当前位置:首页 > Nhận định > Nhận định, soi kèo Shandong Taishan vs Chengdu Rongcheng, 18h35 ngày 2/4: Đối thủ yêu thích 正文
标签:
责任编辑:Bóng đá
Nhận định, soi kèo Los Angeles vs Inter Miami, 10h30 ngày 3/4: Có Messi, Miami có chiến thắng
Kaoru Nagase, một nhân viên văn phòng, muốn mua máy mới nhưng không đủ tiền cho iPhone 14 có giá thấp nhất 119.800 yen (814 USD). Vì vậy, anh chuyển sang mua iPhone SE 2 cũ tại phố điện tử Akihabara ở Tokyo với giá chưa tới 1/3.
“Giá hơn 100.000 yen, iPhone 14 quá đắt và tôi không thể mua nổi. Sẽ tốt hơn nếu pin kéo dài 10 năm”,anh chia sẻ. iPhone SE 2 ra mắt năm 2020, tính năng đủ dùng so với giá bán.
Apple từ chối bình luận về câu chuyện này, dù vậy, trong báo cáo nộp lên nhà chức trách tháng trước, công ty Mỹ cho biết, doanh số ở Nhật giảm 9% trong 12 tháng kết thúc ngày 24/9 do đồng yen suy yếu. Giám đốc Tài chính Luca Maestri cũng thừa nhận đồng USD mạnh dẫn đến giá bán tại một số nước tăng, nhưng doanh số vẫn tăng hai chữ số tại Indonesia, Việt Nam và các thị trường khác.
Trong khi đó, doanh số smartphone cũ tăng gần 15% tại Nhật lên 2,1 triệu máy trong năm 2021 và dự kiến đạt 3,4 triệu máy trong năm 2026, theo hãng nghiên cứu MM Research.
Rào cản 100.000 yen
Taishin Chonan mua iPhone 13 cũ sau khi một chiếc điện thoại của anh bị vỡ màn hình. iPhone 13 có màn hình đẹp hơn, pin và camera tốt hơn iPhone 7 anh đang dùng.
“Trước đây, tôi chỉ mua điện thoại mới, đây là lần đầu tôi mua đồ cũ”, công dân 23 tuổi cho biết. “Các mẫu mới đắt quá”.
Theo MM Research, ngay cả khi đã tăng giá, iPhone 14 ở Nhật vẫn rẻ nhất trong 37 nước sau khi cộng thêm thuế. Đồng yen yếu đồng nghĩa Apple có thể tăng giá tiếp, ảnh hưởng đến 50% thị phần của hãng tại đây.
Nhân viên Belong vệ sinh iPhone đã qua sử dụng trong một trung tâm điều hành ở Kanagawa, Nhật Bản. (Ảnh: Reuters)
Daisuke Inoue, CEO Belong – đơn vị mua bán điện thoại, máy tính bảng đã qua sử dụng trên mạng của Itochu – cho rằng, 100.000 yen là“rào cản tâm lý lớn” với nhiều khách hàng. Doanh số trung bình trên website thương mại điện tử Nicosuma của Belong đã tăng 3 lần, từ khi Apple tăng giá hồi tháng 7 so với 3 tháng trước.
Sau quy trình kiểm tra, phân loại và làm sạch, Belong sẽ chụp ảnh điện thoại cũ từ nhiều góc độ để đăng bán trên mạng. Thiết bị được mua lại cả trong và ngoài nước, tùy thuộc nơi nào giá tốt nhất. Chẳng hạn, một số máy tính bảng trước đây dùng để thanh toán trong các quán café hoặc trên xe taxi.
Nhiều người dùng Nhật thường e ngại những mặt hàng secondhand, bao gồm đồ điện tử, song định kiến của họ đang dần thay đổi. Các chợ trực tuyến như Mercari ghi nhận tăng trưởng mạnh trong phân khúc smartphone cũ, doanh số đồ gia dụng và điện tử cũng tăng.
Khi Nhật Bản mở cửa đón du khách nước ngoài, thị trường iPhone cũ lại càng nhộn nhịp. Chuỗi bán lẻ Iosys cho biết, số lượng khách ngoại mua iPhone đã qua sử dụng trong 2 tháng qua tăng mạnh. “Yen tiếp tục suy yếu. Xu hướng du lịch Nhật Bản và mua iPhone đang quay lại”,CEO Iosys Takashi Okuno chia sẻ.
Du Lam(Theo Reuters)
" alt="Apple iPhone cũ đắt khách tại Nhật"/>Linh kiện bên trong một chiếc iPhone 14 Pro Max. Ảnh: iFixit.
Tại một số quốc gia, Apple thậm chí đặt hàng độc quyền cobalt thô từ các nhà khai thác để đảm bảo nguồn nguyên liệu sản xuất pin cho iPhone không bị thiếu hụt.
Việc lựa chọn nhà cung ứng rất quan trọng bởi không chỉ đảm bảo chất lượng và thời gian, Apple còn chú trọng đạo đức. Những cáo buộc về bóc lột, sử dụng lao động trẻ em tại các nhà máy đối tác từng khiến Apple đối diện nhiều chỉ trích.
Từ nhiều nơi khác nhau, các linh kiện được tập hợp tại một nhà máy để làm nên iPhone hoàn chỉnh. Hiện tại, hầu hết nhà máy lắp ráp iPhone đặt tại Trung Quốc. Cơ sở lớn nhất thuộc Foxconn, ở Trịnh Châu với hơn 300.000 công nhân. Có ký túc xá, giao thông và nhiều khu tiện ích, nơi đây còn được gọi là "thành phố iPhone".
Foxconn được cho lắp ráp hơn 500.000 chiếc iPhone mỗi ngày tại Trịnh Châu. Tuy nhiên, con số trên có thể thay đổi khi Apple lên kế hoạch chuyển một phần hoạt động lắp ráp sang các nước lân cận như Ấn Độ hay Việt Nam.
![]() |
Quốc gia lắp ráp được in trên vỏ hộp iPhone 14 Pro Max. Ảnh: Foundry. |
Apple không phải cái tên duy nhất muốn đa dạng hóa quốc gia đặt chuỗi cung ứng. Samsung và Xiaomi đã thành công khi mở rộng nhà máy bên ngoài Trung Quốc. China Plus One trở thành chiến lược phổ biến khi nhà sản xuất muốn tìm những nơi có chi phí lao động và vận hành thấp hơn, giảm phụ thuộc vào một quốc gia.
Các nước như Ấn Độ và Việt Nam đang có chính sách phù hợp để thu hút công ty nước ngoài đầu tư nhà máy. Cụ thể hơn, Việt Nam có vị trí chiến lược để vận chuyển hàng đi toàn cầu. Vị trí địa lý của Việt Nam gần nơi đặt chuỗi cung ứng hiện có của Apple, bao gồm Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản...
Việt Nam cũng ký kết hiệp định thương mại tự do với Hàn Quốc, Liên minh châu Âu (EU) và là thành viên ASEAN. Ngoài ra, Việt Nam cũng xuất khẩu nhiều mặt hàng từ sản phẩm nông nghiệp, may mặc, đồ điện tử...
Apple cũng không phải mới sản xuất thiết bị tại Việt Nam khi đã đặt nhà máy lắp ráp tai nghe EarPods. Theo Nikkei, Táo khuyết cũng sản xuất AirPods tại Việt Nam từ tháng 3/2020, sau đó đến AirPods Pro. Hiện nay, một phần dây chuyền lắp ráp iPad, MacBook và Apple Watch cũng đã được chuyển sang Việt Nam.
![]() |
Apple đã sản xuất tai nghe AirPods tại Việt Nam từ năm 2020. Ảnh: Nikkei. |
Kết quả này đến từ mối hợp tác của Apple với các công ty như Foxconn, Pegatron và Wistron. Số liệu cho thấy Táo khuyết đã lắp ráp sản phẩm tại 11 nhà máy khác nhau tại Việt Nam từ đầu năm.
Vào khoảng thời gian đó, Foxconn đã được chính phủ cấp phép xây dựng nhà máy lắp ráp trị giá 270 triệu USD tại Bắc Giang. Cơ sở này sẽ sản xuất 8 triệu iPad và MacBook mỗi năm.
Ấn Độ cũng là điểm đến ưa thích của Apple, với những ưu đãi hấp dẫn từ chính phủ so với nhiều nước xung quanh. Sáng kiến "Make in India" của chính phủ Ấn Độ thành công rực rỡ, với ưu đãi dành cho các thương hiệu đặt nhà máy sản xuất smartphone, linh kiện trong nước.
Các thương hiệu smartphone Android như Xiaomi, Oppo và Samsung đã tham gia chương trình "Make in India" thông qua mối hợp tác với những công ty bên thứ 3. Một số ví dụ như Bharat FIH và Dixon Technologies, những công ty lắp ráp smartphone cho Xiaomi và Samsung.
![]() |
Một phần iPhone 14 được lắp ráp tại Ấn Độ. Ảnh: GSMArena. |
Quyết định chuyển dây chuyền lắp ráp sang Ấn Độ có thể giúp Apple mở rộng thị phần. Hiện tại, Ấn Độ đánh thuế hải quan 22% với smartphone nhập khẩu. Tuy nhiên, khoản phí này có thể không còn nếu Apple sản xuất smartphone trong nước, giúp giá bán iPhone đến tay người dùng rẻ hơn.
iPhone 14 là dòng smartphone mới nhất được Apple lắp ráp tại Ấn Độ, thông qua nhà máy Sriperumbudur của Foxconn tại Tamil Nadu. Tuy nhiên, Apple chỉ chuyển một phần nhỏ sản lượng iPhone 14 từ Trung Quốc sang Ấn Độ, ước tính khoảng 5%.
Ngay cả khi chuyển dây chuyền sang các nước khác, phần lớn cơ sở lắp ráp của Apple vẫn nằm tại Trung Quốc. Một số linh kiện quan trọng đến từ Mỹ, Đài Loan hay Nhật Bản.
Lợi thế của Trung Quốc đến từ cơ sở hạ tầng quy mô lớn. Tuy nhiên, việc mở rộng nhà máy sang những quốc gia khác sẽ giúp Apple lẫn đối tác có lợi.
"Việt Nam đang nổi lên như một trung tâm sản xuất linh kiện (module camera) và EMS (dịch vụ sản xuất điện tử) cho các sản phẩm có khối lượng nhỏ (Apple Watch, Mac, iPad) và là điểm đến chính cho hoạt động sản xuất AirPods.
Với sản xuất iPhone, Ấn Độ dường như được Apple lựa chọn để đa dạng hóa chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc", một nhà phân tích của JPMorgan cho biết.
![]() |
Trịnh Châu được mệnh danh là "thành phố iPhone". Ảnh: Business Insider. |
Theo nhà phân tích này, Apple sẽ chuyển khoảng 25% hoạt động sản xuất iPhone sang Ấn Độ và 65% hoạt động lắp ráp AirPods sang Việt Nam vào năm 2025. Các sản phẩm khác có thể được chuyển khỏi Trung Quốc gồm iPad, MacBook và Apple Watch.
Những chiến lược và số liệu cho thấy iPhone, iPad hay MacBook có thể chỉ được lắp ráp tại 2 hoặc 3 quốc gia, nhưng các linh kiện và nguyên liệu thô vẫn sẽ đến từ nhiều nước khác nhau trên thế giới.
(Theo Zing)
" alt="Nguồn gốc thực sự của iPhone"/>Nhận định, soi kèo Nữ Úc vs Nữ Hàn Quốc, 16h00 ngày 4/4: Không hề ngon ăn
Thanh Phương
Chuyện về người tình 'có tiếng không có miếng' của Hà Dũng" alt="Ngắm street"/>Sự phát triển vượt bậc của công nghệ, mạng xã hội và các dịch vụ truyền thông trên Internet đã có tác động rất lớn đến đời sống của người dân. Công nghệ và ứng dụng phát triển giúp cho việc chia sẻ, tiếp cận thông tin ngày càng thuận tiện và dễ dàng hơn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tri thức, tăng tính dân chủ, minh bạch và công khai trong xã hội.
Internet là môi trường mở, cho phép người sử dụng được tự do cung cấp, tìm kiếm và chia sẻ thông tin. Tuy nhiên, tùy thuộc vào động cơ, mục đích và nhận thức của cá nhân, tổ chức sử dụng mà thông tin đưa lên Internet là tích cực hoặc tiêu cực, thậm chí đi ngược lại lợi ích chính đáng của cộng đồng, xã hội. Vì vậy, bên cạnh những mặt tích cực và tiện ích mang lại cho xã hội thì trên mạng Internet cũng còn tồn tại nhiều thông tin vi phạm pháp luật.
Theo Bộ TT&TT, tin giả, thông tin xấu độc chủ yếu xuất hiện và lan truyền trên các trang mạng xã hội nước ngoài. Nguyên nhân chính do các mạng này luôn tránh né việc xử lý, ngăn chặn chúng. Bên cạnh đó, một bộ phận người sử dụng mạng xã hội vẫn còn suy nghĩ không gian mạng là ảo, sẽ không bị phát hiện, xử lý nên tự do “xả rác”, tự do phát ngôn, đăng tải thông tin thiếu kiểm soát, thậm chí vi phạm pháp luật.
Tin giả, thông tin xấu độc phát tán thì nhanh nhưng việc xử lý, ngăn chặn của các mạng xã hội xuyên biên giới thì vẫn chậm so với mạng xã hội trong nước. Điều này khiến thông tin vi phạm pháp luật tồn tại lâu, ảnh hưởng trên phạm vi rộng. Bên cạnh đó, việc quản lý, kiểm tra, rà soát để phát hiện tin giả, thông tin xấu độc còn gặp nhiều khó khăn.
Tiếp sức cho cuộc chiến chống tin giả
Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, trong những năm qua, Bộ TT&TT đã liên tục rà quét, phát hiện và xử lý, ngăn chặn, gỡ bỏ hàng chục nghìn thông tin vi phạm pháp luật, chủ yếu là vi phạm về tin giả, thông tin xấu độc tuyên truyền chống phá Đảng và Nhà nước; bôi nhọ uy tín, danh dự, nhân phẩm các tổ chức, cá nhân; quảng cáo vi phạm pháp luật…
Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ TT&TT, còn nhiều hạn chế khi xác minh tin đồn là tin giả hay có căn cứ. Việc các cơ quan chức năng xác minh và cung cấp thông tin càng chậm là cơ hội cho tin giả tồn tại và phát tán rộng, gây hoang mang trong xã hội, ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế, xã hội, an ninh trật tự cũng như quyền và lợi ích của những tổ chức, cá nhân.
Hiện nay, nhiều dịch vụ và phương thức cung cấp nội dung mới phát sinh trên mạng như livestream trên các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới thường phát tán nhanh, khi có vi phạm về nội dung thì mức độ ảnh hưởng lớn, gây bức xúc cho xã hội trong khi việc yêu cầu ngăn chặn, gỡ bỏ theo quy trình mất thời gian. Ngoài ra, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân bị ảnh hưởng trực tiếp thường rất ít phản ánh, khiếu nại tới cơ quan chức năng hoặc khởi kiện theo quy định dẫn đến không đủ căn cứ để xử lý vi phạm.
Bộ TT&TT đánh giá, nguyên nhân của tình trạng này do một số doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam chưa tuân thủ pháp luật Việt Nam, tìm cách né tránh không thực hiện ngăn chặn tin giả, thông tin xấu độc khi có yêu cầu của cơ quan chức năng.
Trong khi đó, việc thiếu sự chủ động khi phối hợp phát hiện, xác minh nội dung vi phạm giữa các bộ, ngành, địa phương gây mất thời gian. Do không được kịp thời xác minh nên một số tin giả, sai sự thật được phát tán rộng rãi.
Nhằm hạn chế tình trạng này, Bộ TT&TT sẽ tăng cường phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các cơ quan chức năng trong việc xác minh, điều tra, truy vết và xác định hành vi, đối tượng vi phạm quy định về nội dung thông tin để xử lý nghiêm theo luật.
Đổi mới công nghệ trong công tác rà quét, phân tích dữ liệu để phát hiện kịp thời nguồn phát tán thông tin vi phạm, từ đó có biện pháp xử lý phù hợp.
Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý nhà nước về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, tập trung hoàn thiện và trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định số 72, Nghị định số 27.
Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho người sử dụng mạng khi cung cấp, sử dụng thông tin trên không gian mạng; tăng cường giáo dục, nâng cao ý thức, trách nhiệm của các đơn vị cung cấp dịch vụ nội dung trên mạng để cùng chung tay xây dựng không gian mạng lành mạnh, an toàn.
Đồng thời, Bộ TT&TT cũng nghiên cứu có chính sách phù hợp để khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, sản xuất sản phẩm có giá trị văn hóa, tinh thần phục vụ nhu cầu của độc giả theo phương châm lấy xây để chống, lấy cái đẹp dẹp cái xấu, đẩy mạnh phát triển nội dung thông tin có ích trên mạng.
Duy Vũ
" alt="Gian nan cuộc chiến chống tin giả trên các nền tảng xuyên biên giới"/>Gian nan cuộc chiến chống tin giả trên các nền tảng xuyên biên giới