Chồng tôi đương nhiên không thừa nhận. Anh một hai cho rằng họ chỉ trêu đùa nhau một chút và mọi chuyện cũng chỉ mới đây thôi. Tôi không phải là trẻ con để tin vào những lời thanh minh nực cười như thế.
Vậy nên tôi đã khủng bố anh ấy bằng việc nhắc lại những kỉ niệm, nói lên những thất vọng, những lời trách móc, và cả nước mắt bất kể những khi anh ấy về nhà.
Chỉ cần nhìn thấy chồng là nỗi đau lại như sưng tấy lên khiến tôi không chịu nổi. Và yêu cầu cuối cùng để kết thúc nói chuyện là tôi bảo anh ấy chở tôi đi gặp cô gái kia. Trước mặt chồng mình, tôi không chửi mắng, nhưng nếu cô ấy có một chút thông minh hẳn cũng sẽ cảm thấy đau và nhục nhã.
Để xoa dịu cơn điên của tôi, chồng tôi đã xóa số điện thoại, hủy kết bạn trên mạng xã hội, hứa sẽ không có bất cứ mối liên hệ nào với cô ta nữa. Chỉ duy nhất việc tôi muốn cô ta nghỉ việc thì anh nói anh không làm được. Anh bảo "anh không có quyền đó. Nếu em muốn thì anh sẽ nghỉ việc cho em yên tâm".
Nhưng rồi tôi nghĩ, quan trọng không phải là gần hay xa. Nếu họ muốn ngoại tình thì dù không làm việc cùng nhau họ vẫn có cách để hẹn hò. Nếu đã sợ muốn cắt đứt thì dù chạm mặt nhau cũng không dám. Thế nên tôi không gây áp lực chuyện cô ta hay anh phải nghỉ việc nữa.
Sau vụ việc đau lòng ấy, tôi chưa thể quên nhưng lòng cũng dần nguôi ngoai khi thấy anh đi làm về sớm, thể hiện chăm lo vợ con, quan tâm cả chuyện gia đình bên ngoại. Tôi đã nghĩ thông suốt rằng ai cũng có lúc không làm chủ được mình mà nảy sinh chuyện nọ chuyện kia. Chỉ cần biết sai, sửa sai thì cũng nên cho nhau một cơ hội để xây đắp và gìn giữ gia đình.
Tâm lý tôi đã bắt đầu bình thường trở lại. Tôi không còn cáu giận hay nhắc về chuyện đó với chồng tôi nữa. Thế nhưng tối nay, lúc tôi đang ngồi làm nốt bản báo cáo cho công việc ngày mai thì nhận được tin nhắn của chồng. Linh cảm phụ nữ cùng những tổn thương vừa qua khiến tôi thấy lo lắng.
Rõ ràng chồng tôi vừa rời nhà tầm một giờ đồng hồ. Anh nói đi liên hoan với mấy anh em ở công ty để chia tay một đồng nghiệp chuyển công tác sang chi nhánh mới. Vậy mà anh vừa nhắn cho tôi tin nhắn: "Ngon, ngon. Nhớ bà xã quá" kèm hình ảnh là một nồi lẩu đang sôi trên bàn ăn.
Một tin nhắn như thế thì có gì đáng phải suy nghĩ? Thứ nhất, chồng tôi chưa bao giờ xưng hô với tôi là bà xã. Từ khi cưới nhau đến nay đã gần mười năm, chúng tôi chỉ xưng hô anh- em, từ "bà xã" chưa bao giờ xuất hiện.
Thứ hai, anh vừa rời khỏi nhà, không có lý do gì lại cảm thấy nhớ vợ. Hơn nữa bình thường, khi anh đi nhậu nhẹt hay liên hoan với mọi người không bao giờ chủ động nhắn tin kiểu vô thưởng vô phạt thế này. Anh chỉ trả lời nếu tôi hỏi anh về sớm hay muộn mà thôi.
Vậy nên tin nhắn kia chỉ có thể là anh nhắn cho người khác, cụ thể là cô gái đó. Đọc đi đọc lại tin nhắn, tôi cứ lưu tâm mãi hai từ "bà xã" và không hiểu sao lòng lại nhói đau. Tối nhớ đến những tổn thương tôi vừa trải qua chưa lành. Có lẽ nào anh ấy vẫn còn dây dưa với người phụ nữ đó. Nếu đó là sự thật, tôi nhất định sẽ không tha thứ.
Nhưng giờ tôi phải làm sao? Nếu tôi hỏi thẳng đương nhiên anh sẽ chối, vả lại tin nhắn kia, nếu không phân tích cặn kẽ trong hoàn cảnh cụ thể như tôi thì nó đúng là tin nhắn chồng gửi vợ, chẳng có sai chỗ nào để mà bắt bẻ.
Khi tôi ngồi viết những dòng này, chồng tôi vẫn đi nhậu chưa về. Sau tin nhắn đó, tôi có hỏi anh "sao hôm nay sến sẩm thế" thì anh không trả lời cũng không nhắn thêm tin nào nữa. Có khi nào anh nhận ra anh đã gửi nhầm?
Tôi như chim một lần trúng đạn giờ sợ cả cành cong. Tôi không biết có nên tiếp tục theo dõi điện thoại máy tính của chồng không dù rằng làm việc đó khiến tôi mệt mỏi. Nhưng tôi không muốn mình bị lừa dối thêm bất cứ một lần nào nữa.
Theo Dân trí
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM sẽ tăng chỉ tiêu xét tuyển từ kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt lên tối đa 40% tổng chỉ tiêu, tăng gấp đôi năm ngoái.
Phương thức này là sự kết hợp sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT hoặc điểm học bạ với điểm 1 bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt.
Nhà trường tăng chỉ tiêu cho phương thức này là do lần đầu xét tuyển năm ngoái, các thí sinh trúng tuyển đáp ứng tốt việc học.
Tuyển 6.610 chỉ tiêu trong năm 2023, nhưng Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM dành tới 70% tổng chỉ tiêu (tương đương 4.627 thí sinh) xét tuyển học bạ, trong đó 30% xét học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn, 40% xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình 3 học kỳ.
Năm nay nhà trường chỉ dành 25% chỉ tiêu xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và 5% cho phương thức khác.
Trường ĐH Công nghiệp TP.HCMtuyển hơn 8.000 chỉ tiêu cho năm 2023, nhưng đã dành 50% tổng chỉ tiêu xét học bạ, xét từ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức và xét tuyển thằng. 50% chỉ tiêu còn lại sẽ xét từ điểm thi tốt nghiệp THPT.
Trong khi đó, Trường ĐH Quản lý và Công nghệ TP.HCMtuyển 855 chỉ tiêu nhưng 70% tổng chỉ tiêu trường sẽ xét học bạ, xét tuyển thẳng, xét từ thi đánh giá năng lực, chỉ 30% tổng chỉ tiêu xét kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Dự kiến tuyển 9.900 chỉ tiêu, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM dành 53% tổng chỉ tiêu cho xét học bạ. Trong số này trường phân ra xét học bạ theo tổng điểm 3 học kỳ (lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12) là 35%, xét học bạ theo tổ hợp 3 môn của năm lớp 12 là 18%.
Theo bà Nguyễn Thị Xuân Dung, Giám đốc Trung tâm Truyền thông Trường ĐH Công nghệ TPHCM, những năm gần đây thí sinh có xu hướng quan tâm đến phương thức xét tuyển học bạ, xét tuyển riêng nên hầu hết các trường đại học đều tăng chỉ tiêu cho các phương thức này hơn so với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT.
Có thể thấy, phương thức xét học bạ đã dần trở nên phổ biến vì những ưu điểm như giúp thí sinh chủ động lựa chọn thời gian xét tuyển, giảm áp lực thi cử đối với kỳ thi tốt nghiệp, cơ hội chọn ngành nghề đa dạng, tiêu chí và điều kiện xét tuyển dựa trên kết quả học tập trong suốt quá trình chứ không bị phụ thuộc vào một kỳ thi duy nhất.
Theo thông báo mới đây, học viện yêu cầu không chỉ sinh viên mà cả các giảng viên phải tuân thủ và chấp hành nghiêm quy chế.
Cụ thể, giảng viên lên lớp muộn 10 phút thì buổi học đó bị tính là giảng viên bỏ giờ không lý do.
Sinh viên đến lớp muộn 5 phút bị tính nghỉ học một buổi không lý do. Giờ giải lao sinh viên vào muộn sẽ bị tính một buổi nghỉ học không phép.
Trong giờ học giảng viên và sinh viên tuyệt đối không được sử dụng điện thoại di động. Những buổi học có sự tương tác và truy cập tài liệu mà phải dùng điện thoại, giảng viên phải báo trước với Ban quản lý đào tạo.
Khi các bộ phận chức năng đi kiểm tra, phát hiện có sinh viên sử dụng điện thoại trong giờ học thì giảng viên và sinh viên phải cùng chịu trách nhiệm trước nhà trường. Sinh viên sử dụng điện thoại trong giờ học 1 lần sẽ bị khiển trách, 3 lần sẽ cảnh cáo trước toàn trường và 4 lần thì sẽ bị đình chỉ 1 năm học,…
Quy chế có phần ngặt nghèo này thực sự khiến cánh sinh viên không mấy dễ chịu. Thậm chí nhiều sinh viên cho rằng không phù hợp môi trường đại học.
![]() |
Trao đổi với VietNamNet, PGS.TS Trương Ngọc Nam, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền xác nhận hiện nay hệ thống học viện nghiêm cấm việc sinh viên sử dụng điện thoại trong giờ học. Bởi nếu không, sinh viên không tập trung học tập mà chỉ mải mê sử dụng điện thoại.
“Lâu nay, các giảng viên phản ánh tình trạng này rồi nhưng hôm trước chính bản thân tôi đi kiểm tra thì một phần ba sinh viên ngồi dưới lớp lướt web, chơi chứ không tập trung học hành gì cả. Các giảng viên chịu bó tay. Nhà trường quyết định đưa ra giải pháp để việc học hành của sinh viên được nghiêm túc. Cùng đó quy định về giờ giấc để tránh việc sinh viên tụ tập quán xá, bỏ giờ bỏ lớp”.
Theo ông Nam, thực tế trước đây nhà trường từng có quy định này nhưng khi đó điện thoại di động chưa nhiều như hiện nay và sau một thời gian thì nhãng đi.
“Trường Đảng thì càng cần phải kỷ cương. Do đó, chúng tôi cấm việc sử dụng điện thoại mà không tập trung học tập”, ông Nam nhấn mạnh.
![]() |
PGS.TS Trương Ngọc Nam, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Ảnh: Thanh Hùng |
Ông Nam cho hay: “Điều tra xã hội học trong sinh viên của học viện thì một ngày các em dành đến khoảng 7 tiếng đồng hồ để lướt web nhưng chủ yếu phục vụ cho mục đích vui chơi, giải trí chứ không phải cho việc học tập”.
Theo ông Nam, sinh viên hoàn toàn có thời gian tự học ở nhà nên việc tra cứu hay nghiên cứu không phải không có thời gian.
Với những sinh viên cho rằng có những trường hợp cần tra cứu nhanh để phục vụ cho nhu cầu bài học, ông Nam lý giải: “Nếu sinh viên nào có nguyện vọng tra cứu nội dung gì thì có thể trao đổi với các giảng viên. Chúng tôi vẫn cho phép các em sử dụng ipad hay laptop trên lớp dưới sự quản lý của học viện".
“Sinh viên do học viện đào tạo ra phải đảm bảo những tiêu chí nhất định. Mục tiêu của Học viện Báo chí và Tuyên truyền giờ cũng đã khác, không phải là bao nhiêu sinh viên tốt nghiệp mà quan trọng là bao nhiêu sinh viên ra trường có việc làm”.
Tuy nhiên, nói về quy định vào muộn “5 phút bị tính là nghỉ học” thì theo thầy Nam cũng hơi ngặt nghèo quá. Do đó, ông đã yêu cầu thu hồi lại văn bản để chuẩn chỉnh lại nội dung cho phù hợp và linh hoạt hơn. “Thông báo của nhà trường muốn nói nguyên tắc là cần phải vào lớp đúng giờ. Còn trường hợp sinh viên đến lớp muộn vì những lý do như tắc đường hay ốm đau ,… chính đáng và đầy đủ thì các giảng viên cần chia sẻ, linh hoạt chứ không thể cứng nhắc quá được. Ngay giảng viên cũng có lúc chậm chứ không phải mỗi học trò. Vì vậy trường cũng đưa ra những quy định để không chỉ sinh viên mà các giảng viên cũng phải nâng cao ý thức, trách nhiệm. Về nguyên tắc dịch vụ đào tạo, người học trả tiền thì cần được trả lại đúng chất lượng, giảng viên chỉ lên lớp cho xong việc thì chưa đúng lương tâm và trách nhiệm”, đại diện học viện cho hay.
Thanh Hùng
Đến lớp muộn 5 phút bị tính nghỉ học không lý do, giờ giải lao vào muộn bị tính nghỉ học không phép,… đây là những quy chế mới mà Học viện Báo chí và Tuyên truyền thông báo khiến sinh viên không mấy dễ chịu.
" alt=""/>Học viện Báo chí giải thích nguyên nhân phải ra nội quy “gắt” với sinh viên