers vs Le Havre, 23h15 ngày 2/2: Dìm khách xuống đáy
Các tin nhắn giả mạo này thường được gắn nội dung về việc thông báo tài khoản của khách hàng đã bị khóa hoặc đã đăng nhập ở một thiết bị khác, thông báo về đăng ký dịch vụ mới, tài khoản bị trừ tiền… với đường dẫn đính kèm yêu cầu người dùng nhập user/mật khẩu/ OTP để làm theo hướng dẫn.
Cũng trong thông tin cảnh báo mới phát ra, VNCERT/CC còn điểm ra 32 tên miền giả mạo các trang thông tin điện tử của các ngân hàng ACB, MSB, SCB, VPBank, TPBank mà người dùng cần lưu ý để tránh click vào các đường link với tên miền giả mạo ngân hàng.
VNCERT/CC lưu ý người dùng về 32 tên miền mạo danh trang web các ngân hàng. |
Nhấn mạnh người dùng cần nâng cao cảnh giác, cẩn trọng với các tin nhắn mạo danh, chuyên gia VNCERT/CC khuyến cáo: Khi nhận được các tin nhắn, người dùng cần kiểm tra kỹ nội dung tin nhắn nhận được, không vội vã trả lời hay thực hiện theo nội dung trong tin nhắn, truy cập website chính thức của các ngân hàng để xác nhận thông tin.
Bên cạnh đó, người dùng cũng cần lưu lại các bằng chứng về tin nhắn, cuộc gọi nghi ngờ lừa đảo để phản ánh tới doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao để yêu cầu xử lý; đồng thời cung cấp các bằng chứng đã có tới các cơ quan chức năng của Bộ Công an nơi gần nhất đề nghị xử lý vi phạm theo quy định pháp luật.
Cũng trong nỗ lực hỗ trợ người dùng phòng tránh với vấn nạn lừa đảo trực tuyến nhằm vào người dùng các dịch vụ ngân hàng, một đơn vị khác trực thuộc Cục An toàn thông tin là Trung tâm Giám sát an toàn thông tin mạng quốc gia (NCSC) mới đây đã cung cấp tính năng mới “Tra cứu tài khoản” trên hệ thống Tín nhiệm mạng (tinnhiemmang.vn).
Theo NCSC, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của CNTT, các vụ tấn công, lừa đảo qua mạng đang ngày càng gia tăng. Hằng tuần Trung tâm này nhận được hàng trăm báo cáo về các trường hợp lừa đảo qua mạng, với phần lớn trong số đó liên quan đến việc sử dụng tài khoản ngân hàng để thực hiện các hành vi lừa đảo.
Để hạn chế các vụ lừa đảo nhắm vào người dùng ngân hàng, NCSC cung cấp tính năng “Tra cứu tài khoản” cho phép người dùng tra cứu 1 tài khoản ngân hàng là tài khoản lừa đảo hay an toàn dựa trên danh sách các tài khoản đã được báo cáo và kiểm duyệt nghiêm ngặt bởi đội ngũ của Trung tâm.
Khi truy cập vào tính năng “Tra cứu tài khoản” trên tinnhiemmang.vn, người dùng sẽ thấy danh sách các tài khoản được báo cáo đã kiểm duyệt, bao gồm thông tin số tài khoản, chủ sở hữu và ngân hàng phát hành kèm theo trạng thái “lừa đảo”, “an toàn” hoặc “đang xác minh” của tài khoản đó.
Khi chọn xem 1 tài khoản cụ thể, ngoài việc có thể xem các thông tin về tài khoản, người dùng còn có thể xem các bình luận, đánh giá của mọi người về tài khoản này cũng như để lại bình luận và vote chọn tài khoản này là “an toàn”, “lừa đảo”, hay “không rõ” theo ý kiến đánh giá của bản thân.
Trường hợp nghi ngờ một tài khoản nào đó là lừa đảo, người dùng có thể nhập số tài khoản vào ô tìm kiếm để kiểm tra xem tài khoản này đã được xác nhận là lừa đảo hay không.
Nếu không tìm thấy kết quả, người dùng có thể báo cáo tài khoản nghi ngờ/có dấu hiệu lừa đảo để NCSC kiểm duyệt thông tin và bổ sung vào danh sách tài khoản lừa đảo để cảnh báo đến mọi người. Ngoài ra, người dùng cũng có thể báo cáo về một tài khoản uy tín để được xác nhận là tài khoản chính chủ (an toàn) sau khi đội ngũ của Trung tâm kiểm duyệt.
Vân Anh
Theo Group-IB, trong chiến dịch tấn công lừa đảo mới phát hiện, hacker đã tìm cách thu thập thông tin cá nhân của người dùng, thậm chí là đánh cắp tài khoản ngân hàng của họ, sử dụng các kỹ thuật cho phép chúng vượt qua bước xác minh OTP.
" alt="“Điểm mặt” những tên miền mạo danh ngân hàng để lừa chiếm đoạt tài sản người dùng"/>“Điểm mặt” những tên miền mạo danh ngân hàng để lừa chiếm đoạt tài sản người dùng
Thực hiện mục tiêu này, UBND tỉnh Bình Phước ban hành Kế hoạch số 363/KH-UBND về triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thu thập thông tin, dự báo tình hình thị trường nông sản” trên địa bàn tỉnh.
Mục tiêu tổng quát của Kế hoạch này là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, số hoá trong việc thu thập thông tin, phân tích và dự báo tình hình thị trường nông sản của tỉnh. Cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của các cơ quan, nhà nước và hoạt động sản xuất, kinh doanh nông sản của các tổ chức, hợp tác xã, doanh nghiệp; góp phần tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững cho nông sản của tỉnh.
Theo đó, UBND tỉnh đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, ứng dụng hạ tầng công nghệ thông tin, số hoá và hoàn thành thu thập, thông tin, dữ liệu của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cung cấp, phục vụ xây dựng kho dữ liệu nhằm phân tích và dự báo tình hình thị trường nông sản chủ lực, địa phương của tỉnh và sản phẩm có tiềm năng phát triển quy mô lớn. Tham gia hệ thống mạng lưới cung cấp, kết nối thông tin thường xuyên, định kỳ về Trung tâm dữ liệu tập trung của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; tham gia đầy đủ các lớp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu vận hành hệ thống. Thường xuyên cung cấp thông tin, dữ liệu về tình hình thị trường nông sản phục vụ phân tích, dự báo, đảm bảo tính thống nhất, chính xác và kịp thời cho các cơ quan quản lý nhà nước các cấp, các tô chức, cá nhân, doanh nghiệp và các hợp tác xã.
Đồng thời, định hướng đến năm 2030, ứng dụng hiệu quả các công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật...) trong thu thập thông tin, phân tích, dự báo tình hình thị trường nông sản của tỉnh. Các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và các hợp tác xã có thể tìm kiêm, khai thác, sử dụng các thông tin, dữ liệu phân tích, dự báo tình hình thị trường nông sản (trừ dữ liệu mật) trên môi trường mạng Internet hoặc cổng cung cấp dữ liệu mở của ngành, tỉnh. Phát triển hệ thống mạng lưới cung cấp, kết nối thông tin thường xuyên, định kỳ về trung tâm dữ liệu tập trung; thu hút được các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và các hợp tác xã kết nối, chia sẻ thông tin với hệ thống thu thập thông tin, phân tích, dự báo thị trường nông sản. Phát triên, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công tác ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong hoạt động thu thập thông tin, phân tích và dự báo thị trường nông sản.
Để đạt được những mục tiêu trên, UBND tỉnh đã đề ra những nhiệm vụ và giải pháp cụ thể như: Ứng dụng và vận hành Trung tâm dữ liệu tập trung của ngành nông nghiệp và PTNT (data warehouse/kho dữ liệu) chuyên sâu, phục vụ phân tích và dự báo tình hình thị trường nông sản; ứng dụng công nghệ thông tin trong thu thập thông tin, phân tích và dự báo tình hình thị trường nông sản của tỉnh; hợp tác, phát triển nguồn nhân lực phục vụ công tác thu thập thông tin, phân tích và dự báo tình hình thị trường nông sản; ứng dụng quy trình vận hành hệ thống thu thập thông tin, phân tích và dự báo tình hình thị trường nông sản, thống nhất ở các cấp, ngành; theo dõi, đánh giá hiệu quả thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong phân tích, dự báo tình hình thị trưòng nông sản.
" alt="Bình Phước đẩy mạnh ứng dụng công nghệ dự báo tình hình nông sản chủ lực"/>Bình Phước đẩy mạnh ứng dụng công nghệ dự báo tình hình nông sản chủ lực
Để đảm bảo an toàn cho khách hàng của mình, BIDV đã đưa ra khuyến cáo khách hàng không truy cập vào các đường link giả mạo phát tán trong tin nhắn SMS hay những đường link độc hại, giả mạo, lừa đảo, tên miền đáng nghi ngờ.
Ngân hàng này cũng khuyến nghị, người dùng không điền bất cứ thông tin nào liên quan đến tài khoản ngân hàng trên các website không chính thống. Các đường link giả mạo có thể thu thập các thông tin lưu trong máy như mật khẩu, tên đăng nhập… hoặc các thông tin mà người dùng nhập vào.
Thời gian gần đây, thay vì tấn công vào các hệ thống thông tin của các ngân hàng, tổ chức tài chính, các đối tượng lừa đảo đã gia tăng tấn công vào đối tượng dễ bị tổn thương hơn là khách hàng, người dùng cuối.
Thủ đoạn của những kẻ lừa đảo là thông qua các tin nhắn, website giả mạo để đánh cắp thông tin, tài sản. Theo đó, chiêu thức thường thấy là kẻ gian gửi tin nhắn mạo danh ngân hàng với nội dung thông báo nâng cấp hệ thống/trúng thưởng/xác thực tài khoản đang tiêu dùng ở nước ngoài/ tài khoản đăng nhập ở vùng bất thường/tài khoản tạm ngừng dịch vụ,… yêu cầu người dùng truy cập vào các website/đường link giả và làm theo các yêu cầu.
Các website giả mạo sử dụng tên, logo, hình ảnh…của ngân hàng khiến người dùng nhầm lẫn. Khi người dùng mất cảnh giác và truy cập đường dẫn, cung cấp thông tin, kẻ gian sẽ chiếm đoạt tiền từ tài khoản.
Cách thức lừa đảo không mới và đã được các ngân hàng liên tục phát đi nhiều cảnh báo về chiêu thức này. Tuy nhiên, vẫn có không ít người dùng lơ là và “sập bẫy” khi các thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó nhận biết hơn. Một nguyên nhân nữa là do sự thiếu cảnh giác của người dùng khi sử dụng các dịch vụ tài chính trên Internet.
Người dùng vẫn mất cảnh giác khi dùng các dịch vụ trên môi trường số. Ảnh minh họa: Internet |
Theo các chuyên gia, người dùng cuối vẫn luôn là mắt xích yếu nhất của hoạt động an toàn thông tin. Do đó, các đối tượng lừa đảo hiện nay cũng tập trung phần lớn các chiêu thức nhắm vào người dùng với mục đích cuối cùng là lấy cắp thông tin khách hàng.
Theo ghi nhận từ hệ thống phân tích chia sẻ và nguy cơ của Công ty An ninh mạng Viettel, trong năm 2021 cho thấy các tấn công phishing vào Việt Nam đã tăng lên gấp 3 lần so với năm trước đó với khoảng 6.000 các website giả mạo, lừa đảo. Hacker sử dụng nhiều phương thức, thậm chí nhiều công cụ đặc thù để phát tán tin nhắn giả, lừa đảo tới người dùng. Các cuộc tấn công của tội phạm mạng liên tục nhắm vào hạ tầng số các lĩnh vực ngân hàng tài chính, giáo dục, giao thông vận tải...
Trong khi đó, theo số liệu thống kê từ cơ quan hữu trách, 5 tháng đầu năm 2022 đã phát hiện, xử lý 506 website lừa đảo giả mạo tổ chức tài chính, ngân hàng. Theo đó, 1,5 triệu người dùng Internet Việt Nam đã được hỗ trợ xử lý, ngăn ngừa truy cập vào các trang lừa đảo, vi phạm pháp luật.
Trước bối cảnh này, các ngân hàng liên tục thông tin và có các kênh truyền thông nhằm nâng cao nhận thức cho khách hàng, trong đó thường xuyên gửi email, tin nhắn và tổng đài 24/7 để thông báo các dấu hiệu lừa đảo. Đồng thời tìm kiếm các thông tin lộ lọt của khách hàng trên không gian mạng để cảnh báo đến người dùng nhằm giảm thiểu rủi ro và nâng cao nhận thức cho người dùng.
Duy Vũ
Gần đây, nhiều người dân phản ánh với VNCERT/CC, Cục An toàn thông tin về việc họ nhận được cuộc gọi, tin nhắn giả mạo các ngân hàng đề nghị hỗ trợ rút tiền qua thẻ tín dụng với lãi suất 0% hoặc lãi suất thấp.
" alt="Người dùng vẫn sập bẫy vì các website giả mạo"/>