Từ trí tuệ nhân tạo(AI) đến điện toán lượng tử, Trung Quốc đã có những bước tiến đáng kể trong các lĩnh vực công nghệ cao mới nổi.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đặt ra mục tiêu hết sức tham vọng trong cả những lĩnh vực khác, chẳng hạn như lĩnh vực robot.
Theo kế hoạch chi tiết của Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc, quốc gia này đặt mục tiêu sản xuất thành công robot hình người đầu tiên vào năm 2025.
Động thái chiến lược này đã làm tăng giá mạnh mẽ cổ phiếu của các công ty chế tạo robot Trung Quốc, khiến cuộc chạy đua công nghệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc càng trở nên nóng bỏng.
Trong khi các công ty Mỹ như Tesla và Boston Dynamics đến nay đã có được những thành tựu nhất định, Trung Quốc vẫn quyết tâm thu hẹp khoảng cách trong lĩnh vực này.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc cũng đã có những bước đi quan trọng để hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp robot trong nước.
Thông qua các sáng kiến như chương trình ‘Made in China 2025’, Trung Quốc đặt mục tiêu nâng cấp lĩnh vực sản xuất và nâng cao khả năng cạnh tranh trên toàn cầu.
Là nhà sản xuất thiết bị điện tử hàng đầu thế giới, Trung Quốc có kế hoạch đạt được những đột phá về công nghệ cảm biến môi trường, điều khiển chuyển động và khả năng tương tác giữa máy với con người trong vòng 2 năm tới.
Chính phủ Trung Quốc đang tích cực khuyến khích việc tích hợp AI vào quá trình chế tạo robot, tìm kiếm những tiến bộ trong việc nghiên cứu, phát triển các bộ phận của robot có khả năng hoạt động một cách khéo léo.
Đến năm 2027, Trung Quốc đặt mục tiêu tạo ra những robot có khả năng suy nghĩ, học hỏi và đổi mới. Để hỗ trợ hoạt động sản xuất, Chính phủ Trung Quốc có kế hoạch thiết lập một hệ thống chuỗi cung ứng công nghiệp đáng tin cậy.
Các công ty nghiên cứu hàng đầu của Trung Quốc trong lĩnh vực này có thể kể đến như công ty Truyền tải Thông minh Zhongda Ninh Ba, công ty Kỹ thuật Tự động hóa Miracle, Siasun Robot&Automation và Thâm Quyến Sunwin Intelligence...
Sự xuất hiện của robot hình người sẽ báo hiệu một sự thay đổi mang tính đột phá trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau.
Những robot này sẽ đảm nhận các nhiệm vụ hiện do con người thực hiện, từ việc thu gom hàng hóa đơn giản đến hoạt động trong môi trường nguy hiểm.
Trong khi các công ty Mỹ đang dẫn đầu trong lĩnh vực này, với robot hình người “Optimus” của Tesla và Atlas của Boston Dynamics, chính sách phát triển của Trung Quốc nêu bật quyết tâm đi đầu trong đổi mới công nghệ ở lĩnh vực này.
Việc Trung Quốc tập trung vào lĩnh vực robot là một động thái chiến lược, nhằm định hình tương lai của các công nghệ tự động hóa.
Với một chu kỳ phát triển đang diễn ra, các chuyên gia trong ngành dự đoán rằng ngành công nghiệp robot Trung Quốc sẽ có mức tăng trưởng đáng kể trong vòng 5 đến 10 năm tới.
Với năng lực công nghiệp mạnh mẽ, các mục tiêu đầy tham vọng và sự nhấn mạnh vào hợp tác quốc tế, Trung Quốc quyết tâm dẫn đầu trong cuộc cách mạng robot sắp tới.
(theo Inventiva)
Lỗi được đặt tên là CastHack, khai thác điểm yếu bảo mật của cả Chromecast và bộ định tuyến mà nó kết nối. Nguy hiểm ở đây là vụ hack này lợi dụng một thiết lập trên router có chức năng cho phép các thiết bị nhà thông minh có thể được xem ở chế độ công khai (public) trên mạng Internet. Hacker đã chiếm được quyền kiểm soát các thiết bị này và can thiệp nội dung, cho phát các đoạn video chỉ định.
Trong video YouTube mà hai hacker này dùng để thống kê số lượng thiết bị đã bị hack bởi hình thức này, con số lên đến hơn 3.000 thiết bị. Diễn đàn reddit nổi tiếng cũng ghi nhận có rất nhiều người đã đăng thông tin về việc TV nhà họ bị tấn công và hiển thị một video “lạ”.
Đây không phải là lần đầu tiên thiết bị này dính lỗi bảo mật. Năm 2014 khi Chrome mới ra mắt, một nhóm nghiên cứu bảo mật đã thực hiện thành công một cuộc tấn công trên mạng của người dùng bằng hình thức ngắt kết nối Chromecast khỏi mạng Wi-Fi mà nó được kết nối, khiến nó quay trở lại trạng thái chờ kết nối. Từ đó hacker sẽ chiếm quyền kết nối này và truyền phát nội dung tùy chỉnh lên thiết bị.
Hai năm sau, công ty bảo mật Pen Test Partners tại Anh cũng thực hiện thành công một hình thức tấn công tương tự giúp chiếm quyền điều khiển Chromecast nhà “hàng xóm” chỉ trong vài phút.
CastHack có thể bị khai thác qua internet, trong khi các cuộc tấn công của năm 2014 và 2016 được thực hiện trong phạm vi của mạng Wi-Fi. Tuy nhiên, cả hai cuộc tấn công đều cho phép tin tặc kiểm soát nội dung trên TV từ Chromecast. Điều này là cực kỳ nguy hiểm với các hacker nhắm mục tiêu là lừa đảo.
Một nhà nghiên cứu bảo mật cảnh báo, những lỗ hổng này sẽ còn là mối nguy đến các thiết bị gia đình thông minh khác, ví dụ như Amazon Echo - một chiếc loa thông minh điều khiển bằng giọng nói. Việc tấn công rất đơn giản, do Chromecast bị chiếm quyền để phát một nội dung video bất kỳ, đối tượng tấn công có thể tạo một video có giọng nói nhằm ra lệnh cho Amazon Echo. Từ đó mọi hoạt động hay thậm chí thông tin cá nhân trong nhà các thể bị khai thác.
Amazon Echo và các thiết bị thông minh khác không được đề cập trong vụ tấn công CastHack. Tuy nhiên những thiết bị IoT này không hẳn là an toàn. Cách đây không lâu, nhà nghiên cứu bảo mật người Canada là Render Man chỉ ra cách sử dụng bộ chuyển đổi âm thanh vào cửa sổ nhằm lừa thiết bị Amazon Echo trong nhà ra lệnh mở khóa cổng chính một ngôi nhà (do nhà sử dụng khóa thông minh điều khiển từ xa bằng giọng nói cho cửa).
HackerGiraffe cho biết những cuộc tấn công của họ thực ra có mục đích phơi bày những lỗ hổng bảo mật chứ không phải chỉ nhằm quảng cáo cho kênh YouTube PewDiePie. Đây không phải là một cảnh báo thừa. Với việc người người, nhà nhà ngày càng sử dụng đến các thiết bị thông minh có kết nối internet (IoT), khả năng bị tấn công từ xa là hoàn toàn có thể xảy ra và nó có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.
An Nhiên
Sự phát triển của "Internet vạn vật" đã mang tới một kỷ nguyên an ninh cá nhân mới, đặc biệt là đối với giới siêu giàu.
" alt=""/>Tin tặc chiếm quyền điều khiển hàng ngàn Chromecast: điểm yếu IoT