Lâm Đồng tạm dừng chi trả phụ cấp thâm niên nhà giáo
Việc tạm dừng thực hiện chỉ trả phụ cấp thâm niên, khiến nhiều nhà giáo bày tỏ băn khoăn về việc ảnh hưởng đến quyền lợi, thu nhập của bản thân.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng
Về việc này, trao đổi với VietNamNet, đại diện Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho hay, hiện, Bộ đang soạn thảo Nghị định thay thế Nghị định 54 về phụ cấp thâm niên để các địa phương tiếp tục triển khai phụ cấp này cho giáo viên.
Đại diện Bộ GD-ĐT cũng thông tin thêm, hiện nay, có địa phương vẫn chi trả cho giáo viên, có địa phương cho giáo viên tạm ứng, nhưng cũng có địa phương tạm dừng việc này.
Tuy nhiên, đại diện Bộ GD-ĐT khẳng định việc tạm dừng này không có nghĩa là giáo viên bị mất khoản phụ cấp này.
“Nếu địa phương nào tạm dừng thì khi có văn bản mới quy định phụ cấp thâm niên, giáo viên sẽ được truy lĩnh và như vậy không có vấn đề gì. Trong Nghị định được xây dựng mới chắc chắn cũng nói đến việc đơn vị nào tạm dừng hoặc chưa chi trả thì sẽ phải truy lĩnh cho giáo viên”, vị này nói.
“Giáo viên vẫn được hưởng phụ cấp thâm niên. Vấn đề này đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ đồng ý tiếp tục thực hiện. Chính phủ đã giao cho Bộ GD-ĐT làm Nghị định theo trình tự rút gọn để quy định lại và tiếp tục thực hiện việc chi trả phụ cấp thâm niên nhà giáo”.
Vị này cho biết, hiện tại Bộ GD-ĐT đang trình Bộ Tư pháp thẩm định hồ sơ Nghị định quy định về phụ cấp thâm niên nhà giáo. Theo đó, nhà giáo tiếp tục hưởng phụ cấp thâm niên từ 1/7/2020 cho đến khi áp dụng chính sách tiền lương mới. Sau khi Bộ Tư pháp thẩm định xong, Bộ GD-ĐT sẽ hoàn thiện dự thảo Nghị định và trình Chính phủ ban hành.
"Như vậy, khi Nghị định được ban hành, những địa phương đã tạm dừng chi trả sẽ phải cho giáo viên truy lĩnh. Các giáo viên hãy yên tâm mình vẫn được hưởng phụ cấp thâm niên cho đến khi thực hiện chính sách tiền lương mới”, vị này nói.
Thanh Hùng
Tạm dừng phụ cấp thâm niên nhà giáo là đúng luật?
Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Ngãi khẳng định việc Sở này ban hành văn bản tạm dừng chi phụ cấp thâm niên nhà giáo từ ngày 1/7/2020 là đúng Luật.
Tiến Dũng chụp ảnh kỷ yếu nhí nhố bên những người bạn. Ảnh: NVCC
Chia sẻ về điều này, Dũng điềm đạm: “Sau khi đi thi về, em cũng áng chừng được mức điểm đó nhưng cũng không thể nghĩ rằng mình có thể trở thành thủ khoa của cả nước”.
Có niềm đam mê với môn Toán từ bé, hết lớp 9, Dũng thi và đậu vào lớp chuyên Toán của cả hai trường THPT chuyên Phan Bội Châu và THPT chuyên Đại học Vinh. Nhưng rồi cậu học trò chọn theo học dưới mái trường Phan Bội Châu mặc dù hằng ngày phải tự đi xe đến trường cách nhà hơn chục cây số.
Sáng hai lượt, chiều hai lượt, cậu học trò xứ Nghệ vẫn bền bỉ mỗi ngày đi học tới hơn 40 cây số. Năm lớp 11, Dũng đạt giải Ba kỳ thi học sinh giỏi môn Toán cấp tỉnh.
Học hành chăm chỉ nhưng hai năm liền lớp 11 và 12, Dũng đều lỡ hẹn với mục tiêu vào được đội tuyển thi học sinh giỏi quốc gia môn Toán.
“Đặt mục tiêu nhưng đều không đạt được, lúc đó em đã rất buồn nhưng rồi nhờ sự động viên của thầy giáo chủ nhiệm Phan Huy Thái, em quyết tâm tập trung ôn thi đại học đạt được một kết quả cao”, Dũng chia sẻ.
Không muốn chịu cảnh thất bại lần nữa, Dũng quyết tâm thi đạt số điểm cao để thỏa ước mơ vào được ĐH Y Hà Nội.
Nhìn cảnh người thân xung quanh đau khổ vì những căn bệnh hiểm nghèo, ngay từ năm lớp 10, Dũng đã nuôi ước mơ theo học ngành y để cứu người. “Có như vậy em mới có thể chữa bệnh cho người thân bên cạnh và lớn hơn nữa là giúp đỡ mọi người và phục vụ xã hội”, Dũng nói.
Tăng phản xạ nhờ làm nhiều bài tập
Chia sẻ về phương pháp học, chàng thủ khoa cho rằng quan trọng nhất vẫn là tự học và cách đơn giản nhất là làm bài tập càng nhiều càng tốt.
“Bởi làm nhiều bài tập thì chúng ta sẽ rèn luyện được kỹ năng và tăng phản xạ khi gặp bất cứ bài tập dạng nào”, Dũng nói.
Dũng cho rằng việc mình đạt được điểm số cao đều ở các môn nhờ tự hoạch định được một thời gian biểu khá khoa học. Điều này giúp em có thể cân bằng kiến thức môn chuyên và các môn còn lại.
Hằng ngày, mỗi buổi chiều Dũng sẽ cố gắng xử lý hết những bài tập nhóm và bài tập môn chuyên - vốn là lợi thế, trước khi về nhà. Do đó, buổi tối em có thời gian dành cho các môn học khác. “Minh chia ra mỗi ngày học một môn và luân phiên đổi môn từng ngày”, Dũng chia sẻ.
Sau những giờ học căng thẳng, Dũng thường thư giãn bằng việc thổi sáo. Theo Dũng, nghe tiếng sáo, bản thân em cảm thấy cuộc sống trở nên êm đềm, nhẹ nhàng hơn.
Với kết quả này, Dũng dự kiến sẽ nộp vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Hà Nội để có thể nuôi ước mơ trở thành bác sĩ trong tương lai.
评论专区