Chính vì những lý do này, Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn yêu cầu luật CNTT cần được hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý tốt hơn cho doanh nghiệp CNTT.

CNTT thành ngành công nghiệp tỷ USD sau 10 năm triển khai Luật CNTT" />

Cách mạng Công nghiệp 4.0 và IoT là cơ hội giúp VN phát triển đột phá

Ngoại Hạng Anh 2025-04-06 06:34:57 1468

 Chính vì những lý do này,áchmạngCôngnghiệpvàIoTlàcơhộigiúpVNpháttriểnđộtpháceo nguyễn phương hằng Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn yêu cầu luật CNTT cần được hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý tốt hơn cho doanh nghiệp CNTT.

CNTT thành ngành công nghiệp tỷ USD sau 10 năm triển khai Luật CNTT
本文地址:http://play.tour-time.com/news/194d399772.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Karlsruher vs Hannover, 23h30 ngày 4/4: Nhiệm vụ phải thắng

Hình ảnh chụp sọ não bệnh nhật S.V.T trước khi phẫu thuật. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Theo người nhà, bệnh nhân T. có tiền sử động kinh cách đây 5 năm, đang kiểm soát bằng thuốc, có thói quen ăn tiết canh lợn.

Sau khi xuất hiện các triệu chứng nhức đầu nhẹ, méo miệng về bên phải, tay và chân phải yếu dần, không cử động được, kèm theo các cơn động kinh xuất hiện dày hơn, không kiểm soát được bằng thuốc, người nhà đã đưa ông T. đến khám, điều trị tại Bệnh viện đa khoa Tây Bắc Nghệ An nhưng bệnh ngày càng nặng. Sau đó, ông tiếp tục được chuyển Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An cấp cứu.

Bệnh nhân đã làm các xét nghiệm phân tìm ký sinh trùng (+), xét nghiệm Elisa chẩn đoán ấu trùng sán lợn Cysticercosis(+), chụp cắt lớp vi tính não cho thấy có nhiều ổ giảm tỷ trọng kèm phù não lớn vùng bán cầu trái.

Các bác sĩ phẫu thuật nội soi, lấy khối nang ấu trùng sán dây lợn ra khỏi não bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Sau hội chẩn, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị hội chứng tăng áp lực nội sọ do ấu trùng sán dây lợn trên hệ thần kinh, nguy cơ tử vong cao nếu không xử lý kịp thời.

Ê-kíp các y, bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành phẫu thuật nội soi lấy bỏ nang sán để cứu sống bệnh nhân. Đồng thời bệnh nhân được điều trị nội khoa bằng thuốc diệt nang sán là Praziquantel kết hợp với thuốc solumedrol, thuốc chống động kinh và kháng sinh.

Sau phẫu thuật, sức khỏe bệnh nhân tiến triển tốt, tỉnh táo, nói được, tay chân bên phải hoạt động linh hoạt, đi lại bình thường, hết méo miệng.

Người phụ nữ nguy kịch nghi nhiễm bệnh từ nghề giết mổ lợn

Người phụ nữ nguy kịch nghi nhiễm bệnh từ nghề giết mổ lợn

Nữ bệnh nhân suy đa tạng, sốc nhiễm khuẩn nặng do nhiễm liên cầu khuẩn lợn. Người phụ nữ này làm nghề giết mổ, bán thịt lợn.">

Sán dây lợn làm tổ trong não vì thói quen ăn tiết canh 

Trước đó, khoảng tháng 12 năm 2019, Phan Khánh Duy vừa kết thúc học kỳ 1. Một ngày đi học về, con bị đau bụng, mặt mày xanh mét. Nghĩ con chỉ gặp vấn đề về tiêu hóa, chị Thúy đưa con đi siêu âm ở cơ sở y tế gần nhà. Tại đây, bác sĩ thấy có vết bầm trong gan. Tuy nhiên, con từng bị té khi chơi đùa với bạn bè nên chỉ nghi ngờ con bị chấn thương gan. Sau đó, gia đình có đưa con đi thăm khám thêm vài lần nhưng đều không chữa khỏi.  

{keywords}
Phan Khánh Duy đau đớn vì căn bệnh ung thư gan khi con mới 8 tuổi.

“Buổi chiều hôm đó vừa đưa con về thì con bị đau bụng dữ dội. Gia đình tôi quyết định không chữa trị ở địa phương nữa mà lập tức đưa con lên Bệnh viện Nhi Đồng 1, TPHCM để cấp cứu. Các bác sĩ làm xét nghiệm mới phát hiện con có khối u trong gan. Con được phẫu thuật cắt bỏ một phần gan tại đây. Đến ngày 28 Tết thì con được chuyển viện sang Bệnh viện Ung bướu để điều trị”, chị Thúy cho biết.

Đến nay, Khánh Duy đã được truyền 3 toa thuốc hóa trị. 2 toa đầu tiên con được đánh giá là đáp ứng thuốc, đến toa thứ 3, con bị nổi đẹn, bác sĩ đưa thêm thuốc cho con về nhà uống. Tuy nhiên, bụng của con có dấu hiệu phình to dần lên, căng cứng.

Trở lại viện khám, làm xét nghiệm, bác sĩ phát hiện khối u của con tái phát ngay tại vết mổ lúc trước. Bụng con phình to do có nhiều dịch. Con thậm chí thường xuyên phải nằm một chỗ vì đi lại sẽ khiến con vô cùng đau đớn.

{keywords}
Chị Thúy thương đứa con trai tội nghiệp mắc phải căn bệnh hiểm nghèo.

“Khi nghe bác sĩ nói bệnh tình của con đang chuyển biến xấu, bảo gia đình tôi nên chuẩn bị tinh thần, vợ chồng tôi chết lặng. Nuôi được một đứa nhỏ lên 8 tuổi với gia đình khó khăn như chúng tôi vất vả biết chừng nào. Nhưng đứa trẻ cũng là niềm hạnh phúc lớn lao, bảo chúng tôi từ bỏ con như vậy, làm sao chúng tôi nỡ!”, chị Thúy nghẹn ngào nói.

Vợ chồng chị Thúy đều là người miền quê, chất phác, thật thà. Trước khi con bệnh chỉ biết chăm chỉ làm mướn đều kiếm tiền nuôi con ăn học. Hai vợ chồng còn có con nhỏ chưa đầy 2 tuổi. Thu nhập của hai vợ chồng mỗi tháng chỉ khoảng 5 - 6 triệu đồng nên gần như tháng nào cũng đều cạn hết.

{keywords}
Ngắm hình ảnh của hai đứa con trước khi Khánh duy mắc bệnh, chị lại khóc nghẹn.

Khi Khánh Duy phát bệnh, vợ chồng chị Thúy chỉ có thể vay mượn từ anh em, hàng xóm. Đến nay, sau khoảng nửa năm chạy vạy theo con chữa bệnh, gia đình chị đã hết đường xoay sở. Số tiền nợ đã gần 100 triệu đồng. Trong khi chi phí hóa trị hiện tại cho con đều hơn 10 triệu đồng mỗi đợt.

Khó khăn càng thêm chồng chất, trước đó, khi con còn khỏe khoắn, hai mẹ con tự gắng gượng ở viện. Đến nay, sức khỏe của con yếu hơn, việc đi lại cũng cần người nâng đỡ, anh Nhân phải nghỉ việc để cùng vợ chăm con.

Trong lúc túng quẫn, cần tiền chi phí cho con chữa bệnh, vợ chồng chị Thúy khẩn cầu các mạnh thường quân giang đôi tay cứu đỡ. Để Khánh Duy vượt qua được giai đoạn khó khăn này rồi, anh Nhân sẽ lại tiếp tục đi làm để gom góp tiền chữa bệnh cho con trai.

Khánh Hòa

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Bạn đọc giúp đỡ bé Phan Khánh Duy xin liên hệ phòng Công tác xã hội Bệnh viện Ung bướu để được hướng dẫn. Hoặc gửi trực tiếp cho chị Võ Thị Thanh Thúy (hoặc anh Phan Thanh Nhân); địa chỉ:ấp 4, xã Vị Tân, TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang; Số điện thoại: 0907175398. 
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2020.124 (Ủng hộ bé Phan Khánh Duy)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 08 3818 1436.">

Tái phát ung thư, bé trai bụng phình to đau đớn, tính mạng gặp nguy hiểm

Nhận định, soi kèo Ratchaburi vs Bangkok United, 18h00 ngày 2/4: Còn nước còn tát

{keywords}Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa Đỗ Công Anh là 1 trong 41 gương mặt điển hình tiên tiến được tôn vinh tại Đại hội thi đua yêu nước Bộ TT&TT lần thứ IV (2020 – 2025).

Không phụ sự kỳ vọng của tập thể lãnh đạo Bộ TT&TT, với nền tảng chuyên môn vững chắc đã tích lũy được trong quá trình học tại Đại học Bách khoa Hà Nội cùng kinh nghiệm hơn 10 năm làm việc tại Bộ TT&TT, ông Công Anh đã cùng các cộng sự tại Cục Tin học hóa giải được nhiều bài toán khó trong xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, thúc đẩy chuyển đổi số tại Việt Nam.

Đối với các cán bộ, công chức, người lao động tại Cục Tin học hóa, từ ấn tượng ban đầu với một người lãnh đạo hòa đồng, nhiệt tình, qua gần 1 năm làm việc, họ càng nể phục ông Công Anh bởi năng lực chuyên môn sâu cùng tinh thần làm việc hết mình, không ngại khó ngại khổ để lăn lộn cùng đội ngũ kỹ thuật triển khai các nhiệm vụ.

Tại Cục Tin học hóa, Phó Cục trưởng Đỗ Công Anh giữ vai trò như một Giám đốc Công nghệ (CTO). “Cục trưởng đánh giá một số công việc đã làm tốt trong thời gian qua như thúc đẩy các bộ, ngành, địa phương triển khai Nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu cấp bộ, tỉnh (LGSP) theo cách làm mới hay việc phối hợp cùng các doanh nghiệp triển khai những ứng dụng CNTT phục vụ cho phòng, chống Covid -19 là những việc do Phó Cục trưởng Đỗ Công Anh trực tiếp phụ trách”, bà Lê Thu Hiền, Chánh Văn phòng Cục Tin học hóa chia sẻ.

Xử lý khối lượng công việc “khủng” bằng cách nghĩ, cách làm mới

Được điều động về làm việc tại Cục Tin học hóa ở thời điểm Cục gánh nhiều trọng trách nặng nề, hơn thế lại đúng vào giai đoạn đại dịch Covid-19 bùng phát và lan rộng trên toàn cầu, Phó Cục trưởng Đỗ Công Anh cho biết khối lượng công việc ông và các cộng sự phải thực hiện vô cùng nhiều.

“Ngoài việc chuyên môn là nền tảng số, chuyển đổi số, chính phủ số, nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu, dịch vụ công trực tuyến... thì còn có thêm các nhiệm vụ về sử dụng công nghệ trong phòng chống dịch Covid-19 nên công việc nhiều hơn gấp đôi. Từ Tết đến giờ, chúng tôi hầu như không có ngày nghỉ và chuyện hàng ngày phải làm đến tối muộn hay làm cả Thứ bảy, Chủ nhật khá thường xuyên”, ông Công Anh chia sẻ.

{keywords}
Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa Đỗ Công Anh (ngoài cùng bên trái) cùng các chuyên gia tham gia phát triển ứng dụng hỗ trợ phòng chống Covid-19 tại một buổi làm việc với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.

Cũng bởi thế, vị Phó Cục trưởng nhấn mạnh rằng, để thực hiện được các yêu cầu, nhiệm vụ lãnh đạo Chính phủ, Bộ TT&TT giao, cần thay đổi tư duy, cách nghĩ để tìm ra cách làm mới, làm khác trước.

Lấy dẫn chứng từ thực tế tại Bộ TT&TT, ông Công Anh nhận định, bằng cách huy động, hiệu triệu sự góp sức của cộng đồng doanh nghiệp công nghệ, chỉ trong một thời gian ngắn, các sản phẩm, giải pháp công nghệ hỗ trợ phòng, chống Covid-19 “Make in Vietnam” đã liên tục được cho ra mắt.

Trong quá trình đồng hành cùng doanh nghiệp công nghệ Việt phát triển các ứng dụng phòng chống Covid-19, đến giờ ông Công Anh vẫn nhớ kỷ niệm của những lần liên tục “trắng đêm” gấp rút hoàn thành các app khai báo y tế NCOVI, Vietnam Health Declaration  trong vẻn vẹn 48 tiếng; tham vấn ý kiến các chuyên gia trong và ngoài nước để từng bước hoàn thiện ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần Bluezone hỗ trợ truy vết người nhiễm, nghi nhiễm Covid-19; hay quá trình liên hệ, kết nối với Google, Apple để đưa các ứng dụng hỗ trợ phòng chống Covid-19 của Việt Nam lên 2 kho ứng dụng phổ biến Google Play và Apple Store.

{keywords}
Ông Đỗ Công Anh trong buổi giao lưu với độc giả VietNamNet về ứng dụng Bluezone

Đại dịch Covid-19 đã được Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhận định là cú hích lớn, cơ hội trăm năm cho ngành CNTT, đặc biệt là cơ hội để đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số quốc gia. Cũng vì thế, trong giai đoạn chống dịch, nhiều nền tảng “Make in Vietnam” giúp các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chuyển dịch nhanh lên môi trường số đã được Bộ TT&TT cho ra mắt và bảo trợ truyền thông.

“Cách làm mới này xuất phát từ cách nghĩ “không chỉ là cơ quan quản lý nhà nước mà còn có vai trò dẫn dắt các doanh nghiệp số tham gia vào chuyển đổi số quốc gia”. Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ TT&TT, Cục Tin học hóa đã tổ chức đều đặn Ngày thứ Sáu công nghệ với các sự kiện ra mắt nền tảng công nghệ, bước đầu có tiếng vang. Nhiều tổ chức, doanh nghiệp, startup chủ động tham gia, vừa xây dựng, triển khai các nền tảng phục vụ chuyển đổi số quốc gia, vừa hỗ trợ cộng đồng, xã hội để đưa cuộc sống trở lại bình thường”, ông Công Anh cho hay.

{keywords}
Ông Công Anh và các lãnh đạo Cục Tin học hóa hiện nay thường xuyên hỗ trợ các cơ quan, đơn vị giải quyết các vướng mắc qua phương thức họp trực tuyến hàng ngày.

Vị Phó Cục trưởng cũng cho rằng, nếu không thay đổi cách nghĩ để tìm ra giải pháp, cách làm mới thì ngay một số chỉ tiêu quan trọng về xây dựng Chính phủ điện tử cũng rất khó có thể hoàn thành.

Lý giải rõ hơn về nhận định trên, ông Công Anh phân tích, dữ liệu vô cùng quan trọng trong phát triển Chính phủ số thời gian tới. Và để kết nối, liên thông dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương thì việc mỗi bộ, tỉnh cần có nền tảng LGSP là rất quan trọng. Vì thế tại Nghị quyết 17, Chính phủ đã yêu cầu trong năm 2020 tất cả các bộ, tỉnh phải có nền tảng LGSP và kết nối với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NGSP).

Tuy nhiên, thực tế đến cuối 2019, đầu năm 2020 mới chỉ có 25 bộ, tỉnh có nền tảng LGSP. Nhiều địa phương chưa có nguồn kinh phí để làm.

“Để hoàn thành nhiệm vụ Chính phủ, Bộ trưởng giao, chúng tôi nâng cấp Nền tảng quốc gia, qua đó có thể cung cấp hạ tầng, giải pháp cho các bộ, ngành, địa phương sử dụng. Tức là về hạ tầng, máy chủ được cung cấp trên hạ tầng Cloud của Cục; Nền tảng NGSP quốc gia được nâng cấp và cung cấp các LGSP cho địa phương.

Với cách thức này, địa phương dùng được một số tính năng cơ bản như khai thác được cơ sở dữ liệu doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu hộ tịch, các cơ sở dữ liệu quốc gia... Từ đó, các đơn vị sẽ hiểu rõ tác dụng của LGSP để có kế hoạch đầu tư, xây dựng”, ông Công Anh kể.

Với cách làm trên, tính đến ngày 23/9/2020, đã có 23 bộ, ngành và 57 địa phương có nền tảng LGSP, đạt tỷ lệ gần 87%, tăng 84% so với năm 2018 và gấp hơn 3,2 lần so với năm 2019.

Nhấn mạnh việc triển khai theo cách làm mới trên thực tế cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, ông Công Anh chia sẻ thêm: “Khó hơn cả là sự phối hợp và làm việc đồng thời với tất để các đơn vị để cùng đồng thuận và thực hiện cách làm mới. Trong giai đoạn Covid-19, Cục đã thiết lập các kênh làm việc trực tiếp với tất cả địa phương, xuyên suốt đến tận cấp xã, thường xuyên tổ chức nhiều cuộc họp trực tuyến, giải quyết nhanh công việc chỉ trong vòng nửa tiếng. Chính vì vậy, quá trình phối hợp triển khai công việc chuyên môn đã dần diễn ra thuận lợi và trôi chảy”.

Những nỗ lực của Bộ TT&TT, Cục Tin học hóa đã được Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, đánh giá cao. Trong kết luận hội nghị trực tuyến của Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử với các Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử bộ, ngành, địa phương vào ngày 26/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định: “Bộ TT&TT đã có sáng kiến hay, hằng tuần tổ chức lễ ra mắt các nền tảng để tôn vinh, quảng bá sản phẩm Việt Nam... Bên cạnh đó, xuất hiện các cách làm mới có thể nhân rộng để đẩy nhanh triển khai Chính phủ số, chuyển đổi số như mạnh dạn thay đổi cách thức làm việc, dùng thử, trải nghiệm ứng dụng công nghệ mới, khi có hiệu quả triển khai chính thức ngay; phát triển các ứng dụng Chính phủ điện tử dựa trên mô hình nền tảng dùng chung để rút ngắn thời gian, chi phí triển khai, tăng cường kết nối, chia sẻ dữ liệu...”. 

Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa Đỗ Công Anh là 1 trong 41 gương mặt điển hình tiên tiến được tôn vinh tại Đại hội thi đua yêu nước Bộ TT&TT lần thứ IV (2020 – 2025) được tổ chức ngày 12/10/2020.

Ông Đỗ Công Anh, Thạc sĩ CNTT chuyên ngành Khoa học máy tính. Ông là người đã tham gia hoặc chủ trì tham mưu, nghiên cứu, xây dựng trình Bộ TT&TT trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản quan trọng trong lĩnh vực ứng dụng CNTT, xây dựng Chính phủ điện tử tiêu biểu như: Nghị định 47/2020 về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước, trong đó quy định rõ quy trình kết nối, chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước; Quyết định 20/2020 về mã định danh điện tử của các cơ quan, tổ chức phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương...; Trình Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành phương án phát triển Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia; Đề án tái cấu trúc hạ tầng CNTT, xây dựng một số nền tảng dùng chung phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu cho Chính phủ điện tử.

Ông Công Anh còn tham gia triển khai các ứng dụng CNTT phục vụ cho phòng chống Covid-19; ra mắt nhiều nền tảng số “Make in Vietnam” phục vụ phát triển Chính phủ điện tử và giúp doanh nghiệp, người dân thực hiện chuyển đổi số.

Vân Anh

Đợt dịch Covid-19 thứ 2 được kiểm soát, người dân vẫn cần cài ứng dụng Bluezone

Đợt dịch Covid-19 thứ 2 được kiểm soát, người dân vẫn cần cài ứng dụng Bluezone

Tuy làn sóng thứ hai của dịch Covid-19 tại Việt Nam đã cơ bản được kiểm soát song Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT khuyến nghị người dân vẫn cần cài đặt, sử dụng các ứng dụng CNTT để phòng chống dịch, trong đó có ứng dụng Bluezone.

">

“Để giải quyết những nhiệm vụ “bất khả thi”, buộc phải có cách nghĩ, cách làm mới”

{keywords}Nhiều thông điệp sâu sắc về một thế giới mới đã được chia sẻ từ ITU Digital World 2020. Ảnh: Lê Anh Dũng

Do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử Triển lãm Viễn thông Quốc tế được tổ chức dưới dạng trực tuyến trên nền tảng Make in Viet Nam tại địa chỉ https://digitalworld2020.vn. 

Với sự góp mặt của 30 bộ trưởng, 20 thứ trưởng, và nhiều lãnh đạo các cơ quan quản lý, các chuyên gia từ hơn 50 quốc gia, qua nhiều phiên thảo luận, các chuyên gia đã đóng góp nhiều ý kiến và nhận định quan trọng có tính chất dẫn dắt ngành viễn thông thế giới trong những năm sắp tới. 

Chuyển đổi số là cách để thế giới vượt qua đại dịch

Tại phiên khai mạc, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã thay mặt nước chủ nhà Việt Nam đưa ra lời khẳng định, tên gọi mới của Hội nghị và Triển lãm Thế giới số (ITU Digital World 2020) phản ánh sự hợp lực sức mạnh của viễn thông, CNTT và công nghệ số. 

Theo đó, sự phát triển của thế giới sẽ được thúc đẩy bởi công nghệ số. Triển lãm Thế giới số hàng năm là để thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng các công nghệ số. Đó cũng là lý do mà Việt Nam đưa ra sáng kiến đổi tên Triển lãm Viễn thông Quốc tế (ITU Telecom World) thành Hội nghị và Triển lãm Thế giới số (ITU Digital World 2020). 

{keywords}
Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng. Ảnh: Trọng Đạt

Tại Hội nghị Bộ trưởng các nước thành viên Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU), giới lãnh đạo ngành TT&TT trên khắp thế giới đã cùng nhau thảo luận về vai trò của CNTT-TT trong ứng phó với đại dịch, hoạch định chiến lược số trong và sau Covid-19 và định hướng cho quan hệ hợp tác giữa ITU với các quốc gia thành viên trong triển khai các chương trình chuyển đổi số.

CNTT đang ngày càng chứng tỏ vai trò của mình trong việc giúp thế giới ứng phó với đại dịch. Nhờ hạ tầng CNTT mà thế giới vẫn có thể vận hành, dòng chảy kinh tế, xã hội không bị gián đoạn. Trong bối cảnh đại dịch, Internet trở thành công cụ hiệu quả nhất đảm bảo cho sự kết nối của người dân bất chấp việc giãn cách xã hội. 

Covid-19 cũng mang đến những mặt tích cực khi tạo ra cơ hội thúc đẩy CNTT, số hóa các hoạt động sản xuất, dịch vụ và hoạt động thương mại. Chuyển đổi số dần trở thành một xu thế không thể đảo ngược, mở ra cho mỗi quốc gia, mỗi nền kinh tế, mỗi tổ chức và từng cá nhân cơ hội phát triến chưa từng có. 

Thế giới và thách thức về việc thu hẹp khoảng cách số

CNTT đóng vai trò quan trọng trong xóa bỏ khoảng cách xã hội và kinh tế. Tuy vậy, tại 47 nước kém phát triển nhất thế giới, khoảng 20% dân số chưa được kết nối Internet do thiếu cơ sở hạ tầng và giá dịch vụ còn đắt đỏ.

{keywords}
Tình hình phát triển của ngành viễn thông toàn cầu đã được nhiều chuyên gia chia sẻ tại ITU Digital World 2020. Ảnh: Trọng Đạt

Trong cuộc khủng hoảng do Covid-19 gây ra, vẫn còn đó hàng triệu người trên thế giới không được tiếp cận với mạng Internet. Nhiều người dân ở các khu vực xa xôi phải chịu thiệt thòi do khó tiếp cận với các dịch vụ y tế, giáo dục,... do khoảng cách về mặt địa lý. 

Khoảng cách này sẽ dần được thu hẹp nếu những người này tiếp cận được với cơ sở hạ tầng viễn thông. Do vậy, cần phải mang cơ hội tiếp cận với Internet đến các vùng sâu, vùng xa và những người dân yếu thế. 

Đây chính là thời điểm mà thế giới phải cùng chung tay xác định các ưu tiên để tăng tốc quá trình phổ cập băng thông rộng và thu hẹp khoảng cách số bằng cách tăng cường việc tiếp cận của người dùng và tính sẵn có của công nghệ. 

Các chính phủ có thể thực hiện điều này bằng cách đưa ra các chính sách nhằm thu hút đầu tư, khuyến khích các nhà mạng mở rộng vùng phủ và cung cấp dịch vụ với chi phí hợp lý hơn, các nhà sản xuất tung ra các mẫu thiết bị giá rẻ, nâng cao kỹ năng số cho người dân và thúc đẩy giáo dục trực tuyến.

Công nghệ 5G: Cuộc cách mạng tạo ra sức bật cho cả ngành viễn thông

Các đại biểu đến từ các doanh nghiệp, tập đoàn viễn thông hàng đầu thế giới cũng đã cùng nhau thảo luận về tương lai của 5G và cách triển khai công nghệ còn mới mẻ này. 

Theo đó, 5G mang đến một cuộc cách mạng về thông tin thay vì chỉ đơn thuần là việc nâng cấp về công nghệ. Điều này được thể hiện rõ khi xét tới sự khác biệt giữa 4G và 5G. Trong khi 4G giúp kết nối mọi người lại với nhau, 5G được sử dụng để kết nối tất cả mọi vật. 

{keywords}
Hội nghị và Triển lãm Thế giới số 2020 (ITU Digital World 2020) lần đầu tiên được tổ chức dưới hình thức trực tuyến. Ảnh: Trọng Đạt

Trong vòng 5 năm tới, hơn 1 tỷ người trên thế giới sẽ sử dụng dữ liệu di động với mức tiêu thụ trung bình mỗi tháng cao hơn gấp từ 4-5 lần. 5G chính là công nghệ hiệu quả để đáp ứng nhu cầu đó. 

Về mặt băng thông, với những gì mà 5G mang lại, chúng ta sẽ không có những giới hạn đối với vấn đề này ít nhất là trong vài năm tới. Công nghệ 5G sẽ là chìa khoá cho sức mạnh tính toán và khả năng tự động hóa của các nhà máy. 

Điều mà ngành viễn thông cần đảm bảo là phải có biện pháp thúc đẩy một hệ sinh thái mở. Cùng với tác động đột phá của 5G, các chính phủ nên xem hệ sinh thái di động với quy mô hơn 1.000 tỷ USD như một động lực cho sự phát triển. 

Từ triển vọng về công nghệ, các chuyên gia hàng đầu về viễn thông đều đồng ý rằng, 5G sẽ cần thời gian một vài năm tới để phát triển. Tuy vậy, công nghệ này có thể sẽ trở thành nền tảng chung để thúc đẩy thế giới phục hồi sau đại dịch và bước sang một trạng thái bình thường mới.

Đảm bảo an ninh mạng là vấn đề chung của toàn cầu

Theo các chuyên gia về bảo mật, thế giới đang phải chứng kiến mối đe dọa lớn về vấn đề an ninh mạng. Các vụ tấn công mạng đang ngày một diễn ra với quy mô lớn cùng thủ đoạn không ngừng gia tăng. 

Ngay trong đại dịch Covid-19, số vụ tấn công mạng đã tăng tới 60% so với cùng kỳ và tập trung vào người cao tuổi và trẻ em, những người dễ bị tổn thương nhất. Bên cạnh đó, số vụ tấn công giả mạo (phising) diễn ra ngày một nhiều hơn. 

{keywords}
Ông Hoàng Minh Tiến - Phó Cục trưởng Cục ATTT (Bộ TT&TT) thay mặt nước chủ nhà Việt Nam phát biểu tại phiên chuyên đề về An toàn thông tin thuộc Hội nghị và Triển lãm Thế giới số. Ảnh: Trọng Đạt

Tin giả, tin độc hại cũng trở thành các công cụ để kẻ xấu cài cắm mã độc và tiến thành thu thập dữ liệu. Điều này diễn ra ngay trong thời kỳ bùng nổ của các thiết bị IoT khiến các thiết bị này có nguy cơ cao bị  giới tội phạm mạng đưa vào tầm ngắm. 

Tuy nhiên, tại nhiều nơi trên thế giới, mọi người chỉ mới tập trung vào việc sử dụng công nghệ mà quên đi mất những lo ngại liên quan đến vấn đề an ninh. Nhiều chính phủ đã có nhận thức tốt về việc ứng dụng CNTT nhưng vẫn chưa có chiến lược quốc gia về an ninh mạng. 

Để chống lại tội phạm mạng, cần có một hệ sinh thái về an ninh mạng thay vì những hành động đơn lẻ. Những thách thức này chính là cơ hội để các chính phủ và khu vực tư nhân có thể hợp tác với nhau, ngoài ra còn là sự hợp tác trên phạm vi toàn cầu để giải những vấn đề toàn cầu.

Lực lượng an toàn thông tin mỗi nước cũng cần có cơ chế chia sẻ thông tin với nhau và tăng cường áp dụng các tiến bộ như công nghệ học máy, AI vào lĩnh vực an ninh mạng. Bên cạnh đó, cần có biện pháp nâng cao nhận thức về vấn đề an ninh mạng. 

Theo các chuyên gia, các quy định và hướng dẫn về an ninh mạng nên có cách tiếp cận từ trên xuống và từ dưới lên. Các chính phủ nên ban hành quy định về việc triển khai an ninh. Trong khi đó, những quy định riêng cũng có thể được ban hành tại chính nội bộ các doanh nghiệp. 

Mọi người dân đều phải được hưởng lợi từ công nghệ ICT

Tại phiên bế mạc, ông Houlin Zhao - Tổng thư ký Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) chúc mừng nước chủ nhà Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị và Triển lãm Thế giới số 2020 (ITU Digital World 2020). Ông Houzin Zhao cũng đánh giá cao sáng kiến của Việt Nam về việc đổi tên và tổ chức sự kiện trực tuyến. 

{keywords}
Tại ITU Digital World 2020, ông Houlin Zhao - Tổng thư ký Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) cho rằng Việt Nam đang trở thành tấm gương sáng về phát triển ICT đối với nhiều quốc gia đang phát triển. Ảnh: Trọng Đạt

Theo Tổng thư ký ITU, trong những ngày vừa qua, bộ trưởng các nước thành viên ITU đã nhóm họp và cùng nhau đưa ra những thông điệp mạnh mẽ về sự hợp tác và việc đổi mới sáng tạo. 

Ông Houzin Zhao cũng bày tỏ tin tưởng rằng, thế giới hậu Covid-19 sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Khu vực nhà nước, khu vực tư nhân sẽ hợp tác với nhau và phối hợp cùng cộng đồng quốc tế để thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực ICT. Trong tương lai đó, tất cả người dân sẽ cùng được hưởng lợi từ sự phát triển chung của ICT và không một ai bị bỏ lại phía sau cả. 

Trọng Đạt

">

Những thông điệp sâu sắc về một thế giới mới từ ITU Digital World 2020

{keywords}Apple Watch Series 7 (trái) và Apple Watch Series 6. (Ảnh: Apple Insider)

Ông Nguyễn Lạc Huy, đại diện chuỗi CellphoneS, cho hay giai đoạn cuối tháng 3, đầu tháng 4 thị trường trầm lắng, do đó các nhà bán lẻ và hãng thường kết hợp để tung chương trình khuyến mại kích cầu. Việc giảm sâu một số mẫu máy Apple thường không diễn ra thường xuyên.

Không chỉ các dòng máy đời mới được tung ưu đãi, Apple Watch dòng thấp hơn cũng hạ giá gần đây. Chẳng hạn, Apple Watch Series 6 40mm GPS giảm xuống còn 7,59 triệu đồng so với mức 10,99 triệu trước đó. Cũng dòng này nhưng phiên bản có kết nối 4G, viền thép, giảm còn 13,5 triệu so với 17,99 triệu.

Ngoài các phiên bản nói trên, một số dòng Apple Watch khác cũng giảm nhẹ khoảng trên dưới 20% tuỳ từng nhà bán lẻ.

{keywords}
Mức giảm giá một số sản phẩm Apple.

Trước đó, Apple đã giảm giá một số mẫu iPhone “quốc dân” như iPhone 11 và iPhone 12. Cụ thể, Thế Giới Di Động đang bán iPhone 11 bản 128GB giá 16,49 triệu đồng, giảm 2,1 triệu so với trước. Mẫu iPhone 11 64GB giảm còn 14,49 triệu, giảm 1,8 triệu đồng.

Các mẫu iPhone 12 cũng được điều chỉnh giá thấp hơn trước vài triệu đồng. Cụ thể, các phiên bản iPhone 12 được bán với giá 18,99 triệu (64GB), 19,79 triệu (128GB) và 21,79 triệu đồng (256GB).

Hải Đăng

 

Máy tính bảng mạnh nhất của Apple giảm giá sốc tại Việt Nam

Máy tính bảng mạnh nhất của Apple giảm giá sốc tại Việt Nam

Những chiếc iPad Pro dùng chip M1 đang được các nhà bán lẻ bán giá ưu đãi, có mẫu giảm tới 5,5 triệu đồng.

">

Đồng hồ Apple Watch, iPhone 11 và iPhone 12 giảm giá

友情链接