当前位置:首页 > Nhận định > Soi kèo phạt góc Wolves vs Tottenham, 22h ngày 4/3 正文
标签:
责任编辑:Kinh doanh
Nhận định, soi kèo Bahla vs Al Khaburah, 21h30 ngày 10/2: Cửa trên thất thế
Hai năm ở TP HCM đã giúp chàng trai Cuba am hiểu ẩm thực Việt và cảm thấy "hạnh phúc chưa từng có".
Roberto Valdes Pedroso sinh ra ở thủ đô Havana, từng là bác sĩ đa khoa làm việc ở bệnh viện Manuel Fajardo. Công việc ổn định nhưng vòng lặp 8 tiếng mỗi ngày trong bệnh viện khiến anh luôn cảm thấy buồn chán và mất phương hướng.
Covid-19 như giọt nước làm tràn ly khiến tâm lý chàng trai khủng hoảng.
"Thế giới này rất rộng và cuộc đời thì quá ngắn", Roberto nói với mẹ về ý định tìm cơ hội ở quốc gia khác. Mùa đông 2021, anh rời Cuba đến Nga làm nhân viên chăm sóc khách hàng.
Tuy nhiên, chàng trai lớn lên với khí hậu nhiệt đới Cuba không thể thích nghi được cái lạnh của Nga. Hết giờ làm, Roberto chỉ về nhà nấu ăn, cô độc, không bạn bè. Một ngày đông đầu năm 2022, anh quyết định tìm đất nước khác để sinh sống. Việt Nam là cái tên hiện lên đầu tiên.
"Hồi còn ở Cuba, mọi người đều nói đến tình bạn với Việt Nam", anh nói. "Nó khiến tôi hình dung rõ ràng về một quốc gia ấm áp cả khí hậu lẫn con người".
Nhận định, soi kèo Al Khaldiya vs Tractor, 21h00 ngày 11/2: Khách hoan ca
Đằng sau hàng triệu chuyến hàng ngang dọc khắp đất nước là những người vợ vô danh cùng chia sẻ buồn vui với những người đàn ông cầm lái. Một số người vợ chấp nhận ở nhà lo việc gia đình, một số khác chọn cách ăn ngủ cùng chồng trên những chuyến xe.
Những chuyến xe tải chở hàng chiếm hơn 70% khối lượng hàng hóa vận chuyển nội địa của Trung Quốc. Nhưng ít người biết đến cuộc sống mưu sinh vất vả của lực lượng lao động quan trọng này. Những chuyến hàng xuyên ngày đêm khiến họ có rất ít thời gian để ăn uống và ngủ. Sự chậm trễ không mong muốn hoặc những trường hợp bất ngờ xảy ra đôi khi khiến họ thậm chí không còn đủ tiền để mua một bao thuốc lá.
Nhưng phía sau những người tài xế vô danh này là những người phụ nữ vô hình. Họ là người lo tất cả mọi thứ trừ việc lái xe. Có người mang theo cả con cái lên xe, xây dựng một cuộc sống gia đình trong chiếc cabin chật chội.
Năm 2018, Ma Dan - một nhà nghiên cứu Dự án Nghiên cứu tài xế xe tải Trung Quốc - đã tới nhiều thành phố thuộc 5 tỉnh thành, gặp 49 bà vợ của các lái xe tải để lắng nghe câu chuyện cuộc đời, tình yêu và trận chiến mưu sinh của họ.
Dưới đây là những câu chuyện do Ma Dan kể lại.
![]() |
Một trong những hình ảnh gây ấn tượng với tôi nhất là người phụ nữ bước ra từ chiếc xe tải vừa dừng bánh sau 20-30 giờ. Cô ấy bước xuống và nói chuyện với tôi khi trên tay đang ẵm một đứa bé mới 4 tháng tuổi.
Tôi không biết phải nói gì. Đứa trẻ tò mò nhìn tôi. Người phụ nữ này đã trải qua 8 tháng mang thai sống trong chiếc xe tải chật chội. Và 100 ngày sau khi đứa bé chào đời, cô lại mang nó lên đường cùng bố mẹ.
Những cảnh tượng như vậy không nhằm mục đích gợi lên sự thương hại. Mà bạn nhận ra rằng đôi khi chỉ có một lựa chọn: Cuộc sống chỉ cho bạn một con đường duy nhất để đi.
Ước tính sơ bộ cho thấy có khoảng 25 triệu bà vợ lái xe tải như thế ở Trung Quốc. Họ được chia thành 2 nhóm: những người ở nhà chăm sóc gia đình và những người đi theo chồng trong các chuyến đi.
Nhưng dù thuộc nhóm nào, cuộc sống của họ vẫn là một cuộc chiến khó khăn.
![]() |
Những người vợ phía sau vô lăng
Người người vợ của lái xe tải cũng có một số điểm tương đồng với những người vợ của người lao động nhập cư khác. Nhưng họ cũng có một số đặc điểm riêng.
Lái xe tải là một công việc nguy hiểm, vì vậy nhiều bà vợ thường ở nhà theo dõi tin tức. Đó là cách họ theo dõi diễn biến thời tiết và sự phát triển của địa phương, cũng như kiểm tra mọi sự cố giao thông trên các tuyến đường thường ngày của chồng.
Ngay cả khi thấy một vụ tai nạn giao thông hoàn toàn không liên quan đến cung đường của chồng mình, họ cũng có thể bị ám ảnh trong vài ngày sau. Trạng thái lo lắng thường xuyên này khiến họ phải chịu những gánh nặng của riêng mình.
Cách đây 3-4 năm, chị Gao Chunjie, 46 tuổi vẫn còn ở nhà mỗi khi chồng lên đường.
“Bắt đầu từ khoảng năm 1992, lái xe tải là một nghề khá thời thượng. Lúc ấy, tôi là giáo viên dạy thể dục, kiếm được 130 tệ (chưa đến 500 nghìn đồng/tháng), trong khi chồng tôi kiếm được 4.000-5.000 tệ (14-18 triệu đồng).
Sau đó, bạn của chồng cô gợi ý 2 vợ chồng chuyển đến Sơn Đông để chở hàng. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, những chiếc xe tải còn chạy chậm và có mã lực thấp. Mỗi chuyến đi thường mất hơn 10 ngày cả đi và về, vì thế họ chỉ được gặp nhau 2 lần/tháng.
“Khi con trai được nghỉ hè, tôi cũng đi cùng chồng và chứng kiến độ gập ghềnh của một số con đường” – chị Gao nhớ lại.
Và khi trở về nhà, chị cảm thấy khó ngủ vì lo lắng. Chị luôn đợi chồng gọi về và bắt đầu cảm thấy bấn loạn khi không thấy anh gọi.
Chồng chị lại có thói quen uống chút bia rượu để thư giãn. Chị luôn nhắc anh: “Lái xe cẩn thận đấy. Chú ý nhìn đường vào”.
![]() |
Chị Gao Chunjie và chồng |
Ngày đó đã có điện thoại di động nên họ gọi cho nhau ít nhất 1 lần/ ngày. Có một lần, anh không nhấc máy trong nhiều ngày. Chị đã lo lắng đến phát ốm.
“Tôi bắt đầu khóc. Nhưng chúng tôi không nói chuyện nhẹ nhàng như những cặp vợ chồng khác. Anh ấy chỉ nói ‘Chẳng làm sao cả! Làm sao mà khóc? Cô nghĩ là tôi không biết lái xe à?’”.
Lúc ấy, chị Gao lo mọi việc ở nhà. Một lần, chị bị sốt và đi tiêm. Trên đường về nhà sau khi tiêm, chị đau đến mức không thể cử động được. Con trai chị lúc ấy 10 tuổi đã đến gần và nói: “Mẹ ơi, con sẽ bế mẹ”. Chị cảm thấy đau lòng khi nghĩ về điều đó.
Gao nói, cô là người thẳng tính nên vợ chồng cô hay cãi nhau khi ở cạnh nhau. Nhưng từ khi chồng đi vắng trong thời gian dài, họ luôn nghĩ về những khó khăn của nhau và vì thế luôn trân trọng khoảng thời gian ở bên nhau.
"Anh ấy ăn nói cộc cằn nhưng cũng rất ngọt ngào. Anh ấy không biết nói lời 'có cánh' nhưng luôn làm những việc đúng đắn. Anh ấy là kiểu người như vậy" - Gao nhận xét về chồng.
(Còn nữa)
Phần 2: Những người phụ nữ sống trong thế giới đàn ông
Nguyễn Thảo(Theo The Sixth Tone)
Một người phụ nữ họ Wang (39 tuổi), sống tại tỉnh Tứ Xuyên, bàng hoàng phát hiện mình đã tử vong trên giấy tờ suốt 16 năm qua, theo Sixth Tone.
" alt="Cuộc sống trong cabin của những người vợ lái xe tải đường dài"/>Cuộc sống trong cabin của những người vợ lái xe tải đường dài
Có 2 thứ duy nhất được ưu tiên trong phòng sinh đẻ ở bất cứ nơi đâu trên thế giới này, đó là sự an toàn của người mẹ và đứa trẻ.
Cũng vì thế mà người mẹ được phép quyết định ai sẽ là người ở bên cạnh cô ấy trong thời khắc cô ấy đau đớn và dễ tổn thương nhất. Tuy nhiên, dường như mẹ chồng của một thai phụ 28 tuổi thì không nghĩ như vậy.
“Mẹ chồng tôi đã nói trước rằng bà ấy muốn có mặt trong phòng sinh, và bà thì không phải là một người tinh tế cho lắm” - tâm sự của thai phụ này đã được lan truyền trên mạng xã hội Reddit và nhận được hơn 20 nghìn lượt bình luận.
Nhưng điều quan trọng nhất là người chồng đứng về phe mẹ mình. Cuộc tranh cãi giữa họ đã nổ ra và bây giờ thai phụ chia sẻ câu chuyện của mình trong tâm thế không biết mình có hỗn láo như lời người chồng nhận xét hay không khi thẳng thừng tuyên bố không muốn mẹ chồng có mặt trong phòng sinh lúc đó.
Thai phụ này kể lại chi tiết câu chuyện tranh cãi với chồng trong bài đăng của mình: “Đây là lần đầu tiên tôi làm mẹ. Mới đây, bệnh viện thay đổi chính sách, cho phép 2 người ‘hỗ trợ’ được vào phòng sinh. Mẹ chồng tôi đã sớm thông báo rằng bà muốn có mặt ở đó, và bà thì không phải là người tinh tế cho lắm.
Tôi đã thẳng thừng tuyên bố rằng, bất cứ khi nào tôi sinh, đó sẽ là trải nghiệm cá nhân mà chỉ có chồng tôi và các nhân viên y tế có mặt ở đó. Tôi đã cho rằng chuyện này không có gì phải bàn cãi bởi vì đó là cơ thể tôi và tôi có quyền quyết định ai sẽ được phép chứng kiến cảnh tượng đó.
Ngoài ra, tôi cũng chẳng có quan hệ tốt với mẹ chồng. Chỉ gần đây bà mới có những tương tác tích cực với tôi sau nhiều năm tôi cố gắng hoà hợp với bà. Và đó hoàn toàn là vì bà là kiểu người có tư duy ‘đó là cháu tôi’.
Mới đây, chồng tôi nói rằng chúng tôi cần thảo luận về việc này. Anh ấy bắt đầu bằng việc đề cập đến chuyện để mẹ chồng tôi cùng vào phòng sinh. Tôi đã cố gắng không phản ứng nhưng ngay lập tức tôi buột miệng hỏi tại sao anh ấy làm vậy. Anh ấy trả lời rằng, mẹ anh ấy ‘thực sự muốn có mặt trong phòng để nhìn thấy hơi thở đầu tiên của đứa trẻ’.
Tôi đã đáp lại rằng ‘nếu mẹ anh nhìn thấy hơi thở đầu tiên của đứa trẻ có nghĩa là bà cũng sẽ nhìn thấy em rặn như thế nào và còn thấy cả vùng nhạy cảm của em nữa’. Tôi đã giải thích lý do tại sao tôi không muốn bà có mặt trong phòng. Sau đó, tôi bảo với anh ấy rằng chỉ có 2 thứ được ưu tiên trong phòng sinh và chẳng có thứ nào trong số đó là mẹ anh ấy hay cảm xúc của bà”.
Thai phụ cũng cho biết thêm rằng, mặc dù có mẹ đẻ và 2 chị gái nữa nhưng cô vẫn chỉ muốn duy nhất người chồng có mặt trong phòng sinh.
Cuộc tranh cãi giữa 2 vợ chồng tiếp tục và kết thúc trong tình trạng người chồng bỏ ra ngoài, còn cô vợ bắt đầu khóc.
Cô nói rằng, sinh đẻ là trải nghiệm đau đớn, dễ tổn thương nhất trong cuộc đời và cô muốn người chồng bảo vệ mình. Trong khi đó, người chồng cho rằng cô “vô lễ”.
Sau khi chia sẻ câu chuyện của mình, người phụ nữ cho biết cô đang xem xét quyết định không cho phép cả người chồng vào phòng sinh.
Nhiều bình luận phía dưới bài đăng đứng về phía người phụ nữ, tuy nhiên một số ý kiến cho rằng cô nên suy nghĩ kỹ về ý định không cho người chồng vào phòng sinh.
Đăng Dương(Theo Bored Panda)
5 điều dưới đây là những điểm nàng dâu nào cũng mong có được ở mẹ chồng mình. Điều đó khiến nàng dâu thấy nể, thấy sợ và tôn trọng mẹ chồng nhiều hơn.
" alt="Thai phụ cãi nhau với chồng vì nhất quyết không cho mẹ chồng vào phòng sinh"/>Thai phụ cãi nhau với chồng vì nhất quyết không cho mẹ chồng vào phòng sinh