您现在的位置是:Kinh doanh >>正文
MC Quỳnh Chi: 'Từ khi phát hiện bị ung thư, tôi chỉ khóc một lần'
Kinh doanh935人已围观
简介Sau một tuần phẫu thuật ung thư tuyến giáp, MC Quỳnh Chi cho biết cô giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan. ...
Sau một tuần phẫu thuật ung thư tuyến giáp,ỳnhChiTừkhipháthiệnbịungthưtôichỉkhócmộtlầthứ hạng của serie a MC Quỳnh Chi cho biết cô giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan. Nữ MC bắt đầu làm việc ngay sau hai tiếng phẫu thuật cắt bỏ khối u. "Từ khi phát hiện bệnh, tôi chỉ khóc một lần, lúc trước khi phẫu thuật vì sợ mổ thôi", cô tâm sự với Zing.
Quỳnh Chi chia sẻ vết mổ ở cổ. Ảnh: NVCC. |
- Chị phát hiện bệnh ung thư tuyến giáp thế nào?
- Sau nhiều biến cố trong cuộc sống, tôi tạo cho mình thói quen là cẩn trọng. Tôi cẩn trọng trong mọi thứ, bao gồm cả sức khỏe. Tôi thường đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ 6 tháng một lần. Và trong lần khám gần nhất, tôi phát hiện ra bệnh. Thật ra, gần đây, giới trẻ bị bệnh này rất nhiều.
- Trước đó, chị có những biểu hiện gì về sức khỏe?
- Tôi không có biểu hiện gì. Đó cũng là lý do tôi cảm thấy mình nên chia sẻ với mọi người về tình trạng bệnh của mình, giúp mọi người cẩn thận hơn với sức khỏe.
Tôi phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu nên việc điều trị còn đơn giản. Tôi nghĩ từ tình huống của mình, mọi người sẽ có sự phán đoán khác về sức khỏe của bản thân, cẩn thận ngay cả trong hiện trạng bình thường.
-Sau một tuần phẫu thuật, hiện sức khỏe, tinh thần của Quỳnh Chi thế nào?
- Tôi đã ổn, tương đối khỏe. Nhưng nếu khỏe hẳn như xưa thì chưa được. Nhưng tôi lạc quan sẽ phục hồi dần theo thời gian, khối u đã được phẫu thuật cắt bỏ.
- Phác đồ điều trị của chị hiện ra sao?
- Phác đồ điều trị của bệnh này là thăm khám thường xuyên để theo dõi, kết hợp với thuốc uống nếu cần thiết. Tuần này, tôi lại tới bệnh viện tái khám tiếp.
-Sau khi chia sẻ bị ung thư tuyến giáp trên Facebook, Quỳnh Chi nhanh chóng ẩn bài viết. Vì sao vậy?
- Không phải tôi không muốn mà là hạn chế. Tôi cũng còn mệt, chỉ mới làm phẫu thuật một tuần thôi.
Quỳnh Chi giữ tinh thần lạc quan trong thời gian chữa bệnh. Ảnh: NVCC. |
- Cách Quỳnh Chi giữ tinh thần trong thời gian chữa bệnh?
- Ngoài làm nghệ thuật, tôi kinh doanh nhiều trong lĩnh vực bất động sản, chứng khoán. Vì vậy, tôi được rèn luyện trong môi trường áp lực và luôn tiềm ẩn rủi ro. Do đó, khi đối mặt với vấn đề về sức khỏe, tôi vẫn giữ thói quen cố hữu là bình tĩnh. Lúc nhận kết quả sinh thiết là ung thư, tôi bước ra xe bình thường. Tôi nhờ tài xế bật wifi và việc đầu tiên là "search" cụm từ ung thư tuyến giáp trên Internet.
Sau khi đọc thông tin, tôi cảm thấy rất lạc quan. Tiếp đó, tôi gọi những người bạn làm bác sỹ để hỏi thêm về căn bệnh. Tôi không khám một nơi mà nhiều nơi vì muốn lắng nghe nhiều ý kiến. Tôi còn mua cả sách về đọc.
Sau đó, tôi cân nhắc rất nhiều rồi mới quyết định phẫu thuật ở đâu, khi nào và do ai thực hiện. Chữa bệnh với tôi cũng như một lộ trình trong kinh doanh vậy.
Từ khi phát hiện bệnh, tôi chỉ khóc một lần, lúc trước khi phẫu thuật vì sợ mổ thôi. Nhưng tới lúc chụp thuốc mê, tôi ngủ rồi. Sau hai tiếng, tôi tỉnh dậy, tôi lại cầm điện thoại giải quyết công việc như bình thường.
-Sau khi bị bệnh, Quỳnh Chi rút được những bài học gì trong vấn đề giữ gìn sức khỏe?
- Tôi nghĩ mình hay bất kỳ ai đã từng có trải nghiệm phát hiện ung thư từ giai đoạn đầu đều cảm thấy rất may mắn. Sau phẫu thuật, tôi giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ. Tôi cũng không biết tại sao, nhưng bây giờ, trong mắt tôi cái gì cũng đẹp và điều gì không hay cũng dễ bỏ qua.
(Theo Zing)
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Rio Ave vs Porto, 03h45 ngày 4/2: Khách thắng chật vật
Kinh doanhNguyễn Quang Hải - 03/02/2025 09:56 Bồ Đào Nh ...
阅读更多Người tiêu biểu cho nền học thuật của chế độ mới
Kinh doanh- Sau khi thế hệ các giáo sư thời trước vì các lí do chính trị rời khỏi các giảng đường đại học, nhiệm vụ xây dựng nền học thuật đại học mới đặt trên vai một loạt các nhà khoa học đầy tài năng. Đó là các nhà sử học như Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn…, các nhà ngôn ngữ học như Nguyễn Tài Cẩn, Hoàng Tuệ, Nguyễn Kim Thản…, các nhà nghiên cứu văn học như Đinh Gia Khánh, Cao Huy Đỉnh, Lê Trí Viễn, Bùi Văn Nguyên, Lê Đình Kỵ, Huỳnh Lý, Nguyễn Lương Ngọc, Trương Chính…
Thế hệ trẻ hơn như Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ, Nguyễn Đăng Mạnh, Bùi Văn Ba,… Họ là những người vừa tự học, vừa đặt nền móng cho hệ thống học thuật trong các trường đại học của chế độ mới.
Trong số đó, giáo sư Đinh Gia Khánh là người đặt nền móng cho khoa văn học dân gian và văn học cổ.
Cuộc đời học thuật của ông rất tiêu biểu cho thế hệ các nhà trí thức yêu nước đương thời.
Học dở dang thì nghe theo tiếng gọi núi sông ra đi kháng chiến. Tham gia ngành giáo dục từ thấp đến cao, suốt đời tự học và trưởng thành cùng chế độ.
Thời kì mà GScho công bố các công trình cơ bản của mình cũng chính là lúc GS Tạ Quang Bửu làm Bộ trưởng Bộ đại học và sự ra đời của nhà xuất bản Đại học và trung học chuyên nghiệp. Đó là lúc sự nghiệp đào tạo đại học nước ta đạt đến cực thịnh trong điều kiện chiến tranh.
Đặc điểm của thế hệ học giả này là nồng nàn yêu nước, nắm vững và tin tưởng tuyệt đối vào chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối văn học nghệ thuật của Đảng Cộng sản, giàu tinh thần chiến đấu chống các tư tưởng thực dân và tư sản, các tư tưởng xét lại.
Mặc dù ông vốn là giáo sư dạy tiếng Anh, thông thạo tiếng Pháp, song các tài liệu, học thuyết tư sản phương Tây rất ít khi được ông sử dụng mà thường là đối tượng phê phán. Tư liệu trích dẫn của ông ngoài Mác, Ăng ghen, Lên nin, Nghị quyết, là Gorki và một số nhà folklore xô viết. Tuy vậy, ông đã cố gắng vượt qua dần dần sự hạn hẹp thế giới quan của mình để xây dựng nền tảng học thuật.
Đặc điểm nổi bật của giáo sư Đinh Gia Khánh là ông là người học rộng, uyên bác.
Ông không chỉ làm chủ toàn bộ các tư liệu, thành quả nghiên cứu văn học dân gian rất phong phú của người đi trước và các học giả đương thời, mà ông còn làm chủ cả khối tư liệu văn học thành văn, từ chữ Hán đến chữ Nôm.
Tự bản thân ông tham gia dịch thuật Lĩnh Nam chích quái,phiên âm, chú thích Thiên Nam ngữ lụcdài trên 8000 câu lục bát, soạn sách Truyện hay nước Việt,chủ biên tập Hợp tuyển thơ văn Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIIdo ông viết Lời giới thiệu (1962). Ông là người khởi xướng, chủ biên bộ lịch sử văn học Việt Nam, gồm Văn học dân gian(1972), Văn học trung đại,gồm Văn học Việt Nam thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII cùng với các đồng nghiệp Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương (1978), và tập Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIIIđến hết thế kỉ XIX do Nguyễn Lộc viết, được tái bản nhiều lần.
Ông cũng là người đề xuất và làm chủ tịch Hội đồng biên tập bộ sách Tổng tập văn học Việt Namđồ sộ bậc nhất, gồm 42 tập, coi như một tập đại thành toàn bộ thành tựu nghiên cứu văn học Việt Nam dưới chế độ mới. Nhờ thế mà ông nổi hẳn lên so với nhiều đồng nghiệp khác ở tầm nhìn xa và tầm bao quát.
Đinh Gia Khánh là người chứng kiến bước trưởng thành vượt bậc của ngành nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam cũng như ngành nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam.
Trước Cách mạng tháng Tám, trước sự xâm lăng của văn hóa và văn học Pháp, các trí thức yêu nước Việt Nam khởi đầu sưu tầm, nghiên cứu và phác thảo lịch sử văn học Việt Nam cùng các thể loại văn học dân gian Việt Nam. Các công trình văn học sử của Dương Quảng Hàm, Nguyễn Đổng Chi, Ngô Tất Tố, Bùi Hữu Sủng, Kiều Thanh Quế, Giản Chi… dù rất cố gắng tìm tòi, song do thiếu tư liệu và phương pháp luận cho nên còn nhiều hạn chế.
Nói đến các tuyển tập văn học thì lại càng sơ lược, chủ yếu đáp ứng nhu cầu thưởng lãm và học tập ở trình độ trung học. Tác phẩm của các tác giả lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du đều chưa được phát hiện và phiên dịch.
Sau năm 1954 một nhu cầu viết lại văn học sử dân tộc trên nền tảng chủ nghĩa Mác, song lúc đầu khó tránh sơ lược, giáo điều và dung tục. Phải gần 20 năm sau, trên cơ sở phiên âm, phiên dịch, bổ sung tư liệu, đẩy mạnh sưu tầm văn học dân gian người Việt và các dân tộc thiểu số, bấy giờ mới có điều kiện nhìn lại văn học sử cũng như văn học dân gian một cách khoa học và hệ thống.
Ông là ngườihệ thống hóa văn học dân gian Việt Nam và đưa nó dần sang quỹ đạo văn hóa dân gian.
Tôi nghĩ, trước năm 1945 nước ta chưa có thuật ngữ văn học dân gian, mà chỉ có thuật ngữ văn học truyền khẩu, văn học bình dân. Các sách của các học giả như Giản Chi, Thanh Lãng, Phạm Thế Ngũ đều chưa có khái niệm văn học dân gian nói chung, họ chỉ trình bày một số thể loại. Văn học dân gian là thuật ngữ Trung Quốc xuất hiện từ sau thời Ngũ Tứ 1919, nhưng nội hàm vẫn không ổn định.
Ở họ từ Kinh Thi đã là văn học và cho đến nay vẫn là một bộ phận quan trọng của Văn học Tiên Tần. Cái khái niệm lục nghĩa: phú, tỉ, hứng, phong, nhã, tụng làm cho nó văn học hóa và có lẽ Việt Nam tiếp thu khái niệm ấy từ sau năm 1950. Tất nhiên khái niệm văn học dân gian của các học giả Trung Quốc hiện đại rất phát triển, nhưng hồi xưa cũng còn thô sơ, chưa phân biệt với văn học thông tục, văn học bình dân. Giáo trình Đại học Sư phạm năm 1961 nói đến văn học dân gian chỉ nói đến bắt nguồn từ lao động, phản ánh đời sống nhân dân, tính giai cấp…
Có lẽ bắt đầu từ giáo sư Đinh Gia Khánh mới nhấn mạnh đầy đủ tính nguyên hợp và các tính chất khác và chuyển dần sang văn hóa dân gian theo thông lệ quốc tế, nhưng vẫn giữ tính chất nghệ thuật ngôn từ dân gian, lấy đó làm cái cốt của văn học dân gian. Và hướng mở rộng này đã làm cho nghiên cứu văn hóa dân gian phát triển mạnh mẽ như ngày nay.
Về nghiên cứu văn học dân gian ông cũng là người quan tâm nghiên cứu so sánh qua tác phẩm Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện cổ tích qua truyện Tấm Cám (1968) và công trình Văn hóa dân gian Việt Nam trong bối cảnh văn hóa Đông Nam Á(1993). Đó là những bước mở đầu rất đáng quý.
Về văn học viết Việt Nam trung đại, ông là người có cái nhìn bao quát trong bài lời nói đầu tập Hợp tuyển thơ văn Việt Nam thế kỉ X đến thế kỉ XVIIcó tên Vài nét về văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XVII đã trình bày cụ thể tình hình phát triển của thể loại và tác phẩm văn học cụ thể.
Trong Phần Mở đầu: Mười thế kỉ của tiến trình văn học Việt và viết 15 chương sách trên tổng số 24 chương của cuốn giáo trình năm 1978.
Đặc điểm nổi bất của giáo trình của Đinh Gia Khánh là sự phân tích cặn kẽ tình hình xã hội, điều kiện lịch sử, sự phân hóa giai cấp từng thời kì, mô tả tình hình trạng thái văn hóa xã hội, bao gồm tổ chức chính quyền, tổ chức việc học, các giai cấp xã hội các tôn giáo, các học thuyết thẩm thấu vào nhau, rồi sau đó mới đi sâu phân tích các tác phẩm văn học cụ thể như là sự phản ánh tinh thần của thời đại.
Thiếu một vốn tri thức bậc thầy thì khó mà làm được các yêu cầu đó. Trong suốt thời trung đại, điều ông thấm nhuần nhất là ảnh hưởng sâu sắc của văn học dân gian đối với sự hình thành và phát triển của văn học viết Việt Nam và khi phát triển văn học viết ảnh hưởng trở lại đối với văn học dân gian.
Có thể nói đó là sự vận dụng đến mức mẫu mực của phương pháp nghiên cứu mác xít đương thời với ý thức duy vật rất tỉnh táo, tính chiến đấu chống mê tín, dị đoan rất cao, sự quán triệt các chỉ đạo của các văn kiện của Đảng rất chặt chẽ. Chỉ trong phần mở đầu của cuốn giáo trình đã có bốn trích dẫn văn kiện, mà đến thời Đổi mới, khi tái bản các phần đó đã được tác giả lược bỏ theo tinh thần Đổi mới (1998). Toàn bộ công trình khoa học của giáo sư phần lớn đều hoàn thành trước thời kì đổi mới, khi sự giao lưu học thuật Đông Tây còn có nhiều hạn chế, tất khó tránh khỏi các hạn chế lịch sử. Các hạn chế ấy, các học trò của giáo sư sẽ bù đắp, nhưng địa vị mở đầu của giáo sư là rất to lớn.
Giáo sư Đinh Gia Khánh còn là người tôn trọng các quy phạm khoa học.
Trong nghiên cứu tiến trình lịch sử văn học trung đại, ông cũng như các nhà nghiên cứu khác chọn cách tính mốc bằng thế kỉ, mà không chọn các mốc theo triều đại như văn học Trung Quốc hay Nhật Bản. Các học giả Miền Nam cũng xét văn học trung đại theo “lịch triều”. Ví dụ, bộ văn học sử nổi tiếng của Phạm Thế Ngũ có hai phần:Phần văn học truyền khẩu và phần văn học lịch triều. Cách tính mốc thế kỉ chó thể cho ta cái mẫu số chung để xem văn học Việt Nam trong bối cảnh thế giới. Đó là điều mà bộ Lịch sử văn học thế giới của các học giả Nga đã làm. Theo cái mốc đó ta có thể thấy vào thế kỉ XV, khi Nguyễn Trãi viết Quốc âm thi tập, ghi dấu sáng tạo văn học bằng ngôn ngữ dân tộc thì cũng là lúc Dante viết Thần khúcbằng tiếng Ý, Chause viết bằng tiếng Anh và Grimenhausen sáng tác bằng tiếng Đức. Tính mốc thế kỉ có giá trị so sánh khi xét văn học Việt trong bối cảnh thế giới.
Cách dùng thuật ngữ của giáo sư cũng mang tính mẫu mực. Cho đến lúc bấy giờ trong văn giới ta các khái niệm văn thơ, văn học, văn chương được dùng thay thế nhau coi như từ đồng nghĩa. Bộ sách Hợp tuyển thơ văn Việt Namdo Nxb Văn hóa in năm 1962 có thể coi là quy mô nhất, nhưng cái tên Hợp tuyển thơ vănlà lặp lại tên sách của Dương Quảng Hàm Việt Nam thi văn hợp tuyển.Nguyễn Huệ Chi chủ biên bộ Thơ văn Lí Trầncũng lặp lại cái tên thơ văn.
Điều thú vị là bìa ngoài cuốn hợp tuyển do Trần Đình Thọ trình bày ghi là Hợp tuyển thơ văn, nhưng bìa trong do Văn Cao trình bày thì lại ghi là Văn học Việt Nam. Tính chất nước đôi trong tên gọi chứng tỏ sự thiếu nhất quán về thuật ngữ.
Sau này khi đề xuất ý tưởng làm bộTổng tập văn học Việt Nam, giáo sư Đinh Gia Khánh đã dứt khoát dùng từ văn học. Theo tôi, đó là cách dùng quy phạm, bởi vì tất cả các sách văn học sử Việt Nam từ trước 1945 đều viết là văn học, các tác phẩm đều là văn học, đó là cách gọi chuẩn hóa, quy phạm về mặt thuật ngữ. Văn học đây là từ dịch từ thuật ngữ literature trong tiếng Anh, thông dụng ở Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam đầu thế kỉ XX.
Một học giả lớn, theo tôi nghĩ, không chỉ có cống hiến nhiều về các phát hiện khoa học, mà còn là người xác lập, tuân thủ các quy phạm khoa học. Riêng mặt này giáo sư cũng là bậc thầy của nhiều thế hệ.
- GS Trần Đình Sử
...
阅读更多Kim Tae Hee rạng rỡ lên đường sang Việt Nam
Kinh doanh- Chiều 22/11, nữ diễn viên Hàn Quốc xuất hiện tại sân bay Incheon để tới Hà Nội tham gia một sự kiện. Kim Tae Hee - Bi Rain đón con gái đầu lòng
Rộ thông tin Rain và Kim Tae Hee chuẩn bị chào đón con gái đầu lòng
Kim Tae Hee lần đầu diện áo dài Việt khi mang bầu 5 tháng
Chiều tối ngày 22/11, Kim Tae Hee xuất hiện tại sân bay quốc tế Incheon. Minh tinh bay sang Việt Nam để tham dự chuỗi sự kiện vào ngày mai tại Hà Nội. Đây là lần xuất hiện hiếm hoi của bà xã Bi Rain kể từ sau khi sinh con từ tháng 10/2017. Bà mẹ 1 con vẫn giữ được nét trẻ trung xinh đẹp. Mặc dù đeo kính đen che gương mặt nhưng nữ diễn viên vẫn toát lên được thần thái cuốn hút. Kim Tae Hee mặc trang phục khá đơn giản khi sang Việt Nam. Nữ diễn viên vẫn xinh đẹp hút hồn và liên tục cười tươi rói trước ống kính phóng viên. Trước đó, vào năm 2012, Kim Tae Hee cũng từng đến Việt Nam cùng nam diễn viên Song Seung Hun để quảng bá cho bộ phim My Princess và nhận được sự chào đón vô cùng nồng nhiệt của người hâm mộ. Bi Rain cũng có mặt tại sân bay cách đó ít giờ. Nhiều người cho rằng nam ca sĩ có mặt để hộ tống bà xã. Tuy nhiên, thực tế Bi Rain có lịch trình làm việc riêng. Nam ca sĩ sẽ bay sang Singapore để dự sự kiện.
T.KKim Tae Hee đẹp hút hồn xuất hiện sau 5 tháng sinh con
Dù gương mặt có phần trọn trịa hơn trước nhưng bà xã Bi Rain vẫn thu hút mọi ánh nhìn với chiếc đầm trắng thanh lịch và gương mặt xinh đẹp.
">...
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Belgrano vs Independiente, 7h30 ngày 4/2: Chủ nhà gặp khó
- Tin sao Việt 14/1: Sơn tùng mặc đồ trăm triệu dạo biển
- Vợ NSND Anh Tú lên tiếng về sức khỏe của chồng
- Công ty Hoa Anh Đào: Cúp Vàng du học Nhật Bản 2013
- Nhận định, soi kèo Atletico Cerro vs CA River Plate, 05h30 ngày 4/2: Điểm tựa sân nhà
- Vẻ nóng bỏng khó cưỡng của Clara Lee sắp kết hôn với chồng doanh nhân tại Mỹ
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Khonkaen United vs Prachuap, 19h00 ngày 2/2: Khó tin cửa trên
-
Soạn “TTTB” gưi 1414 để kiểm tra thông tin thuê bao miễn phí. Soạn tin theo cú pháp TTTB gửi đến 1414 để kiểm tra thông tin thuê bao miễn phí. Đây cũng là cách kiểm tra thông tin thuê bao phổ biến áp dụng cho người dùng của mọi nhà mạng tại Việt Nam.
Khách hàng cũng có thể gọi Hotline 1900 1087 (1000đ/ phút) - 0877 087 087 (0đ cho thuê bao iTel) hoạt động 24/7 để tham vấn trực tiếp.
Nếu kết quả trả về không chính xác hoặc bị thiếu thông tin, bạn cần nhanh chóng cập nhật và bổ sung thông tin thuê bao trong thời gian sớm nhất, để không bị khóa 1 chiều/ 2 chiều và thu hồi SIM theo Nghị định 49/2017/NĐ-CP của Chính phủ.
Các kênh hỗ trợ chuẩn hóa và cập nhật thông tin thuê bao iTel
Cách 1: Tải App “TTTB iTel” trên Appstore hay Google Play để tự chủ động cập nhật TTTB. Đây cũng là cách nhanh và tiện ích nhất cho các thuê bao iTel
Hướng dẫn xem tại https://itel.vn/chien-dich/cap-nhat-tttb
TTTB iTel – App hỗ trợ cập nhật thông tin thuê bao dành cho thuê bao iTel Cách 2: Liên hệ Zalo - Mạng di động iTel (có dấu tích vàng) hoặc Fanpage Facebook chính thức - Mạng di động iTel (@itel.fan) của iTel để được tư vấn hỗ trợ cập nhật.
Cách 3: Trực tiếp qua Quầy Giao dịch của Mạng di động iTel địa chỉ B018, Tháp The Manor, Mễ Trì, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội hoặc bất kì cửa hàng FPT Shop gần nhất trên toàn quốc.
Địa chỉ Quầy giao dịch: B018, Tháp The Manor, Mễ Trì, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội
Địa chỉ các cửa hàng FPT Shop: https://fptshop.com.vn/cua-hangKhách hàng được hướng dẫn và hỗ trợ cập nhật TTTB trực tiếp tại Điểm Giao Dịch iTel và FPT Shop Ưu đãi dành tặng thuê bao iTel khi cập nhập TTTB
Khi cập nhật TTTB trong thời gian này, khách hàng sẽ được nhà mạng tặng 2000 điểm iTel Club tương đương với Voucher trị giá 20.000đ để đổi ngàn ưu đãi quà tặng hấp dẫn tới từ: Shopee, Lazada, Grab, Phúc Long... tại https://itel.vn/club (Chỉ áp dụng với thuê bao cập nhật thành công lần đầu tiên kể từ ngày kích hoạt). Bên cạnh đó, khi cập nhật TTTB trên tại hệ thống FPT Shop trên toàn quốc, khách hàng cũng sẽ nhận được những ưu đãi tương tự như khi thực hiện trên các kênh chính thức của iTel.
Để tìm hiểu thêm về cách thức cập nhật thông tin thuê bao cũng như các sản phẩm dịch vụ của Mạng di động iTel, khách hàng có thể truy cập website: https://itel.vn/ hoặc fanpage Mạng Di Động ITel (@itel.fan); hotline 1900 1087 / 0877 087 087 để được tư vấn tốt nhất.
Phạm Trang
" alt="Mạng di động iTel hỗ trợ khách hàng cập nhật thông tin thuê bao chính chủ theo Nghị định 49/2017/NĐ">Mạng di động iTel hỗ trợ khách hàng cập nhật thông tin thuê bao chính chủ theo Nghị định 49/2017/NĐ
-
Là người khá kín tiếng về đời tư nên Võ Hạ Trâm rất hạn chế chia sẻ với báo chí những thông tin về đám cưới của mình. Chỉ đến sáng nay, Võ Hạ Trâm và chồng mới tiết lộ một hình ảnh trong ngày làm lễ vu quy trên trang cá nhân. Nữ ca sĩ hạnh phúc viết: "Em đã có chồng rồi bà con ơi". Cô dâu chú rể tươi cười rạng rỡ khoe ảnh trong ngày trọng đại. Trước một ngày diễn ra đám cưới, Võ Hạ Trâm chia sẻ: "Hôm nay, ngày cuối cùng của đời độc thân hỏi có xúc động không? Thật tình là xúc động và tự nhiên thấy bồi hồi qua. Mới đó mà thoắt cái mai là ngày trọng đại của cuộc đời mình. Nhìn lại quãng thời gian còn lên bờ xuống ruộng với chuyện tình cảm, mình cùng thầm cảm ơn những thử thách và trải nghiệm khắc nghiệt đó để mình hiểu và trân trọng hơn giá trị của người đàn ông hiện tại. Và mình nhận ra rằng, hạnh phúc sẽ đến đúng lúc, đúng thời điểm và không bao giờ là muộn màng cho những ai vẫn còn niềm tin".
Trong lễ cưới diễn ra vào tối nay (14/1), nữ ca sĩ sẽ diện hai bộ váy cưới được thiết kế sang trọng, gọn gàng giúp cô dâu dễ dàng di chuyển. Cũng giống như bộ ảnh cưới được tung ra trước đó, váy cưới của Võ Hạ Trâm trong ngày lên xe hoa mang sự cổ điển và tôn nét gợi cảm của cô.
Võ Hạ Trâm sẽ diện hai váy cưới trong ngày trọng đại của NTK Lek Chi. Trang phục cưới được sáng tạo dựa trên nét nữ tính, dịu dàng của nữ ca sĩ, kèm theo đó những khoảng hở tinh tế nơi khuôn ngực, phía sau lưng để tạo sự quyến rũ cho cô dâu. Hôn phu người Ấn Độ của Võ Hạ Trâm có tên Vikas và hiện là một doanh nhân trong lĩnh vực đá hoa cương. Trước khi chính thức làm vợ chồng, nữ ca sĩ cũng tiết lộ ông xã đang học tiếng Việt để có thể giao tiếp với vợ và gia đình vợ một cách dễ dàng hơn.
Chia sẻ về quyết định lấy chồng hơn 12 tuổi, Võ Hạ Trâm nói: "Chừng ấy tuổi đối với tôi là chưa lớn nhiều đâu. Tôi nghĩ mình phải lấy người 20 tuổi trở lên mới hợp ấy chứ. Trong các cuộc tình trước đây, tôi cũng đã từng quen người lớn hơn vài tuổi hay ít tuổi hơn. Song cơ bản họ không hiểu được những gì tôi chia sẻ. Với những người đàn ông càng lớn tuổi tôi nghĩ họ sẽ càng vững chãi và có kinh nghiệm sống, cho mình cảm giác an toàn".
Váy cưới thứ 2 là sự phối trộn bởi vải lưới, voan cao cấp, tôn đường cong quyến rũ của cô dâu. Lễ cưới của cặp đôi sẽ được tổ chức tại một khách sạn 5 sao ở TP.HCM và khách mời bao gồm người thân, bạn bè cùng các nghệ sĩ thân thiết của Võ Hạ Trâm.
Lưu Hằng
Võ Hạ Trâm khoe ảnh cưới với doanh nhân Ấn Độ hơn 12 tuổi
Mới đây, nữ ca sĩ và hôn phu tiếp tục tiết lộ bộ ảnh cưới lãng mạn và cận cảnh tấm thiệp cưới sang trọng.
" alt="Võ Hạ Trâm rạng rỡ trong lễ vu quy cùng doanh nhân Ấn Độ hơn 12 tuổi">Võ Hạ Trâm rạng rỡ trong lễ vu quy cùng doanh nhân Ấn Độ hơn 12 tuổi
-
Ông Huỳnh Văn Chương chia sẻ tại Hội nghị quốc tế mạng lưới đảm bảo chất lượng các trường đại học Đông Nam Á (Ảnh: T.Tr).
Hội nghị AUN-QA 2024 với 7 phiên làm việc về các chủ đề phát triển giáo dục đại học, giáo dục trong thời đại số... là cơ hội để các quốc gia trong khu vực cùng nhau trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ phương pháp nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.
Ông Huỳnh Văn Chương cho hay, mạng lưới bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục Việt Nam được Luật hóa khá mạnh và cụ thể, được thể hiện qua Luật Giáo dục và Luật giáo dục đại học hiện hành cũng như tại các Nghị định.
Công tác bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục hiện nay được Bộ GD&ĐT và các cơ sở giáo dục đào tạo đại học Việt Nam đặt sự quan tâm hàng đầu với mục tiêu phát triển hệ thống bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đại học.
Qua đó đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng khung bảo đảm chất lượng ASEAN, góp phần quan trọng thúc đẩy tự chủ giáo dục đại học, nâng cao chất lượng giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm.
Theo ông Chương, Bộ GD&ĐT không cho tiền, nhân sự nhưng "cho" chính sách để các trường đại học kiểm định chất lượng, mang lại nhiều lợi ích cho các trường.
Tính đến cuối tháng 11/2024, Việt Nam có 2.179 chương trình đào tạo đạt kiểm định chất lượng, trong đó có 1.558 chương trình được đánh giá theo tiêu chuẩn trong nước, 61 chương trình được đánh giá theo tiêu chuẩn nước ngoài.
Có 208 cơ sở giáo dục đại học đạt kiểm định chất lượng, trong đó có196 cơ sở đạt kiểm định trong nước và 12 cơ sở đạt kiểm định theo tiêu chuẩn nước ngoài. Một số trường đại học đi đầu trong kiểm định như Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Bách khoa...
Ông Huỳnh Văn Chương nhấn mạnh, việc bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đại học không chỉ là trách nhiệm của mỗi quốc gia, mà còn là mối quan tâm chung của toàn thể cộng đồng quốc tế, đặc biệt đối với khu vực ASEAN.
Bộ GD&ĐT khẳng định bảo đảm và kiểm định chất lượng để tạo động lực cải tiến liên tục và nâng cao chất lượng cơ sở và chương trình đào tạo hướng đến đạt chuẩn quốc gia và quốc tế.
Bộ cũng luôn cam kết và sẵn sàng hỗ trợ, quan tâm và chỉ đạo sâu sát để các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam tiếp tục phát huy những điểm mạnh của mình để phát triển, hội nhập và có nhiều đóng góp cho quốc gia Việt Nam, cộng đồng ASEAN và thế giới.
" alt="Bộ GD&ĐT không chi tiền nhưng "cho" chính sách để ĐH kiểm định chất lượng">Bộ GD&ĐT không chi tiền nhưng "cho" chính sách để ĐH kiểm định chất lượng
-
Nhận định, soi kèo Osasuna vs Sociedad, 0h30 ngày 3/2: Chủ nhà tự tin
-
- "Tôi nhớ quê hương tôi, nhiều khi trào nước mắt. Những người đi thích đi châu Âu, đi châu Phi, đi vòng quanh thế giới, họ có suy nghĩ và ước mơ riêng của họ. Còn ước muốn một đời của tôi là đi cho hết đất nước mình". Trên dòng sông Quây Sơn, dưới chân Thác Bản Giốc, nhiều hàng hóa, đồ lưu niệm Việt Nam được bày bán. Ảnh: Lê Anh Dũng
Có, tôi có nhớ chứ.
Tôi đọc Tú Xương, muốn đi Nam Định để xem con ngựa gỗ què một chânng trước nhà cụ xứ có còn không. Tôi muốn đến đứng trước mảnh sân nơi ông Tú đưa đồng bạc mà hỏi ông cử Cóc võ nghệ tinh thông có đánh nổi một con mụ đầm xòe này không. Tôi cố tưởng tượng mảnh đất Vị Hoàng thời ấy, có nghè Bân và ấm Kỷ, có cử Nhu, hàn Tịch, bà Hanh Tụ, chú Sìu Châu, lại có một ông Tú thi cả thảy tám lần không đỗ, thất thời lỡ vận, cứ sáng mang ô đi tối lại cắp ô về.
Đọc Trương Định, tôi nhớ Gò Công, nơi con chim khổng tước còn hót vang ngày mở đất. Không biết có ai ở Gò Công còn nhớ Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định, nhớ các bà Lê Thị Thưởng, Trần Thị Sanh không? Có nhớ câu hò "Giặc Tây xâm chiếm cõi bờ, chàng đi giết giặc thiếp chờ năm canh" không? Hay ông bà nay cũng chỉ là tên một con phố, một đoạn đường, người ta chỉ nhắc đến khi bàn chuyện đất đai, và những câu hò là chuyện của những người đã cũ? Tôi vẫn nghe nói bản chất của con người ta từ khi mới lọt lòng mẹ đã là vô ơn.
Tôi muốn đi xuồng trên dòng kinh Ngã Bảy, ở ngã ba sông rộng mênh mông những cây đước, cây dừa. Tôi nhớ năm ấy chúng tôi dậy từ lúc gà còn chưa gáy, chạy xe máy một mạch từ Sóc Trăng, đến Cà Mau lúc tám giờ sáng. Đó là lần thứ hai tôi gặp chị Tư, chị nói "Tụi mầy đi chơi mà như đi ăn cướp." Tôi nhớ năm ấy hình như người ta chưa dùng từ phượt.
Tôi muốn lại vào chùa Mía, muốn ngồi uống nước chè trước cổng thành cổ Sơn Tây. Thành cổ Sơn Tây ban đêm người ta thắp đèn điện mờ mờ, có thảm cỏ và mấy cây đại nở hoa trắng. Chùa Mía cũ, có những cái lu lớn bằng sành đặt trước sân. Từ Sơn Tây qua Phú Thọ bằng một chiếc đò ngang, có con đê chạy dọc theo bờ sông Hồng. Người ta cấy lúa ở những mảnh ruộng dưới triền đê ấy.
Tôi muốn đi Thái Nguyên thăm ông Lắm và ngọn đèn hột vịt. Con đường từ Hà Nội lên Thái Nguyên đầy bụi bặm. Chợ Thái Nguyên ban ngày vui, bán nhiều búp chè khô, nhưng ban đêm thì buồn. Thái Nguyên bây giờ ra sao? Ông già Lắm bây giờ ra sao? Tôi không biết. Có những người ta chỉ gặp một lần trong đời, rồi thôi.
Tôi thèm được rong ruổi trên con đường Tú Lệ. Tôi nhớ cảm giác đứng một mình trên đỉnh đèo Khau Phạ cao một nghìn hai trăm mét lúc đồng hồ chỉ năm giờ rưỡi chiều. Họa hoằn lắm mới có một người Mèo cõng bó củi đi ngang qua trong màn sương trắng mịt mù, cách chừng năm mét không nhìn rõ. Tôi đi xe máy qua những khúc cua tay áo, những đoạn đường núi ngoằn ngoèo, mấy lần suýt rơi xuống vực, đến Mù Cang Chải đúng lúc trời sập tối. Mù Cang Chải mùa này lạnh không nhỉ? Bà cụ già đã cho tôi ở nhờ tối hôm ấy, và run run hỏi "Sao cháu cho bà nhiều thế?" khi tôi dúi biếu bà ít tiền sáng hôm sau, có còn khỏe mạnh không? Chú bé nhoẻn nụ cười hiền lành khi bảo "À anh biết chị Lý à, hôm nọ em có nghe chị ấy hát ở trường" rồi năm ấy có đậu đại học không? Con suối sau nhà có còn chảy ầm ào không?
Tôi cũng nhớ quê tôi, mảnh đất mà mỗi lần nhắc đến tôi lại nói đùa là không có nổi một cái tên trên bản đồ. Quê tôi nghèo khổ đói rách, không có ai biết hát "À ơi táo rụng sân đình, thương anh một mình, một mình nhớ em," chỉ có một chị bị điên từ lúc nào không rõ vẫn hay lang thang ở chợ Bến Dầu. Bọn con nít chúng tôi chọc nhau, nói "Mi điên như Thu Yên Bến Dầu." Tết năm ngoái tôi về, chợ Bến Dầu tiêu điều xơ xác, gió từ sông thổi vào lán chợ nghe u u. Ngôi trường thuở nhỏ tôi học, đằng sau có mấy cây trâm ra trái từng chùm màu tím, bây giờ là bãi cỏ hoang, người ta cho bò ăn. Tôi muốn viết về làng tôi, mà lần lữa mãi đến giờ vẫn chưa viết được.
Nên bạn ạ, tôi nhớ chứ. Tôi nhớ quê hương tôi, nhiều khi trào nước mắt. Những người đi thích đi châu Âu, đi châu Phi, đi vòng quanh thế giới, họ có suy nghĩ và ước mơ riêng của họ. Còn ước muốn một đời của tôi là đi cho hết đất nước mình. Cũng có lúc tôi tiếc tôi không sinh ra khoảng năm sáu mươi năm về trước, lúc còn chiến tranh bom đạn, để hiểu hơn về những thứ đã mất đi không còn tìm lại được nữa. Nhưng rồi tôi lại mừng cho mình không phải chịu nỗi đau của những con người bị buộc phải rời bỏ quê hương, xa lìa xứ sở, cái nỗi đau mà tôi biết là tôi không bao giờ hiểu hết. Vì có biết bao nhiêu chuyện tôi không bao giờ hiểu hết, từ những chuyện thoạt nghe có vẻ như là đơn giản lắm. Như lúc đi lang thang ở Mù Cang Chải, dưới những thửa ruộng bậc thang, tôi gặp một anh đứng bên trụ xăng bơm có hàm răng vẩu nửa vàng nửa đen, anh vẫy tay cười với tôi và nói to một câu rất dài bằng tiếng Mèo.
Phan An
" alt="Quê hương thu nhỏ">Quê hương thu nhỏ