Lịch cập nhật của Samsung:
Samsung từ lâu đã nổi tiếng không phải là nhà sản xuất cập nhật phần mềm nhanh nhất cho các thiết bị của mình, và đáng tiếc rằng có lẽ Android 8.0 không phải ngoại lệ. Samsung có một nguồn nhân lực và tài nguyên vô hạn, nhưng cũng là nhà sản xuất “đẻ” nhiều mẫu điện thoại nhất và có vô số các thỏa thuận với nhà mạng trên toàn cầu.
Về cập nhật, các điện thoại đầu bảng Samsung sẽ được cập nhật đầu tiên và hai chiếc Galaxy S8 và S8 Plus sẽ dẫn đầu danh sách cùng với chiếc Galaxy Note 8 (được cho là sẽ ra mắt cuối tháng Tám), theo sau là flagship năm ngoái Galaxy S7 và S7 Edge.
Lịch cập nhật cho các thiết bị của Samsung: 5-6 tháng sau khi Android 8.0 chính thức được phát hành (tức khoảng tháng 1 hoặc tháng 2/2018).
Chiều 7/6, Bộ TT&TT đã tổ chức hội thảo chuyên ngành về công nghệ Blockchain dưới góc độ của cơ quan quản lý Nhà nước.
Bàn về kinh tế Blockchain, Tiến sĩ Trần Minh, Viện trưởng Viện công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam cho biết: Là công nghệ đang phát triển, Blockchain sẽ còn thâm nhập sâu rộng vào các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, đời sống xã hội,..cả ở khu vực công và tư thì dưới góc độ quốc gia cầ có chính sách uyển chuyển phù hợp nhằm mục đích phát huy các lợi thế và giảm thiểu các rủi ro của Blockchain.
Việt Nam không thể đứng ngoài và là nước hoàn toàn có thể đi tiên phong trong thế giới trong lĩnh vực thiết lập cơ sở hạ tầng Blockchain và công nghệ này có thể là một hướng đột phá của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để chúng ta có thể bứt phá ngoạn mục.
Theo đó, ông Trần Minh cũng đề xuất, Bộ TT&TT với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước nên sớm thành lập Ban công tác Blockchain để quy tụ các chuyên gia nhằm mục đích tổ chức các công việc như: Nâng cao nhận thức về Blockchain; lập tổ “Sandbox” (hộp cát điều chỉnh luật lệ) để thu thập thông tin về các dự án phát triển hoặc các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nước ngoài trên nền Blockchain tại Việt Nam nhằm mục đích hướng dẫn về luật lệ hiện hành có liên quan tới Blockchain; Tham mưu cho Bộ hoặc Chính phủ xác nhận các thành phần chưa cấm và an toàn của ác dự án Blockchain dưới dạng thẩm định quốc gia về Blockchain. Đồng thời, có những khuyến cáo để các đơn vị có các ứng xử phù hợp và chuẩn mực đối với những nội dung có thể nhạy cảm hoặc chưa lường được hết các tác động tiêu cực khi vận hành.
Nghiên cứu mô hình quản lý Nhà nước đối với Blockchain tại Việt Nam để có thể tham vấn cho các ngành khác nhằm mục tiêu xây dựng dự thảo khung khổ chính sách quản lý quốc gia về Blockchain.
" alt=""/>Bàn cách đưa công nghệ Blockchain thành các dịch vụ có giá trịXiaomi Mi 8 nhái iPhone X từ cả wallpaper.
Không phải ngẫu nhiên mà Xiaomi được gọi là "Apple của Trung Quốc", nhưng không phải theo nghĩa là hãng sản xuất dựa trên sự sáng tạo, đổi mới. Xiaomi đã chọn bắt chước Apple theo mọi cách mà bạn có thể tưởng tượng ra, từ thiết kế sản phẩm, giao diện người dùng cho đến chiến lược quảng bá, cách đặt tên thương hiệu, hình thức bán lẻ… Nói cách khác, "nguồn cảm hứng" của Xiaomi là rất rõ ràng, ngay cả khi bạn "mù tịt" về công nghệ và kinh doanh.
Và Xiaomi đã thành công với chiến lược của họ. Nói không ngoa thì Xiaomi là công ty sao chép Apple thành công nhất. Họ góp phần hất văng Samsung khỏi top smartphone tại thị trường Trung Quốc, vượt mặt Samsung để dẫn đầu tại Ấn Độ - thị trường smartphone lớn thứ hai thế giới, liên tục nằm trong top các nhà sản xuất hàng đầu Trung Quốc và đang không ngừng "mở rộng lãnh thổ" ở châu Âu để dọn đường bước chân vào Mỹ. Một viễn cảnh Xiaomi lật đổ Apple – kẻ sao chép vượt mặt "hàng chính chủ" – không phải là điều bất khả thi, ít ra là trong tâm trí của những MiFan.
Những cáo buộc cho rằng Xiaomi sao chép Apple vẫn là một chủ đề gây tranh cãi, nhất là khi Xiaomi và các đại diện của công ty luôn phủ nhận mọi hành động sai trái của mình. Và nếu xem xét sự phổ biến của Xiaomi tại những thị trường lớn nhất thế giới (trừ Mỹ), không ít người trong chúng ta đã băn khoăn: "Tại sao Apple vẫn chưa kiện Xiaomi?"
Dưới đây là những lý do mà biên tập viên VnReview.vntổng hợp lại từ nhiều nguồn thông tin, tài liệu khác nhau:
Đối với các công ty nước ngoài (đặc biệt là Mỹ), đâm đơn kiện một công ty Trung Quốc trong lãnh thổ Trung Quốc là một việc làm thừa thãi. Nó vô cùng phức tạp, tốn thời gian và kết quả hầu như không bao giờ nghiêng về công ty ngoại quốc đâm đơn kiện.
Cho đến ngày nay, chính phủ Trung Quốc và các bộ luật của quốc gia này vẫn rất ưu ái các công ty nội địa. Trong một số trường hợp, "cho phép" bằng sáng chế của bạn bị vi phạm là một cái giá bạn phải trả để có thể được đặt chân vào một trong những thị trường lớn nhất và quan trọng nhất trên thế giới.
Các sự kiện của Xiaomi luôn có rất đông người hâm mộ đến dự
Xiaomi không phải là một công ty Trung Quốc bình thường. Họ là một công ty được yêu mến bởi hàng chục, hàng trăm triệu người. Không ít người Trung Quốc coi Xiaomi là "Apple của Trung Quốc", còn CEO Lei Jun là "Steve Jobs của Trung Quốc". Nói cách khác, Xiaomi là niềm tự hào của quốc gia này. Nếu Apple khởi kiện, rất có thể họ sẽ khiến cộng đồng người dùng nổi giận và đạp đổ mọi thành quả mà họ đã làm được tại đây.
Apple là một công ty coi "lợi nhuận là trên hết". Ngược lại, Xiaomi và các công ty Trung Quốc thì đi theo mô hình "doanh số và thị phần là trên hết", tức bằng mọi giá chiếm thị phần trước rồi tìm cách kiếm lợi nhuận sau. Để làm điều này, nhiều thương hiệu Trung Quốc buộc phải chấp nhận bán smartphone với giá rẻ với mức lợi nhuận gần như bằng 0.
Đó cũng là lý do Apple không thực sự quá e ngại Xiaomi. Ngay cả khi doanh số iPhone giảm, Apple vẫn đạt lợi nhuận kỷ lục, còn Xiaomi liên tục khoa trương về tăng trưởng doanh số, doanh thu trong khi mức lợi nhuận thì lại rất kém.
Không như Trung Quốc, chính phủ Hàn Quốc sẽ không khiến cuộc sống của bạn trở nên khổ sở chỉ vì bạn "dám" kiện công ty lớn nhất của họ tại tòa án quốc tế. Nhưng Trung Quốc thì lại khác. Ngay cả khi Xiaomi có đạt được mục tiêu lớn nhất của mình ở thời điểm hiện tại là đặt chân vào thị trường Mỹ, khởi kiện công ty này cũng sẽ rất khó khăn và nguy hiểm cho Apple.
Hồi năm 2014, khi Ủy ban châu Âu muốn cấm các sản phẩm của ZTE và Huawei khỏi EU, chính phủ Trung Quốc đã đáp trả bằng cách đe dọa sẽ cấm châu Âu bán rượu vang tại quốc gia này. Thông điệp của họ rất đơn giản: "Nếu các người không để công ty của chúng tôi kiếm tiền tại châu Âu, chúng tôi sẽ không cho các người kiếm tiền tại Trung Quốc".
Nói chung, dù Apple có quyết định kiện Xiaomi ở đâu, chắc chắn nó cũng sẽ làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của công ty tại Trung Quốc.
Cách thức điều hành của CEO Tim Cook rất khác so với người tiền nhiệm của mình
Suy cho cùng, Apple có quyết định kiện Xiaomi hay bất kỳ công ty nào khác hay không cũng phụ thuộc vào CEO và ban lãnh đạo của họ. Vị CEO quá cố Steve Jobs là một người nổi tiếng về việc bảo vệ tài sản trí tuệ của công ty.
Tim Cook thì khác. Ông không phải Steve Jobs. Ông cẩn thận hơn, tính toán hơn, luôn đảm bảo làm những điều có lợi nhất cho công ty. Khiến Trung Quốc tức giận và làm ảnh hưởng đến lợi nhuận rõ ràng không phải là ý kiến hay. Tất nhiên, luôn có khả năng Tim Cook khiến tất cả mọi người phải bất ngờ, bỏ qua mọi mối hiểm nguy mà công ty có thể mắc phải. Apple có thể thu về hơn nửa tỷ USD như họ đã làm với việc thắng kiện Samsung, nhưng thiệt hại về mặt lâu dài sẽ là trách nhiệm mà Tim Cook phải gánh vác.
Flagship mới nhất của Huawei, chiếc P20 Pro cũng có nhiều điểm tương đồng với iPhone X
Nếu Xiaomi muốn cụ thể hóa tham vọng làm bá chủ thị trường của mình, họ nên nhìn sang người "đàn anh" Huawei:
- Cũng là một trong những công ty lớn nhất và giàu nhất Trung Quốc.
- Đã tồn tại trong ngành công nghiệp di động từ trước Xiaomi khá lâu.
Thế nhưng Huawei vẫn chưa thể lật đổ được hai ông lớn Samsung và Apple. Nếu thực sự Apple bận tâm về những đối thủ đến từ Trung Quốc, Huawei mới là mục tiêu lớn hơn cần "tiêu diệt", vì đằng nào thì Huawei cũng đâu có "e ngại" khi sao chép iPhone đâu.
Ngay cả khi Xiaomi trở nên cực kỳ thành công trên toàn cầu, những "nạn nhân" đầu tiên của công ty sẽ là các công ty sản xuất điện thoại Android khác như Oppo, Huawei, Samsung, LG… chứ không phải Apple.
Xem xét tình hình thị trường trong suốt những năm qua, việc trở thành công ty sản xuất điện thoại Android hàng đầu thế giới thôi là chưa đủ để có thể làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Apple. Samsung chính là minh chứng rõ ràng nhất. Gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc đã đánh bại mọi đối thủ để trở thành thương hiệu điện thoại Android số một thế giới, nhưng họ vẫn tỏ ra thua kém trước Apple về mặt kinh doanh.
Xiaomi sẽ phải đánh bại mọi nhà sản xuất điện thoại Android khác như Samsung đã làm – vốn không phải là chuyện đơn giản – để có thể được coi là một mối đe dọa đối với Apple. Cho đến khi ngày đó tới, có lẽ Apple sẽ dành thời gian để làm những việc khác có ích hơn, như chuẩn bị cho ra mắt thế hệ iPhone 2018 và tiến tới mốc giá trị vốn hóa 1000 tỷ USD chẳng hạn.
" alt=""/>Tại sao Apple chưa kiện Xiaomi như đã làm với Samsung?