Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng nói trước những ý kiến tiêu cực hướng tới bộ phim cũng như hiểu lầm ý nghĩa của đoàn làm phim mong muốn gửi tới khán giả, bản thân anh và ê-kíp rất buồn.
"Chúng tôi muốn làm một bộ phim nói về tình người, về gia đình, về vùng đất ở thời kỳ loạn lạc nên có ý kiến hơi tiêu cực về Đất rừng phương Namvà lan rất rộng tới những người chưa xem làm chúng tôi trăn trở. Chúng tôi quyết định sửa những chi tiết khiến người xem hiểu lầm. Đó là chi tiết nhỏ để mô tả bang hội, nhân vật trong phim chứ không phải ý nghĩa chính của bộ phim hay điều chúng tôi hướng tới", anh nói.
Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng cho biết Đất rừng phương Namlấy cảm hứng từ cuốn tiểu thuyết cùng tên và bộ phim truyền hình Đất phương Nam. Phim chuyển bối cảnh lịch sử trong tiểu thuyết là năm 1945 sang 1920-1930. Đó là giai đoạn có nhiều bang hội và nhiều người yêu nước tự phát với phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp.
Đạo diễn giải thích lý do đặt tên Nghĩa Hoà Đoàn cho nhóm người Hoa. Còn về cái tên Thiên Địa Hội, đoàn phim có nghiên cứu, tìm hiểu và được biết Thiên Địa Hội từng xuất hiện tại Việt Nam đầu thế kỷ 20.
"Nếu xem phim rồi các bạn sẽ thấy Thiên Địa Hội chỉ là 1 phần mô tả 1 tuyến nhân vật, song song với đó cũng có các nhóm nghĩa quân khác của ba An hay người yêu nước như thầy Bảy muốn dùng văn học nghệ thuật để đánh động lòng người.
Nên khi thông tin tiêu cực lan toả quá nhiều gây tranh cãi và khiến những người chưa xem phim hiểu lầm chúng tôi và đó là điều không đáng có. Do vậy chúng tôi nghĩ mình nên sửa lại những đoạn không quá quan trọng và cũng không ảnh hưởng đến nội dung và ý nghĩa của bộ phim", Nguyễn Quang Dũng giãi bày.
Đạo diễn Đất rừng phương Namnói cảm ơn khán giả xem phim đã tìm ra những điểm chưa tốt để góp ý, đoàn phim ghi nhận và mong sao khán giả sẽ có những phán xét tích cực hơn.
Nguồn clip: VTV
Nhiều người không tăng cân, nhưng mỡ lại tập trung nhiều ở bụng, điều này là do thừa carbohydrate. Ảnh: T.N.
Carbohydrate, lipid và protein đều có khả năng sinh ra năng lượng, nhưng nếu xét thành tích, tổng năng lượng do carbohydrate cung cấp đứng số một. Carbohydrate hay còn gọi là chất bột đường, nói một cách dễ hiểu thì chính là cơm, mì sợi, bánh mì, khoai lang, khoai tây... Ăn quá nhiều loại thực phẩm này không hề tốt, cũng không sinh ra thật nhiều năng lượng giúp bạn cường tráng mạnh khỏe, mà sẽ tích trữ dưới dạng năng lượng hóa học, biểu hiện của dạng năng lượng này chính là thừa mỡ.
Do lượng vận động của người hiện đại giảm sút quá nhanh mà thói quen ăn uống lại không hề thay đổi, dẫn đến tổng năng lượng hấp thu nhiều hơn tổng năng lượng tiêu hao, gây tích trữ năng lượng, dẫn đến việc người béo phì ngày một nhiều lên, cũng mắc rất nhiều bệnh tật. Trong trường hợp này, để cân bằng năng lượng, ta buộc phải vận động nhiều hơn để giảm lượng tích trữ.
Trong cuốnHướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho dân cư Trung Quốc được xuất bản năm 2016 có viết: Mỗi ngày một người nên ăn tổng cộng 250-400 gam ngũ cốc, khoai, đậu, trong đó ngũ cốc và đậu chiếm khoảng 50-150 gam, khoai chiếm khoảng 50-100 gam.
Tại sao lượng hấp thu lại có khoảng chênh lệch lớn như vậy?
Tuy diện tích lãnh thổ Trung Quốc được xét là khá lớn, nhưng kinh tế phát triển không cân đối nên cường độ lao động của cư dân cũng khác nhau. Trong số liệu do Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố vào năm 2014 cho thấy: Cuối năm 2013, dân số sống ở thành thị Trung Quốc chiếm 53,73% tổng dân số. Hơn nữa hoàn cảnh và ngành nghề khác biệt, năng lực kinh tế không giống nhau, dẫn đến lượng hấp thu carbohydrate cũng có sự biến đổi khá mạnh, bởi vậy khoảng chênh lệch được nêu ra trong hướng dẫn cũng rất lớn.
Hàng ngày ta ăn cơm, mỗi bữa không phải chỉ có carbohydrate, mà còn phải đa dạng hóa thực phẩm, để dinh dưỡng cân bằng.
Trong gạo trắng, mì trắng có hàm lượng tinh bột rất cao, 100 gam gạo và mì có hàm lượng tinh bột cao gấp bốn lần họ khoai (khoai tây, củ từ, khoai sọ...), gấp hai lần họ đậu (đậu nho nhe, đậu cô ve...)
Người lao động thể lực cao ăn nhiều thực phẩm chứa tinh bột như mì sợi, bánh bao, cơm... là hợp lý. Nhưng khi lượng vận động giảm thiểu, phải lập tức thay đổi chủng loại và lượng lương thực cần nạp vào cơ thể, giảm hấp thu tinh bột.
Tôi từng điều trị cho một bệnh nhân nam, 67 tuổi, đường huyết cao, huyết áp cao, từng uống khá nhiều thuốc.
Ông cụ rất mập, bụng phệ. Bản thân ông không uống rượu, không hút thuốc, ngày nào cũng đi bộ, nhưng có vẻ như không mấy hiệu quả, cuối cùng được con gái đưa tới Khoa Dinh dưỡng để xin tư vấn xem nên ăn uống thế nào.
Trước tiên tôi điều tra về chế độ dinh dưỡng, tìm hiểu thói quen ẩm thực của ông ấy.
Mỗi ngày ông ấy ăn 2~3 bữa mì sợi, tổng cộng gần 500 gam mì sợi, sáng sớm ăn cháo, ăn rất ít lương thực thô; mỗi ngày ăn khoảng 50 đến 100 gam thịt, ăn chưa tới 250 gam rau củ; gần như không ăn trái cây, rất ít khi ăn cá.
Rõ ràng bệnh nhân này bị mất cân bằng dinh dưỡng nghiêm trọng, ăn quá nhiều carbohydrate và muối, song lại ăn quá ít rau củ và trái cây.
Thường thì khi hướng dẫn chế độ ẩm thực cho ca nào, đầu tiên chúng tôi sẽ tìm ra thói quen xấu hoặc chưa hợp lý của bệnh nhân, sau đó khuyên họ sửa đổi.
Bệnh nhân này vừa nghe tôi nói phải ngưng ăn mì sợi, liền hoảng hốt nói: “Tôi ăn mì sợi từ bé đến giờ, sáng nào cũng húp cháo với ăn dưa muối, thành thói quen rồi, không ăn được những thứ khác.”
Tôi hỏi ông ấy: “Trước kia cụ làm công việc gì? Sống ở đâu? Thường ngày thích làm gì?”
“Tôi làm nông. Mấy năm trước ruộng nhà tôi bị thu mua, chính phủ sắp xếp cho chúng tôi chuyển vào ở trong khu chung cư. Tuy sống trong một căn hộ lớn, nhưng tôi thấy rất ngột ngạt bức bối. Tôi thích làm việc ngoài đồng ruộng, giờ không có việc gì làm, rảnh rang thì chơi bài, bình thường còn thích nấu cơm. Tôi làm mì cũng khá, mỗi lần nhà có khách tới chơi, tôi đều sẽ trổ tài xuống bếp làm đủ loại mì cho khách ăn.” Nói tới đây, đôi mắt của ông cụ không giấu nổi niềm vui.
Tôi vừa nhìn ông cụ vừa cười hỏi: “Trước kia cụ làm nông, mất nhiều sức lực, cần nhiều năng lượng, hơn nữa ngày nào cũng đổ mồ hôi. Mồ hôi có vị gì? Là vị mặn, cho nên ăn mì sẽ rất tốt. Nhưng cụ đã chuyển vào sống ở chung cư, ít vận động, nếu còn giữ lượng ăn như trước, thức ăn đi vào cơ thể trở thành gánh nặng, huyết áp, đường huyết đều sẽ tăng cao.”
Bệnh nhân ngập ngừng hỏi tôi: “Sau này tôi không được ăn mì sợi nữa à?”
“Không tới mức ấy đâu, ăn ít vẫn được mà. Nếu huyết áp của cụ ổn định rồi, lượng vận động tăng lên, ngày nào cũng đổ mồ hôi, thì cụ có thể ăn nhiều mì sợi hơn.”
Ông cụ nhoẻn cười, cuối cùng cũng hiểu hoàn cảnh thay đổi thì chế độ ăn uống cũng phải thay đổi theo. Sau khi về nhà, ông cụ ăn nhiều lương thực thô hơn, đôi lúc còn hấp khoai tây ăn thay mì, cơm. Khoai tây cũng là món mà từ nhỏ ông cụ đã rất thích, vừa ăn no vừa bổ sung được chất xơ, kali. Đồng thời ông cụ còn tăng cường ăn các món rau xanh, cũng kiên trì ăn trái cây hàng ngày.
Hai tháng sau, ông ấy tới khám lại, bụng nhỏ đi rất nhiều, gương mặt cũng hồng hào hơn. Một năm sau, từ việc mỗi ngày phải uống ba loại thuốc giảm huyết áp, ông ấy chỉ phải uống một loại mà thôi, hơn nữa chỉ số đường huyết cũng rất ổn định.
[...]
" alt=""/>Kẻ thù giấu mặt đáng sợ của vòng haiCISA nói kẻ xấu có thể khai thác lỗ hổng này từ xa và thực tế tin tặc đã nhiều lần tấn công nạn nhân qua con đường này.
CISA khuyến cáo người dùng chuyển sang trình duyệt khác trong lúc chờ Microsoft phát hành miếng vá.
Cũng cần biết rằng ngay cả khi sử dụng trình duyệt khác, máy tính Windows vẫn tiềm ẩn nguy cơ vì có nhiều ứng dụng được phát triển trên lõi IE.
Microsoft đã biết lỗ hổng này nhưng chưa thể phát triển bản vá lỗi đầy đủ. Hãng này không cho biết khi nào sẽ có miếng vá bảo mật như vậy. Tuy nhiên, nhiều khả năng nó sẽ được phát hành vào ngày 11/2 tới đây.
Nguyễn Minh (theo Mashable)
Từ 14/1, Windows 7 đã không được Microsoft hỗ trợ. Chính phủ Australia sẽ phải chi gần 9 triệu USD để cập nhật cho hệ điều hành cũ kỹ này.
" alt=""/>Bộ An ninh Nội địa Mỹ đưa cảnh báo nguy cơ từ trình duyệt Windows