
- Với những gì đã diễn ra, việc tuyển Việt Nam đánh bại Philippines và tạo lợi thế lớn trước trận lượt về bán kết AFF Cup 2018 là rất xứng đáng. Tuy nhiên, chiến thắng ở Bacolod vẫn chưa thể khiến ông Park Hang Seo mỉm cười...Tuyển Việt Nam hạ Philippines: Tất cả đều hay, mỗi Công Phượng... đen
HLV Park Hang Seo: “Tuyển Việt Nam không phải là đội bóng hoàn hảo”
Hạ Philippines, tuyển Việt Nam rộng cửa vào chung kết AFF Cup
1. Như đã đánh giá, sau những gì đã thể hiện tại vòng bảng tuyển Philippines không phải đối thủ quá khó nhằn dành cho thầy trò HLV Park Hang Seo, kể cả phải chơi tại Bacolod.
Và thực tế bán kết lượt đi AFF Cup 2018 tối 2/12 đã chứng minh điều này khi Philippines dù là những người cầm bóng nhỉnh hơn, có lợi thế về thể hình nhưng rốt cuộc vẫn không khiến tuyển Việt Nam gặp quá nhiều khó khăn bởi một lối chơi khá đơn điệu.
 |
Philippines (áo trắng xám) không phải đối thủ quá khó chịu với tuyển Việt Nam |
Đội bóng của HLV nổi tiếng Sven-Goran Eriksson gần như không thể tấn công trung lộ, trong khi đó những tình huống lên biên cũng thường thiếu chính xác hoặc tốc độ để tạo ra rất ít các pha tạt bổng vào trong cho tiền đạo to cao dứt điểm.
Philippines chỉ duy nhất một lần thành công với lối chơi sở trường của mình, nhưng lại ở tình huống mà hàng phòng ngự tuyển Việt Nam hiếm hoi chơi thiếu tập trung mà thôi...
2. Đội chủ nhà không mạnh hơn, và tuyển Việt Nam cũng đã nhập cuộc tự tin nhất có thể. Nhưng cái hay nhất mà HLV Park Hang Seo tạo ra cho đối thủ là sự chủ động cũng như cách chơi tấn công có chủ đích bằng chính sở trường của đối thủ.
Đội bóng của chiến lược gia người Hàn Quốc đã chơi pressing quá tốt để khiến Philippines bị động. Hàng loạt tình huống vây, đuổi bóng ngay trên phần sân của đối thủ mà tuyển Việt Nam tạo ra phần nào khiến đội chủ nhà lúng túng.
Không chỉ chơi tập trung, quyết tâm phòng ngự từ phần sân của đối thủ, những miếng tấn công của tuyển Việt Nam cũng cho thấy hiệu quả hơn hẳn bằng sự đa dạng từ phối hợp nhóm, khả năng xử lý kỹ thuật... nhưng trên hết lại là những đường chuyền có điểm rơi chính xác gần như tuyệt đối từ sân nhà.
 |
để niềm vui với tuyển Việt Nam là rất xứng đáng |
Và bàn thắng khai thông thế bế tắc của Anh Đức hay pha lập công từ Văn Đức là thành quả từ miếng đánh bất ngờ này mà HLV Park Hang Seo dành cho đội chủ nhà...
3. Ghi 2 bàn, cùng với chiến thắng ở sân khách rõ ràng tuyển Việt Nam đã tạo ra được lợi thế to lớn trước Philippines ở trận lượt về bán kết AFF Cup 2018 diễn ra ít ngày tới đây.
Nhưng nói thế không có nghĩa Philippines đã hết cơ hội, bởi thực tế đoàn quân của HLV Sven-Goran Eriksson hoàn toàn có thể lật ngược thế cờ tại Mỹ Đình khi tuyển Việt Nam vẫn còn khá nhiều mối lo từ chính hàng phòng ngự vốn đang chơi xuất sắc kể từ đầu giải.
Hàng loạt tình huống tấn công vào kẽ hở giữa các trung vệ và hậu vệ biên của Philippines (và đã thành công một lần) là lời cảnh báo rất lớn dành cho HLV Park Hang Seo và các cộng sự trước trận đấu lượt về.
Ai cũng thấy Duy Mạnh – Trọng Hoàng để lại khe hở lớn thế nào trước khi giúp Philip YoungHusband có cơ hội thoát xuống khá thoải mái và chuyền vào trong cho Reichelt dễ dàng ghi bàn vào lưới Văn Lâm ra sao.
Tuyển Việt Nam đã chơi xuất sắc ở mọi khía cạnh để tạo lợi thế trước Philippines ở trận bán kết lượt đi, nhưng như đã nói khi trận lượt về chưa kết thúc rất khó nói được điều gì quá lớn lao.
Và nên nhớ, bán kết AFF Cup 2014 tuyển Việt Nam từng hạ Malaysia với một thế trận, tỉ số tương tự trên sân khách, nhưng lượt về kết quả như thế nào chắc không cần phải nói.
Vậy nên, cứ tạm vui với chiến thắng này đã, còn vé chung kết lại phải đợi xem như thế nào...
Video Việt Nam 2-1 Philippines:
Mai Anh

Báo Hàn Quốc ca vang chiến thắng tuyển Việt Nam trước Philippines
Truyền thông xứ kim chi hết lời khen tuyển Việt Nam cùng HLV Park Hang Seo sau chiến thắng 2-1 đầy khôn ngoan trước Philippines, tiến gần đến trận chung kết AFF Cup 2018.
" alt=""/>Tuyển Việt Nam thắng Philippines: Vui nhưng vẫn lo, AFF Cup 2018
Năm 1910, Cục Mật vụ tách thành 2 phòng, Trong nước và Ngoài nước. Tháng 1/1916, Phòng Ngoài nước cải tổ thành Cục Tình báo quân sự MI-1s, sau là MI6; còn Phòng Trong nước đổi thành Cục Mo-5, sau là MI5.Sau chiến tranh Thế giới thứ hai, Thủ tướng W. Churchill quyết định trao cho các cơ quan này quy chế dân sự: MI6 chuyển sang trực thuộc Bộ Ngoại giao và chính thức mang tên "Cơ quan Tình báo mật" (SIS), còn MI5 trực thuộc Bộ Nội vụ và mang tên "Cơ quan An ninh" (SS).
Cơ quan Tình báo mật - SIS (MI6)
MI6 là cơ quan gián điệp nước ngoài của Anh, có nhiệm vụ thu thập tin tình báo về chính trị, kinh tế, quân sự của các nước ở nước ngoài, chủ yếu bằng con đường bất hợp pháp. Tổng hành dinh đóng tại Charing Cross (London), MI6 có biên chế khoảng 3.000 người với nhân viên điệp báo đa số là người nước ngoài; ngân sách hàng năm khoảng 300 triệu bảng.
 |
Trụ sở MI6 ở London. Ảnh: Wikipedia |
Về mặt tổ chức, MI6 gồm 5 cục:
Cục Thu tin, có chức năng thu thập, xử lí tin tình báo về những lĩnh vực nhất định. Cục này có các phòng: Tình báo chính trị (R1); Tình báo không quân (R2); Tình báo hải quân (R3); Tình báo lục quân (R4); Phản gián (R5); Tình báo kinh tế (R6); Tình báo tài chính (R7); Tình báo Vô tuyến điện và phối hợp với Trung tâm Thông tin chính phủ (R8); và Phòng tình báo khoa học-kĩ thuật (R9).
Cục Đảm bảo thông tin, có chức năng tổ chức hoạt động tình báo theo địa bàn như Phòng SNG và Scandinavia (P1); Phòng Pháp, Tây Ban Nha, Bắc Phi (P2); Phòng Đức, Thuỵ Sĩ, Áo (P3); Phòng Trung và Cận Đông (P4); Phòng Mỹ La-tinh và Viễn Đông (P5)...
Cục Kế hoạch quân sự, có chức năng nghiên cứu các vấn đề chiến lược, dài hạn; Cục Huấn luyện, có chức năng tuyển mộ, đào tạo nhân viên; Cục Hành chính quản trị, có chức năng đảm bảo hậu cần - kĩ thuật cho toàn ngành.
Cơ quan An ninh - SS (MI5)
MI5 là cơ quan phản gián chủ yếu của Anh, tổng hành dinh đóng tại Thames House, quận Millbank. Phối hợp chặt chẽ với Sở Cảnh sát đặc biệt (Scotland Yard), MI5 có chức năng đảm bảo an ninh quốc gia thông qua các hoạt động chống gián điệp trong và ngoài nước Anh, đấu tranh với chủ nghĩa khủng bố, bạo loạn lật đổ, tiến hành điều tra các hành vi vi phạm Luật an ninh, thẩm tra đội ngũ nhân viên cơ yếu, bảo vệ Hoàng gia, và giám sát hoạt động của các lực lượng cánh tả.
Biên chế của MI5 vào khoảng 2.000 người, quá nửa trong số đó là nữ; ngân sách hàng năm khoảng 200 triệu bảng.
Hoạt động của MI5 được đặt dưới sự giám sát của Thanh tra an ninh và Thanh tra dân nguyện. Giúp việc cho Giám đốc MI5 có 2 Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn và hành chính.
Về tổ chức, MI5 có 6 cục chuyên môn và 3 cục đảm bảo:
Cục An ninh trong nước (Cục C), đảm bảo an ninh ngay trong nội bộ MI5 và các cơ quan chính phủ.
Cục Hành động (Cục A), tổ chức các chiến dịch của MI5; tuyển mộ điệp viên; thu thập tin tức; hợp đồng tác chiến với các cơ quan chính phủ. Cục A có một ngân hàng dữ liệu về tội phạm và các tổ chức, nhân vật khủng bố hoạt động trên lãnh thổ Anh.
Cục Chống khủng bố, có chức năng tổ chức và thực hiện các hành động chống khủng bố quốc tế. Cục Chống các tổ chức khủng bố Ireland và Bắc Ireland.
Cục Chống gián điệp và kiểm soát việc phổ biến công nghệ (Cục K), thực hiện chức năng phản gián trong các cơ quan chính phủ Anh, các tổ chức nhà nước và tổ chức tình báo; phòng chống gián điệp công nghiệp. Sau chiến tranh vùng Vịnh 1991, Cục K được bổ sung nhiệm vụ kiểm soát và phòng chống rò rỉ các công nghệ bí mật;
Cục F, phòng chống các hoạt động phá hoại, có nhiệm vụ kiểm soát, phòng chống các tổ chức, phong trào cực đoan. Trong hoạt động, Cục F phối hợp chặt chẽ với Sở Cảnh sát đặc biệt; Cục Cán bộ (Cục S), phụ trách công tác tổ chức, đào tạo; Cục B, phụ trách hậu cần, kĩ thuật; Cục Tài chính, theo dõi việc đảm bảo, phân phối và kiểm soát ngân sách.
Trong một thời gian dài, MI5 và MI6 không chính thức công nhận sự tồn tại của mình; hoạt động được điều chỉnh bằng một Nghị định mật của Chính phủ. Mãi đến năm 1989 mới thông qua Luật an ninh, năm 1994 thông qua Luật tình báo.
Theo các luật này, hoạt động AN-TB được xem là một trong những đảm bảo chính cho an ninh quốc gia; các cơ quan nhà nước Anh ở trung ương và địa phương, trong và ngoài nước có trách nhiệm ủng hộ và hỗ trợ cho hoạt động của các tổ chức AN-TB.
Luật cũng xác định những đảm bảo xã hội cho nhân viên AN-TB, ấn định việc kiểm soát gắt gao các phương tiện thông tin đại chúng trong việc đưa tin về hoạt động của các cơ quan AN-TB.
Nguyên Phong

Lý do thất bại của cuộc 'chính biến' năm 1991 ở Liên Xô
Bốn giờ chiều ngày 17/8/1991, tại một cơ sở bí mật của Uỷ ban An ninh quốc gia Liên Xô (KGB) ở ngoại ô Moscow diễn ra một cuộc họp quan trọng.
" alt=""/>Hai ông lớn an ninh tình báo của Anh