Theo Báo cáo Toàn cảnh Đổi mới sáng tạo mở Việt Nam năm 2021, đổi mới sáng tạo mở chính là chìa khóa đột phá tăng trưởng của doanh nghiệp, khi có thể gia tăng tốc độ đổi mới sáng tạo lên từ 3 đến 5 lần trong khi tiết kiệm được đến 30% chi phí đầu tư.
Hiện nay, trên thế giới có hai xu hướng đổi mới sáng tạo, trong đó đổi mới sáng tạo khép kín tức là những doanh nghiệp có nguồn vốn, có chương trình nghiên cứu và phát triển (R&D) riêng biệt, giúp đẩy mạnh sáng tạo, tăng khả năng cạnh tranh như Airbus, Amazon, Microsoft, Apple, Qualcomm…
Xu hướng thứ hai là đổi mới sáng tạo mở, điển hình như các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản, vận tải, giao hàng như Airbnb, Grab…
Trong quá khứ, nền tảng của đổi mới sáng tạo ở các doanh nghiệp từng là việc phát triển sản phẩm. Nhưng trong thời đại hiện nay, việc tạo ra sản phẩm mới không còn quan trọng bằng việc tạo ra năng lực đổi mới sáng tạo bền vững cho doanh nghiệp.
Ông Đỗ Tiến Thịnh, Phó Giám đốc Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia (NIC) cho biết: “Đổi mới sáng tạo mở là một chủ đề được toàn thế giới quan tâm với hơn 1 tỷ lượt tra cứu và được rất nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên thế giới ứng dụng như một giải pháp, chiến lược tiếp cận khách hàng hiệu quả”.
Vị chuyên gia này khuyến khích các doanh nghiệp cùng đồng hành và hợp tác với các nguồn lực bên ngoài, để tối ưu hóa hiệu quả trong quá trình giải quyết bài toán kinh doanh. Qua đó, góp phần nhân rộng đổi mới sáng tạo mở ra một quy mô rộng lớn hơn, tiếp cận với nhiều chủ thể, thành phần hơn.
Cú “knock out” của Netflix và bài học cho doanh nghiệp Việt Nam
Để có thể làm rõ hơn về giá trị của đổi mới sáng tạo mở, bà Nguyễn Hương Quỳnh, Giám đốc điều hành của BambuUP lấy ví dụ về câu chuyện cạnh tranh của BlockBuster và Netflix.
Theo bà Quỳnh, hiện tại mọi người chỉ biết tới Netflix, thế nhưng ít ai biết rằng, có một doanh nghiệp tên BlockBuster từng là kẻ phá bĩnh của gã khổng lồ xuyên biên giới này.
Netflix ra đời trước BlockBuster. Ở thời điểm Netflix còn cho thuê đĩa DVD và gửi qua đường bưu điện, BlockBuster đã ra đời với những cửa hàng cho thuê đĩa DVD tự động, cạnh tranh trực tiếp với Netflix.
Dù vẫn là doanh nghiệp nắm giữ phần lớn thị phần, thế nhưng ban giám đốc của Netflix đã thấy được một mối hiểm họa trước sự trỗi dậy của BlockBuster và quyết định thay đổi mô hình kinh doanh, đầu tư nhiều hơn vào công nghệ. Kết quả là giờ đây Netflix đang trở thành gã khổng lồ xuyên biên giới trong lĩnh vực livestream, còn BlockBuster mới đây đã thông báo phá sản tại thị trường Mỹ.
Từ câu chuyện trên, vị chuyên gia đến từ BambuUP cho rằng, những doanh nghiệp lớn không được phép ngủ quên trên chiến thắng.
Để đổi mới sáng tạo mở thành công, các doanh nghiệp Việt cần phải có nhận thức đúng đắn, phải có kỹ năng, cấu trúc tổ chức phù hợp và một cách thức thu thập thông tin đa dạng, liên tục.
Trọng Đạt
" alt=""/>Làm sao để có những Netflix, Airbnb phiên bản Việt?Ngoài ra, đối tượng được miễn, giảm; chế độ miễn, giảm và chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng lệ phí đối với hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 thực hiện theo quy định hiện hành tại các nghị quyết của HĐND tỉnh. Nghị quyết của HĐND tỉnh Thái Nguyên ban hành nhằm kích cầu, thu hút người dân, các doanh nghiệp, đơn vị ứng dụng chuyển đổi số, sử dụng các dịch vụ công trực tuyến trong giải quyết thủ tục hành chính, giao dịch hàng ngày. Thái Nguyên đã có 1.036 dịch vụ công tỉnh được tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia, tạo sự thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp.
Hiện cả nước có 5 tỉnh, thành phố đã ban hành quy định mức thu phí, lệ phí đối với dịch vụ công trực tuyến (TP.HCM quy định mức thu 50% lệ phí; Lạng Sơn là 60% đối với phí, lệ phí; mức thu của Quảng Nam là 50% đối với phí, lệ phí; Thái Bình và Quảng Bình quy định mức thu cụ thể đối với từng loại).
Trao đổi với VietNamNet, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên, bà Nguyễn Thanh Hải cho biết, mục đích của việc giảm 50% mức phí dịch vụ công nhằm triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số hiệu quả, thiết thực, thực sự vì người dân, thực sự đi vào cuộc sống.
“Sau khi Nghị quyết về chuyển đổi số ra đời, Thái Nguyên đã nhận được sự đồng tình của người dân và đạt nhiều kết quả. Tuy nhiên, điều mong muốn là phải chuyển đổi số thực chất; tuyên truyền người dân cài dặt các ứng dụng để sử dụng hiệu quả, có tương tác, phản hồi. Ví dụ, từ phản ánh của người dân về sự cố một cây cột điện đổ nằm chắn ngang đường, ngay sau khi tiếp nhận thông tin, chính quyền sẽ vào cuộc xử lý. Chúng tôi cũng mong nhận được phản hồi của người dân về kết quả sau khi xử lý, thể hiện sự tương tác chặt chẽ, hiệu quả”, bà Nguyễn Thanh Hải nói.
Đó cũng là mục tiêu Thái Nguyên đặt ra trong những năm tiếp theo, khi chuyển đổi số được triển khai tại 100% xã phường, hình thành thói quen sử dụng dịch vụ công trực tuyến thay vì trực tiếp.
“Giảm 50% lệ phí đối với các dịch vụ trực tuyến là một quyết định mạnh dạn của Thái Nguyên. Khi mới thực hiện chuyển đổi số chỉ có 40% dịch vụ công cấp độ 4 đưa lên mạng. Sau 5 tháng, Thái Nguyên đã có 100% dịch vụ công cấp độ 4 đưa lên mạng. Nhưng thực tế số người dùng là bao nhiêu mới là vấn đề. Giống như một con đường hẹp chúng ta xây lên thành đại lộ, có người đi hay không, đó mới là hiệu quả. Câu chuyện chuyển đổi số cũng như vậy”, Bí thư Nguyễn Thanh Hải nhấn mạnh.
Theo Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên, địa phương đã xây dựng các tổ hỗ trợ chuyển đổi số đến từng nhà dân để hướng dẫn bà con cài đặt ứng dụng, thực hiện thao tác trên điện thoại, tuyên truyền những lợi ích thiết thực khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến… Sự hỗ trợ của hơn 1.000 tổ công nghệ cộng đồng sẽ giúp bà con hình thành thói quen sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
“Có những nơi địa bàn tự nhiên rất rộng, đường xá, hạ tầng khó khăn. Người dân trực tiếp đi làm thủ tục hành chính mất nửa ngày mới lên tới xã. Thay vì đó nếu làm trực tuyến, bà con không mất thời gian, không tốn tiền xăng xe, tránh ùn tắc giao thông, lại được giảm 50% phí thì thuận lợi hơn rất nhiều. Ngoài ra, còn tránh tiếp xúc với cán bộ để hạn chế cơ hội nhũng nhiễu, hạch sách. Chúng tôi cũng rất quan tâm tới tỷ lệ hồ sơ phát sinh, ví dụ tháng này có 100 dịch vụ nhưng chỉ có 10 hồ sơ, tháng sau phát sinh thêm 20 hồ sơ… Sau 2 năm tiến hành chuyển đổi số, tỷ lệ hồ sơ phát sinh thực hiện trực tuyến của Thái Nguyên là 60%. Một số địa phương vùng sâu vùng xa có tỷ lệ phát sinh hồ sơ lên tới 85% như Võ Nhai", bà Nguyễn Thanh Hải chia sẻ.
Bà Nguyễn Thanh Hải cho biết thêm, sau mục tiêu xây dựng chính quyền số sẽ là nhiệm vụ tăng tính tương tác của người dân (xã hội số), giúp bà con làm giàu bằng chuyển đổi số. Trong thời gian diễn ra dich bệnh Covid, số lượng tiêu thụ nông sản như chè, miến dong của Thái Nguyên thậm chí còn nhiều hơn so với bình thường nhờ các ứng dụng số hoá trong thương mại điện tử.
"Bộ TT&TT vừa công bố Chỉ số đánh giá chuyển đổi số - DTI 2021, tỉnh Thái Nguyên tăng 4 bậc so với năm trước, đứng thứ 8/63 tỉnh, thành phố. Đây là kết quả của một chủ trương đúng, đồng thuận cao, hành động quyết liệt từ lãnh đạo tỉnh đến tất cả các sở, ngành, địa phương và sự tham gia, ủng hộ nhiệt tình của người dân, doanh nghiệp", GĐ Sở TT&TT Thái Nguyên Đỗ Xuân Hoà cho biết. |
Kiên Trung - Thu Hằng (thực hiện)
" alt=""/>'Bí thư tỉnh ủy Thái Nguyên lý giải vì sao giảm 50% lệ phí dịch vụ công trực tuyến'Ông N.H.K (ngụ Q.9) cho biết, sau khi Quyết định số 60 có hiệu lực, ông đã nộp hồ sơ xin tách thửa và mở đường vào khu đất của gia đình ở P.Trường Thạnh, Q.9. Thế nhưng, gần 3 năm qua hồ sơ của ông K. vẫn chưa được giải quyết, địa phương trả lời do đất của gia đình ông thuộc quy hoạch đất dân cư xây dựng mới, không được phép tách thửa đất.
Tương tự, bà V.T.T.H (ngụ Q.Thủ Đức) có mảnh đất 150m2 tại P.Linh Đông, Q.Thủ Đức muốn tách thửa cho con nhưng hồ sơ bị “ngâm” từ năm 2017 đến nay. Theo bà H, quận trả lời mảnh đất của bà thuộc quy hoạch đất dân cư xây dựng mới.
Do không được tách thửa, bà H. tính xây nhà cho thuê để giải quyết kinh tế gia đình nhưng cũng chỉ được cấp giấy phép xây dựng tạm. Trong khi các hộ dân lân cận đều được cấp phép xây dựng nhà kiên cố.
Theo Sở Quy hoạch – Kiến trúc (QH-KT) TP.HCM, quy hoạch chức năng sử dụng đất hỗn hợp và đất dân cư xây dựng mới nhằm xác định các khu vực ưu tiên kêu gọi đầu tư xây dựng dự án nhà ở, công trình hoặc tổ hợp công trình sử dụng cho nhiều chức năng.
Trong quá trình thực hiện, chủ đầu tư các dự án này cần lập, trình phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 để xác định cụ thể vị trí, cơ cấu, bố cục các chức năng và chỉ tiêu quy hoạch, kiến trúc cho từng hạng mục.
![]() |
UBND TP.HCM đưa ra 3 hướng giải quyết khó khăn trong việc tách thửa đất khu vực quy hoạch có chức năng đất hỗn hợp và đất dân cư xây dựng mới. |
Quyết định số 60 quy định, trường hợp quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt xác định thửa đất thuộc quy hoạch đất ở xây dựng mới, đất sử dụng hỗn hợp và có trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện, để thu hồi thực hiện dự án thì không được tách thửa đất.
Sau 3 năm kể từ ngày rà soát phê duyệt các quy hoạch này, nếu chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện và chưa có thông báo, quyết định thu hồi đất mà cơ quan thẩm quyền không điều chỉnh, huỷ bỏ hoặc có điều chỉnh, huỷ bỏ nhưng không công bố, thì được tách thửa đất.
Theo ông Nguyễn Thanh Nhã - Giám đốc Sở QH-KT, thời điểm xác định 3 năm như Quyết định số 60 nêu có nhiều quan điểm khác nhau, gây khó khăn trong quá trình thụ lý, giải quyết hồ sơ tách thửa cho người dân.
Trong khi đó, Luật Quy hoạch đô thị năm 2009 lại quy định, đối với quy hoạch phân khu, định kỳ 5 năm kể từ ngày phê duyệt quy hoạch, cơ quan tổ chức lập cần rà soát làm cơ sở xem xét điều chỉnh.
“Việc xem xét tách thửa đất ở, gồm các trường hợp có hình thành đường giao thông và hạ tầng kỹ thuật, đối với đất hỗn hợp, đất xây dựng mới còn nhiều vướng mắc, chưa thống nhất trong quá trình giải quyết nhu cầu cho người dân”, Giám đốc Sở QH-KT chia sẻ.
Nhằm giải quyết khó khăn trong việc tách thửa đất khu vực quy hoạch có chức năng đất hỗn hợp và đất dân cư xây dựng mới, UBND TP.HCM vừa giao Sở QH-KT hướng dẫn UBND các quận huyện đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch diện tích tối thiểu được tách thửa theo 3 trường hợp.
Đối với những quy hoạch không khả thi, phải đề xuất điều chỉnh quy hoạch, xoá quy hoạch để trả lại quyền và lợi ích hợp pháp cho người dân.
Những khu vực quy hoạch đất hỗn hợp còn tính khả thi, đủ điều kiện thuận lợi để thực hiện chỉnh trang đô thị, nhưng chưa lựa chọn được nhà đầu tư thực hiện dự án theo quy hoạch được duyệt thì đề xuất lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, cụ thể hóa quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000, để xác định rõ vị trí, ranh giới từng loại chức năng sử dụng đất, công khai lấy ý kiến nhân dân, hướng dẫn người dân cùng tham gia đầu tư hạ tầng trong khu vực và thực hiện theo quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được duyệt.
Với khu vực quy hoạch đất dân cư xây dựng mới còn tính khả thi thì đề xuất kêu gọi đầu tư. Các sở ngành và địa phương cần quản lý chặt chẽ trật tự xây dựng, xử lý nghiêm các trường hợp xây dựng, không phép, sai phép, tự ý phân lô hộ lẻ, để phát triển các khu dân cư theo định hướng đô thị mới.
Để ngăn chặn việc tách thửa trái phép, UBND TP.HCM lưu ý các sở ngành khi tham mưu điều chỉnh quyết định diện tích tối thiểu được tách thửa cần phải quy định rõ những trường hợp không được tách thửa.
" alt=""/>Ba hướng cho tách thửa đất hỗn hợp, đất dân cư xây dựng mới ở TP.HCM