anh 1.jpg

2023 được đánh giá là năm của trí tuệ nhân tạo (AI). Các công ty đua nhau phát triển các công cụ làm việc được tích hợp với AI. Microsoft cũng đang nỗ lực phát triển các tính năng mới được hỗ trợ bởi AI trên các sản phẩm dành cho người dùng và doanh nghiệp. Nổi bật trong đó là Microsoft Teams - một ứng dụng giao tiếp và cộng tác làm việc của doanh nghiệp; cho phép người dùng trò chuyện, họp, chia sẻ tệp với các thành viên trong tổ chức. 

Với phiên bản nâng cấp của Microsoft Teams, Microsoft Teams Premium (Teams Premium) được giới thiệu trên thị trường. Teams Premium ứng dụng những công nghệ mới nhất, bao gồm Mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) được hỗ trợ bởi GPT của OpenAI. 

Với nhiều năm đồng hành cùng Microsoft và triển khai các dự án liên quan đến Microsoft 365 cho các doanh nghiệp, đại diện CMC Telecom đánh giá ứng dụng Teams Premium sẽ giúp các cuộc họp trở nên “thông minh” hơn, được cá nhân hóa và được bảo vệ hơn; cho dù đó là cuộc họp trực tiếp, cuộc họp lớn, cuộc hẹn ảo hoặc hội thảo trên nền tảng web. 

anh 2.png
Mô tả một cuộc họp với Microsoft Teams Premium

Những tính năng nổi bật của Microsoft Teams Premium có thể kể đến:

Giữ bí mật cho các cuộc họp

Việc thiết lập cuộc họp thông qua Microsoft Teams là một quy trình nhanh chóng và đơn giản. Nhưng các cuộc họp thường liên quan đến thông tin kinh doanh nhạy cảm và bí mật như: cuộc họp hội đồng quản trị, thảo luận về tình hình tài chính của công ty hoặc các cuộc họp thảo luận về sản phẩm chưa được tiết lộ. Do đó, đối với các cuộc họp nhạy cảm phải có thêm một lớp bảo vệ để hạn chế nội dung và thông tin bị lộ ra bên ngoài.

anh 3.jpg
 Mô tả cuộc họp được bảo vệ an toàn

Với tính năng bảo vệ cuộc họp nâng cao hiện có trong Microsoft Teams Premium, người dùng có thể dễ dàng nâng cấp các biện pháp bảo vệ cho các cuộc họp kinh doanh mà không cản trở trải nghiệm của người tham gia cuộc họp. Các tùy chọn có thể cấu hình như tạo hình mờ và giới hạn người có thể ghi cuộc họp. 

Với tính năng tạo hình mờ, khi chia sẻ màn hình để ngăn chặn rò rỉ và giới hạn người có thể ghi lại, người dùng có thể tự tin trình bày, hiển thị thông tin nhạy cảm. Và đối với những cuộc họp quan trọng, nhạy cảm yêu cầu tắt một số tính năng cuộc họp cốt lõi để sử dụng tùy chọn mã hóa nâng cao, người dùng có thể áp dụng tùy chọn mã hóa hai đầu (E2EE) cho cuộc họp. 

Cuộc hẹn ảo - Dễ dàng quản lý các cuộc hẹn và đo lường kết quả

Người dùng có thể lên lịch, xem và quản lý các cuộc hẹn ảo; nhận cập nhật trạng thái theo thời gian thực trong chế độ xem hàng đợi; gửi lời nhắc cuộc hẹn, xem phân tích và báo cáo về hoạt động của cuộc hẹn ảo cũng như định cấu hình cài đặt lịch, nhân viên và trang đặt chỗ. Ứng dụng này mang lại trải nghiệm liền mạch từ đầu đến cuối cho các hoạt động tương tác giữa doanh nghiệp với khách hàng; tích hợp lịch trình, phân tích và các tùy chọn quản lý… ở cùng một nơi.

Một số lợi ích khi sử dụng tính năng tạo và quản lý cuộc hẹn ảo gồm:

Home: Trang chủ cung cấp đầy đủ tính năng và giúp người sử dụng có thể thao tác nhanh chóng.

anh 4.png
 Mô tả giao diện màn hình Home

Schedule: Truy cập vào lịch hẹn để tạo các cuộc hẹn ảo như: họp dự án, gặp khách hàng, đi công tác… Người dùng có thể kết nối lịch hiện có hoặc tạo lịch mới.

anh 5.png
 Mô tả giao diện tạo các cuộc hẹn ảo

Queue: Xem và giám sát tất cả cuộc hẹn ảo đã lên lịch và theo yêu cầu trong lịch hẹn, với các cập nhật theo thời gian thực.

anh 6.png
 Mô tả giao diện danh sách các cuộc hẹn ảo

Analytics:Xem hoạt động và xu hướng sử dụng để giúp tối ưu hóa cuộc hẹn ảo và mang lại kết quả kinh doanh tốt hơn.

anh 7.png
 Thống kê chi tiết các cuộc hẹn ảo

Manage: Quản lý chi tiết lịch, thêm dịch vụ bằng cách sử dụng các loại cuộc hẹn, thêm nhân viên và phân công vai trò cũng như định cấu hình cài đặt trang đặt lịch hẹn.

anh 8.png
Quản lý lịch hẹn

Hỗ trợ từ AI, bao gồm GPT từ OpenAI

Với tính năng tóm tắt thông minh trong Teams Premium, người dùng sẽ nhận được các ghi chú cuộc họp được tạo tự động, nhiệm vụ được đề xuất và nội dung nổi bật được cá nhân hóa. Điều này giúp người dùng nhận được thông tin quan trọng nhất đối ngay cả khi đã bỏ lỡ cuộc họp.

anh 9.png
Sử dụng AI để tóm tắt lại nội dung cuộc họp

Dễ dàng tạo các cuộc họp phù hợp với nhu cầu cá nhân, tổ chức

Microsoft Teams Premium giúp người tham gia có thể xem lại những điểm chính và cần thiết với cá nhân trong cuộc họp. Các điểm đánh dấu dòng thời gian được cá nhân hóa mà chỉ người dùng mới có thể nhìn thấy, gọi ra khi họ tham gia hoặc rời khỏi cuộc họp trong bản ghi cuộc họp; giúp người dùng có thể nhanh chóng bấm và nghe những gì đã bỏ lỡ. 

anh 10.png
 Cá nhân hóa cuộc họp

Đại diện CMC Telecom nhấn mạnh: “Việc sử dụng Microsoft Teams Premium sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết được nhiều nhu cầu như: họp, đào tạo, tổ chức webinar trên cùng một nền tảng duy nhất. Bởi ngày nay các công việc trên thường được diễn ra thường xuyên, do vậy các tổ chức cần quan tâm sử dụng công cụ giúp người tham gia có được các trải nghiệm tốt hơn”.

Thúy Ngà

" />

Tối ưu chi phí vận hành, tăng hiệu quả cuộc họp với Microsoft Teams Premium

Thế giới 2025-04-02 15:14:21 72
anh 1.jpg

2023 được đánh giá là năm của trí tuệ nhân tạo (AI). Các công ty đua nhau phát triển các công cụ làm việc được tích hợp với AI. Microsoft cũng đang nỗ lực phát triển các tính năng mới được hỗ trợ bởi AI trên các sản phẩm dành cho người dùng và doanh nghiệp. Nổi bật trong đó là Microsoft Teams - một ứng dụng giao tiếp và cộng tác làm việc của doanh nghiệp; cho phép người dùng trò chuyện, họp, chia sẻ tệp với các thành viên trong tổ chức. 

Với phiên bản nâng cấp của Microsoft Teams, Microsoft Teams Premium (Teams Premium) được giới thiệu trên thị trường. Teams Premium ứng dụng những công nghệ mới nhất, bao gồm Mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) được hỗ trợ bởi GPT của OpenAI. 

Với nhiều năm đồng hành cùng Microsoft và triển khai các dự án liên quan đến Microsoft 365 cho các doanh nghiệp, đại diện CMC Telecom đánh giá ứng dụng Teams Premium sẽ giúp các cuộc họp trở nên “thông minh” hơn, được cá nhân hóa và được bảo vệ hơn; cho dù đó là cuộc họp trực tiếp, cuộc họp lớn, cuộc hẹn ảo hoặc hội thảo trên nền tảng web. 

anh 2.png
Mô tả một cuộc họp với Microsoft Teams Premium

Những tính năng nổi bật của Microsoft Teams Premium có thể kể đến:

Giữ bí mật cho các cuộc họp

Việc thiết lập cuộc họp thông qua Microsoft Teams là một quy trình nhanh chóng và đơn giản. Nhưng các cuộc họp thường liên quan đến thông tin kinh doanh nhạy cảm và bí mật như: cuộc họp hội đồng quản trị, thảo luận về tình hình tài chính của công ty hoặc các cuộc họp thảo luận về sản phẩm chưa được tiết lộ. Do đó, đối với các cuộc họp nhạy cảm phải có thêm một lớp bảo vệ để hạn chế nội dung và thông tin bị lộ ra bên ngoài.

anh 3.jpg
 Mô tả cuộc họp được bảo vệ an toàn

Với tính năng bảo vệ cuộc họp nâng cao hiện có trong Microsoft Teams Premium, người dùng có thể dễ dàng nâng cấp các biện pháp bảo vệ cho các cuộc họp kinh doanh mà không cản trở trải nghiệm của người tham gia cuộc họp. Các tùy chọn có thể cấu hình như tạo hình mờ và giới hạn người có thể ghi cuộc họp. 

Với tính năng tạo hình mờ, khi chia sẻ màn hình để ngăn chặn rò rỉ và giới hạn người có thể ghi lại, người dùng có thể tự tin trình bày, hiển thị thông tin nhạy cảm. Và đối với những cuộc họp quan trọng, nhạy cảm yêu cầu tắt một số tính năng cuộc họp cốt lõi để sử dụng tùy chọn mã hóa nâng cao, người dùng có thể áp dụng tùy chọn mã hóa hai đầu (E2EE) cho cuộc họp. 

Cuộc hẹn ảo - Dễ dàng quản lý các cuộc hẹn và đo lường kết quả

Người dùng có thể lên lịch, xem và quản lý các cuộc hẹn ảo; nhận cập nhật trạng thái theo thời gian thực trong chế độ xem hàng đợi; gửi lời nhắc cuộc hẹn, xem phân tích và báo cáo về hoạt động của cuộc hẹn ảo cũng như định cấu hình cài đặt lịch, nhân viên và trang đặt chỗ. Ứng dụng này mang lại trải nghiệm liền mạch từ đầu đến cuối cho các hoạt động tương tác giữa doanh nghiệp với khách hàng; tích hợp lịch trình, phân tích và các tùy chọn quản lý… ở cùng một nơi.

Một số lợi ích khi sử dụng tính năng tạo và quản lý cuộc hẹn ảo gồm:

Home: Trang chủ cung cấp đầy đủ tính năng và giúp người sử dụng có thể thao tác nhanh chóng.

anh 4.png
 Mô tả giao diện màn hình Home

Schedule: Truy cập vào lịch hẹn để tạo các cuộc hẹn ảo như: họp dự án, gặp khách hàng, đi công tác… Người dùng có thể kết nối lịch hiện có hoặc tạo lịch mới.

anh 5.png
 Mô tả giao diện tạo các cuộc hẹn ảo

Queue: Xem và giám sát tất cả cuộc hẹn ảo đã lên lịch và theo yêu cầu trong lịch hẹn, với các cập nhật theo thời gian thực.

anh 6.png
 Mô tả giao diện danh sách các cuộc hẹn ảo

Analytics:Xem hoạt động và xu hướng sử dụng để giúp tối ưu hóa cuộc hẹn ảo và mang lại kết quả kinh doanh tốt hơn.

anh 7.png
 Thống kê chi tiết các cuộc hẹn ảo

Manage: Quản lý chi tiết lịch, thêm dịch vụ bằng cách sử dụng các loại cuộc hẹn, thêm nhân viên và phân công vai trò cũng như định cấu hình cài đặt trang đặt lịch hẹn.

anh 8.png
Quản lý lịch hẹn

Hỗ trợ từ AI, bao gồm GPT từ OpenAI

Với tính năng tóm tắt thông minh trong Teams Premium, người dùng sẽ nhận được các ghi chú cuộc họp được tạo tự động, nhiệm vụ được đề xuất và nội dung nổi bật được cá nhân hóa. Điều này giúp người dùng nhận được thông tin quan trọng nhất đối ngay cả khi đã bỏ lỡ cuộc họp.

anh 9.png
Sử dụng AI để tóm tắt lại nội dung cuộc họp

Dễ dàng tạo các cuộc họp phù hợp với nhu cầu cá nhân, tổ chức

Microsoft Teams Premium giúp người tham gia có thể xem lại những điểm chính và cần thiết với cá nhân trong cuộc họp. Các điểm đánh dấu dòng thời gian được cá nhân hóa mà chỉ người dùng mới có thể nhìn thấy, gọi ra khi họ tham gia hoặc rời khỏi cuộc họp trong bản ghi cuộc họp; giúp người dùng có thể nhanh chóng bấm và nghe những gì đã bỏ lỡ. 

anh 10.png
 Cá nhân hóa cuộc họp

Đại diện CMC Telecom nhấn mạnh: “Việc sử dụng Microsoft Teams Premium sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết được nhiều nhu cầu như: họp, đào tạo, tổ chức webinar trên cùng một nền tảng duy nhất. Bởi ngày nay các công việc trên thường được diễn ra thường xuyên, do vậy các tổ chức cần quan tâm sử dụng công cụ giúp người tham gia có được các trải nghiệm tốt hơn”.

Thúy Ngà

本文地址:http://play.tour-time.com/news/156c398932.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Barcelona vs Girona, 21h15 ngày 30/3: Tiếp tục đòi nợ

Grab, đối thủ của dịch vụ gọi xe Uber tại Đông Nam Á, mới đây vừa chào mừng thêm một nhà đầu tư mang tên Honda. Theo công bố, Honda sẽ thực hiện đầu tư chiến lược vào Grab, tuy nhiên, mức góp vốn cụ thể là bao nhiêu thì không được tiết lộ. Trong thông cáo phát đi, hãng chỉ đơn thuần nói rằng, Honda và Grab sẽ “hợp tác ở nhiều sáng kiến khác nhau để nâng cao các lợi ích cho người dùng cũng như tái xế GrabBike". 

Hồi tháng 9, Grab thu về 750 triệu USD đầu tư từ SoftBank giúp giá trị công ty đạt 3 tỷ USD. Thỏa thuận với Honda mới đây là một phần mở rộng của vòng góp vốn quy mô lớn Series F. Đây cũng là vụ đầu tư lớn thứ 2 của Grab ngay trong tháng này, sau khi hãng dịch vụ tài chính Tokyo Century hôm 1/12 công bố đổ tiền vào dịch vụ gọi xe đến từ Singapore - với số tiền cũng không được tiết lộ cụ thể. 

Dù Honda rõ ràng sẽ là một cái tên lớn trong danh sách các nhà đầu tư của Grab, thế nhưng hiện chưa rõ các công ty sẽ phối hợp với nhau như thế nào. Theo Techcrunch, ban đầu 2 bên sẽ tập trung vào các dịch vụ liên quan đến xe gắn máy (motorbike). 

Grab cung cấp khá nhiều dịch vụ tại 6 quốc gia Đông Nam Á, bao gồm dịch vụ gọi xe máy (GrabBike, hay có tên gọi thân mật là "xe ôm công nghệ" tại Việt Nam), ô tô riêng, hay taxi có đăng ký. Bởi vậy, Đông Nam Á là thị trường mà Honda - một trong những hãng sản xuất xe máy lớn nhất thế giới - hứa hẹn sẽ có chỗ đứng. Tuy nhiên, Honda cũng cần "lưu ý" rằng dịch vụ GrabBike chưa có mặt ở tất cả các thị trường mà Grab hiện đang hoạt động - ít nhất là tính đến thời điểm này. 

">

Honda công bố đầu tư vào Grab, đẩy mạnh dịch vụ 'xe ôm công nghệ'

Ngày CNTT - IT Day là diễn đàn khoa học công nghệ thường niên của giới nghiên cứu, lãnh đạo, quản lý và chuyên gia công nghệ nhằm cập nhật thông tin và định hướng phát triển, ứng dụng CNTT trong mọi ngành, lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội; đồng thời tạo cầu nối thúc đẩy hợp tác nghiên cứu phát triển, chuyển giao công nghệ và cơ hội xúc tiến thương mại giữa các tổ chức, doanh nghiệp CNTT và các doanh nghiệp, tổ chức ứng dụng.

Diễn đàn này được Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam – VINASA sáng kiến tổ chức lần đầu tiên vào năm 2014, do 5 viện nghiên cứu đồng phối hợp thực hiện, gồm có: Viện Khoa học và Công nghệ VINASA (VSTI); Viện Công nghiệp Phần mềm và Nội dung số Việt Nam (NISCI) thuộc Bộ TT&TT; Bộ Thông tin và Truyền thông; Viện CNTT (ITI) thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội; Viện CNTT&TT (SoICT) thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội; và Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ KH&CN.

Thông tin từ Viện Khoa học Công nghệ VINASA vừa cho biết, Ngày CNTT năm nay sẽ được tổ chức vào ngày 15/12/2016 tại Hà Nội với chủ đề “Hạ tầng thông tin quốc gia và Thành phố thông minh”. Sự kiện sẽ đề cập đến vai trò và tầm quan trọng của việc kiến tạo Hạ tầng thông tin Quốc gia cũng như bộ tiêu chuẩn để xây dựng Thành phố thông minh (Smart City).

">

Ngày CNTT 2016 sẽ bàn về xây dựng Thành phố thông minh

Siêu máy tính dự đoán Wolves vs West Ham, 1h45 ngày 2/4

Trước những ý kiến cho rằng, nguồn nhân lực an toàn thông tin ở các địa phương đang rất yếu, và đó là nguy cơ cho việc đảm bảo an toàn thông tin ở các địa phương và thách thức khi chúng ta làm Chính phủ điện tử, ông Nguyễn Tiến Quỳnh, Phó Giám đốc Phụ trách đào tạo Học viện NetPro cho rằng đúng là nguồn nhân lực an toàn thông tin ở các địa phương đang rất yếu. Tuy nhiên, nếu cho rằng đó là nguy cơ khi chúng ta làm Chính phủ điện tử là chưa chính xác.

“Theo tôi biết chúng ta không làm Chính  phủ điện tử một cách ồ ạt mà có lộ trình. Và yếu tố nhân lực đảm bảo an toàn thông tin ở từng địa phương nói riêng, kiến thức CNTT của người dùng nói chung cũng được trang bị theo lộ trình. Tôi cho rằng, chúng ta không kỳ vọng nguồn nhân lực an toàn thông tin ở từng địa phương có thể làm tất cả các công việc để chống lại mọi cuộc tấn công, mà hướng đến xây dựng hệ thống nguồn nhân lực có phân cấp. Ví dụ, các cấp địa phương cần có các bước xử lý ban đầu tương ứng khi có sự cố an toàn an ninh thông tin, sau đó phối hợp với các đơn vị liên quan cùng tham gia xử lý ở các mức sâu hơn” ông Nguyễn Tiến Quỳnh nói.

Trước đó, đề cập đến nguồn nhân lực an toàn thông tin, ông Nguyễn Chí Thành, Viện trưởng Viện An toàn thông tin thuộc Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) cho rằng, số lượng của các kỹ sư ATTT đạt trình độ quốc tế của chúng ta vẫn còn khá ít ỏi, trên 50% tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam chưa có cán bộ chuyên trách về an toàn thông tin mà chỉ có các phòng, bộ phận phụ trách chung về CNTT. Phần nhiều kỹ sư CNTT tại Việt Nam chưa được đào tạo bài bản về an toàn thông tin. Một số cán bộ đang đảm trách công tác an toàn thông tin chỉ có những hiểu biết chung về CNTT. Thậm chí, có những người còn chưa có bằng cấp về lĩnh vực  CNTT. Theo thống kê của VNISA, tỷ lệ cán bộ phụ trách lĩnh vực an toàn thông tin chưa có bằng cấp đang chiếm tỷ lệ khá cao. Bên cạnh đó, sự thay đổi liên tục trong lĩnh vực CNTT nói chung và an toàn thông tin đang diễn ra hết sức nhanh chóng đòi hỏi chúng ta phải đào tạo tại lại nguồn nhân lực an toàn thông tin hiện có.

">

Học viện NetPro: “Nguồn nhân lực an toàn thông tin ở các địa phương đang rất yếu”

Lễ vinh danh 88 doanh nghiệp đạt Thương hiệu Quốc gia năm 2016 vừa diễn ra tối qua, ngày 30/11/2016, tại Hà Nội.

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, Chủ tịch Hội đồng Thương hiệu quốc gia, là một chương trình xúc tiến thương mại dài hạn của Chính phủ Việt Nam được tiến hành với mục đích quảng bá hình ảnh quốc gia, Thương hiệu quốc gia thông qua thương hiệu của sản phẩm (hàng hóa và dịch vụ) gắn với 3 giá trị “Chất lượng - Đổi mới, Sáng tạo - Năng lực tiên phong” nhằm mục đích xây dựng, quảng bá hình ảnh Việt Nam là quốc gia có uy tín về hàng hóa và dịch vụ đa dạng, phong phú với chất lượng cao; nâng cao sức cạnh tranh cho các thương hiệu sản phẩm Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế trong quá trình hội nhập; tăng cường sự nhận biết của các nhà phân phối và người tiêu dùng trong nước và nước ngoài đối với các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam; đồng thời tăng thêm uy tín, niềm tự hào và sức hấp dẫn cho đất nước và con người Việt Nam, góp phần khuyến khích du lịch và thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. 

Việc lựa chọn các doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia được tiến hành 2 năm một lần từ năm 2008 với mục đích khuyến khích các doanh nghiệp tiếp tục chia sẻ và theo đuổi các giá trị của chương trình, nâng cao niềm tự hào đối với các sản phẩm của Việt Nam. Qua các thời kỳ, số lượng các doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia đã tăng dần, trong đó năm 2008 là 30 doanh nghiệp; năm 2010 là 43 doanh nghiệp; 54 doanh nghiệp vào năm 2012; 63 doanh nghiệp và năm 2014 và năm 2016 là 88 doanh nghiệp.

Để được vinh danh Thương hiệu Quốc gia, 88 doanh nghiệp phải trải qua 5 bước đánh giá, kiểm tra chặt chẽ, dưới các tiêu chí chất lượng, đổi mới, sáng tạo và năng lực tiên phong.

">

Chuyển phát Viettel nhận giải thưởng Thương hiệu quốc gia 2016

{keywords}

Năm 2016 được coi là một năm kinh doanh bết bát đối với Samsung. Ảnh: CNET

Trong năm 2016 này, các khách hàng từng bị Samsung thu hồi sản phẩm không phải là những người duy nhất cảm thấy khó chịu với công ty. Các cổ đông của Samsung cũng trở nên bất bình trước những sự cố liên tiếp xảy ra với các sản phẩm của công ty.

Trước những áp lực gia tăng từ các cổ đông, Samsung dự kiến sẽ công bố các thay đổi trong ngày hôm nay (29/11) nhằm gia tăng cổ tức cho các nhà đầu tư. Theo hãng thông tấn Reuters, một số cổ đông thậm chí đang khuyến khích công ty phân tách thành hai: một công ty holding (công ty không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ, mà đơn thuần chỉ là công ty đầu tư vốn bằng cách mua lại phần vốn góp hoặc cổ phần chi phối tại các công ty khác) và một công ty trực tiếp sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ.

Năm 2016 được coi là một năm "đen đủi" đối với Samsung, khi công ty liên tiếp vướng vào rắc rối, đáng kể nhất là việc phải khai tử mẫu điện thoại flagship Galaxy Note 7 vì nguy cơ cháy nổ và thu hồi 2,8 triệu máy giặt gây nguy hiểm cho người dùng. Bê bối chính trị mới đây cũng dẫn tới việc nhà chức trách Hàn Quốc tiến hành hai đợt vây ráp, khám xét riêng rẽ đối với các văn phòng của công ty tại Seoul.

Mức độ rắc rối tài chính của Samsung đã được làm rõ hồi tháng trước. Theo báo cáo doanh thu cho quý 3/2016, công ty đã đút túi 5,2 ngàn tỉ Won (4,5 tỉ USD) lợi nhuận hoạt động, giảm gần 30% so với cùng kỳ năm ngoái và là kết quả kinh doanh bết bát nhất trong vòng 2 năm qua. Trong đó, Samsung thông báo, riêng thảm họa Galaxy Note 7 rốt cuộc có thể khiến công ty tiêu tốn hơn 5 tỉ USD.

Các nhà đầu tư đã bắt đầu bày tỏ lo ngại về đường hướng phát triển của công ty. Đứng đầu nhóm cổ đông kêu gọi Samsung phân tách là quỹ đầu cơ Elliot Management của Mỹ, tổ chức đang nắm giữ 0,6% cổ phần của công ty Hàn Quốc. Quỹ đầu tư này cũng muốn Samsung bổ sung thêm 3 thành viên độc lập trong hội đồng quản trị công ty, niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán Mỹ và trả một khoản cổ tức đặc biệt, trị giá 30 ngàn tỉ Won (26 tỉ USD) cho các cổ đông.

Tại cuộc họp báo sáng 29/11 (theo giờ địa phương), đại diện Samsung đã lên tiếng xác thực việc công ty đang nghiêm túc xem xét kiến nghị phân tách thành hai. Công ty cũng tuyên bố sẽ cải thiện hơn nữa việc chia lợi nhuận cho các cổ đông, trong khi vẫn đảm bảo duy trì các nguồn đầu tư cần thiết để theo đuổi các dự án tiềm năng.

Tuấn Anh(Theo CNET, Sammobile)

">

Samsung đối mặt áp lực phải phân tách công ty thành hai

友情链接