Đề cập đến vấn đề đào tạoan ninh mạng nói riêng và đào tạo CNTT nói chung, trong nhà trường của Việt Nam hiện nay, ông Nguyễn Tiến Quỳnh, Phó Giám đốc Phụ trách đào tạo Học viện NetPro cho rằng, còn thiếu tính thực tiễn gồm cả kiến thức và phương pháp học. Đầu tiên là cái chúng ta đã đề cập nhiều, học chưa đi đôi với hành, các trường chưa có điều kiện để sinh viên có thể thực hành. Nhưng với một ngành còn mới mà lại có tốc độ thay đổi chóng mặt như an ninh mạng thì cũng rất khó để các trường có thể cập nhật những công nghệ mới để cho sinh viên thực hành. Chính vì vậy, ông Quỳnh cho rằng cái quan trọng hơn chính là vấn đề về phương pháp học. Phần lớn các em mới là “học” mà chưa biết “hỏi”. Các em đang học một cách thụ động mà chưa có kỹ năng học chủ động. Nếu học chủ động thì với những kiến thức nền tảng được học ở trường, các em hoàn toàn có thể tự bù đắp phần thực tiễn bằng việc tìm thông tin từ các nguồn khác, thậm chí từ những doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực an ninh mạng nói riêng hay các ngành khác nói chung, ví dụ như thông qua việc xin thực tập ở các đơn vị đó.
" alt=""/>Đào tạo an ninh mạng trong nhà trường còn thiếu tính thực tiễnThông tin nêu trên vừa được Ban tổ chức Hackafarm Innovation Camp Việt Nam 2016 cho biết trong cuộc họp báo giới thiệu về chung kết cuộc thi này diễn ra hôm nay, ngày 17/12/2016 tại UP Co-working Space, số 1 Lương Yên, Hà Nội.
Đại diện Ban tổ chức cũng cho biết, sau hơn hai tháng phát động, cuộc thi kiến tạo giải pháp công nghệ - kỹ thuật để giải quyết những vấn đề nông nghiệp do Ban tổ chức Hackafarm Innovation Camp Việt Nam 2016 phối hợp cùng Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội, UP Co-working Space và Vietnam Silicon Valley đã tìm được những đề án xuất sắc nhất lọt vào vòng chung kết.
Đêm chung kết cuộc thi Hackafarm Innovation Camp Việt Nam 2016 sẽ diễn ra tại BKHUP Co-working Space, số 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội vào tối ngày 21/12 sắp tới.
Cuộc thi Hackafarm Innovation Camp Việt Nam 2016 quy tụ các đội chơi là các sinh viên công nghệ và nông nghiệp xuất sắc nhất đến từ nhiều trường đại học trên toàn Hà Nội. Theo thể lệ, mỗi đội chơi có tối đa 6 người gồm 5 sinh viên công nghệ và 1 sinh viên nông nghiệp. Các đội chơi được giao một vấn đề của một nông trại cụ thể và có một tháng để nghiên cứu tìm hướng giải quyết trước khi cuộc thi bắt đầu.
Đêm chung kết Hackafarm Innovation Camp Việt Nam 2016 là kết quả của hơn hai tháng thử thách và xây dựng ý tưởng, trải nghiệm hệ sinh thái tại trang trại và 36 tiếng làm việc liên tục. Lần đầu tiên tại Việt Nam, những giải pháp sáng tạo dưới dạng phần cứng và phần mềm được kết hợp trong một kỳ Hackathon với mong muốn tiệm cận lời đáp cho những vấn đề nông nghiệp tại Việt Nam.
" alt=""/>6 đề án khởi nghiệp vào chung kết cuộc thi về giải pháp công nghệ cho nông nghiệp