Trong ngôi nhà này tôi không có tiếng nói, bố mẹ vợ cũng rất coi thường tôi và bênh con gái. Cũng phải thôi, đến vợ tôi nói chuyện với chồng còn nói trống không, nhiều lúc mày tao với chồng luôn thì ai còn cảm thấy cần phải tôn trọng tôi nữa.
Nhà vợ tôi là dân buôn bán, có nhiều cái ở với họ tôi không cảm thấy hợp. Trước yêu nhau vợ tôi giỏi đóng kịch, hiền lành dịu dàng. Mẹ vợ còn bảo tôi năng đến nhà nấu ăn các món cho tôi.
Lúc đó họ bảo tôi là trai tỉnh, họ lại chỉ có mỗi một cô con gái, thôi thì ở rể cho vui cửa vui nhà, họ coi như cũng có thêm một người con trai. Tôi thấy vậy cũng không sao, nên đồng ý.
Nhưng từ khi về ở rể tôi mới thấy vợ mình khác hẳn, không hiền tí nào, cô ấy trở nên giống hệt mẹ. Mẹ cô ấy thì nói tục như cơm bữa, lô đề cờ bạc, và bia rượu không thua gì đàn ông. Vợ tôi giống mẹ cả cái "nết" rượu.
Lúc bình thường cô ấy vẫn còn trong giới hạn tôi có thể chịu được, nhưng khi nào cô ấy uống rượu thì chửi chồng như hát hay, chửi rồi tỉnh rượu lại khóc và xin lỗi.
Chúng tôi có một con trai 4 tuổi. Thực tình tôi rất lo cho con khi có một người mẹ như vậy. Tôi không muốn con chứng kiến những cảnh xào xáo trong gia đình khi mẹ nó lên cơn điên đuổi đánh bố chạy quanh ngõ xóm, có lần tóm được chồng trong lúc đang nóng như lửa, cô ấy còn lên gối vào hạ bộ tôi đau đến chảy nước mắt.
Tất cả cũng chỉ vì cô ấy kiểm nhầm tiền hàng cuối ngày, tra hỏi tôi có lấy không. Tôi đi làm cả ngày biết gì đến tiền nong của cô ấy đâu, nên có chút sẵng giọng khi nói với vợ rằng "tiền nong của em thế nào ai biết!".
Thế mà cô ấy mày tao may tớ chửi tôi, cho tôi ăn đủ thứ, vợ chồng qua lại vài câu cô ấy vùng lên vác ghế đuổi theo tôi.
Tôi đã rất chán cuộc hôn nhân này rồi. Tôi không hợp tính cô ấy, càng không hợp với gia đình nhà vợ. Tôi là người làm việc trong môi trường công sở, đồng nghiệp xung quanh toàn phụ nữ ăn mặc trang nhã nói năng dịu dàng, nhẹ nhàng nên không tránh khỏi việc về nhà so sánh với vợ.
Càng so tôi lại càng chán, tôi thấy rất thấm thía khi trước kia vì yêu mà bất chấp tất cả, cứ quyết kết hôn với người không cùng phông văn hóa với mình, không học hành như mình, tất cả vì cô ấy xinh lại có nhà mặt phố.
Tôi muốn ly hôn nhưng không dám vì nếu làm vậy, gia đình vợ sẽ tước con ra khỏi tôi. Giờ tôi bế tắc trong cảnh bị vợ đánh chửi, gia đình vợ coi thường, tôi sẽ phải sống vậy đến hết đời hay sao?
Theo Dân Trí
Chỉ sau một đêm "thân mật", vợ cũ báo tin có thai khiến tôi bất ngờ. Trong lúc tôi đang bối rối, cô ấy còn đề nghị hàn gắn tình cảm để “gương vỡ lại lành”…
" alt=""/>Bị vợ coi khinh nhưng tôi không thể ly hônDiễn đàn mạng lớn nhất thế giới Reddit đang sôi động với câu chuyện của một người đàn ông nghi ngờ vợ dùng ChatGPT để viết lời xin lỗi. "Tôi biết chắc chắn đây không phải những gì cô ấy viết vì cô ấy không giỏi ăn nói như thế. Nhưng tôi không khó chịu, ngược lại còn cảm thấy đây là lời xin lỗi chân thành và rất xúc động", người này viết.
Dưới bài đăng của người này, một tài khoản khác kể bạn gái thường dùng ChatGPT để trò chuyện, ngay cả khi họ đang chung phòng. Hành động để AI can thiệp vào tình cảm khiến người này không thoải mái.
Cynthia Shaw, nhà tâm lý học làm việc ở New York và New Jersey (Mỹ) cho biết sử dụng AI có thể hữu ích, đặc biệt với những người không có cơ hội tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần.
Theo chuyên gia, những công nghệ AI như ChatGPT có thể tổng hợp thông tin từ các chuyên gia tâm lý và mục tư vấn chuyên nghiệp. Như với câu hỏi về việc phân chia công việc nhà, trợ lý ảo này có thể giúp người chồng hiểu suy nghĩ của vợ, từ đó đưa ra những khuyến nghị nên thực hiện.
Nhưng sử dụng AI để tìm cách ứng xử trong các cuộc tranh luận liệu có công bằng? Nhà tâm lý học cho rằng điều này phụ thuộc vào mục đích sử dụng.
Nếu dùng AI để tạo ra lời xin lỗi hoàn hảo, chúng có vẻ thiếu sự thành ý và làm cho có. Nhưng nếu dùng công cụ này để lắng nghe và giao tiếp tốt hơn lại cho thấy sự chân thành, mong muốn được kết nối.
Với Baron, người thường xuyên dùng ChatGPT đồng tình với vế thứ hai. "Nếu dùng ChatGPT chỉ để cãi thắng cuộc tranh luận, đây là ý tưởng tồi. Tranh luận để giải quyết vấn đề, không chuyện thắng hay thua", ông nói.
Trong các trường hợp xung đột khiến giao tiếp trực tiếp trở nên khó khăn, Janet Bayramyan, chuyên gia trị liệu ở Los Angeles (Mỹ) cho rằng ChatGPT là công cụ hữu hiệu. Đặc biệt với những người gặp khó khăn trong việc diễn đạt suy nghĩ một cách rõ ràng hoặc xu hướng nói chuyện dễ gây hiểu lầm, AI này có thể hỗ trợ các cách diễn đạt phù hợp hơn.
Chúng tôi có 2 người giúp việc, đều làm theo dạng bán thời gian. Một người chuyên lo chuyện đi chợ, nấu cơm và dọn dẹp nhà cửa. Người còn lại là một sinh viên, phụ trách việc đưa đón, bảo ban các con tôi học hành.
![]() |
Ảnh: Đức Liên |
Thấy các con có kết quả học tập tốt, phát triển về thể chất, tinh thần nên chúng tôi khá hài lòng. Tuy nhiên đợt dịch Covid-19 đầu năm vừa qua đã làm cuộc sống của gia đình tôi có nhiều xáo trộn.
Công ty chồng tôi vẫn hoạt động nhưng chỉ mang tính chất cầm chừng. Trong khi đó, ảnh hưởng bởi dịch nên công ty tôi ngừng hoạt động. Đặc biệt thời gian sau Tết, các con nghỉ học, tôi cũng hoàn toàn ở nhà.
Do cao tuổi, có bệnh nền nên người giúp việc chuyên nấu ăn, dọn dẹp xin nghỉ để hạn chế đi lại. Em sinh viên cũng xin nghỉ tạm thời để ở quê, không dám lên thành phố vì lo ngại dịch bệnh. Lúc đó, tôi ở nhà nên cũng không tìm người mới để giúp các con.
Tôi nghĩ đây cũng là cơ hội để mình gần gũi con hơn. Tuy nhiên thời gian ở nhà, các con mới bộc lộ nhiều điểm khiến tôi không hài lòng, đặc biệt là con trai lớn.
Cháu học tốt, có ý thức trong việc học hành nhưng lười làm việc nhà. Cháu cũng không có ý thức tự chăm lo cho bản thân bởi mọi việc trước đây đã có người giúp việc đốc thúc, lo lắng. Ví dụ ăn sáng xong, cháu để nguyên bát, đũa trên bàn. Cháu không hề cho bát vào bồn để ngâm chứ chưa nói đến việc rửa.
Sau thời gian ngồi vào bàn học, cháu chỉ ôm điện thoại hoặc xem ti vi. Cháu không có ý thức giúp mẹ việc nhà, chăm sóc em. Tôi nói con mới chịu làm, với thái độ vùng vằng, khó chịu. Thậm chí, khi bị mẹ nhắc nhiều, cháu đã gắt lên khiến tôi rất bất ngờ. Tần suất hai mẹ con cãi nhau, bực bội ngày càng dày lên.
Không yêu cầu con làm việc giúp cả gia đình, tôi chỉ yêu cầu con làm việc để tự phục vụ bản thân như tự cho quần áo vào máy giặt, ăn xong tự rửa dọn, sắp xếp lại phòng riêng… nhưng con không chịu làm hoặc làm một cách miễn cưỡng, chống đối. Cháu thường xuyên gắt gỏng việc bị “giảm lỏng” ở nhà, không được ra ngoài gặp gỡ bạn bè, tụ tập… Mọi chuyện vô cùng căng thẳng.
Tuy nhiên sau đó, một chuyện xảy ra đã làm con tôi thay đổi. Một lần, cháu vào mạng và xem được hình ảnh những học sinh tiểu học đi cách ly vì lớp có một học sinh dương tính với nCoV. Con tôi còn đọc được thông tin các em phải ở trong phòng, chỉ đi ra ngoài nếu như có việc cần thiết. Một số em mang sách vở để học cho đỡ quên kiến thức. Tuy nhớ nhà nhưng các em đều ý thức được trách nhiệm của bản thân nên rất nghe lời thầy cô và các nhân viên y tế.
Hình ảnh và thông tin đó đã làm con trai tôi suy nghĩ. Cháu đem chuyện đó kể với mẹ. Tôi cũng phân tích thêm cho con hiểu, việc mình còn được ở nhà và mạnh khỏe là điều vô cùng may mắn. Biết bao người đã phải đi cách ly đến nơi xa lạ, thiếu thốn nhiều thứ. Thậm chí là các em nhỏ như mầm non, tiểu học… Tuy vậy các em đã rất nỗ lực để vượt qua thời gian cách ly.
Con nghe và không nói gì thêm. Nhưng tôi hiểu con thực sự bị tác động mạnh bởi chuyện này. Bởi sau đó, con đã có nhiều thay đổi trong cách suy nghĩ, hành vi. Điều thay đổi đầu tiên, con trai tôi đã không còn kêu ca việc phải ở nhà, dừng tất cả các trò giải trí ở bên ngoài.
Cháu cũng ý thức hơn trong việc của cá nhân. Một tối, khi đang chuẩn bị bữa cơm trong bếp, tôi thực sự giật mình khi con hỏi: “Mẹ có cần con giúp gì không?” thay vì: “Mẹ, tối nay có gì để ăn thế?” như trước.
Những thay đổi có thể không quá lớn lao với nhiều người nhưng thực sự là một cuộc “cách mạng” đối với con trai tôi. Vì vậy, việc kỳ nghỉ hè này tiếp tục ở nhà và học tập, sinh hoạt cùng nhau không còn căng thẳng với gia đình tôi nữa. Gia đình bạn thì sao? Bạn có thể chia sẻ kỳ nghỉ hè tại gia với chúng tôi không?
Độc giả Lâm Hồng(Hà Nội)
Tôi đang không biết nên vui hay buồn với kế hoạch nghỉ hè thời Covid của vợ.
" alt=""/>Con tôi nhận được bài học lớn khi ở nhà mùa dịch