Ngày ngủ 3 tiếng
Theo So Japan, các mangaka (họa sĩ sáng tác manga) đối mặt với thời hạn công việc ngặt nghèo, đặc biệt với những bộ truyện thu hút lượng fan lớn.
Oda nổi tiếng là người nghiện công việc và ít khi nghỉ ngơi trong gần 30 năm qua. Ông luôn vẽ mới mọi khung hình, không bao giờ sao chép lại và tự vẽ hầu hết các nhân vật, có rất ít trợ lý.
Họa sĩ sinh ngày 1/1/1975 có lịch làm việc "điên rồ". Khoảng thời gian nghỉ duy nhất dành cho ăn, ngủ và đi vệ sinh. Một ngày điển hình của Oda: dậy lúc 5h sáng, làm việc cả ngày, đi ngủ lúc 2h sáng hôm sau.
Lịch trong tuần sẽ như sau: Thứ hai tới thứ tư: Lập bố cục và hội thoại nhân vật; Thứ năm tới thứ bảy: Vẽ; Chủ nhật: Tô màu và các nhiệm vụ khác.
Vì quá say mê công việc, Oda đã khiến các fan lo lắng. Họa sĩ người Nhật phải nhập viện khiến One Piecebị chậm xuất bản ít ngày.
Ngay sau đó, ông đã gửi thư xin lỗi bạn đọc: "Tôi đã làm hỏng việc. Tôi gạt bỏ bệnh tật sang một bên đến nỗi tình trạng trở nên tồi tệ. Xin lỗi tất cả độc giả đã chờ đợi các chương mới. Nhưng hiện tại, tôi phải trải qua quá trình điều trị đau đớn. Câu chuyện trong One Piece sắp sang một phần mới, vì vậy tôi muốn các bạn đọc chương tiếp theo càng sớm càng tốt. Tôi biết hai tuần dài như thế nào, nhưng xin hãy đợi thêm một chút nữa".
Đôi khi, ông cũng có ngày nghỉ hiếm hoi nhưng vẫn xoay quanh manga. “Tôi gặp gỡ trợ lý cũ, các họa sĩ khác và bạn bè, những người đã giúp đỡ tôi. Chúng tôi trò chuyện về những gì đã làm”, Oda chia sẻ.
Ông cưới vợ là cựu diễn viên, người mẫu Chiaki Inaba vào năm 2004. Do lịch trình bận rộn của Oda, hai người chỉ gặp nhau một tuần một lần. Họ có hai con gái (sinh năm 2006 và 2009) và thường đi nghỉ nước ngoài mỗi năm một lần.
Tiền nhiều để làm gì?
Xung quanh Oda là một bức màn bí ẩn. Khi còn trẻ, ông từng xuất hiện trong một số bức ảnh. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tác giả không muốn lộ diện nữa.
Dù vậy, ông lại khá hào hứng khi chia sẻ về không gian sống và làm việc. Kiếm được khoản tiền khổng lồ nhưng quá bận rộn, Oda dường như không có thời gian tiêu tiền. Sở thích lớn nhất có lẽ là trang trí những món đồ kỳ dị cho ngôi nhà ở TP Kumamoto cũng là nơi ông sinh ra.
Trong chương trình của Fuji TV, Oda xuất hiện nhưng giấu mặt dưới hình của Luffy và giới thiệu về đồ đạc trong nhà. Một vài fan của One Piece cũng có cơ hội khám phá trực tiếp không gian mơ ước.
Tay nắm mở cửa nhà Oda là một chiếc bánh lái thuyền. Bên trong có các tủ sách chất đầy sổ tay với bản phác thảo, ghi chú về One Piece, kỷ vật, đồ lưu niệm. Khuôn mặt của Luffy xuất hiện dày đặc trên bảng.
Nhưng ấn tượng hơn cả là những món đồ trang trí. Trong đó có bức tượng Lý Tiểu Long to bằng người thật, mô hình hươu cao cổ, đầu hổ, kẻ hủy diệt, tàu hỏa mini, máy gắp đồ chơi. Quầy bar có máy làm bắp rang bơ. Trong phòng tắm có mô hình cá mập.
Không ai rõ từ đâu Oda lại có tất cả những món đồ trên. Nhưng không gian sống cho thấy cách ông nghĩ ra tất cả những chi tiết sáng tạo khác thường trong bộ truyện.
Oda còn được biết tới là một người tích cực tham gia đóng góp cho cộng đồng. Ông đã quyên góp 8 triệu USD cho tỉnh Kumamoto sau khi nơi đây hứng chịu trận động đất gây thiệt hại nặng nề vào năm 2014, làm hỏng lâu đài Kumamoto - biểu tượng của địa phương. Trong đó, 5 triệu USD quyên góp dưới tên Luffy.
Ông đã hợp tác với Pokemon Go để gây quỹ cho dự án hồi sinh Kumamoto vào năm 2019. Hình ảnh Pikachu đội mũ rơm với dải ruy băng đỏ đã trở nên quen thuộc với các game thủ.
Đề thi minh họa môn Sinh học |
Về cấu trúc đề
Giống như những năm trước đề thi môn Sinh vẫn nằm trong chương trình lớp 12, như vậy không có gì thay đổi. Các học sinh ôn tập môn Sinh vẫn giữ nguyên lượng kiến thức mình học. Để bổ trợ cho kiến thức ở lớp 12 kể trên, các thí sinh cần học lại một lượng kiến thức của chương trình lớp 10, đó là phần: Thành phần hóa học của tế bào, cấu trúc tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân, những nội dung kiến thức đó sẽ bổ trợ cho phần cơ chế di truyền và biến dị, tính quy luật của hiện tượng di truyền ở chương trình lớp 12.
Về phân bố ma trận đề
Thông qua việc đánh giá mức độ thông hiểu/vận dụng/vận dụng cao tôi có thể đưa ra ma trận đề được rút ra từ đề thi minh họa theo bảng dưới đây:
Hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Tổng | |
Cơ chế di truyền và biến dị | 2 | 4 | 3 | 9 |
Tính quy luật của hiện tượng DT | 1 | 6 | 3 | 10 |
Di truyền Quần thể | 3 | 1 | 4 | |
Di truyền người | 1 | 1 | 2 | |
Di truyền học ứng dụng | 1 | 1 | ||
Tiến hóa | 4 | 4 | ||
Sinh thái | 4 | 4 | 2 | 10 |
Tổng | 12 | 18 | 10 | 40 |
Qua ma trận này cho thấy, xu hướng ra đề của Bộ không còn tập trung nhiều ở mức độ hiểu/biết - thang thấp nhất của quá trình học tập mà tập trung nhiều ở mức độ vận dụng và vận dụng cao.
Về độ khó, 12 câu ở mức độ hiểu có thể coi là dễ thở với thí sinh, trong số 18 câu vận dụng có khoảng 8-10 câu ở mức độ tương đối dễ, điều này đồng nghĩa với việc khoảng 50% số câu hỏi giúp các thí sinh vượt qua mục đích xét tốt nghiệp. Tổng số nội dung hiểu và vận dụng (có thể coi là dễ và trung bình) chiếm khoảng 30 câu với số điểm 7,5 điểm. Các học sinh học tập ở mức độ hiểu sách giáo khoa và sách bài tập hoàn toàn có thể với tới điểm số này. Ở 10 câu mức độ vận dụng cao (phần lớn nằm ở 10 câu cuối) sẽ là thử thách đối với học sinh để có thể đạt được 2,5 điểm còn lại.
Về xu hướng ra đề
Có 3 điểm thay đổi trong đề thi THPT Quốc gia 2017 so với 2016 có thể thấy:
- Số lượng câu hỏi: 40 (giảm 10 câu)
- Thời gian làm bài: 50 phút (giảm 40 phút)
- Lồng ghép thi 3 môn thi trong 1 đề thi Khoa học Tự nhiên.
Thời gian làm bài trung bình cho mỗi câu hỏi giảm đi đáng kể so với năm trước, có thể nói trong kỳ thi này, thời gian là kẻ thù của thí sinh vì cảm giác thời gian sẽ trôi rất nhanh.
Do sự thay đổi trên, đề thi không còn các câu lồng ghép nhiều lớp tính toán vào 1 câu hỏi, thay vào đó phần nhiều câu hỏi cho thấy tính suy luận từ bản chất các hiện tượng Sinh học. Điều này là đúng và đúng lộ trình cho việc thi tổng hợp các môn khoa học tự nhiên theo lộ trình mà Bộ đã đưa ra. Các thí sinh chuyển từ khối A truyền thống sang thi thêm môn Sinh cũng đòi hỏi hiểu bản chất thực sự của môn Sinh học nếu muốn đạt điểm cao, chứ không còn lợi thế về tư duy toán học so với các năm trước.
Thí sinh cần làm gì để vượt qua?
Các em vẫn giữ vững cấu trúc kiến thức học tập đã đề ra từ đầu một cách bình thường, vì môn Sinh không hề có sự biến động về khối lượng kiến thức như một số môn khác.
Học hiểu bản chất của môn Sinh học và các quá trình sinh học, từ đó vận dụng vào giải quyết các câu hỏi trắc nghiệm trong sách bài tập và nếu có điều kiện tham khảo thêm các bài tập trong các sách tham khảo và trên mạng internet.
Ôn tập tổng hợp, xây dựng hệ thống kiến thức của mình thành những khối kiến thức để ghi nhớ một cách dễ dàng hơn. Nên sử dụng sơ đồ tư duy, sơ đồ hình cây để ghi nhớ kiến thức.
Luyện tập làm bài tập tự luận nhiều để hiểu bản chất Sinh học, rèn luyện các bài tập trắc nghiệm và luyện đề các đề tương đương đề thi minh họa và khó hơn đề thi minh họa để tăng kỹ năng làm bài thi của mình.
Làm đề thi môn Sinh cùng với Vật lí và Hóa học theo đúng cách thức mà Bộ yêu cầu để đảm bảo thời gian, tốc độ làm bài một cách ổn định nhất.
Bằng cách hiểu rõ mình cần phải học cái gì, có chiến thuật ôn tập và rèn luyện kỹ năng làm đề, tôi tin rằng các em có thể thích ứng với mọi sự biến động của đề và hình thức thi. Chúc các em có một năm học thành công và có kỳ thi THPT Quốc gia 2017 toại nguyện.