Điều khiến nhiều người tò mò là ngôi làng này từng là một làng nghèo cấp tỉnh, người dân rất chân chất. Việc được sống trong ngôi biệt thự lớn đúng là một giấc mơ của người dân nơi đây.
Tất cả là do người đàn ông giàu có tên Trần Sinh bỏ tiền ra, đầu tư xây dựng cho dân.
![]() |
Doanh nhân Trần Sinh sinh năm 1962 trong một gia đình 5 người con. |
Doanh nhân Trần Sinh sinh năm 1962 trong một gia đình 5 người con. Cha mất từ nhỏ, mẹ là người hết lòng yêu thương chăm sóc con trai. Hoàn cảnh khó khăn khiến Trần Sinh hết lòng học hành, mong ước được vào trường đại học. Trần Sinh trở thành học sinh có thành tích xuất sắc, là niềm tự hào của dân làng và mẹ.
Năm 1984, Trần Sinh tốt nghiệp khoa Kinh tế Đại học Bắc Kinh. Trước đó, do quá khó khăn, mẹ ông và dân làng phải đi vay mượn khắp nơi mới có đủ tiền cho ông đi tàu lên thành phố nhập học.
Ra trường, ông tìm được công việc ổn định khiến dân làng và mẹ đẻ rất tự hào.
Tuy nhiên, công việc lặp đi lặp lại khiến Trần Sinh cảm thấy nhàm chán, ông quyết định tìm hướng đầu tư mới, bắt đầu tự kinh doanh. Trong vài năm, số tiền Trần Sinh kiếm được khiến nhiều người mơ ước. Không dừng lại ở đó, ông quyết định tiếp tục làm giàu nhờ bước sang ngành nghề mới.
Ông nhìn ra tiềm năng trong ngành bất động sản và lại một lần nữa bỏ vốn đầu tư. Chỉ trong vòng 3 năm, Trần Sinh đã sở hữu khối tài sản hàng trăm triệu USD và trở thành đại gia kinh doanh bất động sản ở thành phố Trạm Giang, đồng thời là triệu phú đầu tiên ở ngôi làng nơi ông sinh ra.
Thế nhưng, vì muốn mở rộng lĩnh vực kinh doanh của mình, ông quyết định chuyển sang kinh doanh đồ uống và lập công ty riêng. Trải qua quá trình thử nghiệm, những lon nước táo đầu tiên của công ty đã được ra mắt. Sản phẩm của công ty ông được người tiêu dùng đón nhận.
Dù vậy, ông vẫn chưa thực sự hài lòng. Trần Sinh quyết định đầu tư sang lĩnh vực thịt lợn sạch. Ông cùng một người em của mình quyết định mở công ty chuyên cung cấp thịt lợn sạch và một lần nữa được đón nhận nhiệt tình.
![]() |
Những ngôi biệt thự doanh nhân Trần Sinh xây cho người dân trong làng |
Tháng 8/2009, ông và người em của mình còn thành lập “Trường dạy nghề bán thịt lợn” để đào tạo những tài năng chăn nuôi lợn chuyên nghiệp và những người bán thịt chất lượng cao.
Thương hiệu thịt lợn chất lượng của Trần Sinh cũng ngày càng lớn mạnh. Để mở rộng hoạt động kinh doanh, ông còn tham gia vào lĩnh vực thương mại điện tử và trở thành doanh nghiệp kinh doanh và chăn nuôi lợn nội địa lớn, nổi tiếng khắp nơi.
Khi sự nghiệp thăng hoa, Trần Sinh không quên những khó khăn mình đã trải qua. Ông nhớ về ngôi làng và những người dân đã quyên góp tiền giúp ông đi học. Ông đã từng tự nhủ sau này khi thành công sẽ trả ơn dân làng.
Năm 2014, Trần Sinh chia sẻ: "Tôi không thể có được thành công ngày hôm nay nếu không có sự ủng hộ của dân làng. Tôi sẽ tặng mỗi gia đình một biệt thự rộng 300m2, giúp cả làng thoát nghèo. Đây là phần thưởng tôi muốn dành tặng cho lòng tốt của họ".
Trần Sinh không chỉ chi tiền xây biệt thự, ông còn xây dựng các trường mẫu giáo và trường học địa phương. Ông đồng thời trợ cấp lương cho giáo viên địa phương bằng tiền của mình, hi vọng có thể thu hút nhiều giáo viên giỏi.
Không chỉ giúp dân làng có nhà, có điều kiện phát triển học thức, Trần Sinh còn giúp họ trồng cây ăn quả và chăn nuôi lợn. Điều này giúp người dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập.
Tuy nhiên, việc xây dựng 258 căn biệt thự cho các hộ gia đình đã khiến người dân nảy sinh tranh cãi. Có người muốn sở hữu hai căn có người lại không biết nên ở căn nào. Điều này khiến cho Trần Sinh hết sức buồn lòng, có khoảng thời gian 2 năm ông không về quê. Chính quyền địa phương đã phải họp người dân để thảo luận, phân chia các căn biệt thự.
![]() |
Doanh Nhân Trần Sinh vẫn đang làm việc chăm chỉ, sự nghiệp ngày càng phát triển và hưng thịnh. |
Vào ngày 4/6/2018, người dân đã tổ chức buổi lễ tân gia lớn để chào mừng cả làng chuyển đến nhà mới. Trần Sinh cùng mẹ và vợ cũng đến dự lễ tân gia. Trước lời mời nồng nhiệt của dân làng, Trần Sinh đã đứng lên phát biểu: "Rồi tôi cũng sẽ già đi, cũng sẽ về với tổ tiên. Với tôi, việc có thể xây dựng biệt thự cho mọi người, giúp người dân nuôi lợn là điều rất hạnh phúc. Tôi hi vọng mọi người có thể chăm lo cho thế hệ con cháu của mình, để họ có điều kiện học hành, phát triển, thành công".
Hiện nay, người dân trong làng được sống trong những ngôi biệt thự lớn, mọi hộ gia đình đều có cuộc sống sung túc, con cái của họ được học hành tử tế.
Trần Sinh cũng vẫn đang làm việc chăm chỉ, sự nghiệp ngày càng phát triển và hưng thịnh.
Thanh Tú(Theo Sohu/163)
Đậu đại học khi mới 10 tuổi và tốt nghiệp ở tuổi 13, Zhang Yiwen rơi vào khủng hoảng và cô đơn, phải trở về làm trợ giảng cho cha mẹ với mức thù lao bèo bọt.
" alt=""/>Đại gia về quê xây biệt thự tặng cả dân làng![]() |
"Hoàng hậu Margot" của tác giả Alexandre Dumas là tiểu thuyết lịch sử xoay quanh cuộc đời rực rỡ nhưng cũng phóng túng không kém của một hoàng hậu nước Pháp. |
Đó là thời kỳ rối ren nhất trong lịch sử Pháp. Với "Hoàng hậu Margot", Dumas đem đến cho độc giả một cái nhìn toàn diện về một nước Pháp ồn ào và đầy giận dữ, một nước Pháp nhuốm máu với những gì cực đoan nhất: mưu phản, thảm sát, đầu độc...
Đó là một nước Pháp nơi những cuộc chiến tôn giáo thiết lập luật lệ, tạo nên cuộc hôn nhân sắp đặt giữa công chúa Marguerite de Valois với người sẽ trở thành Henry IV, vị vua trẻ của Navarre.
Một cuộc hôn nhân lý trí thay vì xuất phát từ tình cảm, một hợp đồng hôn nhân phục vụ cho tham vọng chính trị của mỗi người, để một lần nữa thiết lập hòa bình giữa người Tin lành và Công giáo.
"Hoàng hậu Margot" là minh chứng cho tài năng kiến tạo tình tiết bậc thầy của Alexandre Dumas. Ông không chỉ thi vị hóa những dữ kiện lịch sử thành câu chuyện tình lãng mạn giữa hoàng hậu Margot với bá tước de La Mole, hay tình bạn khăng khít giữa de La Mole và bá tước de Coconnas, còn khéo léo cuốn người đọc vào những vòng xoay ly kỳ đến nín thở của bánh xe số mệnh đưa nhà Bourbon lên nắm quyền cai trị nước Pháp.
Thoạt đầu, "Hoàng hậu Margot" giống như một cuốn tiểu thuyết phi chính trị, một cuốn tiểu thuyết lãng mạn điên rồ phi lý trí, nơi những đam mê phải đối diện với một xã hội đầy "ồn ào và giận dữ", một cuốn tiểu thuyết không có thông điệp, được viết với mục đích duy nhất là để giải trí, nhưng trên thực tế cuốn sách lại đóng vai trò như một người đưa tin sử dụng thủ pháp hư cấu để đưa tin về lịch sử.
Nhưng có lẽ sẽ tốt hơn nếu như những định kiến tư tưởng của lịch sử không hiện diện trong tác phẩm, dù là chỗ này hay chỗ kia. Dumas cũng là một tiểu thuyết gia chính trị, giống như Hugo hay Balzac, nhưng kín đáo hơn, ông cũng có tầm nhìn thế giới, không hẳn là không tham gia vào bất cứ cuộc chiến tôn giáo nào ở thời đại của mình.
Việc lựa chọn sự kiện vụ thảm sát ngày lễ Thánh Barthélemy làm trung tâm trong cuốn tiểu thuyết của mình đã minh chứng cho sự ủng hộ sâu sắc của ông dành cho những ghi chép lịch sử của đạo Tin lành.
“Marguerite chưa đầy hai mươi tuổi mà đã trở thành đối tượng để ca ngợi của hết thảy những thi sĩ… Nàng có mái tóc đen, nước da sáng, mắt nhìn mê đắm ẩn sau hàng mi dài, đôi môi nhỏ đỏ thắm, cổ cao thanh tú, thân hình thon thả và mềm mại, bàn chân nhỏ nhắn như chân con trẻ của nàng ẩn trong đôi hài sa tanh. Những người Pháp coi nàng như quốc bảo, tự hào được thấy trên đất nước họ nở ra một bông hoa lộng lẫy đến thế. Những người nước ngoài đến nước Pháp không những lóa mắt trước sắc đẹp của nàng khi được nhìn nàng mà họ còn choáng ngợp bởi kiến thức của nàng nếu được nói chuyện với nàng. Bởi Marguerite không chỉ là người phụ nữ đẹp nhất thời đại mà nàng còn là người phụ nữ có học thức nhất”, Alexandre Dumas miêu tả Hoàng hậu Margot.
Tình Lê
Vô đối môn được nhận xét là một cuốn sách giúp người đọc tìm được sự thảnh thơi, lợi lạc ngay trong chính cuộc sống của mình.
" alt=""/>Hoàng hậu Margot: Cuộc đời đắm chìm trong trò chơi vương quyền và những câu chuyện tìnhCó lần, hẹn nhóm bạn ở công viên 30-4 trước Dinh Thống Nhất, thấy tôi vừa từ trên xe buýt bước xuống thì một người bạn liền nói: “Đại gia sao lại đi xe buýt?”
Một lần khác, tôi đi đám cưới, lúc gần tan tiệc, chuẩn bị ra về thì có một chị ngồi cùng bàn hỏi tôi: “Đi bằng xe gì?”, tôi trà lời: “Đi xe buýt” . Ngay lập tức, chị này tỏ vẻ ngạc nhiên rồi nói: “Xe hư hay sao mà lại đi xe buýt?”
Tôi đi đám cưới bằng xe buýt vì thuận tiện. Nhà tôi ở gần ngã tư Lão Tử - Châu Văn Liêm (Q.5), đám cưới ở nhà hàng Saphire trên đường Điện Biên Phủ gần ngã tư Hàng Xanh (Q.Bình Thạnh), tôi chỉ cần đi bộ 120m là đến điểm đón xe buýt số 150, đường Hồng Bàng.
Hay như cháu tôi đang là sinh viên năm thứ hai, hàng ngày đi học bằng xe buýt cũng có lần nói: “Xe buýt chỉ dành cho người ít tiền như tụi cháu thôi”. Khi nghe vậy, tôi vặn lại: “Sao cháu lại nghĩ thế?” thì nhận được câu trả lời “Đi xe buýt là dân lao động nghèo. Ít khi cháu thấy người giàu, cán bộ, công chức nhà nước đi xe buýt”.
Nhiều người Việt đang có tâm lý kỳ thị ấy.
Trong khi đó, thực sự, chiếc xe máy, ô tô hay xe buýt chỉ là một phương tiện di chuyển và cách mà chúng ta chọn nó để đi còn phải dựa vào điều kiện giao thông, hơn là cả nhu cầu hay sở thích cá nhân.
Em con cô tôi có ôtô nhưng vẫn ít khi sử dụng trong khung giờ cao điểm, thay vào đó là đi xe buýt kết hợp đi bộ, vừa không phải gửi xe, bớt mệt hơn khi gặp cảnh kẹt xe, đi tiệc cưới có uống bia xong chỉ việc lên xe buýt về nhà an toàn hơn tự lái ôtô vừa căng thẳng vừa lo bị phạt nặng.
Năm trước em sang Đài Loan, những đứa bạn dẫn đi chơi trong thành phố bằng xe buýt. Ở lãnh thổ này, nhiều nơi không cấm xe máy, người dân dù có ôtô nhưng đi làm phần lớn sử dụng phương tiện công cộng.
Trong giờ cao điểm, buổi sáng đi xe cá nhân vất vả hơn, chậm hơn và tìm chỗ gửi xe cũng không dễ vì vùng trung tâm không đủ chỗ trông giữ xe máy, ô tô. Ngoài ra, chính quyền có chủ trương hạn chế xe cá nhân vào trung tâm trong khung giờ cao điểm để ưu tiên và tăng cường hoạt động cho các loại hình giao thông công cộng, trong đó có xe buýt.
![]() |
Đi xe máy ở Việt Nam quá vất vả |
Trước đây, khi còn làm công tác ngoại giao nhân dân, tôi có dịp tiếp xúc với nhiều người nước ngoài. Một đối tác nữ người Singapore đến Tp HCM, sau khi làm việc với tôi ở cơ quan trên đường Lê Duẩn (Q.1), hỏi thăm tuyến xe buýt về nhà người thân ở đường Xô Viết Nghệ Tĩnh cạnh bến xe Miền Đông (Q.Bình Thạnh) và tôi đã hướng dẫn chị đi xe buýt số 26.
Lần sau gặp lại, chị nói “Trên xe buýt chiều hôm đó còn nhiều chỗ trống, hành khách chủ yếu là sinh viên, nhưng thấy dưới đường lại quá đông xe máy và ôtô. Ngược lại, ở nước mình (Singapore), ra đường thấy phần lớn là xe buýt vào giờ cao điểm và hành khách có nhiều người làm ở nơi cố định như nhân viên văn phòng”.
Ở những nước phát triển, cũng có nhiều xe cá nhân mà nhất là ôtô, giá còn rẻ hơn ở nước ta nhưng nhiều người vẫn thích sử dụng phương tiện công cộng hay xe buýt.
Như một anh bạn người Pháp đến TP.HCM đã kể cho tôi nghe câu chuyện đi lại ở Paris: “Nhiều người là doanh nhân hay lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dù có sẵn xe cá nhân nhưng vẫn đi làm bằng xe buýt vì xem đây là phương tiện văn minh, an toàn, góp phần giảm kẹt xe cho thành phố”.
Anh còn nói vui rằng, “Ở Pari, người dân đi lại bằng phương tiện công cộng là chính, xa thì sử dụng tàu điện, gần thì đi xe buýt, người nghèo cũng có ôtô, người giàu cũng đi xe buýt”.
Tôi nghĩ rằng, bỏ xe máy, bỏ ôtô để đi xe buýt, không hề khó. Nhưng muốn vậy, đầu tiên, tư duy, quan niệm trong xã hội về việc sử dụng phương tiện cá nhân phải thay đổi. Cách mà người giàu đi xe buýt, người nghèo có ô tô cũng đi xe buýt ở các nước rất đáng để chúng ta suy ngẫm.
Rõ ràng, nếu ai trong chúng ta cũng có thói quen hạn chế xe cá nhân, đi lại nhiều bằng xe buýt, sẽ góp phần làm phương tiện này phát triển theo hướng văn minh và tốt hơn, hạn chế tai nạn trên đường phố, giảm kẹt xe và ô nhiễm môi trường.
Tất nhiên, thực tế hiện nay vẫn còn những tồn tại rào cản cho người đi xe buýt như di chuyển khá chậm vào khung giờ cao điểm, tuyến xe chưa được phủ rộng khắp, hành khách đôi khi phải đi nhiều chuyến, vỉa hè nhiều nơi bị chiếm dụng nên gây khó cho người đi bộ...
Ngành giao thông sẽ cần phải khắc phục những nhược điểm này, tăng cường và nhân rộng mô hình xe buýt chất lượng cao. Cần đảm bảo thời gian giãn cách chuyến như thông tin công bố, đừng để hành khách chờ đợi quá lâu, tốt nhất nên có làn đường riêng hoặc ưu tiên cho xe buýt.
Được vậy có lẽ nhiều người sẽ gạt bỏ tâm lý hoài nghi xe buýt chỉ dành cho người nghèo, thu nhập thấp, lớn tuổi, sinh viên, học sinh. Mà thay vào đó, xem xe buýt là phương tiện giao thông văn minh cho mọi đối tượng có nhu cầu vì sự thuận lợi, tiện ích, an toàn. Lúc đó, hành khách xe buýt sẽ tăng cao với những người đi làm, nhân viên văn phòng...
Khi đó, đề án "cấm xe máy, cấm ô tô của Hà Nội hay TP HCM cũng sẽ không gặp phải làn sóng phản ứng như hiện nay.
Bùi Thị Hồng Nhung (Công chức Sở Du lịch Tp HCM)
Trân trọng mời bạn đọc gửi tin bài tham gia Diễn đàn về email: otoxemay@vietnamnet.vn. Xin cảm ơn!
Chúng tôi, những người bạn quen nhau trên xe bus thường nói đùa một câu "đã đi xe bus rồi thì không thể quay lại sử dụng xe máy nữa”, “đã quen đi bus rồi, nghĩ lại trước đây hàng ngày đi xe máy, mà sợ".
" alt=""/>Có ô tô, xe máy, đại gia sao lại đi xe buýt?