Nơi đỏ lửa yêu thương
作者:Thể thao 来源:Công nghệ 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-21 08:55:36 评论数:
Long khá vui vẻ,ơiđỏlửayêuthươlịch thi đấu bóng đá hôm nay ngày mai hoạt bát. Đôi mắt biết cười của Long khiến ai nhìn vào cũng cảm thấy vui. Tôi cũng vậy. Trong buổi chấp tác (rửa chén), Long bắt chuyện với tôi. Biết tôi người Quảng Nam vào Sài Gòn lập nghiệp, cậu có cảm tình. "Em thấy mấy người miền Trung chịu thương, chịu khó. Chắc do miền Trung nhiều thiên tai nên sinh ra tính cách đó phải không anh?". Qua trò chuyện, tôi biết Long là con một của một gia đình khá giả.
Khi đã đủ thân, xem nhau như bạn đồng tu, Long cởi mở hơn. Có lần Long nói, ai cũng nghĩ em sướng, hạnh phúc vì gia đình khá giả. Nhưng em không cảm thấy vậy. Ba má em không hạnh phúc. Họ có địa vị bên ngoài, khéo léo trong xã giao nhưng không thể hòa hợp với nhau. Long chứng kiến hầu hết những lần cãi vã của ba má. Rất lâu rồi, Long không được ăn cơm cùng ba má hoặc miễn cưỡng ăn chung cũng không vui vẻ.
"Có lúc em còn muốn bỏ nhà đi", tôi lặng người nghe Long kể. Đôi mắt vui ấy bỗng ngấn nước.
Tôi sinh ra trong gia đình không đủ ba má nên đến cả sự bất hòa của họ, tôi cũng không được chứng kiến. Tôi kể về nỗi bất hạnh thiếu vắng bóng cha từ nhỏ cùng những nỗi khó khăn khi sinh ra trong gia đình nghèo... không phải để than thở mà nhằm đồng cảm với Long. Rằng tôi cũng khổ. Ai cũng có những khó khăn riêng, để phải vượt qua và đứng vững trong cuộc đời.
Tôi vận dụng khả năng tư vấn của bản thân để chia sẻ với Long vì tôi hiểu, không phải thiếu niên nào cũng có thể nhìn thấu đáo các giềng mối quan hệ, chấp nhận sống chung với những vết rạn nứt của người thân. Long không phản ứng tiêu cực nhưng cậu từng có suy nghĩ tiêu cực, muốn bỏ nhà đi.
Gia đình là tổ ấm, là chốn về bình an, là nơi mà khi ngoài kia quá mệt mỏi người ta sẽ tìm về như một kết nối ổn nhất để sạc đầy năng lượng cho bản thân.
Nhưng, đó chỉ là lý thuyết nếu các mối quan hệ gia đình ấy bị nứt rạn hay bẻ gãy vì tác động bên trong hoặc bên ngoài, hay cả hai. Một trong những chỉ dấu cho thấy gia đình ấy còn ấm êm và có thể kết nối được với nhau không chính là bữa cơm gia đình.
Tôi thật sự nhớ những bữa cơm có người thân ngồi cùng nhau. Không khí chuẩn bị cũng là một sự gắn kết. Má lặt rau, ba cắm nồi cơm, con dọn chén bát, bà thì kêu réo từng đứa cháu lo sắp xếp công việc, ngưng tay để ăn cơm... Tiếng lách cách chén bát va vào cùng mùi thơm của thức ăn quyện trong gian bếp làm cho ngôi nhà sinh động, đầy năng lượng yêu thương.
Bao lâu rồi bạn không ăn cơm nhà? Trừ những trường hợp như tôi và những người phải tha hương mưu sinh, không ở gần người thân. Còn bạn, mỗi tuần sẽ ăn mấy bữa cơm với ba má mình?
Nhiều lần tôi nghe giảng sư khuyến khích những người trẻ nghĩ về ba má mình với lòng biết ơn. Có những buổi pháp thoại, vị giảng sư nhắc nhở, trong xã hội hiện đại, mọi người lao ra ngoài kiếm tiền, tạo dựng danh vọng, địa vị; rồi về nhà thì ôm điện thoại, lên mạng xã hội kiếm tìm thú vui. "Nhưng ít khi ngồi ăn chung với ba mẹ. Nếu có thì cũng ăn cho nhanh, vừa ăn vừa cầm điện thoại. Không ai nhìn kỹ mặt ai cả". Nghe vậy, cả hội trường rưng rưng. Dường như đó là sự thật trong nhiều mái nhà ngày nay. Nếu ở thôn quê thì vì đi tha hương, cách trở. Còn ở thành phố thì bận rộn, trái giờ.
Ăn vội. Hay không thể ăn cơm chung. Từ đó, căn nhà ít đỏ lửa, góc bếp bớt rộn ràng. Và vì thế, những gạch nối trong gia đình mờ nhạt hẳn đi.
Tôi may mắn được học Thiền sư Nhất Hạnh. Gần 20 năm trước thầy đã nói về việc kết nối cùng nhau qua những bữa ăn. Không chỉ là ăn mà là ngồi ăn có chánh niệm, bỏ điện thoại xuống và thưởng thức từng món.
Người phương Đông có tục thờ cúng ông Táo. Ngày 23 tháng Chạp hàng năm, hầu như nhà nào cũng cúng tiễn ông Táo về Trời. Nếu chứng kiến gia đình nào đó không đỏ lửa thường xuyên, vị thần trông coi nơi góc bếp lấy gì để báo cáo?
Tôi nghĩ, ngày 23 tháng Chạp, ngoài truyền thống cúng kính "xưa bày nay bắt chước", dịp này, người hiện đại có thể ngẫm về giá trị của cơm nhà, nơi đỏ lửa yêu thương. Đó chính là góc bếp. Nơi đây tiết lộ cho bạn biết nhà mình có còn ấm êm. Dù là nhà ở hiện đại hay nhà cấp bốn đơn sơ, cái bếp là thành phần không thể thiếu. Đó có lẽ cũng là lời nhắc, mỗi gia đình đừng thiếu những bữa cơm nhà, ngồi lại, có mặt cho nhau, nhìn kỹ người thân của mình với sự yêu thương, chia sẻ.
Duy trì thói quen này cũng là để ngăn những cách xa chỉ vì hiểu lầm, thiếu hiểu và thương.
Lưu Đình Long