当前位置:首页 > Thế giới > Nhận định, soi kèo Farul Constanta vs Gloria Buzau, 22h00 ngày 10/2: Khó thoát khỏi đáy 正文
标签:
责任编辑:Ngoại Hạng Anh
![]() |
Hào hứng với hướng dẫn của trưởng nhóm trong lớp học |
Đó là những cảm nhận khi có dịp dự giờ các lớp học đang được tổ chức theo mô hình "trường học mới tại Việt Nam" (Việt Nam Escuela Nueva, viết tắt là VNEN).
Năm học 2014-2015, hơn 2.000 trường tiểu học trong cả nước (chiếm 10%) thực hiện dạy học theo mô hình này (trong đó, có gần 1.500 trường học thực hiện theo dự án và hơn 800 trường tự nguyện nhân rộng toàn phần).
Với các nhà quản lý giáo dục, mô hình này là một cách trả lời cho những đòi hỏi về đổi mới giáo dục, như "chuyển hoạt động dạy học của người thầy sang hoạt động tự học của học sinh, biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo, trang bị thêm nhiều kỹ năng còn thiếu của học sinh, cân đối giữa dạy chữ - dạy người",v.v.
![]() |
Bước vào lớp, điều khác biệt đầu tiên là lớp học được xếp theo các nhóm từ 4 - 6 em, ngồi quay mặt vào nhau. Ảnh chụp tại Trường tiểu học Làng Sen (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) |
![]() |
Theo mô hình truyền thống, học sinh làm việc cá nhân. Với mô hình này, học sinh sẽ làm việc theo cặp, theo nhóm hoặc tự học. Ảnh chụp tại Trường Tiểu học Nguyễn Trãi, thành phố Vinh, Nghệ An |
![]() |
Các thành viên trong lớp tổ chức thành Hội đồng và ban. Chủ tịch hội đồng tự quản, và 2 phó chủ tịch do học sinh tự ứng cử hoặc các bạn trong lớp bầu chọn. Giúp việc cho Hội đồng sẽ có các ban chuyên môn như: Đối ngoại, Thư viện, Quyền lợi học sinh, Sức khỏe - Vệ sinh, Văn nghệ...Trong ảnh là mô hình tổ chức của lớp 3A, Trường Tiểu học Nậm Cắn (huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An) |
![]() |
Học theo mô hình này, học sinh tự làm chủ là chủ yếu. Sơ đồ "10 bước học tập" được treo ở tường lớp học |
![]() |
Vào đầu mỗi giờ học, các nhóm trưởng tới góc học tập lấy sách vở mang về cho nhóm mình. Ảnh chụp tại lớp 3A, Trường Tiểu học Nậm Cắn |
![]() |
Theo mô hình truyền thống, học sinh học tập theo sự quản lý của giáo viên. Với mô hình này, học sinh tự chủ, tự chịu trách nhiệm quá trình học tập, tập làm lãnh đạo. Trong ảnh: Trưởng nhóm điều hành việc thảo luận nhóm. Ảnh chụp tại Trường Tiểu học Thạch Bằng (huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh). |
![]() |
Sách của học sinh là các tài liệu hướng dẫn học, được viết dưới dạng các hoạt động của học sinh (một mình, cặp đôi, làm việc nhóm,v.v...) và theo các mô-đun/bài/vấn đề/nội dung/kiến thức. Theo mô hình truyền thống, học sinh quan tâm tới sách giáo khoa, giáo viên quan tâm tới sách giáo viên; giáo viên giảng giải theo sách. Theo mô hình này, tài liệu học tập dùng chung cho học sinh, giáo viên và phụ huynh (hay còn gọi là tài liệu "3 trong 1"). Giáo viên gợi mở, hỗ trợ học sinh tìm ra kiến thức |
![]() |
Theo mô hình truyền thống, học sinh chủ yếu ghi nhớ, luyện tập theo mẫu. Với mô hình này, học sinh học qua trải nghiệm, giao tiếp và phản hồi. Trong ảnh: Hai học sinh phân vai "vua - tôi" khi học môn Lịch sử và Địa lý |
![]() |
Trưởng nhóm đang làm việc cùng các bạn |
![]() |
Các nhóm thảo luận tìm kết quả, sau đó sẽ thông báo cho cô giáo "đã hoàn thành" bằng cách giơ thẻ lên |
![]() |
Tại lớp 4C, giờ học môn Tiếng Việt, bài học "Trung thực - Tự trọng", nhóm trưởng một nhóm báo cáo kết quả tìm các từ có tiếng "tự" |
![]() |
Nhóm khác đang nước rút hoàn thành công việc |
![]() |
Cùng với việc chuẩn bị thẻ xanh - thẻ đỏ cho từng nhóm để báo hiệu việc hoàn thành, cô giáo sẽ có thêm các hình thức ghi nhận khác. Tại lớp 2C, trường tiểu học Cẩm Quang (Hà Tĩnh), cô giáo chuẩn bị các cờ chiến thắng để thưởng cho học sinh hoàn thành sớm nhiệm vụ |
![]() |
Cách học truyền thống quan tâm tới kết quả học cuối kỳ, đánh giá định kỳ thông qua bài kiểm tra định lượng. Theo mô hình mới, việc đánh giá sẽ linh động và thường xuyên thông qua từng bài học, quan tâm tới suốt quá trình học và cách học. Trong ảnh: Lời nhận xét của cô giáo với một bài toán của học sinh. Ảnh chụp tại Trường Tiểu học Thạch Bằng (huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) |
Theo cách học truyền thống, giáo viên dạy theo số đông, áp đặt một chiều. Còn mô hình VNEN dạy theo cá thể, tương tác đa chiều. Trong lớp học sẽ có nhiều công cụ hỗ trợ học tập như: Hộp thư vui, Hộp thư đoàn kết, Hôp thư điều em muốn nói, Góc cộng đồng, Góc học tập,v.v.. |
![]() |
![]() |
Góc cộng đồng tại một lớp học ở Trường Tiểu học Thạch Bằng (huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh). Ban chỉ đạo dự án VNEN khuyến cáo: Cũng như góc học tập và thư viện lớp học, tránh xem các "Góc cộng đồng" chỉ là vật trang trí làm đẹp lớp học |
![]() |
Một công cụ hỗ trợ học tập khác là sơ đồ "đường đến trường". Ở nhiều trường học, sơ đồ này được treo ở trên cao, khiến học sinh khó tiếp cận. |
![]() |
Theo mô hình truyền thống, mối quan hệ giáo viên - học sinh theo kiểu chỉ huy, áp đặt một chiều từ trên xuống. Theo mô hình này, mối quan hệ đó sẽ mang tính hỗ trợ, hợp tác, giáo viên tham gia nhiều vào hướng dẫn, tổ chức lớp học thay vì đứng giảng. Để thích nghi với việc đi lại và di chuyển nhiều trong lớp, nhiều cô giáo đã thay giày, dép cao gót bằng giầy, dép bệt |
![]() |
Với học sinh người dân tộc nói tiếng Việt chưa thạo, tranh thủ ngoài giờ, các giáo viên hướng dẫn thêm việc học đọc |
![]() |
Cô giáo Nguyễn Thị Giang (Trường Tiểu học Nậm Cắn) được xem là "nòng cốt, cốt cán" của trường. Cô đi tham gia tâp huấn mô hình trường học theo kiểu mới rồi trở về xã, huyện để tham gia giới thiệu lại mô hình cho các đồng nghiệp |
![]() |
Là một trong hai trưởng phòng tiểu học ở Sở GD-ĐT đi tham quan mô hình trường học mới tại Colombia, ông Trần Thế Sơn, trưởng phòng Tiểu học (Sở GD-ĐT Nghệ An) khá hào hứng với mô hình. Năm học 2014 - 2015, Nghệ An có 73 trường tham gia mô hình trường học mới, ở 1.083 lớp học, với 26.577 học sinh. |
![]() |
Năm học 2014 - 2015, Sở GD-ĐT Hà Tĩnh nhân rộng mô hình trường học mới ở 36 trường tiểu học. Sau 3 năm, tỉnh này đã có 48 trường nhân rộng mô hình. Bà Nguyễn Thị Hải Lý, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh cho biết, việc triển khai nhân rộng là rất cần thiết, nhưng địa phương làm thận trọng để đạt hiệu quả thực sự. |
![]() |
Áp dụng "mô hình mới", giáo viên gặp không ít khó khăn trong phương pháp giảng dạy; chưa dám chủ động điều chỉnh ngữ liệu, nội dung dạy học. Các trường học phải tổ chức nhiều buổi sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt chuyen đề, bồi dưỡng nghiệp vụ. Trong ảnh: Ông Đặng Tự Ân, chuyên gia trưởng của mô hình trường học mới trao đổi với giáo viên trong một lần dự giờ lớp học. |
![]() |
Mô hình phát huy sự tự tin, khả năng làm viêc nhóm của học sinh |
![]() |
Mô hình này đã thực hiện đổi mới đánh giá (không chấm điểm thường xuyên, thay bằng nhận xét, trao đổi...) từ trước năm học 2014 - 2015 (là năm học mà ngành giáo dục áp dụng trên toàn quốc việc đổi mới đánh giá học sinh tiểu học) |
H'Hen Niê là một trong những người đẹp kín tiếng nhất showbiz Việt. Cô thường giấu kín thông tin về đời tư, tình cảm. Tuy nhiên, trong buổi phỏng vấn với báo chí hồi đầu năm, H'Hen Niê tiết lộ cô đã có bạn trai. Người này hơn cô 3 tuổi, làm việc trong lĩnh vực truyền thông và là mối tình đầu của người đẹp 27 tuổi. Gần đây, thông qua tài khoản mạng xã hội, hoa hậu đã gửi lời nhắn ngọt ngào tới bạn trai: "Cảm ơn anh đã đến bên đời em".
![]() |
Ban đầu, nhiều người cho rằng H'Hen Niê đang hẹn hò với rapper Đen Vâu. Hai người thường chụp ảnh thân thiết và tương tác trên mạng xã hội. Tuy nhiên, Đen Vâu nhanh chóng phủ nhận nghi vấn và giải thích họ chỉ là bạn thân. Sau đó, dân mạng tiếp tục nghi ngờ Hoa hậu Hoàn vũ 2017 thực chất hẹn hò với bạn của Đen Vâu - nhiếp ảnh gia, đạo diễn Tuankhoi. |
![]() |
Nghi vấn xuất phát từ việc H'Hen Niê và chàng trai này thường xuyên "check-in" tại cùng một địa điểm, trong khoảng thời gian trùng khớp. Ví dụ, hoa hậu đăng video tạo dáng trước nhà hát Opera Sydney (Australia) vào ngày 9/5. Ngày 10/5, Tuankhoi cũng chia sẻ hình ảnh cho thấy anh đang ở tại địa điểm này. |
![]() |
Ngày 25/3, H'Hen Niê chia sẻ một số hình ảnh trong chuyến đi tới New Zealand trước đó của cô. Trong dòng chú thích kèm theo, hoa hậu 27 tuổi tiết lộ Tuankhoi chính là người chụp hình cho cô. Trên trang cá nhân của người này, anh cũng đăng ảnh chụp ở nơi H'Hen Niê xuất hiện. |
![]() |
Dịp Valentine năm nay, H'Hen Niê đăng ảnh "check-in" tại Mahattan (New York, Mỹ). Tuankhoi cũng là người chụp hình giúp Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017. |
![]() |
Tuankhoi cũng có bức ảnh tạo dáng tại địa điểm này. Thời gian đăng ảnh là ngày 11/2, chỉ 3 ngày trước khi H'Hen Niê chia sẻ bức ảnh do chính anh chụp. Không chỉ thường xuyên đăng ảnh trùng khớp cả về thời gian và địa điểm, hoa hậu 27 tuổi còn khá quan tâm, đồng thời ấn like (yêu thích) hầu hết ảnh trên Instagram của Tuankhoi. Ngược lại, Tuankhoi cũng tương tác với tài khoản của cô nhiều lần. Điều này càng làm rộ lên nghi vấn người đẹp Ê Đê đang hẹn hò cùng bạn thân rapper Đen Vâu. |
![]() |
Thời gian gần đây, H'Hen ngày càng nữ tính hơn. Cô thường xuyên sử dụng tóc dài giả khi xuất hiện tại các sự kiện. Nhiều người yêu thích việc cô đổi mới phong cách. Tuy nhiên, vẫn có không ít ý kiến cho rằng suối tóc dài làm mất đi vẻ cá tính, khỏe khoắn đặc trưng của H'Hen Niê. |
![]() |
Người hâm mộ cho rằng có thể vì đang yêu nên H'Hen Niê quyết định chọn tóc dài để bản thân trở nên dịu dàng hơn. Tham gia một chương trình gần đây, hoa hậu sinh năm 1992 tâm sự dù có tính cách mạnh mẽ, tích cực nhưng trong tình yêu, cô tự nhận mình trẻ con. |
![]() |
Trong một chương trình truyền hình gần đây, H’Hen Niê cho biết không muốn nói nhiều về chuyện tình cảm bởi sợ ảnh hưởng đến gia đình bạn trai. “Trong tình yêu, tôi như con nít. Tôi cảm thấy mình yêu như thời học sinh chứ không phải kiểu người trưởng thành. Chắc là bạn trai khổ tâm vì tôi lắm” - cô nói. Chân dài 27 tuổi thừa nhận cô hay nhõng nhẽo để được người yêu chiều chuộng. |
(Theo Zing)
- H'Hen Niê xuất hiện xinh đẹp dự lễ cưới đồng thời làm phù dâu cho Hoa hậu Hoàn vũ Thái Lan 2018 Ning Sophia.
" alt="Nghi vấn H'Hen Niê hẹn hò với bạn thân của rapper Đen Vâu"/>Tại hội nghị, Thứ trưởng Phan Tâm đã trao Quyết định công nhận tập sự Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ TT&TT cho ông Trần Như Hiền, chuyên viên Vụ Kế hoạch tài chính.
Cùng với đó, Quyết định 323 ngày 23/2/2022 của Bộ trưởng Bộ TT&TT về việc bổ nhiệm lại có thời hạn ông Lê Ngọc Bảo giữ chức Phó Hiệu trưởng Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý TT&TT cũng đã được công bố và trao. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 26/12/2021.
![]() |
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm trao quyết định bổ nhiệm lại cho ông Lê Ngọc Bảo (Ảnh: Hương Giang) |
Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Như Hiền và ông Lê Ngọc Bảo cảm ơn Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ TT&TT đã tin tưởng giao nhiệm vụ. Đây vừa là niềm vinh dự, vừa là trọng trách lớn lao.
Ông Trần Như Hiền, Phó Vụ trưởng tập sự Vụ Kế hoạch Tài chính hứa trên cương vị mới sẽ cố gắng hết mình để thực hiện các nhiệm vụ được Lãnh đạo Bộ TT&TT giao phó.
Ông Lê Ngọc Bảo, Phó Hiệu trưởng trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý TT&TT cam kết sẽ tiếp tục cùng với tập thể lãnh đạo trường xây dựng nhà trường vững mạnh, thực hiện thành công chiến lược phát triển nhà trường, đẩy mạnh tiến trình chuyển đổi số, nâng cao chất lượng đào tạo dựa trên các nền tảng công nghệ.
Thay mặt Lãnh đạo Bộ TT&TT, Thứ trưởng Phan Tâm chúc mừng 2 cán bộ của Vụ Kế hoạch Tài chính và Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý TT&TT được công nhận tập sự Phó Vụ trưởng và bổ nhiệm lại, đồng thời chúc mừng Vụ Kế hoạch Tài chính đã kiện toàn đội ngũ lãnh đạo.
Thứ trưởng cũng tin tưởng rằng Phó Vụ trưởng tập sự Vụ Kế hoạch Tài chính Trần Như Hiền và Phó Hiệu trưởng trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý TT&TT Lê Ngọc Bảo trong thời gian tới sẽ hoàn thành xuất sắc trọng trách, nhiệm vụ Ban Cán sự Đảng và Lãnh đạo Bộ TT&TT giao.
Vân Anh
Nhiều đơn vị quan trọng trong Bộ TT&TT như Cục Tần số Vô tuyến điện, Vụ Pháp chế, Thanh tra Bộ, Bưu điện Việt Nam và Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC vừa được điều động, bổ sung các vị trí lãnh đạo mới.
" alt="Bộ TT&TT công nhận ông Trần Như Hiền tập sự Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính"/>Bộ TT&TT công nhận ông Trần Như Hiền tập sự Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính
Nhận định, soi kèo U20 Úc vs U20 Kyrgyzstan, 16h15 ngày 12/2: Khởi đầu khó khăn
Ở thập niên 1990, khi công nghệ số bắt đầu làm thay đổi cuộc sống, nhiều chuyên gia đã dự đoán rằng sách giấy rồi sẽ bị xóa sổ. Trước đó nửa thế kỷ, khi tivi dần phổ biến trong đời sống, các chuyên gia cũng từng đưa ra dự báo tương tự. Dù vậy, cho tới hôm nay, đọc sách giấy và sách điện tử vẫn là một hoạt động quen thuộc đối với nhiều người.
Sau nhiều năm vật lộn với khó khăn, đến những năm gần đây, sách in bắt đầu bán chạy trở lại. Nền công nghiệp xuất bản ở nhiều quốc gia thông báo những tín hiệu đáng mừng về sự tăng trưởng. Lúc này, các chuyên gia lại tiếp tục lý giải về sự tồn tại bền bỉ của văn hóa đọc qua thời gian và biến động.
Đọc sách đưa lại cho người đọc sự tự do trong tâm trí, họ bước vào những thế giới mới lạ được mở ra từ trang sách, để tạm thời rời xa những áp lực, mệt mỏi của cuộc sống thường ngày.
Sự tập trung cần có khi đọc sách khiến tâm hồn người đọc tĩnh lặng, bình an giữa một thế giới ngày càng vội vã với những đổi thay diễn ra không ngừng.
Đối với những người yêu thích việc đọc sách, thời gian đọc sách là quãng thời gian kỳ diệu giúp họ thoát khỏi sự ồn ã, xô bồ của cuộc sống để tận hưởng sự tĩnh lặng kỳ diệu. Sự tĩnh lặng ấy giúp nội tâm người đọc trở nên cân bằng, bình an, mạnh mẽ và thông thái.
Những điều này vốn đã được các chuyên gia tâm lý học phân tích từ lâu, để lý giải cho sức hấp dẫn và sự tồn tại bền bỉ của sách, bất kể sự thống trị của công nghệ.
Đọc sách là một thói quen có thể kéo dài cả một đời người. Qua năm tháng, trình độ đọc sách của một cá nhân sẽ được nâng cao. Đọc sách giúp cải thiện trí nhớ, mở rộng vốn từ, nâng tầm tri thức, giúp tư duy sâu sắc, làm giàu đời sống tinh thần cho mỗi cá nhân.
Đọc sách giúp con người thư giãn tốt hơn cả việc nghe nhạc hay đi bộ (Ảnh minh họa: iStock).
Đọc sách giúp phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ).Ngoài việc gia tăng vốn kiến thức, đọc sách còn giúp người đọc có những góc nhìn và trải nghiệm khác với những gì họ có trong đời sống thực. Người đọc sẽ có cơ hội mở rộng nhãn quan, có góc nhìn đa chiều, gia tăng trí tuệ xúc cảm (EQ), khả năng thấu hiểu, cảm thông đối với nhân vật.
Khi thực sự chìm sâu vào nội dung cuốn sách, người đọc còn nuôi dưỡng khả năng tập trung, khả năng tư duy sâu và cách nhìn nhận vấn đề đa chiều.
Đọc sách giúp cải thiện kỹ năng tư duy.Những trang tìm kiếm thông tin có thể đưa lại cho ta vô vàn kiến thức trong nháy mắt, nhưng chúng không thể dạy ta cách tư duy logic. Trong cuộc sống, kỹ năng tư duy logic rất quan trọng và cần được rèn luyện từ nhỏ.
Ngoài ra, trong cuộc sống hiện tại, con người dễ bị xao nhãng bởi vô số yếu tố xung quanh, đặc biệt là bởi các thiết bị điện tử và mạng xã hội. Lúc này, khả năng tập trung suy nghĩ sâu về một vấn đề cũng cần được rèn luyện. Đọc sách chính là cách để rèn luyện sự tập trung.
Đọc sách giúp mở rộng vốn từ vựng, cải thiện kỹ năng giao tiếp, phát triển kỹ năng tương tác. Khi trẻ đọc sách văn học và say mê với những trải nghiệm của nhân vật, não bộ của trẻ có cách vận hành như thể chính trẻ đang có những trải nghiệm ấy. Đó là những sự tập dượt rất quan trọng về mặt cảm xúc, giúp trẻ có tâm lý sẵn sàng hơn cho các tình huống xảy ra trong cuộc sống thực.
Đọc sách giúp hoạt động nhận thức diễn ra mạnh mẽ hơn.Đọc sách giúp não bộ được rèn luyện, kích thích khả năng nhận thức. Càng đọc nhiều, não bộ càng được kích hoạt.
Việc đọc sách đều đặn chính là những bài luyện tập cho trí não, nâng cao khả năng tư duy, kỹ năng phân tích, kết nối thông tin, đưa ra nhận định, từ đó, giúp phát triển năng lực giải quyết vấn đề. Qua thời gian, hoạt động đọc sách còn giúp người đọc có trí nhớ tốt, sự tập trung cao độ, khả năng tư duy sâu.
Sự tập trung cần có khi đọc sách khiến tâm hồn người đọc tĩnh lặng, bình an (Ảnh minh họa: iStock).
Đọc sách giúp giảm căng thẳng.Cho dù chỉ dành ra khoảng 10 phút đọc sách, trạng thái tâm lý của người đọc vẫn được cải thiện rõ rệt, họ bình tĩnh, thư giãn hơn. Nhiều chuyên gia tâm lý còn coi việc đọc sách như một giải pháp trị liệu.
Nguyên nhân là bởi đọc sách giúp não bộ phân tán sự tập trung khỏi những vấn đề mà người đọc đang gặp phải trong cuộc sống thực, từ đó, toàn bộ cơ thể giảm bớt sự căng thẳng.
Một số nghiên cứu tâm lý cho thấy rằng đọc sách giúp con người thư giãn tốt hơn cả việc nghe nhạc hay đi bộ. Tác dụng của đọc sách tương đương với việc ngồi thiền. Sau khi đọc sách, người đọc thấy nhận thức của bản thân rõ ràng hơn, suy nghĩ, cảm xúc mạch lạc hơn.
Đọc sách giúp cải thiện giấc ngủ.Việc đọc sách trước khi đi ngủ, thay vì xem tivi hay lướt điện thoại, sẽ giúp não bộ "dịu lại", cơ thể bắt được tín hiệu rằng đã tới giờ đi ngủ.
Việc tiếp xúc với ánh sáng xanh phát ra từ màn hình thiết bị điện tử khiến chúng ta cảm thấy khó ngủ. Ngược lại, đọc sách giúp cơ thể thư giãn cả về thể chất và tinh thần, giúp "ru" người đọc vào giấc ngủ nhanh hơn.
Đọc sách giúp cải thiện kỹ năng viết.Đọc và viết là hai kỹ năng song hành. Việc rèn luyện kỹ năng này sẽ cải thiện kỹ năng kia. Đối với trẻ nhỏ, đọc sách giúp trẻ có những khái niệm đầu tiên về kỹ năng viết.
Sách có thể là người bạn thân thiết của trẻ.Đối với trẻ nhỏ, sách có thể là một người bạn thân luôn đồng hành bên trẻ, giúp trẻ thư giãn, có tâm lý ổn định, cân bằng. Đặc biệt, nếu trẻ đang gặp một số vấn đề ở trường học, với bạn bè hoặc trong đời sống gia đình, sách càng có thể trở thành người bạn tốt của trẻ.
Đối với những người yêu thích việc đọc sách, thời gian đọc sách là quãng thời gian kỳ diệu (Ảnh minh họa: iStock).
Khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ hãy sớm đọc sách cho trẻ nghe, giúp trẻ hiểu được mạch truyện, hứng thú với câu chuyện. Cách cha mẹ đọc truyện cho trẻ nghe giúp trẻ hiểu thế nào là đọc trôi chảy, truyền cảm.
Cha mẹ hãy tìm sách phù hợp với sở thích của trẻ để nuôi dưỡng sự hứng thú ban đầu dành cho việc đọc sách. Sau khi đọc xong một chương truyện, cha mẹ nên hỏi xem con nghĩ gì về nhân vật, dự đoán điều gì sẽ xảy ra tiếp theo, để giúp trẻ thực sự tư duy về nhân vật và câu chuyện.
Sau cùng, đọc sách là hoạt động giúp nuôi dưỡng một đời sống tinh thần thư thái, giàu cảm hứng. Đọc sách có thể trở thành niềm vui nhỏ mỗi ngày, bất kể những áp lực từ thực tế cuộc sống.
Giúp trẻ nuôi dưỡng thói quen đọc sách là tặng cho trẻ một món quà ý nghĩa, để giúp đời sống tinh thần của trẻ luôn giàu có, phong phú trong những năm tháng về sau.
Theo Psychology Today/95 Percent Group
" alt="Tại sao đọc sách là thú vui không thể bị thay thế?"/>Cả xã hội từ thành thị đến nông thôn sẵn sàng đầu tư cho con em học ngoại ngữ nhưng kết quả lại không như mong đợi. Học sinh học xong phổ thông, thậm chí tốt nghiệp đại học, không giao tiếp được bằng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh. Ngay cả việc lựa chọn ngoại ngữ làm môn thi tự chọn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014 vẫn chỉ có 16% thí sinh lựa chọn, 84% còn lại đã “nói không với ngoại ngữ”. Chính vì thế Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020 (Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020) của Bộ GD&ĐT, trong đó có vấn đề chất lượng dạy tiếng Anh đang thực sự thu hút sự quan tâm của cả xã hội.
Chuyên mục Trò chuyện chủ nhật của Báo CAND tuần này đã trao đổi với thầy giáo Nguyễn Quốc Hùng, nguyên Phó Hiệu trưởng Đại học Hà Nội, một nhà giáo uy tín đã 25 năm gắn bó với chương trình dạy tiếng Anh trên truyền hình và hiện ông là chuyên gia tư vấn cho Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020.
Liên quan đến câu chuyện SGK tiếng Anh, hiện có hai luồng quan điểm, một là chúng ta tự viết sách, không cần kế thừa SGK nước ngoài; thứ hai, kế thừa trọn vẹn SGK nước ngoài tiên tiến đỡ gây tốn kém. Theo quan điểm của thầy, trong hoàn cảnh dạy và học ở Việt Nam, chúng ta nên theo xu hướng nào?
- Trên thế giới hiện có nhiều nước dùng nguyên SGK tiếng Anh của nước ngoài. Có những nước kết hợp với Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục nước ngoài, ví dụ như Trung Quốc, họ kết hợp với NXB của Mỹ, làm một bộ sách theo hướng không dùng nguyên xi, mà hai bên cùng thảo luận nội dung viết SGK cho người Trung Quốc học. Về nguyên tắc, tôi thấy người Việt viết sách tiếng Anh thì rất khó thành công vì trước hết là về mặt ngôn ngữ, cũng ngữ pháp đấy nhưng không phải lối nói của tiếng Anh. Thứ hai là người viết phải được đào tạo chu đáo về “ngành viết sách”, chứ không phải bất cứ giáo viên nào cũng viết được. Tuy nhiên, ở nước ngoài, họ viết sách không nhằm viết cho riêng từng nước, mà viết để sách sử dụng trên toàn thế giới, ở đâu cũng có thể dùng được, họ không biết hết được đặc thù của Việt Nam, ví như người Việt học tiếng Anh phát âm hay sai do tiếng Việt không có trọng âm từ, các âm tiết cứ nói ngang ngang nhau, nên người nước ngoài rất khó hiểu…
![]() |
Thầy Nguyễn Quốc Hùng |
Quan điểm của tôi, giữa cái mình viết với cái người nước ngoài viết thì tôi chọn cái của họ vì phần ưu việt của họ lớn hơn, mình viết rất vất vả. SGK tiếng Anh từ lớp 3 đến lớp 10 do người Việt viết đã gặp nhiều trục trặc, sai cả về mặt ngôn ngữ, chỉnh lý đi chỉnh lý lại, mà lại không hay bằng của họ. Tôi nghiêng về hướng dùng bộ sách của nước ngoài và phải chọn lọc. Cần có một đội ngũ chuyên gia của mình làm việc với chuyên gia của họ, thống kê lại những vấn đề thích hợp với Việt Nam. Có thể làm thêm một phần bổ trợ, đính kèm vào sách, ví dụ phần giải thích những hiện tượng, văn hóa, ẩm thực xa lạ, đặc thù của nước ngoài, nên hiểu đấy là kiến thức của thế giới, người Việt cũng cần biết; hoặc thêm một số bài tập luyện âm giúp người Việt vượt qua những khó khăn về phát âm, hướng dẫn về mặt từ vựng, những điểm ngữ pháp khác mình…
PV: Nhiều chuyên gia cho rằng không nên có quá nhiều bộ sách giáo khoa tiếng Anh. Đồng thời cũng có ý kiến cho rằng, bộ tiêu đánh giá thẩm định SGK ngoại ngữ trong nhà trường phổ thông còn rất mơ hồ, thiếu tính thực tiễn.
- Đúng là không thể trăm hoa đua nở về SGK tiếng Anh. Còn về bộ tiêu chí thì không phải do người Việt viết, mà là của người Anh viết. Nhưng bộ tiêu chí đó không hề sai hay mơ hồ đâu, vì hiểu hay không do trình độ tiếng Anh của mỗi người. Hiện chúng ta mới góp ý kiến được 1, 2 lần cho bộ tiêu chí nên đòi hỏi sự hoàn hảo ngay lập tức là rất khó, phải là người có chuyên môn mới góp ý kiến được. Trong Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020, chúng ta vẫn giữ và củng cố bộ SGK đã viết, coi như đó là một bộ sách để tham khảo, chọn thêm một hoặc hai bộ của nước ngoài có phần bổ sung thêm. Như vậy vẫn đảm bảo tồn tại một chương trình nhiều bộ SGK. Các Sở GD&ĐT trên toàn quốc dựa theo bộ tiêu chí thấy hợp với bộ sách nào phù hợp thì chọn. Và theo tôi, nên thành lập hội đồng quốc gia giúp họ lựa chọn trước.
PV: Trở lại câu chuyện về học ngoại ngữ cho học sinh Việt Nam. Nhìn lại thành quả của việc dạy học tiếng Anh trong nhà trường phổ thông khiến chúng ta hoài nghi, việc học rất phù phiếm, nhiều tỉnh không muốn đưa ngoại ngữ vào làm môn tự chọn. Để nâng hiệu quả học tiếng Anh, theo thầy, chúng ta cần điều chỉnh những gì?
- Đúng là trình độ tiếng Anh của chúng ta còn thấp, kể cả người thầy và học trò. Thực tế là có thầy cô ở nhiều vùng khác, ngoài Hà Nội và TP Hồ Chí Minh không nói chuyện được bằng tiếng Anh, đặc biệt là giáo viên tiểu học. Học sinh phổ thông học 10 năm cũng không nói được bằng tiếng Anh. Ở góc độ chuyên môn, có nhiều cách nâng trình độ tiếng Anh nhưng không hiểu sao chúng ta chưa làm được việc này.
Tôi xin nói cụ thể những cái mà chúng tôi đã nghiên cứu. Trong kỳ tốt nghiệp năm học 2013-2014, có 16% học sinh chọn tiếng Anh là môn tự chọn, 84% học sinh không dám thi. Lý do về giáo trình, nhiều nơi dùng giáo trình của Việt Nam, nhiều nơi dùng giáo trình nước ngoài, nhưng không biết cách điều chỉnh phù hợp với học sinh ở từng tỉnh, học sinh ở Hà Nội khác ở Yên Bái… Điều chỉnh này phải có sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, chứ các Sở không ai dám làm.
Tiếp nữa là thi cử của chúng ta không chuẩn xác trong nhiều năm. Trước kia, bài thi chủ yếu kiểm tra về từ vựng và ngữ pháp. Khi đi thi chỉ lao vào hai nội dung trên, dù trong sách có đầy đủ 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Về cách học, hơn 30 năm chúng ta buông thả học trò, học thế nào thì học, không có hướng dẫn, không có phương pháp học tập. Trong 25 năm tôi làm truyền hình, tôi nhận đến hàng ngàn lá thư cảm ơn, trong đó đều có chung băn khoăn về phương pháp học tiếng Anh.
Trên thế giới có bộ sách hướng dẫn kỹ năng học tiếng Anh, nhưng toàn bộ các trường không động đến. Về yếu tố người thầy thì đáng buồn là trình độ thấp quá, đi huấn luyện mới thấy, trừ các thầy dạy ĐH, còn đa số là trình độ rất thấp. Đợt 1 thi kiểm định chất lượng trình độ B2, 92% đến 98% giáo viên trên tổng số 8.000 giáo viên được khảo sát, điều tra trên toàn quốc không đạt. Huấn luyện giáo viên vẫn đi vào lý thuyết khiến trình độ người thầy không nâng lên được. Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 đã đề ra nhiệm vụ cho 9 trường ĐH làm nhiệm vụ nâng chuẩn cho giáo viên lên trình độ B2, C1 và cần phải giải quyết một cách tích cực thì trình độ thật mới lên.
PV: Để Đề án có tính khả thi, theo thầy, chúng ta nên bắt đầu từ đâu?
- Theo tôi, có hai giải pháp cần phải tạo đột phá, đó là phương pháp học cho học sinh và phương pháp dạy của thầy. Cải tiến cách học của trò, cải tiến cách dạy của thầy.
PV: Nhưng dư luận cho rằng, có rất nhiều mục tiêu trong Đề án có vẻ như quá sức, khó có tính khả thi trong hoàn cảnh của chúng ta hiện nay.
- Quan điểm của tôi phải điều chỉnh. Đề án tiêu tiền tốn vào những thứ không cần thiết, trong 16 nghìn tỷ, chiếm gần một nửa cho thiết bị. Tìm phần mềm và công nghệ là cần thiết nhưng công nghệ đưa về vùng xa một chút là không hiệu quả. Ví dụ như đưa máy chiếu lên các trường phổ thông ở Lào Cai, nhưng khâu bảo trì thế nào, khi hỏng có thay thế hay không. Nếu dùng số tiền đấy để cung cấp máy chạy quay đĩa thì hợp lý hơn, chỉ tập trung công nghệ hiện đại vào những nơi có thể sử dụng được như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Ngay cả việc huấn luyện giáo viên, không cứ phải đưa chuyên gia nước ngoài vào huấn luyện, đôi khi hiện đại, vui vẻ nhưng lại không thực hiện được trong thực tiễn.
PV: Xin trân trọng cảm ơn thầy về cuộc trò chuyện bổ ích này!
Theo Thu Phương – Thu Uyên( Báo Công an nhân dân)
" alt="Vì sao dạy và học tiếng Anh mãi 'giậm chân tại chỗ'"/>