Giá pin notebook bắt đầu giảm mạnh
Cuối năm 2009 sẽ có laptop pin chạy 20-40 tiếng
ápinnotebookbắtđầugiảmmạtrực tiếp giá vàng hôm nay当前位置:首页 > Nhận định > Giá pin notebook bắt đầu giảm mạnh 正文
Cuối năm 2009 sẽ có laptop pin chạy 20-40 tiếng
ápinnotebookbắtđầugiảmmạtrực tiếp giá vàng hôm nay标签:
责任编辑:Giải trí
Thầy Minh nguyên là hiệu trưởng Trường THCS Trần Văn Ơn, Quận 1, TP.HCM.
Sau năm 1975, khi miền Nam vừa giải phóng, để kiện toàn bộ máy giáo dục, một loạt cán bộ "hạt giống" được mời về Sở GD-ĐT công tác. Lúc này, đời sống của giáo viên công tác tại cơ sở cực khổ, thiếu thốn mọi bề. Thầy Minh được ông Huỳnh Công Minh - phụ trách công tác đoàn, Sở GD- ĐT mời về phụ trách công đội (sau này ông Huỳnh Công Minh đảm đương tới vị trí giám đốc sở), nhưng thầy từ chối.
Thầy giáo hai lần từ chối về sở giáo dục công tác |
"Lúc này, tôi đang gắn bó với cơ sở với học trò. Các em rất quý mến, nếu về sở không có học trò rất buồn nên tôi đã từ chối" ông Minh kể.
Lần khác là những năm 1990. Lúc này, thầy Minh đang làm hiệu trưởng Trường bồi dưỡng nghiệp vụ giáo dục quận 1. Sở GD-ĐT TP.HCM tiếp tục mời thầy về công tác tại phòng đào tạo nhưng thầy lại tiếp tục từ chối.
Gắn bó với cơ sở, thầy được được rút sang các Trường THCS Chu Văn An rồi Trường THCS Trần Văn Ơn. Thầy được ví von như một người lính cứu hỏa, trường nào có "vấn đề" là có mặt.
Tôi hỏi có lúc nào chạnh lòng khi những người cùng thế hệ về sở công tác đã đảm đương những vị trí rất cao, thậm chí còn đứng đầu ngành giáo dục thành phố, người thầy giáo già từ tốn bảo không quan niệm vị trí cao thấp mà thấy phù hợp với ý thích của mình.
"Tôi cảm thấy mình không thích hợp ở những vị trí chỉ đạo. Tôi làm ở trường để gắn bó với học trò vì quen với chuyện này. Có lẽ vì vậy mà món quà vô giá tôi nhận được dù đã nghỉ hưu, những học trò cách đây 30-40 năm vẫn tìm tới mình".
"Thời của tôi không ai nghĩ tới chuyện cao thấp mà chỉ nghĩ tới nhiệt tâm để cống hiến, đóng góp được gì cho ngành. Ngay cả khi tôi đang ở vị trí hiệu trưởng bồi dưỡng giáo viên của quận, sở lại rút về để chấn chỉnh Trường THCS Chu Văn An ở khu Mả lạng (một thời nổi tiếng khu tệ nạn của thành phố) tôi cũng rất vui. Tôi không nghĩ mình ở vị trí cấp quận mà về cấp trường"- ông nói.
Tuy nhiên, chính điều này khiến thầy Minh nhận được sự tôn kính của nhiều người. Gắn bó với trường lớp, với học trò đã tạo điều kiện cho thầy có nhiều sáng tạo trong dạy học và quản lý.
Thầy giáo luôn sáng tạo
ThầyTrần Mậu Minh là nhà giáo có nhiều đổi mới sáng tạo. Những sáng tạo cách đây 30 của thầy đến nay vẫn còn nguyên giá trị và đang được ứng dụng rộng rãi trong dạy học.
Những năm 1990, công nghệ thông tin chưa phát triển nhưng Sở GD-ĐT TP.HCM đã quyết định mở lớp tin học cho cán bộ cốt cán của các phòng giáo dục sau chuyến tham quan tập huấn ở Singapore. Là người nằm trong diện được học tập, ngay sau khi tiếp thu, thầy Minh - lúc này đang làm Giám đốc phòng thí nghiệm thực hành Quận 1 kiêm hiệu trưởng Trường Bồi dưỡng giáo dục - đã mở Trung tâm tin học Quận 1. Thầy đi xin từng cái máy tính cũ về trang bị cơ sở vật chất cho trung tâm. Sau này Trung tâm tin học Quận 1 chính là cơ sở xử lý các số liệu thi cử của sở giáo dục.
Thầy Minh cũng chính là người khai sinh ra giáo án điện tử - một công cụ dạy học được sử dụng rộng rãi ngày nay. Đó là những năm làm hiệu trưởng Trường THCS Chu Văn An. Lúc này toàn thành phố chưa có trường học nào ứng dụng công nghệ vào giảng dạy thì Trường THCS Chu Văn An nổi lên phong trào giáo án điện tử mà người đi đầu và truyền lửa cho giáo viên chính là vị hiệu trưởng Trần Mậu Minh.
Chính thầy hiệu trưởng đã mở lớp dạy giáo viên cách thiết kế tới soạn bài rồi vận động mua cơ sở vật chất. Việc làm được lan rộng, Phòng giáo dục Quận 1 yêu cầu ông Minh mở lớp cho giáo viên cốt cán của quận, còn Trường THCS Chu Văn An trở thành trường có nhiều giáo án xuất sắc nhất thành phố.
Rời Trường THCS Chu Văn An tới Trường THCS Trần Văn Ơn công tác những năm trước lúc nghỉ hưu, thầy Minh lại là người đưa ra phương pháp dạy học trực tuyến E- Learning và phát triển phương pháp học qua dự án.
Nhưng có lẽ điều đặc biệt nhất phải nhắc tới thầy Minh là người không áp dụng đánh giá học sinh theo Thông tư 08 của Bộ GD-ĐT mà làm theo cách riêng. Lúc làm quản lý các trường, học sinh nào cũng mặc nhiên có hạnh kiểm tốt nhưng các em phải biết cách để bảo vệ điều này. Đầu học kỳ, các em sẽ được tặng 30 điểm tương đương hạnh kiểm tốt nhưng nếu vi phạm thì bị trừ và làm tốt sẽ được cộng.
Có một câu chuyện hài hước thầy kể lại khi áp dụng cách đánh giá này, học trò có nhiều "mẹo" để kiếm điểm cộng. Có những em do vi phạm khiến bị trừ nhiều điểm và sẽ bị hạnh kiểm thấp nên tìm cách để nâng lên bằng cách nhờ bạn đánh rơi tiền rồi nhặt trả lại. Các em báo với giám thị là cộng điểm với lý do"người tốt việc tốt.
"Lúc giám thị phát hiện báo cho tôi nhưng tôi bảo vẫn cộng cho chúng vì dù sao cũng đã biết việc nào nên việc nào không nên để sửa đổi" - ông cười nói.
Với cách đánh giá này, sau một học kỳ em nào được 27 điểm trở lên là hạnh kiểm tốt; 21-27 là khá; 15-21 là trung bình khá, dưới 15 là trung bình. Đầu học kỳ sau, học sinh lại có 30 điểm nên không bị mặc cảm, tự ti.
Thầy Minh bảo, lúc đó chỉ nghĩ những gì có lợi và tốt cho học trò thì làm. Ở trường học có nhiều phong trào nhưng không phải cái nào cũng tốt cho học trò, nhưng có những phong trào tốt thì không thể từ chối.
"Cũng may lúc đó nhiều báo đăng bài ủng hộ nên yên thân. Mà tôi chỉ vận dụng đánh giá hạnh kiểm học sinh thay cho cảm tính bằng đánh giá minh bạch có thưởng, có phạt trên cơ sở hoc sinh tự nhận. Khi học sinh có vi phạm lớn vẫn xử lý theo Thông tư 08 lập Hội đồng kỷ luật nhưng giáo dục là chính. Thường thì tôi cho học sinh thời gian phấn đấu sửa chữa cuối học kỳ ra quyết định hủy quyết định kỷ luật cho học sinh để không ghi vào học bạ"- ông kể.
"Tôi thấy mình sống xứng đáng với đời"
Nghỉ hưu đã 7 năm nay, khi được đề cập tới việc chia sẻ trong những ngày gần 20/11 này, thầy Minh rất ngại. Thầy bảo những rào cản về tuổi tác hơn nữa không muốn về mình.
Thầy giáo hai lần từ chối về sở giáo dục công tác |
Được nhiều trường tư mời về làm quản lý nhưng thầy đều từ chối. Vị thầy giáo già bộc bạch, không phải hết yêu nghề mà sức khỏe không cho phép để nhiệt tâm như xưa. Hơn nữa, 40 năm trong nghề, ông thấy mình đã bỏ bê gia đình quá nhiều. Những năm tháng ấy, cứ 6 giờ sáng ông mang xe ra khỏi nhà, tới 9-10 giờ đêm mới về, nên thấy thiếu trách nhiệm với gia đình. May mắn, người vợ cũng là giáo viên nên có sự đồng cảm với chồng. Còn con gái vì có sở thích riêng nên đã rẽ theo hướng khác.
Dù vậy, thầy Minh bảo có những món nợ vẫn không trả. Đó là lý do hiện nay cứ mỗi dịp tuyển sinh lớp 10, ông lại mày mò phân tích số liệu, tư vấn cho học sinh. Ngay cả những học sinh có vấn đề tâm lý lại tìm tới ông để nghe sẻ chia.
Nhìn lại những việc đã làm, người thầy giáo già bảo cảm thấy hạnh phúc, thấy sống xứng đáng với cuộc đời. Còn với nhiều thế hệ học sinh Sài Gòn, hình ảnh thầy giáo Trần Mậu Minh nhân hậu, thân thiện là cả một thời ký ức.
Lê Huyền
" alt="Người thầy có nhiều sáng tạo không ngừng"/>- Chị đã có một hành trình đến Việt Nam, với tư cách là một nhà thiết kế thời trang quốc tế, chị cảm nhận thế nào về đất nước và con người Việt Nam?
Tôi rất ngạc nhiên và cũng rất vui mừng. Khám phá Việt Nam thật sự là một món quà quý giá. Đối với tôi, là một người sáng tạo và làm công việc cần sự sáng tạo, được tiếp xúc với truyền thống và nền văn hóa của những dân tộc hào phóng và giàu lịch sử như vậy là một đặc ân lớn. Người Việt Nam rất thân thiện, mến khách và hơn hết là hào phóng. Họ có sự tôn trọng lớn với lịch sử và các giá trị văn hóa của mình.
- Chị đã làm việc tại Hà Nội và Huế để tìm hiểu về áo dài và mặc lên người tà áo dài của Việt Nam. Chị cảm nhận thế nào về chiếc áo dài Việt Nam?
Mặc chiếc áo dài truyền thống với những ý nghĩa mà áo dài truyền tải là một điều không thể diễn tả bằng lời... Đó là một trang phục có tiêu chuẩn khắt khe (từ hình dáng đến những ý nghĩa, đặc điểm mà áo dài thể hiện) nhưng đồng thời vẫn rất thanh lịch. Dù vẫn còn ít được biết đến trên thế giới, áo dài vẫn chắc chắn là một trang phục thuộc lĩnh vực nghệ thuật dân gian của đất nước. Đó là trang phục được mặc bởi các hoàng đế và hoàng hậu và áo dài cũng khiến tôi cảm thấy mình quan trọng khi mặc nó.
- Việc thiết kế chiếc áo dài Việt Nam và sản xuất ở Ý bởi các nhà thiết kế Ý thì có điều gì làm chị cảm thấy thú vị?
Tôi có một nhiệm vụ rất quan trọng. Chúng ta cần tôn trọng tà áo dài truyền thống ở đường nét, chi tiết mà hàm chứa ý nghĩa tinh thần và chúng ta cần khiến áo dài mang tính quốc tế, thời trang hơn. Tôi nghĩ tôi sẽ thay đổi một chút, biến áo dài thành một trang phục phù hợp với mọi nhu cầu, từ nghi lễ đến phong cách sống thường ngày, phù hợp với cơ thể và phong cách của bất kỳ phụ nữ nào sẽ mặc nó.
- Chị có chia sẻ điều gì khi làm việc với các nhà thiết kế Việt Nam?
Làm việc với một nhà thiết kế Việt Nam, trong trường hợp này, hoặc từ bất kỳ quốc gia nào khác, giúp tôi học hỏi nhiều hơn, không chỉ từ quan điểm văn hóa mà còn ở khía cạnh kỹ thuật trong thời trang. Thời trang không chỉ là một bộ trang phục đẹp. Thời trang là hiểu những gì ẩn sau bộ trang phục đó và tạo ra nó theo những tiêu chuẩn không chỉ của trí tưởng tượng mà trên tất cả là trí tuệ. Sự so sánh, trao đổi, hợp tác giữa hai nhà thiết kế luôn là yếu tố thuận lợi thúc đẩy tạo ra những sự sáng tạo tuyệt vời.
- Chị có gửi gắm gì đến bạn bè Việt Nam và thế giới khi tham gia cuộc hành trình này?
Tôi hy vọng rằng bất cứ ai may mắn, có cơ hội đến thăm những nơi này và tiếp xúc gần gũi với người dân sẽ có thể hiểu được tính cách và con người nơi đây. Mỗi người trong số họ đều có một câu chuyện để kể và một quá khứ mà họ muốn bảo vệ. Tôi sẽ làm cho những nét truyền thống ấy được biết đến nhiều hơn, thể hiện chúng trên tà áo dài cách tân bằng cách biến chúng thành thời trang và biến chúng thành những tác phẩm nghệ thuật đương đại.
" alt="Biến áo dài thành một trang phục phù hợp với mọi nhu cầu"/>"Không ít gia chủ đã khoe với họ hàng, xóm giềng về việc mời được Thương Tín biểu diễn. Vì vậy khi ông vắng mặt, họ giận dữ, cảm thấy bị mất thể diện. Phần lớn những vụ như vậy, tôi phải nhận hết trách nhiệm dù chưa từng nhận 1 đồng nào từ vai trò quản lý Thương Tín", Tô Hiếu kể.
Trước câu hỏi: "Vì sao Thương Tín thường tự ý bỏ show dù thiếu thốn tiền bạc?", theo Tô Hiếu, ông là kiểu người "sống nay không biết ngày mai", tùy hứng và hành xử không nghĩ đến cảm nhận của người khác.
Tô Hiếu nói thêm: "Đây có thể sẽ là dấu chấm hết giữa tôi và Thương Tín. Tôi sẽ cố gắng liên hệ với anh lần nữa để xác nhận lý do bỏ show. Nếu do bệnh tật, theo tôi có thể thông cảm. Trường hợp anh bỏ show do tùy hứng, sau này tôi không đủ can đảm hỗ trợ anh ấy nhận show diễn nữa".
Thương Tín về quê làm gì, tự nhận show thế nào?Theo nhạc sĩ Tô Hiếu, gần đây Thương Tín vẫn gọi anh - bằng nhiều số điện thoại khác nhau, để hỏi show nhưng đến khi đơn vị đó gọi lại thì không liên lạc được." alt="Tự bỏ show và mất liên lạc đột ngột, Tô Hiếu sẽ chấm dứt với Thương Tín?"/>Tự bỏ show và mất liên lạc đột ngột, Tô Hiếu sẽ chấm dứt với Thương Tín?
Nhận định, soi kèo Venezia vs Hellas Verona, 0h30 ngày 28/1: Đả bại tân binh
Học sinh phổ thông nghỉ hay học ngày thứ 7?
Tranh luận chuyện để học sinh phổ thông nghỉ hay học vào thứ Bảy
Đề nghị các cơ sở giáo dục phổ thông cân nhắc không tổ chức dạy học vào thứ 7 đã được đặt ra trong một phiên họp nghị sự và tiếp tục là mối quan tâm của nhiều phụ huynh.
Hơn 70% số trường THPT ở TP.HCM đã học 2 buổi/ngày và có thể nghỉ học vào thứ 7
Không riêng Trường THPT Lê Qúy Đôn, nhiều trường THPT ở TP.HCM đã cho học sinh nghỉ học chính khóa thứ 7.
Ngay ở các quận trung tâm, dù các trường có số học sinh rất đông, nhưng vẫn nghỉ học chính khóa thứ 7 như THPT Trưng Vương, THPT Nguyễn Thị Minh Khai, THPT Bùi Thị Xuân, THPT Gia Định, THPT Chuyên Lê Hồng Phong.
Dù nghỉ học chính khóa nhung ngày này học sinh vẫn vào trường tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt câu lạc bộ....
Lý do các trường nghỉ học chính khóa thứ Bảy vì học 2 buổi/ngày.
Hơn 70% số trường THPT ở TP.HCM học 2 buổi/ngày nên nghỉ học chính khóa thứ 7 (Ảnh: Lê Huyền) |
TP.HCM đã có quy định dạy hai buổi/ngày đối với cấp THPT. Cụ thể, buổi một dạy không quá 5 tiết, buổi hai không quá 3 tiết, mỗi tuần học không quá 6 ngày. Các trường trung học tổ chức dạy học 2 buổi/ngày phải đảm bảo hoàn thành kế hoạch giáo dục được giao, đảm bảo chất lượng và hiệu quả. Thời lượng dành cho phụ đạo, bồi dưỡng văn hoá và dạy học văn hoá tự chọn không quá 50% số tiết của buổi hai.
Ông Đỗ Minh Hoàng, Chánh văn phòng, Sở GD-ĐT TP.HCM cho hay, hiện tại đã có hơn 70% số trường THPT của TP.HCM đăng ký học 2 buổi/ngày. Do vậy, số trường nghỉ học chính khóa vào thứ 7 của TP.HCM khá nhiều.
"Nói nghỉ học thứ 7 nhưng thực chất là không phải nghỉ. Ngày thứ 7, các em vẫn vào trường, tham gia các hoạt động ngoại khóa hoặc là học thêm, ôn luyện "- ông Hoàng cho biết.
Theo ông Hoàng hiện nay Sở đã có quy định học hai buổi/ngày học sinh sẽ học bao nhiêu tiết chính khóa, bao nhiêu tiết ngoại khóa. Còn giáo viên được theo tiết dạy và ở mức 16-17 tiết/tuần. Đối với các trường học 2 buổi/ngày, việc nghỉ ngày thứ 7 hoàn toàn có thể thực hiện được. Với những trường học 1 buổi/ngày, do lịch học đã kín mít từ đầu đế cuối tuần nên không thể nghỉ học thứ 7.
Trước câu hỏi: "Dù thuộc Sở GD-ĐT nhưng những trường THPT nằm ở các địa bàn "nóng" về dân số có đảm bảo cơ sở vật chất cho nghỉ học thứ 7 không?", ông Hoàng cho rằng, số học sinh cấp 3 của thành phố tương đối đồng đều, thậm chí dù trường nằm ở vị trí nằm ở quận "nóng" dân số nhưng lượng học sinh lại rất ít. Mặt khác cơ sở vật chất cũng tương đối tốt nên có thể nghỉ học thứ 7.
Được hay không phụ thuộc vào cơ sở vật chất
Ông Nguyễn Hữu Tài, Trưởng phòng khảo thí và Kiểm định chất lượng Sở GD-ĐT Tây Ninh, cho rằng học sinh THPT có thể nghỉ học chính khóa vào thứ 7 nếu trường lớp có cơ sở vật chất tốt.
Với những trường đảm bảo cơ sở vật chất thực hiện đầy đủ 40 tiết/tuần nghỉ vào thứ 7 là đương nhiên. Với trường cơ sở vật chất không đủ, phải học luân phiên hoặc theo ca bắt buộc phải học cả thứ 7 mới đảm bảo chương trình.
Ông Tài cho rằng, theo chương trình hiện hành, tùy đặc thù của từng trường về cơ sở vật chất và giáo viên để quyết định điều này. Tuy nhiên để đươc nghỉ ngày thứ 7, chắc chắn học sinh sẽ phải học dồn buổi chiều, hoặc co cụm giờ giấc hoặc học qua buổi khác..
Theo hiệu trưởng một trường tại quận 1, TP.HCM, hiện nay có hai loại trường là trường học 2 buổi/ngày và học 1 buổi/ngày. Đối với trường học hai buổi/ngày, học sinh sẽ học chính khóa từ thứ Hai tới thứ Sáu xuyên suốt buổi sáng, ngoài ra học thêm hai buổi chính khóa vào buổi chiều. Như vậy thời gian buổi chiều còn lại đã học bổ trợ, học tăng cường, ngoài khóa nên hoàn toàn nghỉ học chính khóa vào thứ 7.
Với những trường học 1 buổi/ngày có thể do không đủ phòng học, học sinh phải chia ca nên thời gian bố trí khung chương trình sẽ phải học trái tiết một số buổi.
"Một trường học nếu có 40 lớp nhưng chỉ có 20 phòng học sẽ rất khó để bố trí nghỉ vào ngày thứ 7. Do vậy, với trường học một buổi/ngày nhưng số lớp và số phòng học không tương ứng sẽ không thể nghỉ học vào thứ 7"- bà khẳng định.
Cũng theo bà, hiện tại trường THPT nơi bà làm Hiệu trưởng học hai buổi/ ngày nên đã nghỉ được chiều thứ 6 và ngày thứ 7 để học sinh tự do tham gia các hoạt động ngoại khóa.
Vị hiệu trưởng này cho biết, theo phân phối chương trình của Bộ GD-ĐT hiện nay trung bình một tuần cho học sinh THPT từ 31-32 tiết/tuần. Tại trường bà, thông thường học sinh học 31-33 tiết/tuần. Như vậy, bố trí học từ thứ 2-6 học với thời lượng khoảng 4 tiết/ buổi thì phải bố trí thêm hai buổi chiều.
Bà cũng cho hay, hiện nay TP.HCM đang xin chủ trương thực hiện khung chương trình của thành phố, không theo quy định của Bộ GD-ĐT nhưng vẫn đảm bảo đủ chương trình và kịp tiến độ, nên việc nghỉ học thứ 7 hoàn toàn thực hiện được.
Còn ông Hà Hữu Thạch, Hiệu trưởng THPT Lê Quý Đôn, Quận 3, TP.HCM đưa ra quan điểm, nên giao quyền chủ động cho nhà trường về việc học hay nghỉ ngày thứ 7. Bởi dù nghỉ học chính khóa nhưng ngày này học sinh vẫn tới trường sinh hoạt kỹ năng, học năng khiếu.
Ông Thạch cho biết tính cả chính khóa và ngoại khóa, học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn học khoảng 40-44 tiết/tuần. Số tiết này thực hiện theo tiêu chuẩn hội nhập quốc tế vì ngoài học chính khóa học sinh phải học tiếng Anh, học tăng cường một số bộ môn. Tuy nhiên số tiết này chia cho các ngày từ thứ 2- 6 vẫn đủ thời gian, nên ngày thứ 7 học sinh nghỉ.
Lê Huyền
" alt="Nghỉ học chính khóa vào thứ 7 có được không?"/>Kumiko Makihara - tác giả của cuốn sách nổi tiếng tên "Dear Diary Boy" - là một bà mẹ đơn thân nhận con nuôi từ Kazakhstan. Để con trai có môi trường học tập tốt, hai mẹ con đã chuyển tới Tokyo, Nhật Bản. Nhờ những kỹ năng tuyệt vời mà giáo dục Nhật mang lại, con trai cô có thể sẵn sàng đối mặt với bất cứ thử thách nào ở môi trường đa văn hóa và phức tạp như Mỹ.
Dưới đây là những dòng chia sẻ được cô đăng tải trên trang Washington Post.
Là mẹ của một sinh viên năm nhất, tôi chia sẻ mối lo lắng này với những bậc cha mẹ có con đang trong độ tuổi, chẳng hạn như “Liệu con có theo kịp các bạn trong lớp không” hay “Có nên tham gia vào đội bóng của trường hay không?”. Nhưng có rất nhiều điều tôi không lo lắng về con mình như việc kết bạn, sống độc lập và đứng lên từ thất bại.
Đây là cách trường tiểu học ở Tokyo đã chuẩn bị cho con trai tôi để con sẵn sàng đương đầu với những thách thức của đại học ở Mỹ.
Luôn biến mình thành một phần của cộng đồng
Một từ con được học tại trường là "rentai", có nghĩa là tình đoàn kết. Ngay từ những ngày đầu tiên đi học, con luôn được nhắc nhở rằng mình là thành viên của một tập thể.
Mỗi khi bắt đầu một mối quan hệ mới, "Aisatsu" là câu chào hỏi được dùng. Từ này nhấn mạnh vào tinh thần đồng đội giúp con học cách chấp nhận lẫn nhau, hòa nhập với các thành viên trong tập thể. Từ đó tất cả học sinh đều có một bước đệm hoàn hảo, sẵn sàng làm quen với môi trường đại học một cách suôn sẻ.
Làm thay công việc của lao công
Tại Nhật Bản không hề có tư tưởng học sinh đến trường chỉ để học. Học sinh Nhật phải tự dọn lớp học thay công việc của những lao công. Một trong những đồ vật học đầu tiên tôi phải chuẩn bị cho con trai là một miếng vải bụi. Đó là tấm vải nhỏ có mũi khâu chạy theo đường chữ X để tạo độ bền. Tấm vải này được treo cạnh bàn học ở lớp để làm vệ sinh hàng ngày.
Ngoài ra, khi quay lại trường sau kỳ nghỉ hè hay nghỉ lễ, học sinh Nhật phải mang theo găng tay để nhổ cỏ, đồng thời mang sẵn khăn để lau mồ hôi. Vì vậy, khi lên đại học, việc giữ phòng ký túc xá luôn gọn gàng trở thành một điều quá dễ dàng đối với các con.
Tự xử lý xung đột
Khi bắt đầu vào lớp 1, con trai tôi phải tự tìm nơi trú ẩn để tránh một cậu bé lớp trên bắt nạt. Cũng có lúc, con xảy ra xô xát lăn lộn trên sàn lớp học. Tuy nhiên, các giáo viên không can thiệp trừ khi thấy sắp xảy ra chấn thương về thể chất hoặc tâm lý.
Triết lý của trường học là để trẻ tự giải quyết các vấn đề của bản thân. Nhờ điều này, chúng có thể xử lý tranh chấp với bạn cùng phòng ở ký túc xá khi vào đại học.
Xử lý sự cố
Các trường học Nhật Bản luôn có rất nhiều chương trình nhằm cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề của học sinh. Trường học của con trai tôi thường tổ chức những lớp học này để học sinh trồng củ cải hay cấy lúa. Học sinh phải ghé cửa hàng ở địa phương và tự tính toán thu chi, mua sắm mọi thứ.
Lên lớp 6, học sinh được chọn một dự án riêng kéo dài cả năm cho bản thân mình. Khi đó, con tôi nghiên cứu về Thế chiến thứ II. Và thế là tôi phải đưa con đến một khu căn cứ quân sự cũ để quan sát thực tế. Những điều này thực sự hữu ích vì vào đại học, khi gặp khó khăn, con luôn biết cách tìm ra các giải pháp sáng tạo.
Tự đi học mà không cần ai đưa đón
Tất cả trẻ em Nhật Bản đều đi học một mình mà không cần cha mẹ đưa đón. Con trai tôi theo học một trường tư thục cách nhà 90 phút đi bộ. Năm 6 tuổi, con đã tự mình bắt hai chuyến tàu và một chuyến xe buýt để đến trường.
Tại đây, phụ huynh không được phép đi cùng con sau ba tuần đầu tiên của lớp 1. Cũng có lúc, con ngủ thiếp đi và để lỡ điểm dừng. Mỗi lần như vậy lại trở thành một chuyến phiêu lưu. Con phải tự tìm kiếm nhân viên hướng dẫn hay tập dùng điện thoại công cộng. Do vậy, giờ đây con có thể dễ dàng tìm đường quanh khu vực trường đại học hoặc xa hơn thế.
Học sinh tự học cách tổ chức và quản lý thời gian
Trẻ em Nhật Bản theo dõi quá trình học tập của bản thân bằng cách chép lại danh sách bài tập về nhà trên bảng, lập bảng những việc cần ghi nhớ và hệ thống chúng lại trong đầu.
Đồ dùng học tập của học sinh Nhật luôn được đặt ngay ngắn trên bàn, bên cạnh sách giáo khoa và đồng phục thể dục. Mỗi tối, con trai tôi sẽ chọn những món đồ từ đây và cho vào cặp sách để chuẩn bị cho ngày hôm sau. Nếu quên thứ gì đó, giáo viên sẽ yêu cầu học sinh phải tự suy ngẫm về sự bất cẩn của cá nhân có thể gây bất tiện cho người khác. Kỹ năng này giúp con lên kế hoạch tốt hơn trong tương lai.
Phải ăn hết những thức có trên bàn ăn
Mọi đứa trẻ ở trường học Nhật Bản đều phải ăn hết những thứ được phục vụ trong bữa trưa, trừ khi chúng bị dị ứng. Để thừa thức ăn bị xem là lãng phí và thiếu tôn trọng người nấu.
Con trai tôi được học cách nấu ăn ở trường, thái và hầm củ cải do chúng trồng được và thực hành gọt táo sao cho lớp vỏ không bị đứt đoạn. Năm lớp 6, con trai tôi đã thể nấu một bữa ăn với đầy đủ món y như 1 đầu bếp thực thụ.
Tính nhẫn nại
Các trường tiểu học ở Tokyo yêu cầu học sinh phải hoàn thành chặng bơi 1-2 km trước khi tốt nghiệp. Đó là kỳ tích đối với những đứa trẻ thành phố bởi việc bơi ếch trong dòng nước có thể chứa nhiều sứa không hề đơn giản. Bơi lội không chỉ là kỹ năng sinh tồn mà còn giúp học sinh rèn luyện sự nhẫn nại, kiên trì.
Thất bại ở đâu, đứng lên ở đó
Lúc mới đi học, con trai tôi thường bị bạn bè chế nhạo vì là người nước ngoài. Thậm chí, khi nhận điểm kém, con còn bị bạn bè dán giấy lên để trêu nhọc. Con cũng ít khi nhận được giấy khen vì người ta chỉ khen thưởng vì thành tích chứ không ai khen vì sự nỗ lực.
Nhờ đó, con trai tôi học được rằng, lựa chọn duy nhất là sống chung với lũ và đương đầu với những thiếu sót của mình. Nó chấp nhận thực tế và có khả năng đứng lên từ những thất bại.
Tất nhiên, có rất nhiều điều tôi không thể đưa vào danh sách này. Sẽ có rất nhiều thách thức không lường trước con phải đối mặt trong tương lai. Nhưng nhờ những gì học được từ trường tiểu học Nhật Bản, con có thể sẵn sàng theo học tại một trường đại học Mỹ.
Thúy Nga (Theo Washington Post)
Hành động nhỏ nhưng vô cùng đáng trân trọng của trẻ em Nhật trong hoàn cảnh này cho thấy cha mẹ, thầy cô và nền giáo dục Nhật Bản đã làm tốt công việc của mình đến mức nào.
" alt="9 điều trường tiểu học Nhật Bản trang bị cho trẻ"/>Tóm tắt
Theo đánh giá của HoREA, lĩnh vực này đến nay vẫn không thu hút được lượng lớn doanh nghiệp BĐS tham gia phát triển, mặc dù chính sách dành riêng cho nhà ở xã hội được Chính phủ quan tâm. Nhiều doanh nghiệp xin chủ trương chuyển đổi nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội đã phải rút lại hồ sơ do chờ đợi quá lâu, trải qua nhiều cấp thẩm định.
Đối với gói tín dụng 30.000 tỷ đồng, theo HoREA cần phải xem xét cho gia hạn thời hạn giải ngân gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng lên ít nhất 60 tháng (5 năm), tức đến hết ngày 31/05/2018.
Hiệp hội BĐS Tp.HCM (HoREA) vừa công bố báo cáo tình hình và kết quả thực hiện chương trình phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn Tp.HCM,.
Thủ tục rườm rà làm giảm lợi nhuận
Theo đó, kết quả giải ngân gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng cho các dự án nhà ở xã hội và các dự án nhà ở thương mại quy mô vừa và nhỏ, có giá bán dưới 1,05 đồng/căn hộ, đến ngày 15/9/2015, toàn quốc mới đạt được trên 26% là quá thấp, quá chậm và chưa đạt như kỳ vọng.
Tại Tp.HCM, tính đến cùng thời điểm trên các ngân hàng thương mại đã ký cam kết tín dụng 4.390,55 tỷ đồng với 5.644 khách hàng (gồm 5 khách hàng doanh nghiệp với giá trị 1.208 tỷ đồng; 5.639 khách hàng là cá nhân, hộ gia đình với giá trị 3.182,55 tỷ đồng). Đến nay đã giải ngân được 2.562,85 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 8,54% gói tín dụng ưu đãi. Trong đó, có 1.921,27 tỷ đồng cho cá nhân, hộ gia đình vay; 641,58 tỷ đồng cho 5 khách hàng doanh nghiệp vay.
Thời gian qua, thành phố đã xem xét, giải quyết cho đầu tư hàng chục dự án nhà ở xã hội mới, cũng như cho chuyển đổi nhiều dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội, đồng thời với việc cơ cấu lại căn hộ lớn thành căn hộ vừa và nhỏ. Hiện một số nhà đầu tư trong các khu công nghiệp đang xin chủ trương đầu tư xây dựng dự án nhà ở lưu trú cho công nhân vì đây là một nhu cầu rất lớn.
Tuy nhiên, theo đánh giá của HoREA, lĩnh vực này đến nay vẫn không thu hút được lượng lớn doanh nghiệp BĐS tham gia phát triển, mặc dù chính sách dành riêng cho nhà ở xã hội được Chính phủ quan tâm. Nhiều doanh nghiệp xin chủ trương chuyển đổi nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội đã phải rút lại hồ sơ do chờ đợi quá lâu, trải qua nhiều cấp thẩm định.
Một lý do nữa của việc này là dự án nhà ở xã hội phải được kiểm toán, do vậy có một số chi phí thực của doanh nghiệp đã bỏ ra nhưng không được tính đủ. Lợi nhuận định mức cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội được tính khoảng 10%, do vậy lợi nhuận thực nhận của doanh nghiệp thực tế thấp hơn, thậm chí có trường hợp bị lỗ.
HoREA đưa ra ví dụ: Dự án nhà ở xã hội tại phường Thảo Điền của Công ty Thủ Thiêm có khoảng 1.900 m2 đất được chủ đầu tư mua lại quyền sử dụng đất của dân vào năm 2004 với giá khoảng 2,5 triệu đồng/m2. Hiện nay, giá đất theo bảng giá đất của Thành phố tại khu vực này khoảng 12 triệu đồng/m2, giá thị trường khoảng trên 20 triệu đồng/m2, nếu lấy giá cũ 2,5 triệu đồng/m2 của năm 2004 để tính giá thành dự án nhà ở xã hội thì sẽ rất thiệt thòi cho chủ đầu tư, và khó động viên chủ đầu tư tiếp tục tham gia chương trình phát triển nhà ở xã hội.
Đề xuất lập Tổng cục phát triển nhà ở xã hội
Đứng trước thực trạng trên, HoREA kiến nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định thay thế Nghị định 188/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 về phát triển nhà ở xã hội để thực hiện Luật Nhà ở 2014. Đặc biệt, cần xác định nguồn vốn tín dụng dài hạn, ổn định để thực hiện chương trình phát triển nhà ở xã hội.
Quan trọng hơn hết, HoREA cho rằng cần có cơ quan điều phối cấp quốc gia như mô hình "Tổng cục phát triển nhà ở xã hội" để quản lý và thực hiện hiệu quả chương trình này.
Theo HoREA, do nguồn ngân sách có hạn, đề nghị ngân sách nhà nước chỉ nên tập trung đầu tư cho 2 chương trình nhà ở xã hội cụ thể là chương trình nhà ở xã hội cho thuê; và chương trình nhà ở xã hội thuê mua (bán trả góp dài hạn).
Đối với loại nhà ở xã hội xây xong rồi bán thu tiền ngay thì nên hoàn thiện cơ chế chính sách riêng để mời gọi các doanh nghiệp, các nguồn lực trong và ngoài nước tham gia theo phương thức xã hội hóa. Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp làm các dự án nhà ở thương mại quy mô vừa và nhỏ, có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2. Nếu có cơ chế, chính sách hỗ trợ về tiền sử dụng đất, tín dụng, thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp... thì còn có thể giảm giá bán loại nhà này cho người thu nhập thấp đô thị, và có thể xem đây là loại hình nhà ở xã hội theo phương thức hợp tác công - tư hiệu quả nhất
Đối với gói tín dụng 30.000 tỷ đồng, theo HoREA cần phải xem xét cho gia hạn thời hạn giải ngân gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng lên ít nhất 60 tháng (5 năm), tức đến hết ngày 31/05/2018. Lãi suất cho vay gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng hợp lý nhất là 4% - 4,5% áp dụng cho năm 2016 đối với nhà ở thương mại có giá bán dưới 1,05 tỷ đồng. Đối với nhà ở xã hội thì đề nghị mức lãi suất là 3 - 3,5% để phù hợp với thu nhập phổ biến của các đối tượng và thực tế tình hình kiểm soát lạm phát của Nhà nước.
HoREA kiến nghị giảm bớt thủ tục cho người mua nhà - Theo quy định hiện nay, thời hạn cho vay của gói tín dụng ưu đãi là 15 năm áp dụng cho cả nhà ở thương mại và nhà ở xã hội. Hiệp hội kiến nghị đối với nhà ở xã hội thì thời hạn cho vay là 20 năm thì hợp lý và phù hợp khả năng tài chính của người mua nhà và thông lệ quốc tế. Ân hạn 3 năm đầu người tiêu dùng chưa phải trả lãi vay và nợ gốc; - Đề nghị bổ sung đối tượng: các cặp vợ chồng mới kết hôn; người mới mua căn nhà đầu tiên; người lao động ngoại tỉnh chưa có hộ khẩu thường trú cũng được vay gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng. - Chính phủ, Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước cho phép đối tượng mua nhà ở xã hội cũng không phải chứng minh thu nhập vì trên thực tế khi mua nhà ở xã hội thì người mua đã dùng chính căn hộ này để thế chấp cho hợp đồng mua căn nhà này, và dự án nhà ở xã hội hình thành trong tương lai khi chủ đầu tư bán cho người tiêu dùng vẫn phải thực hiện bảo lãnh ngân hàng theo điều 56 Luật Kinh doanh bất động sản… |
Theo Nguyên Minh(Trí thức trẻ)
Thông tin rao bán nhà ở xã hội trên mạng: Người dân cần cảnh giác" alt="Vì sao doanh nghiệp BĐS “lơ” đầu tư nhà ở xã hội?"/>