Cũng theo hãng bảo mật này, số vụ tấn công DDoS trong Q2 2019 đã giảm hơn 44% so với Q1 2019. Điều này không nằm ngoài dự đoán vì các cuộc tấn công DDoS thường không diễn ra mạnh thời điểm cuối mùa xuân và mùa hè.
Tuy nhiên, số lượng các cuộc tấn công DDoS trong Q2 2019 đã tăng 18% so với Q2 2018 và tăng 25% so với Q2 2017.
Số lượng tấn công tầng ứng dụng không bị tác động đáng kể bởi xu hướng giảm tấn công DDoS theo mùa, với tỷ lệ giảm chỉ 4% so với quý trước.
![]() |
Biểu đồ tấn công DDoS Quý 2 qua các năm. Nguồn: Kaspersky |
Những kiểu tấn công này nhắm vào các tính năng hoặc ứng dụng API nhất định để phá hủy không chỉ mạng mà còn cả tài nguyên máy chủ.
Ngoài ra, chúng cũng khó bị phát hiện và ngăn chặn hơn, vì chúng ẩn dưới các yêu cầu hợp pháp.
Theo số liệu thống kê qua các botnet sử dụng hệ thống Kaspersky DDoS Intelligence, tổng số vụ tấn công DDoS tại Việt Nam đã tăng nhẹ từ 108 vào Q2 2018 lên 114 vào Q2 2019. So với Q1 2019, số lượng các cuộc tấn công DDoS tại Việt Nam Q2 2019 đã giảm 5%.
Phân tích các lệnh mà botnet nhận được từ cơ sở hạ tầng chỉ huy và kiểm soát (C&C) cho thấy cuộc tấn công DDoS dài nhất trong Q2 2019 kéo dài 509 giờ - gần 21 ngày. Đây là cuộc tấn công dài nhất kể từ khi Kaspersky bắt đầu theo dõi hoạt động botnet vào năm 2015. Trước đó, cuộc tấn công dài nhất kéo dài 329 giờ được thực hiện vào Q4 2018.
Hải Phong
Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về chủ quyền quốc gia trên không gian mạng. Mỗi khi tình hình Biển Đông căng thẳng, các nhóm hacker Trung Quốc lại hoạt động mạnh và có chiều hướng gia tăng.
" alt=""/>Phát hiện cuộc tấn công DDoS kỷ lục kéo dài 509 giờThiên tai ngày càng có xu hướng khó lường, trái với quy luật. UBND tỉnh Bình Định đã triển khai nhiều giải pháp trong phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. UBND tỉnh đã ban hành nhiều chỉ thị, kế hoạch về công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.
UBND tỉnh Bình Định đã ban hành Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, đến năm 2030, theo đó, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành liên quan và UBND cấp huyện thực hiện việc hướng dẫn đưa nội dung nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng.
Các địa phương tăng cường tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng cho Đội xung kích phòng chống thiên tai cấp xã.
Từ đầu năm 2023, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh giai đoạn đến năm 2050.
Mục tiêu từ nay tới năm 2030, công trình hạ tầng trọng yếu trong tỉnh phải thích ứng với biến đổi khí hậu được hoàn thành với các tiêu chuẩn an toàn trước thiên tai, đặc biệt là các công trình phòng chống thiên tai, công trình trữ nước ngọt phục vụ sinh hoạt và sản xuất, chống ngập úng ở đô thị.
Bình Định cũng đưa ra mục tiêu 80% hộ dân thuộc khu vực thường xuyên xảy ra thiên tai có nhà ở an toàn, hoàn thành di dời ít nhất 70% các hộ dân sinh sống ở nơi có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn.
Những khu vực chưa thể di dời được lắp đặt hệ thống theo dõi, giám sát, cảnh báo để kịp thời sơ tán, giảm thiểu rủi ro khi xảy ra thiên tai. Tất cả các khu vực ngầm tràn sẽ được giám sát và cảnh báo độ sâu nước ngập.
Từ năm 2022, Bình Định đã xây dựng Phần mềm Quản lý thiên tai tỉnh và cơ bản hoàn chỉnh các chức năng gồm cơ sở dữ liệu nền thiên tai và 7 kịch bản ứng phó với bão, lũ lớn. Phần mềm cập nhật thông tin dữ liệu từ 405.610 hộ gia đình, cập nhật các phương án ứng phó bão, lũ.
Viễn thông Bình Định phối hợp với Văn phòng thường trực về Phòng chống thiên tai tỉnh tổ chức tập huấn, hướng dẫn sử dụng chuyển đổi số nội dung ứng phó thiên tai đối với 4 kịch bản bão và 3 kịch bản lũ theo cấp độ rủi ro cho các sở, ban, ngành, các cấp địa phương từ xã tới huyện.
Đến tháng 4/2023, ông Nguyễn Tuấn Thanh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đã ký quyết định Ban hành kế hoạch triển khai phần mềm Quản lý thiên tai tỉnh Bình Định.
Cùng với sử dụng phần nềm này, ông Thanh cũng yêu cầu các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân hơn nữa về phòng, chống giảm nhẹ thiên tai.
Tập trung rà soát, cập nhật Phương án ứng phó thiên tai năm 2023, hoàn chỉnh việc cập nhật thông tin trên phần mềm Quản lý thiên tai tỉnh Bình Định.
Hiện, phần mềm có thể đưa ra các dự đoán với từng cấp độ kịch bản và mức độ ảnh hưởng của thiên tai tới các hộ dân. Từ đó, các địa phương đưa ra phương án sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm, hạn chế rủi ro, thiệt hại do thiên tai gây ra.
" alt=""/>Bình Định tích cực ứng phó với thiên tai, tìm kiếm cứu nạn