![“Bộ kỹ năng số” là giải pháp quan trọng để bảo vệ trẻ em trên mạng](<p>Nhiều nguy cơ rình rập trẻ em trên mạng</p><p>Ngày 28/5, tại Hà Nội, Bộ TT&TT chủ trì, phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp quốc (UNICEF) tại Việt Nam tổ chức hội thảo lấy ý kiến góp ý xây dựng Đề án “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng” giai đoạn 2020-2025.</p><p>Hội thảo nhằm tiếp tục lấy ý kiến rộng rãi của các bộ, ngành, cơ quan chức năng, tổ chức chính trị và tổ chức quốc tế hoạt động vì trẻ em trên lãnh thổ Việt Nam trước khi trình Thủ tướng Chính phủ vào tháng 6/2020.</p><table><tbody><tr><td><center><img class=)
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng phát biểu khai mạc hội thảo (Ảnh: Vân Anh) |
Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng, Trưởng ban soạn thảo Đề án đã dẫn số liệu năm 2019 của UNICEF và Liên minh Viễn thông thế giới (ITU) cho thấy, hiện nay thế giới có hơn 2,2 tỷ người dưới 18 tuổi và cứ 3 người truy cập Internet thì có 1 trẻ em. Việt Nam hiện có hơn 24 triệu trẻ em dưới 16 tuổi.
“Đây là thế hệ đón nhận nhanh nhất và đồng thời, chịu tác động mạnh mẽ nhất của công nghệ và Internet, đặc biệt khi công nghệ, Internet đã len lỏi vào mọi khía cạnh của cuộc sống”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Thứ trưởng cũng chỉ rõ, trong cuộc sống thực, trẻ em được bảo vệ bởi nhiều thiết chế như gia đình, họ hàng người thân cho đến nhà trường, trung tâm chăm sóc và hỗ trợ trẻ em... Tuy nhiên, trên môi trường mạng,hiện còn thiếu rất nhiều thiết chế để bảo vệ trẻ em như cách chúng ta làm trong cuộc sống thực. Bất kỳ một trẻ em nào truy cập Internet đều chịu nhiều nguy cơ tiềm ẩn từ việc bắt nạt trên mạng (cyberbullying), dụ dỗ qua mạng (grooming), lừa đảo qua mạng hay thậm chí là bị tấn công, xâm hại tình dục qua môi trường mạng.
Số liệu của Cục Trẻ em, Bộ LĐTB&XH cho hay, sau gần 16 năm hoạt động, Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111 đã nhận được trên 4 triệu cuộc gọi đến và số cuộc gọi tăng đều hàng năm. Tỷ lệ cuộc gọi đến Tổng đài 111 đến nay đã tăng 1,68 lần so với giai đoạn trước. Đặc biệt, trong 5 tháng đầu năm 2020, đã có đến hơn 230.000 cuộc gọi đến Tổng đài để được tư vấn, hỗ trợ, can thiệp.
Chia sẻ tại hội thảo, đại diện A05, Bộ Công an cho biết, số vụ việc phản ánh về tội phạm mà cơ quan này tiếp nhận hàng năm chỉ khoảng hơn 1.000 vụ, tuy nhiên trong đó số lượng vụ việc về tội phạm xâm hại trẻ em trên môi trường mạng ngày càng chiếm tỷ lệ lớn hơn. Tội phạm cũng đang chuyển dần lên môi trường mạng.
![“Bộ kỹ năng số” là giải pháp quan trọng để bảo vệ trẻ em trên mạng](https://vnn-imgs-a1.vgcloud.vn/ict-imgs.vgcloud.vn/2020/05/28/13/bo-tt-3.jpg) |
Theo Phó trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam Lesley Miller, hội thảo đánh dấu sự khởi đầu cho mối quan hệ đối tác mới giữa Bộ TT&TT và UNICEF để kết nối trẻ em Việt Nam với thế giới thông tin, giúp các em có thể sử dụng Internet một cách an toàn hơn (Ảnh: Vân Anh) |
Bà Lesley Miller, Phó Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam cũng cho rằng, bên cạnh những cơ hội, Internet, CNTT cũng đang đưa đến nhiều những thách thức, mặt trái. Các nền tảng mạng tạo ra cách mạng với cuộc sống của trẻ em, song đồng thời cũng mang lại những lạm dụng và khai thác trẻ em kinh khủng nhất.
Minh chứng cho đánh giá của mình, bà Lesley Miller thông tin, trên toàn thế giới, vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, luôn có 750.000 kẻ rình mò tình dục trẻ em trực tuyến. Số hình ảnh xâm phạm tình dục trẻ em được tải lên trên Internet mỗi ngày cũng đạt con số gần tương tự, trong đó có trẻ em dưới 2 tuổi.
“Là cha mẹ, tôi thấy điều này thực sự đáng sợ. Là Phó trưởng UNICEF Việt Nam, tôi thấy rất đáng lo ngại. Và tôi nhấn mạnh tất cả chúng ta – cần hành động cấp bách”, bà Lesley Miller chia sẻ.
Tại Việt Nam, bà Lesley Miller nhận định, lạm dụng và bóc lột trẻ em đang ngày càng gia tăng: “Tôi không thể cung cấp cho các bạn một con số chính xác bởi vì chưa có đủ dữ liệu - và chúng tôi phải khắc phục điều đó - nhưng con số là đang gia tăng”.
“Bộ kỹ năng số” là giải pháp quan trọng của Đề án bảo vệ trẻ em
Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng cho biết, thực hiện Chương trình công tác năm 2020 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ TT&TT đang chủ trì, phối hợp với các Bộ: LĐTB&XH, GD&ĐT, Công an và các cơ quan liên quan xây dựng Đề án “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng” giai đoạn 2020-2025.
Đề án được xây dựng nhằm hai mục đích: Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng - Bảo vệ bí mật cá nhân, đời sống riêng tư và các quyền khác của trẻ em khi trẻ em tiếp cận thông tin, tham gia các hoạt động trên môi trường mạng; Hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên không gian mạng, thông qua việc kêu gọi các doanh nghiệp công nghệ chung tay tham gia phát triển các ứng dụng, sản xuất các nội dung bổ ích giúp trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng.
“Ý thức được đây là vấn đề quan trọng có tính liên ngành cao, Bộ TT&TT đã thành lập Ban Soạn thảo và Tổ Biên tập xây dựng Đề án với thành phần tham gia là các bộ, ngành, cơ quan liên quan của hệ thống chính trị”, Thứ trưởng cho hay.
Theo đại diện Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), để giải quyết những tồn tại hiện có, dự thảo Đề án đã đề xuất những giải pháp đột phá hơn. Theo đó, việc triển khai ứng dụng công nghệ được coi là trọng tâm. Đề án hình thành các nền tảng phân tích dữ liệu lớn, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để phát hiện, cảnh báo nội dung gây nguy hại, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em trên môi trường mạng.
Đáng chú ý, “Bộ kỹ năng số” được đề xuất với mục tiêu trang bị cho trẻ những kỹ năng tương tác an toàn trên môi trường mạng, chủ động bảo vệ bản thân khỏi những nguy cơ có hại. Đồng thời, giải pháp về xây dựng nội dung bổ ích, thú vị được đề xuất nhằm xây dựng môi trường Internet lành mạnh, thu hút trẻ em cho những hoạt động tích cực.
Song song với việc ứng dụng công nghệ, Đề án tiếp tục các giải pháp truyền thống gồm có: hoàn thiện hành lang pháp lý giải quyết các tồn tại trong cơ chế chính sách bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; giáo dục tuyên truyền, nâng cao nhận thức...
Trao đổi tại hội thảo, bà Hoàng Thị Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đề nghị, Ban soạn thảo Đề án cần chắt lọc, đưa vào Đề án các nội dung quan trọng trong Chỉ thị 23 ngày 26/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em; cũng như những đề xuất, kiến nghị của các đại biểu Quốc hội tại phiên họp về giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em ngày 27/5/2020.
Từ kinh nghiệm của UNICEF, bà Lesley Miller chỉ rõ, trẻ em phải là trung tâm của các giải pháp. Trong bối cảnh nhiều trẻ em Việt Nam kết nối mạng, các em cần phải biết cách tự bảo vệ mình và không bị lạm dụng bởi các bạn đồng trang lứa.
Vị đại diện UNICEF tại Việt Nam cũng nhấn mạnh, Chính phủ các nước không thể tự giải quyết riêng việc này mà cần có sự phối hợp hoạt động. Trong khuôn khổ mỗi nước, cũng cần có sự hợp tác giữa Chính phủ, khu vực tư nhân và các tổ chức xã hội dân sự trong vấn đề bảo vệ trẻ em trước các mối nguy hiểm trên mạng.
![“Bộ kỹ năng số” là giải pháp quan trọng để bảo vệ trẻ em trên mạng](https://vnn-imgs-a1.vgcloud.vn/ict-imgs.vgcloud.vn/2020/05/28/13/bo-tt-2.jpg) |
Với mong muốn lắng nghe ý kiến của chính trẻ em, hội thảo đã dành hẳn một phiên thảo luận “Công dân số tương lai” để các học sinh chia sẻ về nhu cầu học tập, giải trí và được bảo vệ trên môi trường mạng (Ảnh: Vân Anh) |
Chia sẻ góc nhìn của một học sinh, Nguyễn Quốc Phong, hiện đang học lớp 8 trường THCS Vinschool cho biết, em đã được học tại trường mình nhiều kỹ năng để bảo vệ bảo vệ bản thân mình trên mạng. “Hiện theo em biết nhiều trường học khác chưa làm được điều này. Vì thế, em thấy rằng Bộ GD&ĐT, các trường nên mở các lớp dạy kỹ năng quan trọng để giúp học sinh tự bảo vệ mình trước sự tấn công từ người lạ trên không gian mạng”, Quốc Phong đề xuất.
Nam sinh học đến từ trường THCS Vinschool cũng đưa ra sáng kiến lồng ghép những kỹ năng bảo vệ trẻ em qua những câu chuyện tranh, hay sáng tác các bài hát có nội dung về bảo vệ trẻ em trên mạng phù hợp với sở thích của giới trẻ.
Là một du học sinh đang theo học chương trình lớp 9 tại trường St.Marks, bang Massachusetts, Mỹ, Trần Hà Bảo Phương cho rằng, để bảo vệ học sinh khỏi những hiểm họa trên mạng, quan trọng nhất là thiết lập được sự tin tưởng giữa phụ huynh và học sinh.
Chia sẻ kinh nghiệm thực tế tại gia đình mình, Phương đề xuất các phụ huynh có thể hỏi con mình xem dạo này trên mạng có thông tin gì mới, từ đó phụ huynh có thể trao đổi, kịp thời biết được lúc nào con mình gặp nguy hiểm trên mạng.
Vân Anh
!['Mọi giải pháp đều phải lấy trẻ em làm trung tâm'](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/05/28/15/unicef.jpg?w=145&h=101)
'Mọi giải pháp đều phải lấy trẻ em làm trung tâm'
Đó là khẳng định của đại diện UNICEF tại Việt Nam về vấn đề bảo vệ trẻ em trên không gian mạng.
" alt="“Bộ kỹ năng số” là giải pháp quan trọng để bảo vệ trẻ em trên mạng"/>
“Bộ kỹ năng số” là giải pháp quan trọng để bảo vệ trẻ em trên mạng
“Đỏ mắt” tìm nhà giá rẻThống kê của một đơn vị nghiên cứu thị trường BĐS cho thấy, từ đầu năm 2019 đến nay, giá bán căn hộ tại TP.HCM trung bình ở mức 45 triệu đồng/m2. Nguồn cung khan hiếm khiến không ít chủ đầu tư có xu hướng dạt ra các tỉnh lân cận thành phố đầu tư dự án mới, trực tiếp đẩy giá nhà ở những khu vực này lên cao.
Các phân khúc nhà ở tại TP.HCM đang sát lập mặt bằng giá mới. Nhiều người có nhu cầu thực cho rằng, họ khó có cơ hội sở hữu nhà tại TP.HCM với mức giá khoảng 40 triệu đồng/m2.
Ông H.V.T (ngụ Q.Thủ Đức) cho biết, gia đình ông đang thuê căn nhà trong hẻm ở Q.Thủ Đức từ 3 năm qua với giá 6 triệu đồng/tháng. Chán cảnh ở nhà thuê, ông T. tìm mua căn hộ chung cư 2 phòng ngủ với giá khoảng 2 tỷ đồng trở lại nhưng không quá xa trung tâm. Tuy vậy, suốt 1 năm qua, ông H. tìm “đỏ mắt” cũng không ra.
“Với điều kiện tài chính như thế, rất khó mua căn hộ nào ở khu vực trung tâm thành phố. Ở vùng ven như Q.12, huyện Bình Chánh hay Bình Tân, giá các dự án mới cũng đã hơn 30 triệu đồng/m2. Dịch chuyển ra Bình Dương, giá căn hộ trung bình đã 35 triệu đồng/m2”, ông H. chia sẻ.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/10/28/13/thi-truong-bat-dong-san-tp-hcm-khat-nha-o-binh-dan.jpg) |
Trong 26 dự án được giao dịch tại TP.HCM từ đầu năm đến nay chỉ có 163 căn hộ giá bán dưới 20 triệu đồng/m2. |
Thống kê của Sở Xây dựng TP.HCM, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn TP.HCM chỉ có 26 dự án nhà ở đủ điều kiện huy động vốn, với tổng số 15.087 căn. Trong đó, có 5.339 căn hộ cao cấp có giá bán trên 40 triệu đồng/m2 và 9.585 căn hộ trung cấp giá bán từ 20 – 40 triệu đồng/m2.
Phân khúc nhà ở bình dân có giá bán dưới 20 triệu đồng/m2 vô cùng khan hiếm, chỉ có 163 căn. Trong khi cùng kỳ năm trước, nguồn cung căn hộ bình dân trên thị trường là 12.366 căn.
Riêng tháng 10/2020, trong 6 dự án (tổng số 8.365 căn hộ) đủ điều kiện huy động vốn, phân khúc trung cấp chiếm tỷ lệ đến 94,4% và phần còn lại là căn hộ cao cấp. Như vậy, phân khúc căn hộ bình dân dường như đã “vắng bóng” trên thị trường.
Giá nhà đang vượt khả năng chi trả của đa số người dân
Theo ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA), giai đoạn 2018 – 2020, thị trường BĐS TP.HCM sụt giảm mạnh về nguồn cung, quy mô dự án cũng như lượng giao dịch nhà ở. Nguồn cung giảm khiến cho bộ phận người thu nhập trung bình, thu nhập thấp tại đô thị và người nhập cư gặp khó khăn trong việc tiếp cận nhà ở.
Chủ tịch HoREA đánh giá, nguồn cung nhà ở có giá bán bình dân hiện rất khan hiếm trong khi nhu cầu của phân khúc này vô cùng lớn, bởi nó phù hợp với khả năng tài chính của đại đa số người dân có nhu cầu mua thực.
“Giá nhà ở hiện nay đang vượt khỏi khả năng chi trả của người thu nhập trung bình - thấp và đối tượng chính sách. Tình trạng thiếu hụt nguồn cung, nhất là phân khúc bình dân, dẫn đến giá nhà tăng, người dân khó có cơ hội sở hữu nhà ở với giá 1,5 tỷ đồng trở lại.
Những năm gần đây, HoREA luôn khích lệ doanh nghiệp ưu tiên phát triển nhà ở phân khúc bình dân để cân bằng cung – cầu. Nhưng thực tế cho thấy, nguồn cung dự án nhà ở vừa túi tiền rất ít, luôn trong tình trạng cháy hàng. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ tín dụng cho người nhà lần đầu lẫn doanh nghiệp đầu tư nhà diện tích nhỏ ở vùng ven”, ông Châu nói.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/10/28/13/thi-truong-bat-dong-san-tp-hcm-khat-nha-o-binh-dan-1.JPG) |
Nhà ở bình dân đang dần "vắng bóng" trên thị trường BĐS TP.HCM. |
Theo Bộ Xây dựng, so với cuối năm 2019, tại 2 thị trường BĐS lớn là Hà Nội và TP.HCM hiện có tình trạng nguồn cung giảm nhưng giá nhà ở lại tăng. Cụ thể, giá căn hộ chung cư tại TP.HCM tăng 0,25%, trong khi tại Hà Nội tăng ít hơn, khoảng 0,16%.
Báo cáo tình hình thị trường BĐS quý 3/2020, Hội Môi giới BĐS Việt Nam cho biết, trong cơ cấu nguồn cung nhà ở mới tại TP.HCM, loại hình căn hộ có mức giá bình dân không còn xuất hiện trên thị trường. So với quý trước đó, giá bán căn hộ tăng mạnh, từ 15% - 20%.
Để thu hút doanh nghiệp tham gia thực hiện nhà ở thương mại giá thấp, theo ông Nguyễn Văn Sinh – Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Bộ đang đề xuất giảm 50% tiền sử dụng đất cho nhà đầu tư. Bên cạnh việc dành 20% nhà ở xã hội tại các dự án ở đô thị, Bộ Xây dựng cũng đề xuất cần có 20% nhà ở thương mại giá thấp.
![Chủ dự án nhà ở xã hội chậm giao nhà, khách hàng gửi đơn ‘xin’ căng băng rôn](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/10/07/10/chu-du-an-nha-o-xa-hoi-cham-giao-nha-khach-hang-gui-don-xin-cang-bang-ron.JPG?w=145&h=101)
Chủ dự án nhà ở xã hội chậm giao nhà, khách hàng gửi đơn ‘xin’ căng băng rôn
Quá thời hạn đã cam kết nhưng chủ đầu tư nhà ở xã hội The Western Capital vẫn chưa bàn giao nhà. Quá bức xúc, nhiều khách hàng làm đơn gửi đến cơ quan “xin” được căng băng rôn để phản đối chủ đầu tư.
" alt="Thị trường bất động sản TP.HCM ‘đói’ nhà ở bình dân"/>
Thị trường bất động sản TP.HCM ‘đói’ nhà ở bình dân