Dự án “Xây dựng cơ sở dữ liệu biến dị di truyền cho quần thể người Việt” đã được VinBigData khởi động từ tháng 12/2018 với sự tham gia của hơn 40 nhà khoa học gồm các chuyên gia nhiều kinh nghiệm của VinBigData, các chuyên gia tư vấn cao cấp từ các đơn vị nghiên cứu hàng đầu như Đại học Harvard, Đại học Chicago, Trung tâm Ung thư MD Anderson... cùng hàng trăm chuyên gia và tình nguyện viên Việt Nam và thế giới.
![]() |
Ngày 16/12, VinBigData công bố hoàn thành nghiên cứu giải mã toàn bộ 1000 hệ gen người Việt tạo tiền đề cho sự phát triển của nghiên cứu y sinh và y học chính xác, góp phần cảnh báo điều trị sớm đến từng cá nhân người Việt trong tương lai. |
Trong 3 năm, nhóm nghiên cứu đã giải trình tự toàn bộ hệ gen của hơn 1.000 người trưởng thành khỏe mạnh, từ 35-55 tuổi, không có quan hệ huyết thống và có đủ thông tin kiểu hình và nhân khẩu học; phân tích một phần hệ gen hơn 4.000 trường hợp liên quan đến các bệnh lý phổ biến và khả năng đáp ứng thuốc. Kết quả phát hiện hơn 40 triệu biến thể di truyền, trong đó có gần 2 triệu biến thể gen phổ biến đặc trưng cho quần thể người Việt.
Quy trình phân tích dữ liệu gen và chú giải biến thể gen do VinBigData được đánh giá là tiên tiến hàng đầu thế giới. Công đoạn xử lý mẫu được triển khai tại phòng Lab đạt chuẩn quốc tế ISO 15189 (tiêu chuẩn quy định các yêu cầu về năng lực và chất lượng đối với các phòng xét nghiệm y tế) thuộc Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec.
![]() |
Công đoạn xử lý mẫu được triển khai tại phòng Lab đạt chuẩn quốc tế ISO 15189 thuộc Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec. |
Khối lượng dữ liệu khổng lồ được xử lý bằng công nghệ hiện đại của Google, Illumina (hãng công nghệ hàng đầu thế giới về giải trình tự gen), và NVIDIA (Tập đoàn công nghệ đa quốc gia của Mỹ). Bên cạnh đó, VinBigData cũng triển khai hợp tác với khoảng 20 tổ chức nghiên cứu, bệnh viện hàng đầu trong và ngoài nước như: Đại học John Hopkins (Mỹ), The GoldenHelix Foundation (Anh Quốc), Trường Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108…
GS.Vũ Hà Văn - Giám đốc Khoa học VinBigData (Tập đoàn Vingroup) cho biết: “Phần lớn các nghiên cứu và thực hành lâm sàng tại Việt Nam đang dựa vào cơ sở dữ liệu di truyền của các quần thể khác trên thế giới. Điều này ảnh hưởng đến kết quả của công bố khoa học cũng như chất lượng khám chữa bệnh trên người Việt. Với tiền đề là cơ sở dữ liệu biến dị di truyền dành riêng cho người Việt, VinBigData kỳ vọng sẽ mở ra hướng đi mới, góp phần phát triển y học chính xác tại Việt Nam.”
![]() |
GS. Vũ Hà Văn - Giám đốc Khoa học VinBigData khẳng định cơ sở dữ liệu biến dị di truyền cho quần thể người Việt sẽ là tiền đề để phát triển y học chính xác tại Việt Nam. |
Với tổng mức đầu tư để hoàn thiện trên 4,5 triệu USD, dự án giải mã gen của Vingroup được đánh giá là có quy mô lớn bậc nhất Việt Nam. VinBigData đã trở thành đơn vị tiên phong tại Việt Nam tiến hành giải trình tự toàn bộ hệ gen người Việt.
Đánh giá về ý nghĩa của nghiên cứu, GS.TS. Tạ Thành Văn (Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Y Hà Nội) chia sẻ: “Hiện nay, các bác sĩ chủ yếu dựa vào lâm sàng, xét nghiệm sinh hóa hoặc tiền sử bệnh để thăm khám và ra quyết định điều trị. Nếu có thêm dữ liệu hệ gen, đây sẽ là một thông tin giàu giá trị, giúp gia tăng tính chính xác cũng như hiệu quả chẩn đoán, điều trị bệnh. Trên phạm vi toàn dân, cơ sở dữ liệu hệ gen người Việt được kỳ vọng sẽ là tiền đề thúc đẩy sự phát triển của y học dự phòng và thực hành y học chính xác, từ đó góp phần cải thiện sức khỏe cộng đồng.”
![]() |
MASH Portal là cổng dữ liệu mở, hỗ trợ cộng đồng tra cứu và phân tích thử nghiệm dữ liệu toàn hệ gen của người Việt. |
Sau khi hoàn tất, một phần dữ liệu của dự án đã được mở để cộng đồng truy cập thông qua Hệ thống quản lý, phân tích và chia sẻ dữ liệu y sinh (MASH Portal) (https://genome.vinbigdata.org). Người dùng có thể tra cứu nhằm mục đích tham khảo, phục vụ các nghiên cứu y sinh. Hệ thống cũng cung cấp thử nghiệm một số công cụ phân tích tốc độ cao (từ 30 phút đến 1 giờ) cho dữ liệu toàn hệ gen người.
Kết quả dự án sẽ được VinBigData ứng dụng trực tiếp vào các sản phẩm giải mã gen, với độ chính xác và tốc độ vượt trội, dành riêng cho người Việt. Nghiên cứu sẽ tạo tiền đề hỗ trợ khám phá đặc điểm sinh lý - tâm lý của cá nhân, cũng như dự đoán nguy cơ mắc bệnh phổ biến, bệnh di truyền lặn, đánh giá mức độ đáp ứng thuốc trong tương lai.
Cổng dữ liệu MASH đang lưu trữ hơn 2500 Terabyte dữ liệu gen người Việt đã được chú giải, bao gồm cả dữ liệu nhân khẩu học và cận lâm sàng, phù hợp với tiêu chuẩn của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH). Truy cập hệ thống MASH tại https://genome.vinbigdata.org. Trên thế giới, hiện chỉ có một số quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc… mới đủ tiềm lực để giải mã trọn bộ gen người với quy mô lớn. Việc đẩy mạnh khai phá hệ gen của các quần thể được kỳ vọng sẽ góp phần thiết lập những nền tảng cơ bản về nhân chủng học, bệnh lý học, thúc đẩy y học dự phòng và điều trị cá thể hóa. |
Minh Tuấn
" alt=""/>Vingroup hoàn thành nghiên cứu giải mã gen người ViệtDiện tích ngôi nhà khoảng 40m2, thiết kế kiểu cũ, đã xuống cấp. Anh lựa chọn phong cách công nghiệp và sử dụng vật liệu như nhôm, kính, gỗ công nghiệp để làm nội thất.
Tổng chi phí cải tạo khoảng 250 triệu đồng, chưa bao gồm thiết bị điện tử.
Hãy cùng VietNamNet tham khảo cách cải tạo nhà của anh Hải:
Ngôi nhà khi bắt đầu sửa chữa.
![]() |
Nhà 1 tầng, anh mở rộng diện tích sử dụng bằng cách làm gác lửng khung sắt, thêm nhôm kính cho an toàn nhưng đảm bảo thông thoáng. |
![]() |
Tầng lửng làm không gian phòng ngủ, tầng 1 làm bếp, bàn ăn và khách. |
![]() |
Mặc dù nhà nhỏ nhưng gia chủ dành cho bếp và bàn ăn nhiều diện tích. Anh quan điểm, đây là chỗ cho cả nhà quây quần, sum vầy nên cần không gian rộng. |
![]() |
Một mảng tưởng gạch đỏ để mộc, giống phong cách thiết kế công nghiệp, vừa khỏe khoắn, cá tính lại gần gũi. |
![]() |
Gia chủ dùng đèn led màu vàng ấm để chiếu sáng. Từ bếp, bạn có thể nhìn bao quát cả nhà. |
Những góc xanh xanh trong ngôi nhà đẹp, bình yên đến lạ.
Chỉ với chi phí bình dân, anh Hải đã khiến ngôi nhà trở nên đẹp mắt, bất kể góc nào cũng yêu và nhiều ánh sáng. Anh Hải chia sẻ, ngôi nhà này đã được bán nhưng với anh đó là tâm huyết và kỷ niệm anh luôn nhớ đến. "Việc cải tạo lại không gian sống không quá khó. Đầu tiên bạn cần cân đối tài chính. Có nhiều tiền thì làm kiểu nhiều tiền nhưng có ít thì cân đối sao cho đẹp mà tiết kiệm nhất. Thứ hai là lựa chọn phong cách mình thích. Thứ 3 là lưu ý đến công năng sử dụng, ánh sáng và gió trời...", anh nói.
Mặc dù nhà còn mới nhưng đôi vợ chồng trẻ vẫn quyết định cải tạo, để nâng tầm không gian sống, cho gia đình có nơi chốn an yên, sang trọng và hiện đại.
" alt=""/>Lột xác cho nhà hoang thành tổ ấm nhỏ xinh với 250 triệu đồngẢnh minh họa: Sky
Đầu tiên, trong khi còn quá sớm để nói vắc xin sẽ chống lại Omicron như thế nào, nhiều chuyên gia nghi ngờ cần phải có một công thức mới để chống lại biến thể này. Các loại vắc xin hiện có, cộng với sự gia tăng kháng thể từ mũi tiêm nhắc lại, có thể đã đủ.
Giáo sư Monica Gandhi đánh giá: “Tôi không nghĩ chúng ta sẽ cần mũi tăng cường dành riêng cho từng biến thể”. Bà dẫn chứng vắc xin sởi, được phát triển vào năm 1963, chưa bao giờ cập nhật.
Thứ hai, dù không biết khi nào hoặc liệu Omicron sẽ trở thành chủng virus thống trị ở Mỹ hay không nhưng các mũi tiêm tăng cường mang lại lợi ích ngay bây giờ: Chống lại Delta, phiên bản của virus SARS-CoV-2 đang thống trị ở Mỹ.
Các ca bệnh đã tăng lên, khả năng miễn nhiễm với các mũi vắc xin vào đầu năm có thể đang suy yếu. Thời tiết lạnh giá và những ngày lễ đang khiến mọi người tụ tập trong nhà, nơi có nhiều nguy cơ hơn.
Có cần liều tăng cường dành riêng cho Omicron?
Biến thể Omicron dường như có những đột biến nổi bật so với các phiên bản trước của virus, có nhiều khả năng vượt qua khả năng miễn dịch có được nhờ vắc xin hoặc từng nhiễm bệnh trước đó. Nhưng sẽ mất vài tuần để xác định điều này.
“Tôi nghĩ rằng khả năng cao hơn là vắc xin cũng sẽ chống lại bệnh nghiêm trọng giống các biến thể khác”, Paul Offit, Giám đốc Trung tâm Giáo dục Tiêm chủng tại Bệnh viện Nhi đồng Philadelphia, đánh giá.
Các loại vắc xin đã chống lại biến thể Delta tương đối tốt. Theo các nghiên cứu của CDC, hiệu quả của vắc xin chống lại Delta có sự suy giảm. Nhưng khả năng chống lại bệnh nặng vẫn mạnh mẽ đối với hầu hết những người tiêm đủ 2 mũi. Đó được coi là bằng chứng cho thấy các loại vắc xin cũng có thể chống lại Omicron.
Giáo sư Matthew Laurens, Trung tâm Phát triển Vắc xin và Sức khỏe Toàn cầu tại Đại học Maryland, nhận định, phản ứng kháng thể cao hơn đối với virus có được sau khi tiêm nhắc lại có thể chống các biến thể khác nhau, bao gồm Omicron.
An Yên(Theo VOX)
Một số hành khách không đeo khẩu trang ở chung máy bay, phòng chờ với những người khác.
" alt=""/>Lý do vắc xin Covid