Clip bắt đầu bằng cảnh 2 nhóm nữ sinh lao vào túm tóc, đánh nhau túi bụi. Các em mặc áo trắng đồng phục, khoác ngoài là những chiếc áo khá thời trang nhưng vẫn mặc váy kiểu dân tộc, có những em mặc quần soóc.
Vụ ẩu đả diễn ra dưới sự chứng kiến của nhiều học sinh khác trên một con đường rải nhựa khá vắng vẻ, gần như không có ai qua lại. Sau một hồi, vài học sinh nam lao vào can, những nữ sinh này mới chịu dừng lại, nhưng vẫn lời qua tiếng lại một hồi. Một nhóm nữ sinh sau đó lên xe máy, phóng đi.
Trong những ngày ở Việt Nam, ngoài việc tham dự công bố Top 70 thí sinh xuất sắc nhất và lên sóng tập 1 truyền hình thực tế “Tôi là Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022”, Natalie Glebova sẽ xuất hiện trong một số hoạt động ghi hình truyền hình thực tế của cuộc thi. Sau đó, Natalie Glebova quay về nước và sẽ trở lại Việt Nam để chấm thi vòng Bán kết và Chung kết.
Cùng với Natalie Glebova, Ban giám khảo của Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022 còn có: Bà Võ Thị Xuân Trang, Bà Lê Diệp Linh – Tiến sĩ, bác sĩ nhân trắc học, Người mẫu Vũ Thu Phương, Hà Anh, Á hậu Võ Hoàng Yến, Hoa hậu H’Hen Niê.
Natalie Glebova sinh năm 1981, đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ 2005 tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Natalie Glebova là người Canada thứ hai đăng quang thứ hai tại cuộc thi này. Cô thường xuyên góp mặt vào các cuộc thi sắc đẹp với vai trò giám khảo, MC, và từng lấn sân sang diễn xuất và tham gia các chương trình nhưAmazing Race Asia, Dancing With The Stars 2013,...
Chương trình “Tôi là Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam”được xây dựng hấp dẫn với 9 tập với các chủ đề khác nhau. 10 thí sinh có số điểm thấp nhất sau mỗi vòng thi sẽ phải đối mặt với vòng thi “Loại người”. Sau quá trình ghi hình, Top 40 bước vào vòng thi quan trọng của bán kết, chung kết. Võ Hoàng Yến là giám khảo xuyên suốt để đồng hành, đánh giá thí sinh qua các phần thi cùng các giám khảo khách mời. Mâu Thủy (Á hậu 2 Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017) và Á hậu Kim Duyên là các HLV hướng dẫn, hoàn thiện cho các thí sinh.
Đ.N
Nữ tiếp viên trưởng lọt Top 70 Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam là ai?Xem ngay" border="0"/>
Ông Đỗ Minh Hoàng, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM khẳng định bản chất bộ SGK của TP.HCM nhưng thực chất là do Sở GD-ĐT TP.HCM phối hợp với NXB giáo dục Việt Nam thực hiện (Ảnh: Lê Huyền)
Phóng viên: Thưa ông, vậy bộ sách mà giáo viên TP.HCM đang chuẩn bị tham gia biên soạn có định hướng như thế nào?
- Ông Đỗ Minh Hoàng: Bộ SGK này sẽ viết theo định hướng phát triển năng lực của từng học sinh, tăng cường tính ứng dụng, giảm lý thuyết hàn lâm trong những bộ môn liên quan đến khoa học.
Một số môn học sẽ gắn với giáo dục lịch sử địa phương, lịch sử Đảng bộ Sài Gòn - Gia Định; gắn với công tác giáo dục khởi nghiệp, với điều kiện kinh tế xã hội, ứng dụng khoa học kỹ thuật. Như vậy bộ sách này không chỉ phù hợp với TP.HCM mà phù hợp với đặc điểm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Đội ngũ giáo viên TP.HCM tham gia làm bộ sách đã chuẩn bị ra sao?
- Về cơ bản, chúng tôi đã chuẩn bị đầy đủ, kể cả chủ biên riêng cho từng bộ môn. Nhưng quyết định lựa chọn người nào là của NXB Giáo dục Việt Nam, vì họ là đơn vị chủ biên của bộ sách còn chúng tôi chỉ là đơn vị phối hợp, phản biện, cung cấp giáo viên, tham gia ý tưởng để xây dựng. Tất cả mặt kinh phí về mặt phát hành, xin phê duyệt bộ sách cũng là NXB làm.
Như ông nói, đây là bộ sách không chỉ phù hợp cho TP.HCM mà cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vậy đội ngũ giáo viên các tỉnh khác có tham gia viết không?
- Hiện nay, chúng tôi chỉ tuyển chọn riêng giáo viên của TP.HCM; còn những giáo viên ở các tỉnh thành có tham gia hay không là do NXB Giáo dục Việt Nam sẽ mời. Nhưng chúng tôi khẳng định để phù hợp cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thì chỉ là những người TP.HCM.
Do chưa có chương trình môn học nên chúng tôi đang lấy SGK giáo khoa cũ viết lại. Sau khi viết lại thì giáo viên mang ra giảng dạy thử nghiệm với phương pháp mới hiện nay xem sự chấp nhận của học sinh như thế nào. Có nghĩa là chúng tôi vẫn đang làm những chuyện cũ nhưng theo phương pháp mới, để xem có áp được chương trình khung chi tiết của Bộ GD-ĐT hay không. Như vậy, khi có chương trình môn học chi tiết thì chỉ cần viết SGK.
Lựa chọn bộ sách nào là quyền của tổ bộ môn
Vậy bộ sách mà giáo viên TP.HCM sẽ biên soạn có kịp cho năm học tới không thưa ông?
- Hiện tại, Bộ GD-ĐT vẫn chưa công bố chương trình môn học nên chắc chắn năm 2019 chúng tôi vẫn chưa có sách.
Hơn nữa, sách viết xong cũng cần phải phê duyệt và thẩm định.
Chúng tôi tham gia viết sách không chỉ để cho học sinh TP.HCM, không bắt buộc học sinh TP.HCM lựa chọn. Lựa chọn bộ sách nào là quyền của thầy cô giảng dạy.
"Nguyên tắc của chúng tôi giáo viên phải là người quyết định dạy học sinh bằng sách nào" (Ảnh: Lê Huyền)
Thầy cô sẽ lựa chọn bộ sách phù hợp cho học sinh của mình. Đương nhiên, khi có cơ chế nhiều thầy cô trong trường cùng lựa chọn nhiều bộ sách khác nhau thì tổ bộ môn sẽ phải quyết định.
Tư duy của chúng tôi thầy cô là người lựa chọn bộ sách nào phù hợp với học sinh và người quyết định chọn bộ sách nào.
Ông có thể khái quát những nội dung riêng biệt mà TP.HCM sẽ đưa vào bộ sách này?
- Hiện tại, chúng tôi chưa thể nói cụ thể vì chưa có chương trình môn học chi tiết của Bộ GD-ĐT. Nhưng có những nội dung mà chúng tôi sẽ đưa vào sách, như phần lịch sử sẽ có lịch sử Đảng bộ Sài Gòn- Gia Định; lịch sử hơn 300 năm phát triển của vùng đất phía Nam. Rồi cụ thể giáo dục ngoài nhà trường thì đưa ra những môn nào để phù hợp với học sinh TP.HCM. Đặc biệt chúng tôi sẽ đẩy mạnh giáo dục khởi nghiệp để mỗi học sinh theo đúng chủ trương của Chính phủ. vì học sinh chúng tôi có điều kiện nhất.
Hiện tại TP.HCM đang có bộ tài liệu dạy học. Vậy bộ SGK do giáo viên TP.HCM tham gia biên soạn có dựa trên nội dung này hay không?
- Đương nhiên là dựa trên nội dung bộ tài liệu đã được Sở GD-ĐT TP.HCM biên soạn. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ biên soạn lại để hình ảnh sinh động hơn, các ví dụ minh họa phù hợp hơn, từ ngữ sử dụng phù hợp với học sinh thành phố. Sách in ra cũng sẽ bắt mắt, đẹp hơn. Bộ sách này cũng được xây dựng trên kinh nghiệm của các thầy cô đã có nhiều năm giảng dạy, do vậy việc tăng tính ứng dụng sẽ chuẩn hơn rất nhiều.
Giáo viên sẽ lựa chọn sách cho học sinh
TP.HCM tạo cơ chế cho các trường học, các giáo viên tự chủ lựa chọn sách giáo khoa và tài liệu dạy học ra sao trong cả hiện tại lẫn tương lai như thế nào, thưa ông?
- Nguyên tắc chung của chúng tôi là giáo viên phải là người quyết định dạy học sinh bằng sách nào.
Sắp tới đây, bước đầu có thể Hội đồng sư phạm nhà trường sẽ quyết định lựa chọn sách nào. Khi quen thuộc rồi thì giáo viên lựa chọn. Có thể chọn sách Vật lý của TP.HCM soạn, còn sách Hóa của nhóm khác chẳng hạn. Giáo viên phải quyết định vì chúng ta đang dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Không thể cứ mãi cầm tay chỉ việc vì sẽ không bao giờ lớn.
Hiện Bộ GD-ĐT đang xây dựng thông tư hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa theo hướng giao quyền lựa chọn cho cơ sở theo nguyện vọng của học sinh, phụ huynh. Ông nghĩ sao về điều này?
- Tôi không đồng ý! Tôi nghĩ rằng việc chuyên môn hãy để chuyên môn lựa chọn vì họ được đào tạo để làm việc đó.
Phụ huynh có thể rất giỏi nhưng giỏi ở lĩnh vực khác hoặc một phụ huynh giỏi ở việc đó nhưng các phụ huynh khác không giỏi. Nếu giao cho phụ huynh chọn sách giáo khoa thì khác nào đổ trách nhiệm?
-Xin cảm ơn ông!
Lê Huyền (Thực hiện)
Người thầy biên soạn bộ sách giáo khoa nổi tiếng nhất nước Mỹ
William McGuffey là một nhà giáo dục của thế kỷ 19. Ông nổi tiếng với vai trò là tác giả của bộ sách giáo khoa dành cho học sinh tiểu học được sử dụng rộng khắp đầu tiên trong các trường học của Mỹ.
- Giải Nhất Essex Art Competition, phần Graphic Design, năm 2012.
- Tốt nghiệp trường St. Margaret’s School, Virginia, Mỹ (2010 – 2013), với điểm trung bình môn GPA: 4.2/4.3
- Chứng nhận về thành tích học tập xuất sắc (Outstanding Academic Excellence) từ chương trình President’s Education Awards Program của Tổng thống Mỹ, năm 2013.
Sở thích: Du lịch “bụi”, đọc sách, làm đồ thủ công tái chế, chơi violin, đạp xe.
评论专区