Thể thao

TikToker uống nước muối đặc mỗi ngày để chữa bệnh: Bác sĩ nói gì?

字号+ 作者:NEWS 来源:Bóng đá 2025-03-31 19:35:23 我要评论(0)

Gần đây,ốngnướcmuốiđặcmỗingàyđểchữabệnhBácsĩnóigìkq c1 một tài khoản TikTok tên B.S.T. đã thu hút nhkq c1kq c1、、

Gần đây,ốngnướcmuốiđặcmỗingàyđểchữabệnhBácsĩnóigìkq c1 một tài khoản TikTok tên B.S.T. đã thu hút nhiều sự chú ý của cộng đồng mạng khi liên tục đăng tải video chia sẻ về việc uống nước muối đậm đặc mỗi ngày để "chữa bệnh", khẳng định người mắc bệnh thận và cao huyết áp cũng có thể thử.

Trào lưu này không chỉ thu hút sự chú ý của cộng đồng mà còn gây lo ngại về những hệ lụy sức khỏe nghiêm trọng.

Lời khuyên phản khoa học

Trong các video đăng tải, chủ tài khoản B.S.T. chia sẻ có thói quen uống 3-4 cốc nước muối đậm đặc mỗi ngày và khẳng định việc này mang lại lợi ích sức khỏe lớn.

Bất chấp những lời cảnh báo về việc tiêu thụ muối quá mức có thể gây hại cho sức khỏe, T. cho rằng, các khuyến cáo từ truyền thông và giới y khoa về việc hạn chế muối chỉ là "truyền thông dắt mũi".

TikToker uống nước muối đặc mỗi ngày để chữa bệnh: Bác sĩ nói gì? - 1

TikToker này liên tục đăng video chia sẻ về việc uống nước muối giúp khỏe mạnh (Ảnh: Chụp màn hình).

"Có bạn hỏi rằng sao mình cho nhiều muối vậy, mỗi ngày chỉ được uống tầm 5g muối. Nhưng thật ra mọi người đang bị truyền thông dắt mũi, nói rằng dùng nhiều muối sẽ bị bệnh thận, huyết áp tăng...

Thực ra, uống nước muối mang lại giá trị sức khỏe rất nhiều nhưng Tây y, khoa học, truyền thông họ bác bỏ", T. nói trong video.

Đỉnh điểm của sự việc, chủ kênh B.S.T. đã đăng video uống một cốc nước với 35g muối. Đây cũng là cốc thứ tư trong ngày của anh.

Chuyên gia cảnh báo tuyệt đối không làm theo

Trước những thông tin này, ThS.BS Đoàn Dư Mạnh, thành viên Hội Bệnh mạch máu Việt Nam, đã lên tiếng cảnh báo rằng hành động của chủ kênh B.S.T. là cực kỳ phản khoa học và tiềm ẩn nhiều nguy cơ nghiêm trọng.

Theo chuyên gia này, việc một số người cảm thấy khỏe khoắn hơn khi uống nước muối đặc chỉ là cảm giác tạm thời, không có giá trị sức khỏe thực sự.

TikToker uống nước muối đặc mỗi ngày để chữa bệnh: Bác sĩ nói gì? - 2

ThS.BS Đoàn Dư Mạnh, thành viên Hội Bệnh mạch máu Việt Nam (Ảnh: Bác sĩ cung cấp).

Khi tiêu thụ muối, huyết áp tăng lên, máu được bơm nhanh đến các cơ quan, tạo cảm giác hưng phấn giả tạo. Tuy nhiên, nếu kéo dài thói quen này sẽ gây ra nhiều tác hại khôn lường.

BS Mạnh bày tỏ sự bức xúc khi chứng kiến việc kênh B.S.T. khuyên người bệnh thận và cao huyết áp có thể uống nước muối đậm đặc. Điều này có thể gây nguy hiểm chết người.

Chuyên gia này giải thích: "Bệnh nhân suy thận và tăng huyết áp thường được khuyến cáo ăn ít muối. Nếu uống nước muối đậm đặc, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tăng nhu cầu uống nước, làm tăng khối lượng tuần hoàn và tạo áp lực lên tim, dẫn đến tình trạng suy tim.

Ngoài ra, nồng độ natri quá cao còn gây rối loạn hấp thu canxi, tiềm ẩn nguy cơ loãng xương, rối loạn thần kinh và các cơn run chân tay do thiếu canxi.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ 2g natri mỗi ngày (tương đương 5g muối).

Hiện nay, người Việt Nam đang tiêu thụ gần gấp đôi lượng muối này, khoảng 9,5g/ngày. Với lượng muối cao tới 35-40g/ngày như chủ kênh B.S.T. uống, ngay cả người khỏe mạnh cũng có nguy cơ suy thận, suy tim nghiêm trọng.

"Người đã suy thận, tăng huyết áp nếu uống nước muối đậm đặc chẳng khác gì tự đưa mình đến nguy cơ tử vong nhanh chóng. Đây là một thông tin độc hại ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh", BS Mạnh nhấn mạnh.

Bộ Y tế nhận định, nguyên nhân chính của sự gia tăng các bệnh lý không lây nhiễm, điển hình là cao huyết áp, bệnh tim mạch, đái tháo đường là do thay đổi nhanh chóng trong lối sống và thói quen ăn uống của người dân.

Điều này bao gồm sự chuyển đổi từ thực phẩm truyền thống sang thực phẩm chế biến có nhiều chất béo, muối và đường.

Trong đó, chế độ ăn thừa muối và natri có mối tương quan mật thiết tới tăng huyết áp cũng như các bệnh lý tim mạch.

Trước những trào lưu phản khoa học lan truyền trên mạng xã hội, BS Mạnh khuyến cáo người dân cần tỉnh táo, biết chọn lọc thông tin và tuyệt đối không nên làm theo những lời khuyên không có căn cứ y khoa.

Những hành vi mạo hiểm với sức khỏe như uống nước muối đậm đặc có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
 - “Ngoan là sự cung phụng của hệ luỵ phong kiến, có giá trị lịch sử riêng. Còn tới hôm nay, ước mơ khát khao của con có được hay không? Con có được đùa nghịch phá phách theo sở thích hay không?”

Toạ đàm giáo dục với chủ đề “Ngôi làng vì trẻ thơ” do The Caterpies - một tổ chức không vì lợi nhuận về giáo dục đầu đời, tổ chức tại TP.HCM sáng 11/3, thu hút nhiều phụ huynh có con nhỏ tham gia.

Đừng bắt con ngoan

Theo tiến sĩ Trần Hữu Đức, chuyên gia tâm lý cao cấp của Better Living, đã đến lúc phụ huynh đặt lại câu hỏi chữ ngoan.

{keywords}
TS Đức

Ông Đức cho rằng, mọi phụ huynh đều có thói quen dùng lời khen người này, ước ao về người kia và cho con của mình một từ, mà đã đến lúc phải đặt một câu hỏi lớn là từ "ngoan". Khi khen chúng ta nói bé rất ngoan với sự yêu thương, trìu mến. Nhưng ngoan là sự cung phụng của hệ luỵ phong kiến, có giá trị lịch sử riêng. Còn hôm nay, ước mơ khát khao của con có được hay không? Con có được đùa nghịch phá phách theo sở thích hay không? 

"Hãy cho con phạm lỗi, để con được là chính nó. Đặc biệt, trong giai đoạn đầu đời, các con có nhiều hành động, nhiều điều cần khám phá. Phụ huynh đừng bắt ép lý tưởng của người lớn lên con trẻ. Khi chúng ta bỏ chữ ngoan đi sẽ thấy con trẻ có nhiều nhu cầu, nhiều mong muốn" – ông Đức cho biết.

Theo ông Đức, đa số phụ huynh dạy con từ bé là cấm con được sống thật với cảm xúc của mình.

“Nhiều người khi thấy con cười còn hét lên rằng, 'không cái gì mà không, vô duyên, con gái chưa nói mà đã cười, không được cười, con không được làm như vậy. Đi ra ngoài đường cũng đừng để ai biết con yêu, con ghét ai”- ông Đức kể.

"Một lần con của tôi nói ước mơ của cháu là trở thành bác bảo vệ và đã bị ông ngoại mắng te tua vì không ước cái gì cao sang hơn. Sau khi tôi tìm hiểu thì được biết, ở trường con bác bảo vệ rất có uy quyền. Bác cho chơi là các cháu chơi, bắt vào lớp là các vào lớp. Vậy đó, với một đứa bé 5 tuổi thì ước mơ như vậy. Vì vậy chúng ta phải trân trọng ước mơ đó" - ông Đức khuyến cáo.

Còn TS Bùi Trân Phượng, Nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen cho rằng, đừng đặt ra một hình mẫu lý tưởng vì ai cũng rất sợ phải theo một hình mẫu nào đó.

"Giáo dục đúng nghĩa phải hiểu rằng trước mặt mình là một con người mà con người này bắt đầu từ một em bé sinh động, dễ thương, đáng yêu và đáng bảo vệ. Giáo dục là tôn trọng con người và tạo mọi điều kiện tốt nhất có thể để con người làm điều gì đó tốt nhất có thể".

Giáo dục đang tạo sự đề phòng hơn là tin tưởng

Cũng theo bà Bùi Trân Phượng, từ trải nghiệm bản thân, bà nhận ra nhà trường là nơi đề phòng hơn là trông cậy.

{keywords}
Bà Bùi Trân Phượng

"Khi con tôi ba tuổi, cháu đi học về và đứng trước gương với vẻ mặt hầm hầm. Cháu chỉ tay vào gương và bảo: "Cô, nếu ngày mai cô uýnh con nữa thì con sẽ uýnh lại cô đấy". Tôi nhẹ nhàng hỏi con, tại sao cô giáo đánh con, nhưng con vẫn một mực nói cô giáo không đánh. Với trẻ con, nếu bị cô giáo đánh chúng cảm thấy chính mình có lỗi. Tôi đã bảo con, mẹ biết con không có lỗi. Mẹ chỉ hỏi tại sao cô giáo đánh con. Sau đó, con nói với tôi rằng do quên áo gối để ngủ. Tôi nói với con, cô giáo đã sai vì đây là lỗi của mẹ"- bà Phượng kể.

Theo bà, môi trường giáo dục hiện nay phần có khi không thân thiện với trẻ em.

Còn ông Trần Hữu Đức thì cho rằng, đã bắt đầu có nhiều trường học chăm chút đến giai đoạn đầu đời của bé.

"Hiện tại chưa có một hệ giá trị nào cho thiếu nhi Việt Nam tốt hơn Năm điều Bác Hồ dạy. Nhưng nếu đọc và suy ngẫm sẽ thấy những điều trong Năm điều Bác Hồ dạy đã rất kì diệu" – ông Đức khẳng định.

Lê Huyền

" alt="Đã đến lúc đặt lại câu hỏi về chữ ngoan" width="90" height="59"/>

Đã đến lúc đặt lại câu hỏi về chữ ngoan