当前位置:首页 > Công nghệ > Nhận định, soi kèo Lahti vs Mariehamn, 22h00 ngày 19/9: Tận dụng lợi thế 正文
标签:
责任编辑:Thời sự
Nhận định, soi kèo Atlas vs Club Necaxa, 10h10 ngày 19/2: Khó cho chủ nhà
Theo cơ quan công an, qua mở rộng điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, phát hiện ông Du Việt Thanh đã nhận hối lộ 1 xe ô tô và hơn 5 tỷ đồng để "làm ngơ" cho các hoạt động phân lô bán nền đất rừng, đất Nhà nước quản lý.
Với hành vi này, ông Thanh đã tiếp tay cho các bị can khác lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng của người dân.
Hiện cơ quan công an đang tiếp tục điều tra làm rõ, xử lý.
Nguyên chủ tịch xã ở Phú Quốc nhận hối lộ 1 xe ô tô cùng hơn 5 tỷ đồng
Báo cáo về các ô đất quy hoạch trường học nhưng đến nay chưa được xây dựng, Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (Tổng công ty HUD) cho biết, trên địa bàn quận Hoàng Mai, Tổng công ty được giao làm chủ đầu tư một số dự án Khu đô thị mới Linh Đàm, Khu đô thị mới Pháp Vân - Tứ Hiệp và Khu đô thị mới Tây Nam Linh Đàm.
Đối với các trường học tại lô đất TH3 và NT3 tại Khu đô thị mới Linh Đàm, ô đất này nằm ngay cạnh tổ hợp chung cư HH Linh Đàm hiện đang làm bãi trông xe, theo Tổng Công ty HUD việc xây dựng trường học tại lô đất trên có phần chậm trễ do trước đây, năm 2006 TP Hà Nội có văn bản giới thiệu địa điểm xây dựng Bệnh viện thực hành Trường Đại học Y Hà Nội tại vị trí này.
Đến năm 2013, do việc xây dựng Bệnh viện tại khu vực này không còn phù hợp với các chủ trương của Chính phủ và định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, UBND TP Hà Nội có văn bản chấm dứt nghiên cứu xây dựng Bệnh viện thực hành của Trường Đại học Y để sử dụng lô đất này bổ sung quỹ đất xây dựng nhà trẻ và trường học phục vụ dân cư.
Chủ trương này đã được thể hiện trong Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 được UBND TP phê duyệt năm 2015 và Quy hoạch chi tiết 1/500 được UBND TP phê duyệt năm 2019, trong đó vị trí nói trên có chức năng sử dụng đất là xây dựng trường học và nhà trẻ.
“Sau khi Quy hoạch chi tiết 1/500 được phê duyệt, đầu năm 2020, Tổng công ty đã khẩn trương lập hồ sơ trình UBND TP quyết định chủ trương đầu tư dự án. Hiện nay, chủ trương đầu tư 2 trường học này đang được các cơ quan có thẩm quyền xem xét phê duyệt. Khi được UBND TP quyết định chủ trương đầu tư, Tổng công ty HUD sẽ tập trung nguồn lực để hoàn thiện các thủ tục đầu tư xây dựng và triển khai thi công công trình”, Tổng công ty HUD cho biết.
Đối với các trường học tại Khu đô thị mới Pháp Vân - Tứ Hiệp và Tây Nam Linh Đàm, phía Tổng công ty HUD cho rằng, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự chậm trễ trong việc triển khai công tác xây dựng các trường học có chung vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB) và việc cập nhật, trình duyệt quy hoạch 1/500 theo Quy hoạch chung TP Hà Nội và Quy hoạch phân khu đô thị.
Theo Tổng công ty HUD, các lô đất vướng mắc trong công tác bồi thường GPMB, chủ yếu liên quan đến việc di dời mồ mả của các hộ dân.
“Đây là việc làm mang ý nghĩa tâm linh, rất cần sự đồng thuận, ủng hộ của người dân mới có thể triển khai thuận lợi. Chúng tôi đã nhiều lần phối hợp với chính quyền địa phương vận động các hộ dân di chuyển mộ để thực hiện công tác GPMB nhưng chưa đạt được kết quả như mong đợi”, Tổng công ty HUD thông tin.
Cụ thể, tại Khu đô thị mới Pháp Vân - Tứ Hiệp có 3 lô đất xây dựng trường học, trong đó HUD đã hoàn thành công tác bồi thường GPMB 2 lô, còn lô đất ký hiệu TH.III.16.1 với tổng diện tích theo quy hoạch là 18.611m2 trong đó đã GPMB 12.424m2, phần diện tích chưa GPMB 6.186m2 do vướng mắc nhiều phần mộ của các hộ dân. Tổng công ty HUD đã nhiều lần phối hợp với chính quyền địa phương vận động các hộ dân di chuyển mộ để thực hiện công tác GPMB nhưng chưa nhận được sự đồng thuận của các hộ dân.
Tại khu Đô thị mới Tây Nam Linh Đàm, lô đất NT2 (khu đất nghĩa trang - PV) có diện tích hơn 7.312m2 đã được HUD GPMB gần 50% diện tích và trồng cây xanh. Tuy nhiên, theo quy hoạch phân khu đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt, lô đất NT2 đã trở thành đất cây xanh có ký hiệu là F4-CX4.
Trong khi đó, lô đất TH2 có diện tích gần 11.193m2, Tổng công ty HUD đã GPMB được khoảng 70%, diện tích còn lại khoảng 3.428 m2 là ao đình làng Bằng A.
Cũng theo Tổng công ty, quy hoạch phân khu đô thị tỷ lệ 1/2.000 được UBND TP phê duyệt liên quan đến các khu đô thị mới Tây Nam Linh Đàm và Pháp Vân - Tứ Hiệp đã thay đổi các thông số chỉ tiêu của hầu hết các lô đất trường học. Vì vậy các lô đất xây dựng trường học trên đều phải rà soát và thực hiện điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500.
“Tuy nhiên quá trình lập hồ sơ điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết 1/500 các lô đất trường học nói trên đòi hỏi rất nhiều thủ tục có liên quan của các cơ quan có thẩm quyền nên đến nay, Tổng công ty chưa thể hoàn thành các thủ tục để có thể triển khai đầu tư xây dựng công trình”, Tổng công ty lý giải.
Đã giao 59 ô đất xây trường nhưng chủ đầu tư chưa làm
Là quận có dân số đông nhất trong các quận, huyện tại Hà Nội với gần 538.000 người, Hoàng Mai đang phải đối diện với áp lực lớn về trường, lớp khi có 227 nhà chung cư cao tầng mới được xây dựng và 202 khu nhà chung cư cũ với gần 100 nghìn học sinh.
Trong báo cáo của UBND quận Hoàng Mai cũng cho thấy nghịch lý các quỹ đất quy hoạch trường học trên địa bàn quận còn nhiều, đã được thành phố giao chủ đầu tư. Tuy nhiên, các chủ đầu tư chưa thực hiện đúng thời gian xây dựng trường, để kéo dài trong nhiều năm. Số ô đất quy hoạch trường học đã giao chủ đầu tư nhưng chưa được đầu tư xây dựng là 59.
Tại phường Hoàng Liệt, nơi phụ huynh phải bốc thăm cho con vào trường mầm non công lập, hiện có 33 ô đất quy hoạch có chức năng trường học (mầm non 20, tiểu học 5, THCS 5, THPT 3) trong đó đã đầu tư 15, hiện còn 18 ô chưa được đầu tư xây dựng.
Một số ô quy hoạch trường học trên bản đồ khác so với cơ sở hiện trạng thực tế (quy hoạch vào ao làng, nghĩa trang, đình chùa...). Các ô quy hoạch chưa giao chủ đầu tư có công trình kiên cố, khó giải phóng mặt bằng, không đảm bảo tính khả thi để đề xuất đầu tư.
Để đáp ứng nhu cầu học tập của con em trên địa bàn, vừa qua quận Hoàng Mai đã có kiến nghị Bí thư Thành ủy Hà Nội về việc thu hồi 12 lô đất do chủ đầu tư chậm triển khai ở phường Hoàng Liệt để xây trường mầm non và trường tiểu học và trung học. Trong đó, quận Hoàng Mai đề nghị Tổng công ty HUD bàn giao 7 lô đất để quận tự đầu tư trường công lập. Đối với 5 lô đất thứ phát (nhận chuyển nhượng từ Tổng công ty HUD), đề nghị TP Hà Nội chỉ đạo các nhà đầu tư sớm triển khai, nếu không sẽ kiên quyết thu hồi.
Liên quan đến vấn đề này, cử tri Hà Nội cũng đã nhiều lần kiến nghị Bộ Xây dựng chỉ đạo, yêu cầu HUD khẩn trương bàn giao cho quận Hoàng Mai những ô đất xây dựng trường học, công cộng ở khu đô thị Linh Đàm vẫn chưa được đầu tư theo quy hoạch để quận đưa vào đầu tư, quản lý phục vụ nhân dân trên địa bàn.
Trả lời cử tri, Bộ Xây dựng cho biết, Bộ là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại HUD. Trước đó, Bộ đã có ý kiến làm rõ các nguyên nhân khách quan dẫn đến việc chậm triển khai các dự án của HUD.
Tuy nhiên, việc bàn giao cho quận Hoàng Mai các ô đất công cộng, trường học "cần đảm bảo tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật, đảm bảo lợi ích của người dân và nhà đầu tư". Do đó, theo Bộ Xây dựng, cần thời gian nghiên cứu, rà soát, đánh giá kỹ lưỡng.
Bộ Xây dựng khẳng định sẽ tiếp tục chỉ đạo Tổng công ty HUD tập trung, nghiêm túc, đẩy mạnh công tác chuẩn bị và thực hiện các dự án đầu tư chậm triển khai. Đồng thời là phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, có thẩm quyền của quận Hoàng Mai để sớm hoàn thành quy hoạch, giải phóng mặt bằng, thực hiện đầu tư tại các lô đất thuộc các dự án của Tổng công ty làm chủ đầu tư tại quận này.
Phường đông dân nhất Hà Nội bốc thăm suất học đất trường treo ở nghĩa trang
Infographic: Những điều cần biết về Viêm gan B
(Bấm vào hình để xem kích thước đầy đủ)
Viêm gan B là gì?
Viêm gan B là một bệnh nhiễm trùng do virus và có thể gây viêm gan cấp tính/mãn tính. Viêm gan mạn tính có thể là nguyên nhân dẫn tới xơ gan và ung thư gan.
Viêm gan B trên thế giới
Trên thế giới có 2 tỉ người đã và đang bị nhiễm virus này mỗi năm. Có khoảng 780.000 người chết mỗi năm do biến chứng của viêm gan B, bao gồm cả xơ gan và ung thư gan.
Tỷ lệ viêm gan B cao nhất là ở tiểu vùng Sahara châu Phi và Đông Nam Á, nơi mà từ 5-10% dân số người lớn bị nhiễm virus mãn tính.
Khả năng để nhiễm virus viêm gan B trở thành mãn tính phụ thuộc vào độ tuổi lúc bị nhiễm bệnh.
Có khoảng 80-90% trẻ sơ sinh và khoảng 30-50% trẻ bị nhiễm virus viêm gan B trước 6 tuổi sẽ nhiễm virus mãn tính.
Trong khi đó, hầu hết người trưởng thành khỏe mạnh bị nhiễm virus viêm gan B sẽ hồi phục và loại bỏ hoàn toàn virus trong vòng 6 tháng. Chỉ có khoảng chưa tới 5% số người người lớn khỏe mạnh bị nhiễm sẽ nhiễm mãn tính. Trong số này, khoảng 20-30% sẽ phát triển xơ gan, ung thư gan.
Vaccine ngừa viêm gan B được sản xuất từ năm 1982. Vaccine đạt hiệu quả phòng ngừa lên tới 95%.
Tính đến năm 2013, 183 quốc gia thành viên đưa viêm gan B vào chương trình tiêm chủng mở rộng. Hiện có khoảng 81% trẻ em có được chủng ngừa viêm gan siêu vi B.
Viêm gan B ở Việt Nam
Việt Nam là nước có tỷ lệ hiện mắc viêm gan B cao. Ước tính có khoảng 8,6 triệu người nhiễm virus viêm gan B với đường lây truyền chính là từ mẹ sang con.
Nhiễm virus viêm gan B mạn tính là nguyên nhân chính gây bệnh gan ở Việt Nam như xơ gan và ung thư gan.
Vaccine viêm gan B được tiêm cho tất cả trẻ sơ sinh tại Việt Nam, được triển khai từ năm 2003 (thuộc chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia). Tới năm 2011, chỉ còn 2% trẻ Việt Nam dưới 5 tuổi bị nhiễm virus viêm gan B.
Việt Nam đang hướng tới mục tiêu giảm tỷ lệ mắc viêm gan B xuống dưới 1% ở trẻ dưới 5 tuổi vào năm 2017.
Các đối tượng nguy cơ cao nhiễm virus viêm gan B
- Những người thường xuyên cần truyền máu như bệnh nhân lọc máu
- Những người nhận ghép tạng.
- Những người tiêm chích ma túy.
- Có người thân hoặc có quan hệ tình dục với người bị nhiễm virus viêm gan B mạn tính.
- Những người có nhiều bạn tình.
- Những nhân viên y tế và những người thường xuyên tiếp xúc với máu và các chế phẩm máu.
Hà Phương (theo WHO)
Đồ họa: Lê Văn
Phục hồi lá gan sau ‘mùa tiệc tùng’" alt="Người trăng hoa dễ mắc viêm gan B"/>Nhận định, soi kèo Shanghai Port vs Yokohama F. Marinos, 19h00 ngày 19/2: Khó cho cửa trên
Mục tiêu kép của lĩnh vực điện toán đám mây tại Việt Nam
Trao đổi tại tọa đàm, ông Lịch cho biết, Bộ TT&TT coi nền tảng điện toán đám mây là hạ tầng viễn thông thế hệ mới. Đây cũng là một nền tảng đóng góp cho hạ tầng số, có vai trò quan trọng và các doanh nghiệp Việt Nam cần làm chủ.
Với định hướng này, Bộ TT&TT đã xây dựng và ban hành bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật gồm 153 tiêu chí để đánh giá, lựa chọn giải pháp nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.
Kết quả đánh giá thực tế các nền tảng điện toán đám mây do doanh nghiệp Việt Nam làm chủ, như ICTnews đã đưa tin, vừa được Bộ TT&TT công bố. Theo đó, 5 nền tảng đám mây “Make in Việt Nam” của Viettel, VNPT, VNG, CMC, VCCorp đã được Cục ATTT xác nhận đạt tiêu chuẩn.
Tuy nhiên, ở góc độ thị trường, theo đại diện Cục ATTT, phần lớn “miếng bánh” điện toán đám mây tại Việt Nam thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài. “Chúng ta cần hướng tới mục tiêu kép: vừa thúc đẩy phát triển các nền tảng điện toán đám mây “Make in Việt Nam”, vừa phải làm sao để những nền tảng này được sử dụng rộng rãi. Có như vậy, chúng ta mới có thể thành công”, ông Lịch nhấn mạnh.
Nhiều cơ hội mở rộng thị trường
Thông tin rõ hơn về bức tranh thị trường điện toán đám mây tại Việt Nam, ông Hoàng Văn Ngọc, Giám đốc Viettel IDC cho hay, trong khoảng 200 triệu USD doanh thu năm 2019 của thị trường Cloud Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài chiếm hơn 80%, các doanh nghiệp Việt chỉ chiếm gần 20%. Một nguyên nhân là doanh nghiệp Việt đi sau nhiều so với các "ông lớn" công nghệ thế giới trong lĩnh vực này.
Đại diện Viettel IDC cho biết thêm, tốc độ tăng trưởng trung bình 3 năm gần đây của thị trường điện toán đám mây tại Việt Nam khoảng 40-45%, trong khi tốc độ tăng trưởng trung bình của thế giới là 29%. Dự kiến đến 2025, tốc độ tăng trưởng của thị trường Việt Nam duy trì mức 40%, dù con số trung bình thế giới được dự báo vẫn từ 25-29%.
“Việt Nam là một trong những thị trường thuận lợi. Công cuộc chuyển đổi số đang được các bộ, ban ngành, đặc biệt là Bộ TT&TT thúc đẩy mạnh. Chúng tôi cho rằng, thị trường điện toán đám mây Việt Nam còn phát triển hơn nữa, không dừng lại ở tốc độ tăng trưởng 40% như dự báo”, ông Ngọc phân tích.
Theo ông Đặng Tùng Sơn, Phó Tổng giám đốc CMC Telecom, thị trường Cloud về cơ bản thường chia làm 3 giai đoạn: Cloud như một giải pháp ưu tiên, dần trở thành giải pháp bắt buộc trong hệ thống CNTT và được định hướng chuyển thành hành động chiến lược. Cách đây 1 - 2 năm, Việt Nam ở vào giai đoạn coi Cloud như giải pháp ưu tiên.
Tuy nhiên, ông Sơn nhận định, vừa qua, Việt Nam có 2 yếu tố rất mạnh thúc đẩy sự thay đổi của thị trường, dẫn đến tăng trưởng 3 con số, đưa Cloud Việt Nam chuyển sang giai đoạn bắt buộc. Yếu tố đầu tiên là sự chỉ đạo xuyên suốt từ Đảng, Chính phủ, Bộ TT&TT và các bộ về thúc đẩy chuyển đổi số, kinh tế số, công nghệ số… “Đây chính là nền tảng quan trọng đưa đến sự thay đổi trong các vấn đề về tiêu dùng, nhất là với những khách hàng lớn khối cơ quan nhà nước, các tổ chức tài chính. Và yếu tố thứ hai, ảnh hưởng đến sự sống còn của doanh nghiệp/tổ chức/cá nhân là đại dịch Covid-19”, ông Sơn chia sẻ.
![]() |
Các doanh nghiệp Việt đang và sẽ cung cấp giải pháp điện toán đám mây tham dự tọa đàm đều thống nhất mục tiêu hướng tới là chiếm 50% thị trường trong nước (Ảnh minh họa) |
Bên cạnh cơ hội để mở rộng “miếng bánh” thị phần, các diễn giả tham gia tọa đàm cũng thảo luận về những thách thức của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện toán đám mây.
Theo Phó Chủ tịch VNISA Vũ Quốc Khánh, điện toán đám mây càng phổ biến thì điểm yếu về ATTT sẽ trở thành vấn đề lớn. Dẫn ra kết quả bình xét danh hiệu “Chìa khóa vàng” 2020 cho các sản phẩm, dịch vụ ATTT nội địa được VNISA thực hiện mới đây, ông Khánh cho hay, trong 45 sản phẩm, dịch vụ được trao danh hiệu, chỉ có 1 giải pháp là nhắm trực tiếp tới điện toán đám mây.
Nói về thách thức mà CMC cũng như các doanh nghiệp cung cấp nền tảng điện toán mây đều phải đối mặt, ông Sơn cho rằng có 3 rào cản cần vượt qua là: sự nhận thức “rời khỏi vùng an toàn”, sự tin tưởng về tính toàn vẹn và ATTT khi dịch chuyển lên Cloud; bài toán cạnh tranh với các Cloud quốc tế có tiêu chuẩn và quy mô toàn cầu; bài toán về nhân lực CNTT cấp cao nói chung và ATTT nói riêng.
Phát triển dựa trên công nghệ mở
Chia sẻ kinh nghiệm giải quyết các vấn đề trên, ông Sơn cho hay, bên cạnh việc tuân thủ các chính sách để nâng cao mức độ sẵn sàng lên Cloud, CMC đã nghiên cứu, xây dựng nhiều giải pháp ngành vừa đáp ứng nhanh bài toán thực tiễn, đáp ứng các tiêu chí khắt khe về an toàn dữ liệu “đặt tại Việt Nam”, vừa song song kết hợp cung cấp Multi Cloud thông qua nền tảng CMC Cloud. Ngoài ra, doanh nghiệp liên tục bổ sung mạnh mẽ, tăng cường đào tạo, liên kết đội ngũ chuyên gia, cộng đồng chuyên gia Cloud.
Ở góc độ của Cục ATTT, ông Lịch cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam đi sau nên phải dựa trên công nghệ mở để làm chủ nền tảng điện toán đám mây, tạo niềm tin số. Theo ông Lịch, 5 doanh nghiệp sở hữu các nền tảng điện toán đám mây “Make in Việt Nam” được Bộ TT&TT công nhận đáp ứng tiêu chuẩn đều đã phát triển nền tảng dựa trên mã nguồn mở.
““Đây cũng là định hướng lớn của Bộ TT&TT. Chúng ta phải dùng mã nguồn mở, nền tảng mở và cả tư tưởng công nghệ mở để xây dựng những sản phẩm công nghệ số Việt Nam”, ông Lịch nhấn mạnh.
Chia sẻ về lý do VNPT chọn OpenStack để phát triển nền tảng dịch vụ VNPT Cloud, Tổng giám đốc VNPT IT Ngô Diên Hy cho hay, 2 năm trước khi bắt đầu với OpenStack, VNPT đã chọn đối tác để cung cấp dịch vụ Cloud trên môi trường ảo hóa Vmware và gặp phải một số vấn đề, trong đó có việc người dùng không sẵn sàng bỏ chi phí cao để sử dụng, dẫn đến bài toán kinh doanh không hiệu quả.
Từ năm 2012, VNPT đã thí điểm với ý tưởng phát triển Private Cloud (đám mây riêng - PV) nguồn mở cho tập đoàn để triển khai các ứng dụng nội bộ, tiếp đó nhân rộng và từ 2017 đã cung cấp dịch vụ dựa trên nền tảng OpenStack cho người dùng.
Vân Anh
Bộ TT&TT vừa công bố, trao chứng nhận cho 5 doanh nghiệp Việt Nam đã làm chủ nền tảng điện toán đám mây đã đáp ứng các tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử gồm Viettel, VNG, CMC, VNPT và VCCorp.
" alt="Doanh nghiệp Việt đặt mục tiêu chiếm 50% thị trường điện toán đám mây trong nước"/>Doanh nghiệp Việt đặt mục tiêu chiếm 50% thị trường điện toán đám mây trong nước
Các nhà khoa học Đại học Southampton (Anh) cho biết, những người tình nguyện tham gia nghiên cứu, ăn 80 gram cải xoong mỗi ngày đã gia tăng đáng kể lượng phân tử chống ung thư trong cơ thể.
Chất chiết xuất từ lá ải xoong có tác dụng trong việc ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư vú. Nghiên cứu thí điểm cho thấy, cải xoong có thể ngăn ngừa sự phát triển của bệnh ung thư vú đồng thời giúp bệnh nhân tránh tái phát của bệnh.
Cải xoong được xếp vào danh sách các "siêu thực phẩm" vì những lợi ích cho sức khỏe cũng như bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật.
Nghiên cứu do Giáo sư Graham Packham thuộc trung tâm nghiên cứu ung thư Vương quốc Anh tại Đại học Southampton đứng đầu được công bố trên Tạp chí British Journal of Nutrition.
Các bằng chứng thực nghiệm và lâm sàng cho thấy cải xoong có thể làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới, ung thư ruột kết, ung thư cổ tử cung, ung thư vú ở phụ nữ, đồng thời ngăn chặn sự khuếch tán các tế bào ung thư sang các cơ quan khác.
Cơ chế này có được chính nhờ glucosinolates, một hoạt chất sinh học thực vật có trong cải xoong. Khi chúng ta nhai rau trong miệng, chất này sẽ bị thủy phân để sản xuất isothiocynates – hoạt chất có tác dụng chống ung thư mạnh mẽ bằng cách can thiệp vào sự phát triển của tế bào ung thư.
Theo các nhà khoa học: "Nghiên cứu thí điểm này cho thấy, ăn cải xoong mỗi ngày là cách điều chỉnh chống lại nguy cơ ung thư".
Cải xoong chứa nhiều vitamin, sắt, canxi, ma-giê, mangan, kẽm và kali hơn so với bông cải xanh, táo và cà chua. Hàm lượng vitamin C trong lá cải xoong khá cao càng làm gia tăng hiệu quả chống ung thư.
Nghiên cứu thí điểm tiến hành với 4 phụ nữ, tất cả đều sống sót sau khi mắc ung thư vú. Họ được theo dõi về sự thay đổi các phân tử trong máu liên quan đến tăng trưởng tế bào ung thư.
Người tham gia đều cung cấp các mẫu máu lấy trước và sau khi ăn cải xoong. Kết quả cho thấy, 6h sau khi ăn rau này, những người tham gia đều giảm đáng kể hoạt động của một phân tử có tên gọi là 4E, kết dính với protein và phân tử này được cho là có liên quan đến việc giúp các tế bào ung thư sống sót.
Các nhà khoa học cũng khuyến cáo, cần áp dụng một chế độ ăn cân bằng nhiều chất xơ, nhiều loại rau, ít thịt đỏ và thịt chế biến, ít muối và rượu.
Thái An(Theo Telegraph)
" alt="Ung thư: Ăn cải xoong"/>Tháng 5/2019, bố của Bảo (anh Trần Đình Mong) qua đời sau một thời gian dài bị suy tim. Không lâu sau đó, mẹ em, chị Thái Thị Thiện (SN 1983) phát hiện bị mắc ung thư tử cung giai đoạn cuối.
![]() |
Trần Thế Bảo cùng hai người ông của mình phải nương tựa vào nhau trong hoàn cảnh hết sức éo le. |
Nghèo túng, không tiền chạy chữa, sức khỏe ngày một yếu nên chị Thiện đưa Bảo cùng bố đẻ là ông Thái Cảnh (80 tuổi, trước đó ông Cảnh sống cùng với gia đình chị Thiện) về nhà bố chồng là ông Trần Ngọc Mạnh (91 tuổi) để nương tựa vào nhau.
Ông Mạnh bị tai biến, không thể đi lại được, ông Cảnh sức khỏe kém, trí nhớ không còn minh mẫn, lúc nhớ lúc quên nên mọi việc chỉ dựa vào mình em Bảo.
Hai tháng nay do bệnh tình quá nặng, chị Thiện phải thường xuyên ở bệnh viện, Bảo lại càng vất vả hơn. Hàng ngày, nam sinh này vừa đi học, vừa vào viện chăm mẹ rồi lại về lo cơm nước, tắm giặt cho hai ông. Đang ở độ tuổi phát triển nhưng em khá gầy gò, ốm yếu.
Chị Trần Thị Nường (cô ruột Bảo) tâm sự trong nước mắt: “Thương cháu, thương cha nên mấy hôm nay chị em tôi cắt cử nhau về phụ giúp Bảo để cháu nó có thời gian đi học. Tuy nhiên việc này không biết duy trì được bao lâu vì chúng tôi ai cũng khó khăn, lại ở xa…”.
![]() |
Chị Thiện (mẹ Bảo) thập tử nhất sinh vì ung thư giai đoạn cuối. |
“Bố mẹ tôi sinh được 6 người con, bố Bảo là con trai duy nhất của cụ. Bản thân Bảo cũng là người con duy nhất của Thiện và Mong”, chị Nường chia sẻ thêm.
Thời gian này, những lúc đi học về Bảo đều ghé thăm căn nhà cũ. Tuy nhiên, mái ấm năm nào của cả gia đình giờ cỏ đã phủ kín lối đi.
Vì không có tiền đi bệnh viện tuyến trên nên hiện tại, chị Thiện đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hương Sơn. Hàng ngày người phụ nữ khốn khổ phải dùng morphine và thuốc ngủ để cắt những cơn đau hành hạ.
“Khổ lắm chú ơi! Một ngày nó (chị Thiện - PV) phải chịu đựng tới 5 đến 6 cơn đau. Đà này thì sỏi đá cũng không chịu nổi huống chi là con người”, chị Nguyễn Thị Bình, bệnh nhân cùng phòng với chị Thiện cho biết.
![]() | ||
Căn nhà ngày xưa của gia đình Bảo nay cỏ đã phủ kín lối đi.
|
Chị Thiện cho hay, cả gia đình đều bệnh tật nhưng chỉ có thể sống dựa vào 2.700.000 đồng mỗi tháng từ tiền chất độc da cam của bố chồng.
"Tất cả từ tiền chữa bệnh, nuôi cháu Bảo ăn học, rồi tiền sinh hoạt của hai ông đều nhìn vào đó. Từ ngày chồng em mất đến nay gia đình còn nợ Ngân hành chính sách-Xã hội số tiền 50.000.000 đồng. Rồi tiền vay người thân trong thời anh ấy lâm bệnh. Trước hoàn cảnh này thì với em đúng là sống không được mà chết không yên”, chị Thiện mếu máo.
Ông Võ Yên, xóm trưởng xóm Bình Thủy, nơi gia đình em Trần Thế Bảo sinh sống thông tin, nếu sau này chị Thiện mất không biết ai sẽ lo cho Bảo.
"Rồi còn hai ông của cháu nó nữa, già cả, đau yếu liên miên. Hoàn cảnh của cháu thật đáng thương, chắc không còn ai khổ hơn”, ông Yên xót xa.
Cô Hương Giang, giáo viên chủ nhiệm lớp 11C, Trường THPT Lê Hữu Trác tâm sự: "Bảo là học sinh ngoan, có ý thức nhưng hoàn cảnh lại quá éo le. Nhà trường đã tạo mọi điều kiện, các thầy cô cũng miễn mọi khoản đóng góp để cho em được đến trường”.
Rất mong bạn đọc hảo tâm giúp đỡ em Trần Thế Bảo vượt qua khó khăn trước mắt.
Sỹ Thông
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Chị Thái Thị Thiện, xóm Bình Thủy, xã Kim Hoa, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh). SĐT chị Thiện: 0393117850 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2020.287(em Trần Thế Bảo) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436. |
Đằng đẵng 8 năm trời nuôi con trong cảnh góa chồng, con chưa kịp khôn lớn, chị Lý lại đổ bệnh nặng, liệt hết cả chân tay.
" alt="Xin tiếp sức cho nam sinh mồ côi cha, mẹ ung thư giai đoạn cuối"/>Xin tiếp sức cho nam sinh mồ côi cha, mẹ ung thư giai đoạn cuối