Trong giai đoạn 1 (2021 - 2025), Thái Nguyên phấn đấu đến năm 2025 có 25% nam, nữ tại các địa bàn vùng dân tộc thiểu số khám sức khỏe tiền hôn nhân; 20% bà mẹ mang thai được tầm soát, sàng lọc trước sinh 4 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất; 30% trẻ sơ sinh được tầm soát, sàng lọc sơ sinh 5 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất; mỗi năm có 60% người sử dụng dịch vụ dân số, kế hoạch hóa gia đình...
Tại Thái Nguyên, những năm gần đây số lượng người cao tuổi tăng mạnh. Hiện số người từ 60 tuổi trở lên của tỉnh này là trên 202.000 người, chiếm gần 15% dân số toàn tỉnh. Trong đó có 70% người cao tuổi sống ở nông thôn. Công tác chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi được đặc biệt quan tâm.
Thực hiện Dự án 7, Thái Nguyên phấn đấu ít nhất 35% người cao tuổi thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm.
Nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ y tế cơ sở làm công tác tư vấn, khám sức khỏe cho người cao tuổi vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, từ ngày 12 - 14/9, Chi cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình tỉnh tổ chức 3 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ y tế làm công tác tư vấn, khám sức khỏe cho người cao tuổi vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thuộc 3 huyện Đồng Hỷ, Phú Lương và Đại Từ. Các buổi tập huấn thu hút 104 cán bộ là trưởng trạm, phó trưởng trạm và cán bộ làm công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi của trạm y tế các xã, thị trấn.
Tại lớp tập huấn, các học viên đã được truyền đạt các kiến thức chuyên môn và kỹ năng về nguyên tắc khám, chữa bệnh cho người cao tuổi, các bệnh người cao tuổi thường gặp như huyết áp, tiểu đường, tim mạch, viêm khớp, gout…
Cũng trong tháng 9, Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh thường gặp ở người cao tuổi tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thái Nguyên cũng được tổ chức tại huyện Võ Nhai.
Đây là huyện có 72% người dân là đồng bào dân tộc thiểu số; hơn 9.100 người cao tuổi, chiếm hơn 12% dân số toàn huyện. Đời sống kinh tế của người cao tuổi còn thấp. Nhiều người cao tuổi có nhiều bệnh lý nền. Ngoài ra, việc đáp ứng dịch vụ y tế đối với việc chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi chưa được đầy đủ; cán bộ y tế chưa được đào tạo chuyên sâu kỹ năng chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi.
Tuy nhiên, hàng năm, huyện đều tổ chức khám sức khỏe định kỳ và lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe cho người cao tuổi. Theo thống kê, đến hết tháng 8, 31% tổng số lượt khám ở huyện này là cho đối tượng người cao tuổi.
Ông Dương Văn Bảy, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Võ Nhai, cho biết để triển khai tốt công tác chăm sóc người cao tuổi, trung tâm xây dựng kế hoạch, phối hợp tiếp tục triển khai khám sức khỏe, lập hồ sơ quản lý, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, phấn đấu năm 2023 khám sức khỏe định kỳ theo quy định cho người cao tuổi đạt trên 30%.
Chiến dịch năm nay giúp tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức của nhân dân thực hiện tốt việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi; góp phần tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế về chăm sóc, cải thiện sức khỏe người cao tuổi vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Trung tâm y tế, trạm y tế các xã sẽ tổ chức tư vấn, cung cấp kiến thức cho người cao tuổi cách rèn luyện thân thể, tăng cường sức khỏe và phòng bệnh, đặc biệt là các bệnh mạn tính; hướng dẫn kỹ năng phòng, chữa bệnh và tự chăm sóc sức khỏe; phục hồi chức năng người cao tuổi tại cộng đồng; thực hiện việc khám sức khỏe định kỳ, quản lý có hiệu quả một số bệnh thường gặp ở người cao tuổi…
Trong bài viết “Thói “cuồng” Hoa hậu của người Việt Nam - hay khi “tinh thần dân tộc” chỉ là một cái mác quá rẻ” của mình, Nguyễn Siêu đưa ra lý lẽ cho rằng thắng thua ở một cuộc thi Hoa hậu như thế này không quyết định điều gì liên quan đến thể diện dân tộc. Tính chất và quy mô tổ chức, thì Hoa hậu Hoàn vũ cũng chỉ là một cuộc thi tư nhân, chẳng khác gì cuộc thi Next Top Model.
Bài viết của nam sinh này ngay lập tức nhận được những luồng ý kiến khác nhau trên mạng xã hội Facebook.
Dưới đây là nội dung bài viết:
![]() |
Nguyễn Siêu hiện là sinh viên năm ba ngành Truyền thông và Điện ảnh tại ĐH Vassar, New York. (Ảnh: Facebook nhân vật) |
Chưa bao giờ truyền thông và cộng đồng mạng Việt Nam lại quan tâm nhiều tới một cuộc thi sắc đẹp như thế. Đâu đâu cũng thấy ủng hộ, kêu gọi, bình chọn cho Phạm Hương, với sự lặp lại của những cụm từ như “tinh thần dân tộc” hoặc “tự hào Việt Nam.” Còn mình chỉ thấy tất cả thật nực cười. Nực cười vì bây giờ khái niệm “tinh thần dân tộc” trở nên rẻ tiền như thế. Nực cười vì một đất nước kinh tế - giáo dục còn chưa ra đâu vào đâu, mà cái thứ người ta quan tâm nhất lại là cô Hoa hậu ấy hôm nay mặc váy gì.
1. Người Việt Nam đã mơ về chiếc vương miện Hoa hậu Hoàn vũ hay Hoa hậu Thế giới từ lâu lắm rồi; mỗi năm lại cập nhật xem đại diện lần này vào top mấy, có đạt kỉ lục gì không, cứ như đây là một cuộc thi khách quan mang tính toàn cầu, do một nhà cầm quyền tối thượng đứng ra tổ chức. Người ta có bao giờ nghĩ đến việc những cuộc thi thế này là sản phẩm của những tập đoàn tư nhân, cũng đều do con người đứng ra đặt quy định, chấm điểm và trao giải? Hoa hậu Hoàn vũ từng là của NBC và Donald Trump, giờ là của WME/IMG, không phải một Chúa Trời quyền lực nào có quyền quyết định xem đất nước nào đẹp hơn đất nước nào, con người nào đẹp hơn con người nào. Và đã là do những tập đoàn tư nhân tổ chức, do con người đứng sau, thì Hoa hậu cũng chỉ là một cuộc thi mang tính chủ quan. Định nghĩa trên Wikipedia của Miss Universe là “one of the most publicized beauty contests in the world” – một trong những cuộc thi được “quảng bá” rộng nhất, chứ không phải “lớn” nhất, càng không phải QUAN TRỌNG nhất. Ấy thế mà buồn cười, người ta cứ nghĩ có được chiếc vương miện ấy là trở thành bá chủ thế giới luôn rồi.
![]() |
Phạm Hương áp đảo về mặt truyền thông trong hơn 3 tuần thi Hoa hậu Hoàn vũ. (Ảnh: VietNamNet) |
2. Và vì Hoa hậu Hoàn vũ chỉ là sản phẩm của những công ty, tập đoàn tư nhân như WME/IMG, thì về cơ bản, nó cũng chỉ là một trò chơi không hơn không kém, chỉ là một reality show giống như Next Top Model với những tiêu chí khác mà thôi. Tại sao ư?
- Nếu ai theo dõi kĩ, thì sẽ thấy Miss Universe là một công cụ hoàn hảo để quảng cáo sản phẩm thương mại. Phần thi swimsuit một phần để phô hình thể, để thi thố, một phần là để quảng cáo cho thương hiệu swimsuit Yamamay và thương hiệu giày Chinese Laundry. Không tin? Hãy lên website Miss Universe để thấy tên những thương hiệu này tràn ngập caption album ảnh. Cuộc thi nhằm “tôn vinh vẻ đẹp,” hay chỉ dùng họ để làm mẫu quảng cáo? Khác gì Next Top Model, một chương trình đặt product placement làm trung tâm?
- Đặc điểm của những reality show như Next Top Model là khai thác những câu chuyện đời tư dễ gây mủi lòng, ví như concept “vịt hoá thiên nga” mà VNTM áp dụng suốt mấy mùa không chán. Năm nay, Miss Australia – top 10 - nhận được sự chú ý của truyền thông (tới cả Daily Mail) vì đã từng là một người tị nạn, cùng câu chuyện vượt khó hoà nhập với đất nước mới. Đến vòng ứng xử Top 5, câu hỏi dành cho Miss France cũng về chính trải nghiệm của cô với vụ nổ bom Paris ngay tháng trước. Kể cả vẻ đẹp có “bình thường,” nhưng câu chuyện thú vị, thì vẫn có thể tằng tằng đi tiếp. Nghe giống Next Top Model chứ?
- Một reality show thì không thể thiếu yếu tố gây sốc. Màn trao nhầm vương miện năm nay đã cũ rồi, chỉ là sự học đòi của chung kết Australia’s Next Top Model năm 2010 mà thôi.
Về cơ bản, cũng chỉ là giải trí. Thế mà ở cái đất này, giải trí nhảy lên trước cả công việc, cả những lĩnh vực như chính trị, khoa học, giáo dục. Giống như, chưa làm việc mà đã muốn nghỉ ngơi vậy đó. Cuộc thi này chung quy cũng chỉ là một công cụ nữa của sự thương mại hoá, của chủ nghĩa tư bản. Ấy thế mà mấy nhà yêu nước sao tung hô nhiều ghê!
![]() |
3. Điều duy nhất mình nhớ trong chương trình tiếng Anh phổ thông là một bài đọc trong sách Tiếng Anh 6, nói về tại sao những cuộc thi Hoa hậu rất anti-feminist, đi ngược với bình đẳng giới. Vì sao ư? Vì cái mác của nó là “tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ,” nhưng thực tế thì dùng cơ thể phụ nữ, phô trương ra trước màn ảnh để thoả mãn con mắt đàn ông. Đêm nay, chính MC Steve Harvey khi giới thiệu phần thi swimsuit đã nói, đại khái “Đây là phần thi mà đàn ông rất mong chờ.” Camera lướt từ dưới lên trên, sao cho từng mảng da thịt và đường cong phô ra hết sức có thể (xem “the male gaze”). Phần thi trang phục dân tộc thì gần hết là để lộ da thịt, có khác nào Victoria’s Secrets Fashion Show đâu. “Tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ” hay là phô diễn cơ thể cho những ánh mắt tà dâm? Nực cười.
Từ đầu, chính khái niệm “cuộc thi sắc đẹp” đã có vấn đề. Ai quyết định người này đẹp hơn người khác? Ai quyết định vẻ đẹp hoang dại kiểu Nam Mỹ đẹp hơn vẻ đẹp kín đáo kiểu Á Đông? Ban giám khảo các cuộc thi Hoa hậu, vốn mang định kiến sẵn trong “thẩm mĩ” của họ, sẽ chấm điểm từng cô Hoa hậu một như một món đồ. Lúc đầu, khi người ta ca tụng Phạm Hương là mang vẻ đẹp “Tây Tây,” mình đã thấy buồn cười. Hoa hậu của một nền văn hoá lại đại diện cho vẻ đẹp của một nền văn hoá khác. Tất cả chỉ để đi thi một cuộc thi rẻ tiền. Đây là tại sao văn hoá Việt Nam ngày càng hao mòn, vì người ta đã không biết chuộng bản sắc dân tộc, lại còn sính ngoại, hám những cái “Tây Tây” như thế.
Một đất nước quá bị ám ảnh bởi vẻ ngoài! Những cuộc thi thế này sẽ dễ làm cho người ta tự ti về ngoại hình, dẫn đến mong muốn sửa mặt, sửa mũi, sửa cằm. Rồi còn đâu những thứ tự nhiên? Rồi còn ai thèm quan tâm tới cái gọi là NHÂN CÁCH hay TRÍ TUỆ? Thử hỏi xem ở Việt Nam có bao nhiêu kẻ chụp ảnh lên mạng xã hội thì lung linh, nhưng bên ngoài lối sống chẳng ra gì? Thử cho vốn kiến thức của HHVN 2014 Nguyễn Cao K. D. đi trả lời mấy câu hỏi tối nay, xem em ấy mấp máy được bao nhiêu câu?
4. Tinh thần dân tộc ư? Tinh thần dân tộc để vote cho Phạm Hương, rồi giả như Phạm Hương đoạt giải, Việt Nam sẽ được gì? Có người bảo sẽ làm rạng danh quê nhà – nói thật nhé, chẳng ai quan tâm mấy cuộc thi này đâu, trừ người Việt Nam với Philippines ra. Vì đơn giản nó chỉ là một dạng reality show thôi mà. Rồi người ta bảo Phạm Hương được giải thì sẽ phát triển du lịch, cứ như là chỉ cần sức của một người thì tiền ào ào đổ vào Việt Nam vậy đó. Nhìn xem có ai đi du lịch Venezuela không?
Tinh thần dân tộc? Hay chỉ là một cái mác mĩ miều cho thói tôn thờ Hoa hậu ở cái đất này! Tinh một chút cũng nhận ra Phạm Hương chạy PR ở Việt Nam rất bài bản nhé – đầu tiên tung ra thiết kế cái mấn, rồi sau đó dần tung ra hai bộ áo dài, rồi dần dần là Dạ cổ hoài lang, rồi trang phục dạ hội. Bài bản quá! Phạm Hương đi thi đoạt giải là phụ thôi, chứ những cái Phạm Hương cần có đã có hết rồi. Ai cũng thấy Phạm Hương mỗi ngày trên News Feed. Tiền catse của Phạm Hương chắc một đêm nhảy lên trời. Mà lãnh địa của chị là Việt Nam chứ đâu phải thế giới, thế nên tất nhiên chị đã thành công. Tất cả tinh thần dân tộc cuối cùng chỉ rót vào túi tiền của một người mà thôi. Đúng là ở Việt Nam, Hoa hậu cũng là một nghề. Lại nói lạc sang người khác, nhưng chẳng biết em K.D. làm được gì với “cương vị” Hoa hậu trong một năm vừa rồi, cơ mà chạy sự kiện thì “nghề” quá rồi.
Và cũng thật buồn cười, ngày thi Bán kết Hoa hậu Hoàn vũ trùng với ngày xét xử vụ án thảm sát 6 người ở Bình Phước, thế mà hôm ấy, ai ai cũng chỉ nói về cái dáng “Mình Xà” của Phạm Hương. Cứ thế này thì Việt Nam sẽ trở thành cường quốc sắc đẹp nhanh thôi, còn cái sắc đẹp ấy có mài ra thành lẽ phải, thành văn minh, thành kiến thức, văn hoá sống được hay không,
Tôi thách.
Văn Chung
" alt=""/>Du học sinh Mỹ đả kích 'thói cuồng' hoa hậu của người ViệtLấy cảm hứng từ chủ đề: “Me love Fauna” - "Tôi yêu động vật" của cuộc thi Miss Earth 2022, Thu Thảo xuất hiện trong bộ trang phục ấn tượng tái hiện hình ảnh sếu đầu đỏ. Nói về ý do chọn loài động vật này, người đẹp cho biết: "Sếu đầu đỏ đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, không trở về Việt Nam những năm gần đây. Do đó, tôi nghĩ sếu đầu đỏ xứng đáng được bảo vệ vì ý nghĩa biểu tượng mà nó mang lại – sự chung thuỷ. Đây không chỉ là sự chung thuỷ của vợ chồng mà còn là sự chung thuỷ con người dành cho đất nước, văn hoá và môi trường”.
Với tone màu bạc chủ đạo, bộ trang phục Sếu đầu đỏcó thiết kế bắt mắt, sinh động cùng đôi cánh vươn cao. Đôi chân dài và làn da sậm màu càng giúp Thu Thảo nổi bật trong thiết kế này, toát lên vẻ yêu kiều và quyến rũ. Toàn bộ trang phục được tạo nên hoàn toàn bằng nhựa tái chế, nhằm lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường như đúng tinh thần nàng hậu mong muốn mang đến đấu trường nhan sắc quốc tế.
Để chuẩn bị tốt nhất cho cuộc thi Miss Earth 2022 tại Philippines, Thạch Thu Thảo đã trải qua quá trình luyện tập đầy kỷ luật. Nhớ về khoảng thời gian đó, người đẹp nghẹn ngào thừa nhận bản thân gặp không ít khó khăn khi chưa quen với lịch trình dày đặc. Ngoài ra, Thu Thảo còn áp lực tinh thần khi phải tìm cách khẳng định năng lực bản thân, tạo dựng niềm tin với cộng đồng. Đây cũng chính là lý do Á hậu 2 Hoa hậu các Dân tộc Việt Nam khá kín tiếng trong thời gian qua.
Chia sẻ với VietNamNet, Thu Thảo bày tỏ: “Lúc trước, tôi cảm thấy cô độc trên con đường của mình. Gia đình đã kêu tôi về quê và ngưng hoạt động vì thấy phức tạp. Nhưng sau một thời gian nỗ lực, ba mẹ bắt đầu hiểu cho công việc của tôi nên đã luôn động viên, tâm sự mỗi ngày. Điều này giúp tôi cảm thấy được an ủi hơn rất nhiều”.
Tuy khởi đầu còn nhiều thiếu sót, Thạch Thu Thảo đã sẵn sàng chinh chiến sau nhiều tháng trau luyện về kỹ năng giao tiếp, catwalk, ngoại ngữ… Thu Thảo thẳng thắn chia sẻ: “Tôi là một cô gái trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm và hiện tại không thể so bằng với những hoa hậu đi trước. Tuy nhiên, tôi tự tin mình có những khác biệt và khai thác được nhiều về văn hoá bản sắc dân tộc Khmer. Tôi tin chắc rằng mọi người sẽ thích thú với những gì tôi mang đến cuộc thi sắp tới".
Nàng hậu luôn tích cực tham gia nhiều hoạt động và tổ chức về môi trường như một cách tích luỹ kiến thức cho cuộc thi sắp tới. Sự cầu thị còn được thể hiện qua việc luôn chủ động học hỏi những hoa hậu đi trước. Cụ thể, khi Lindsey Coffey (Miss Earth 2020) và Destiny Wagner (Miss Earth 2021) sang Việt Nam, Thu Thảo đã tận dụng cơ hội để học hỏi về giải phóng hình thể, tạo dáng trước ống kính và cách gây ấn tượng với bạn bè quốc tế,… Đến nay, người đẹp đã có thể tự tin khẳng định: “Tôi là Thạch Thu Thảo - Miss Earth Vietnam 2022”.
Trả lời cho câu hỏi “Thu Thảo cảm thấy tự tin nhất với kỹ năng nào và còn điều gì cần khắc phục?”, Á hậu 2 Hoa hậu các Dân tộc Việt Nam không ngại chia sẻ: “Tôi tự tin nhất với khả năng trình diễn của bản thân mình. Tôi cảm thấy thoải mái khi được thể hiện mình trên sân khấu. Sân khấu giống như một thiên đường vì khi đứng trên đó, tôi có thể được là chính tôi. Tuy nhiên, tôi cần phải trau dồi thêm nhiều về khả năng giao tiếp. Xuất thân là một cô gái vùng Trà Vinh, tôi khá nhút nhát và hiền. Để có thể thay đổi hoàn toàn sau một thời gian ngắn tham gia lĩnh vực này là điều không thể. Nhưng để có được như ngày hôm nay, tôi đã nỗ lực rất nhiều và hy vọng mọi người sẽ công nhận công sức này."
Nói về dự định sau khi trở về từ đấu trường nhan sắc thế giới, Thu Thảo thẳng thắn chia sẻ: “Vì tôi vẫn là một cô sinh viên, tôi sẽ tiếp tục hoàn thành công việc học của mình song song với hoạt động trong lĩnh vực sắc đẹp. Tôi sẽ cố gắng cân bằng để đảm bảo được chất lượng học tập”.
Tuý Cát
" alt=""/>Thạch Thu Thảo tự tin vào sự khác biệt, sẵn sàng chinh chiến Miss Earth 2022