Giải quyết nỗi lòng của nhà có con nhỏ
Vừa chào đón thành viên mới sau hơn 1 năm kết hôn, anh Việt Hoàng (Tây Hồ, Hà Nội) chia sẻ: “Kể từ khi có con, những việc tưởng chừng vô cùng đơn giản như giặt giũ bỗng trở thành nỗi bận tâm thường trực, khi em bé thường xuyên phải thay đồ giữa mỗi lần trớ sữa hay rò rỉ tã. Mặc dù đã đầu tắt mặt tối cả ngày, vợ mình vẫn phải tự tay giặt đồ cho bé, mất rất nhiều thời gian và công sức chỉ vì sợ máy giặt không đủ sạch sẽ gây kích ứng cho làn da nhạy cảm của con. Chính điều này đã thôi thúc mình tìm mua một chiếc máy giặt có tính năng diệt khuẩn tốt để vợ có thêm thời gian thảnh thơi.”
Mong ước của anh Hoàng cũng là mong muốn của nhiều gia đình trẻ mới có con. Thấu hiểu nỗi lo của các ông bố bà mẹ, Panasonic đã phát triển sản phẩm máy giặt với công nghệ diệt khuẩn bằng nước lạnh Blue Ag+ có khả năng loại bỏ 99,99% vi khuẩn và các tác nhân gây dị ứng.
Theo đại diện Panasonic, các tinh thể bạc Ag+ hòa tan trong nước khi kết hợp với tia cực tím UV trong ánh nắng mặt trời có thể tiêu diệt vi khuẩn và duy trì, bảo vệ quần áo khỏi vi khuẩn lên đến 18 giờ sau khi giặt, thân thiện với làn da dễ bị tổn thương của trẻ nhỏ.
Không chỉ vậy, thế hệ máy giặt chăm sóc sức khỏe toàn diện của Panasonic còn có thể tiết kiệm tới 41% lượng nước, 71% năng lượng và 40% thời gian so với chế độ giặt thông thường nhờ sở hữu công nghệ 3Di Inverter đột phá dẫn đầu thị trường. Bốn cảm biến thông minh của động cơ 3Di Inverter có thể tự động tính toán chu trình giặt phù hợp, đem tới hiệu quả giặt sạch và tiết kiệm cho người dùng, nhờ đó giảm bớt đáng kể chi phí sinh hoạt hàng tháng cho các gia đình trẻ.
![]() |
Tính năng giặt đồ siêu tốc Active Speed Wash xử lý gọn gàng tải đồ giặt chỉ trong vòng 38 phút. |
Công nghệ thân thiện với người dùng lớn tuổi
Với sức mạnh vượt trội hơn cả trí tuệ nhân tạo, công nghệ 3Di Inverter của Panasonic cũng hứa hẹn thay đổi thói quen giặt giũ của những người tiêu dùng cao tuổi.
“Trước đây, 2 vợ chồng tôi ngại dùng tới máy giặt. Chỉ riêng việc lựa chọn chế độ nước, chế độ vắt, chế độ xả phù hợp với mỗi mẻ giặt cũng đã đủ khiến tôi chóng mặt. Nhưng giờ thì đã khác. Kể từ khi được con tặng chiếc máy giặt Panasonic đời mới này, tôi chỉ cần bấm nút là máy sẽ tự lo hết từ A - Z”, bác Thanh Hương (Phú Nhuận, TP.HCM) cho hay.
Cụ thể, nhờ sự phối hợp của 4 cảm biến công nghệ cao, công nghệ 3Di Inverter của Panasonic có khả năng nhận diện tình trạng đồ giặt, tự động chọn lọc chế độ giặt tối ưu từ chu trình có sẵn. Chỉ với thao tác nhấn nút khởi động, các cảm biến 3D sẽ tự động điều chỉnh lượng nước, cũng như tốc độ vòng quay của lồng giặt dựa trên khối lượng quần áo và nhiệt độ nước đầu vào.
Cơ chế vận hành linh hoạt của động cơ 3Di Inverter biến việc giặt giũ trở nên đơn giản và dễ dàng hơn, đặc biệt là với người lớn tuổi vốn không quen sử dụng những bảng điều khiển đa tính năng, phức tạp.
![]() |
Động cơ 3Di Inverter - trợ thủ đắc lực trong việc “chăm sóc” quần áo cho gia đình. |
Hơn thế nữa, người dùng không cần lo lắng về tác vụ vệ sinh lồng giặt định kỳ, nhờ chế độ Auto Tub Care trên máy giặt Panasonic. Sau mỗi lần giặt, máy sẽ tận dụng luồng nước được chiếu tia UV ở lượt xả cuối của chu trình giặt để đánh bay vết bẩn, cặn xà phòng, nấm mốc còn sót lại ở lồng máy, không chỉ bảo vệ lồng giặt luôn sạch sẽ mà còn giúp khử mùi.
Đáp ứng nhu cầu của mọi thế hệ trong gia đình, máy giặt tích hợp công nghệ 3Di Inverter của Panasonic chính là một trong những lựa chọn đầu tư thông minh vào dịp đầu năm mới.
Khám phá thêm các dòng sản phẩm máy giặt Panasonic thế hệ mới 3Di Inverter tại: https://www.panasonic.com/vn/consumer/home-appliances/washing-machine/front-loading.html |
Ngọc Minh
" alt=""/>Máy giặt phù hợp gia đình nhiều thế hệ giữa ‘rừng’ công nghệ"Tôi rất vui sướng khi cầm trên tay tấm bằng mà tôi đã bỏ công sức học hành chăm chỉ trong hai năm qua", ông Kato nói.
Đại diện nhà trường cho biết trường từng có một số học viên người nước ngoài, nhưng ông Kato là trường hợp hiếm hoi học chương trình hoàn toàn bằng tiếng Việt, cũng là học viên cao tuổi nhất.
Trước đây, ông Kato học ngành ngôn ngữ Ả Rập tại Đại học Ngoại ngữ Osaka, Nhật Bản. Sau tốt nghiệp, ông làm việc chủ yếu trong lĩnh vực công nghệ, ở khoảng 25 quốc gia trong hơn 30 năm.
Hơn 7 năm trước, ông Kato đến Việt Nam, làm việc tại một công ty chuyên về sản xuất linh kiện điện tử ở tỉnh Hải Dương. Thời gian làm việc với người Việt tại đây đã truyền cảm hứng cho ông nghiên cứu về văn hóa, địa lý của "dải đất chữ S".
"Tôi rất ấn tượng với với những nét tương đồng trong văn hóa hai nước. Tôi cũng thường đạp xe đến nhiều nơi và thấy rất nhiều phong cảnh đẹp", ông nói. Tự nhận là người thích khám phá, ông quyết định học thạc sĩ, chuyên ngành Việt Nam học. Ông chọn Đại học Việt Nhật vì có các giáo sư đầu ngành trong lĩnh vực văn hóa ở hai quốc gia.
"Khi đó, tôi đã nghỉ hưu, 61 tuổi", ông Kato kể. "Quyết định này vấp phải sự phản đối của gia đình. Vợ, con muốn đi châu Âu, Mỹ hơn, nhưng tôi quyết tâm quay lại Việt Nam".
1. Màu đỏ
Ý nghĩa phổ biến nhất của màu đỏ là tình yêu, đam mê, và lửa, đặc biệt là đối với người dân các vùng Bắc Mỹ, Nam Mỹ, và Châu Âu. Ngày lễ tình yêu cũng được tôn vinh với hình ảnh trái tim màu đỏ, tượng trưng cho tình yêu.
Đối với phần phía đông của thế giới, như Trung Quốc và Việt Nam, ý nghĩa đầu tiên của màu đỏ là sự sinh sôi và may mắn. Năm mới ở Việt Nam và Trung Quốc, người già và trẻ nhỏ sẽ được nhận phong bao lì xì màu đỏ như lời chúc một năm mới tốt lành hơn.
Tại Ấn Độ, màu đỏ có liên quan đến hôn nhân. Nếu một phụ nữ Ấn có hình lá henna màu đỏ trên tay, tức là cô ấy đã lập gia đình. Ngoài ra, màu đỏ ở Ấn Độ còn tượng trưng cho sự giàu có, vẻ đẹp và sự thuần khiết.
![]() |
2. Màu đen
Tại khắp nơi trên thế giới, trang phục màu đen có lẽ là trang phục phổ biến nhất. Nam hay nữ, già hay trẻ, dịp lễ hay không cần dịp nào, mọi người đều có thể mặc màu đen. Đó là biểu tượng của sự thanh lịch, sang trọng, tinh tế, nhưng cũng là điềm báo về sự đau buồn, ma thuật, và xui xẻo.
Tại rất nhiều nền văn hóa, một con mèo đen là dấu hiệu của điềm xui, nhất là khi nó đi cắt ngang đường của bạn. Người ta còn mặc đồ đen đến đám tang, biểu trưng cho cái chết. Tuy nhiên, người Châu Phi lại có suy nghĩ khác về màu sắc này. Màu đen là biểu hiện của sự nam tính, trưởng thành, và tuổi tác.
![]() |
3. Màu xanh lá cây
Mỹ và Ireland coi màu xanh lá cây là màu của may mắn và thịnh vượng. Đặc biệt, xanh lá được coi là màu sắc biểu tượng của Ireland: vào ngày lễ thánh Patrick, đường phố tại quốc gia này được nhuộm đầy sắc xanh của các đoàn diễu hành lớn. Mexico lại ví màu xanh lá cây là màu của độc lập. Người Nhật Bản thì gắn màu xanh với sự vĩnh cửu và sức sống.
Trong văn hóa Hồi giáo, màu xanh là màu thiêng liêng, màu của nhà tiên tri Muhammad. Kinh Quran sử dụng màu xanh để mô tả thiên đường với những tấm đệm và thảm màu xanh tuyệt đẹp. Trong số nhiều nền văn hóa Trung Đông khác, màu xanh lá cây tượng trưng cho trí tuệ.
![]() |
4. Màu xanh da trời
Màu của bầu trời được liên tưởng đến sự tự do, của quyền lực, trí tuệ, và hòa bình. Nhiều nền văn hóa cho rằng màu xanh da trời là màu của sự an toàn, tin tưởng, sạch sẽ. Ở các quốc gia như Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kì, người dân tin rằng màu xanh da trời có thể chống lại tội ác vì thế các món quà lưu niệm ở hai quốc gia này thường có sắc xanh thân thuộc kèm theo.
Trong văn hóa Ấn Độ giáo, màu xanh da trời là màu da của thần Krishna. Nhưng nổi tiếng nhất là người Mỹ khi họ gắn màu xanh da trời với sự cô đơn và buồn bã.
![]() |
5. Màu vàng
Màu vàng được rất nhiều quốc gia coi như màu của mặt trời. Màu sắc này thường được liên tưởng đến với sự lạc quan, năng lượng tích cực, và sự vui vẻ. Nhưng nó cũng là màu của hoài nghi và khả năng xảy ra nguy hiểm.
Mỗi nền văn hóa lại có những quan niệm khác nhau về màu vàng. Người Đức cho rằng đây là màu của sự ghen tuông. Đó là lý do tại sao họ không thích tặng hoa màu vàng. Ai Cập cổ đại lại cho màu vàng là màu của thần tôn giáo.
Sang đến phương Đông, lại có các cách giải thích khác hẳn. Người Nhật tin rằng màu vàng là biểu trưng của sự dũng cảm và can đảm, là màu sắc dành cho những người quả cảm, không hề biết sợ. Người Thái coi màu vàng là màu sắc của hoàng gia. Vào tuần đầu của tháng 12, rất nhiều người dân Thái mặc đồ màu vàng để chúc mừng ngày sinh nhật của vua Thái Lan.
![]() |
6. Màu tím
Tại nhiều quốc gia, màu tím tượng trưng cho hoàng gia, sự giàu có, tâm linh, và quý tộc. Theo lịch sử Nhật Bản, chỉ những nhà sư ở tầng lớp trên mới được phép mặc đồ màu tím.
Trong văn hóa người Công giáo, màu tím được sử dụng theo nhiều nghĩa khác nhau. Nó là biểu tượng của đức tin và sự sám hối. Trước ngày Chúa Nhật Phục Sinh, vào thứ Sáu tuần thánh, các linh mục phải mặc áo choàng tím trong thánh lễ để tượng trưng cho sự thương tiếc về cái chết của chúa Kito.
Văn hóa Mỹ lại coi màu tím là màu của lòng dũng cảm và sức mạnh. Họ thường sử dụng màu này cho một trong những giải thưởng quân sự cao quý nhất và lâu đời nhất.
![]() |
7. Màu da cam
Màu da cam, đặc biệt là sắc cam của nghệ tây, là màu may mắn của người Ấn Độ. Người Ấn coi đó là màu sắc của sự linh thiêng. Màu da cam tượng trưng cho Agni - là thần lửa và thần trí tuệ trong văn hóa Hindo.
Agni còn là người làm chứng trong các đám cưới của người Hindu. Đó là lý do tại sao màu da cam và màu nghệ tây xuất hiện rất nhiều trong các ngày lễ của người Ấn Độ.
Trong không gian lộng lẫy, rộn ràng và hấp dẫn, hàng trăm nhà đầu tư và người dân thị trấn An Thới đã cùng tận hưởng đại tiệc Giáng sinh hoành tráng với chủ đề Nam Phú Quốc “Welcome Christmas - Welcome Home” do Sun Group tổ chức.
" alt=""/>Màu sắc may mắn trên khắp thế giới